Giáo án phụ đạo môn Vật lý Lớp 8

1. Mục tiêu bài học:

- Nhằm cho HS nắm được cách bài tập vật lý đạt hiệu quả tốt.

- Nắm vững những kiến thức đã học.

- Vận dụng được các công thức của bộ môn để giải các bài tập.

2. Những vấn đề chung: (5 phút)

 Để giải bài tập vật lý được tốt và đạt hiệu quả, các em cần lưu ý những vấn đề sau:

 a) Trước hết cần hiểu rõ đầu bài nói cho biết những đại lượng nào đã biết, đại lượng nào cần tìm, từ đó chúng ta sẽ xác định được các đại lượng vật lý trong bài tập liên hệ với nhau bằng công thức nào đã học.

 b) Tiếp theo ta tóm tắt những nội dung chính của bài tập đã cho

 c) Từ việc phân tích các nội dung chính của bài tập đã cho, yêu cầu HS vận dụng những công thức đã học để giải bài tập.

3. Hướng dẫn giải một số bài tập:

 Bài 1: Kéo một chiếc hộp gỗ trên bàn thông qua lực kế. Kết quả cho thấy:

a) Khi lực kế chỉ 5N, hộp gỗ vẫn đứng yên.

b) Khi lực kế chỉ 12N, hộp gỗ chuyển động thẳng đều.

 Hãy chỉ rõ đặc điểm của lực ma sát trong các trường hợp nói trên.

 Bài 2: Một vật có khối lượng m = 4kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật với mặt bàn là S = 60cm2. Tính áp suất tác dụng lên mặt bàn.

 Bài 3: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 40m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng trung bình nước biển là 10300N/m3.

a) Tính áp suất ở độ sâu ấy.

 b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016m2. Tính áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phụ đạo môn Vật lý Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN PHỤ ĐẠO BUỔI CHIỀU
Môn: Vật lý 8
Bài 1: NHỮNG CÁCH ĐỂ HỌC TỐT MÔN VẬT LÝ
Ngày soạn:....................	
Ngày dạy:.....................Lớp: 8A. Sĩ số học sinh:..........Vắng:............... 
Ngày dạy:.....................Lớp: 8B. Sĩ số học sinh:..........Vắng:............... 
1. Mục tiêu bài học:
- Nhằm cho HS nắm được cách học môn Vật lý đạt hiệu quả tốt.
- Nắm vững những kiến thức đã học.
- Vận dụng được các công thức của bộ môn để giải các bài tập.
- Có cách học nhẹ nhàng mà hiệu quả.
2. Những vấn đề chung: (20 phút)
	Để học môn vật lý được tốt và đạt hiệu quả, các em cần lưu ý những vấn đề sau:
 a) Trước hết cần hiểu rõ đầu bài nói lên nội dung kiến thức nào của bộ môn, từ đó chúng ta sẽ xác định được kiến thức cơ bản của bài học.
 VD: Khi học bài: “Sự cân bằng lực - Quán tính”, ta phải hiểu rằng bài học yêu cầu ta phải nắm vững kiến thức hai lực cân bằng là gì? Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong từng trường hợp ra sao? Trường hợp nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng? 
 b) Tiếp theo cần biết trong bài học có mấy mục lớn, tiêu đề của từng mục?
 VD: Trong bài: “Sự cân bằng lực - Quán tính” có 2 mục lớn.
 I. HAI LỰC CÂN BẰNG: Mục này yêu cầu chúng ta tìm hiểu hai lực cân bằng là gì, tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động như thế nào?
 II. QUÁN TÍNH: Mục này yêu cầu chúng ta tìm hiểu tại sao khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được.
 c) Từ việc phân tích các mục của bài học, yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu các ý chính trong từng mục.
	3. Phân tích một số bài học cụ thể:
 a) Phân tích bài: “Lực ma sát”: GV hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức của bài. (10 phút).
 b) Phân tích bài: “Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau”: GV hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức của bài. (10 phút).
	4. Củng cố, luyện tập: (3 phút)
 Nhấn mạnh lại những nội dung đã học, yêu cầu HS nắm vững cách học trên.
	5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
 Phân tích kiến thức các bài: 9, 10, 12, (Chương I: Cơ học).
	6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Bài 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP MÔN VẬT LÝ
(Chương: Cơ học)
Ngày soạn:....................	
Ngày dạy:.....................Lớp: 8A. Sĩ số học sinh:..........Vắng:............... 
Ngày dạy:.....................Lớp: 8B. Sĩ số học sinh:..........Vắng:............... 
1. Mục tiêu bài học:
- Nhằm cho HS nắm được cách bài tập vật lý đạt hiệu quả tốt.
- Nắm vững những kiến thức đã học.
- Vận dụng được các công thức của bộ môn để giải các bài tập.
2. Những vấn đề chung: (10 phút)
 Để giải bài tập vật lý được tốt và đạt hiệu quả, các em cần lưu ý những vấn đề sau:
 a) Trước hết cần hiểu rõ đầu bài nói cho biết những đại lượng nào đã biết, đại lượng nào cần tìm, từ đó chúng ta sẽ xác định được các đại lượng vật lý trong bài tập liên hệ với nhau bằng công thức nào đã học.
 b) Tiếp theo ta tóm tắt những nội dung chính của bài tập đã cho
 c) Từ việc phân tích các nội dung chính của bài tập đã cho, yêu cầu HS vận dụng những công thức đã học để giải bài tập.
 d. Các bước giải bài tập vật lý (dạng bài tập định lượng): Gồm 4 bước
 * Bước 1: Tóm tắt đầu bài.
 * Bước 2: Tìm công thức liên hệ giữa các đại lượng trong bài tập đã cho.
 * Bước 3: Thay số và giải.
 * Bước 4: Trả lời và ghi đáp số.
	3. Hướng dẫn giải một số bài tập cơ bản:
 Bài 1: Trong 1 phút, tàu hỏa chuyển động đều và đi được 180m. 
 a/ Tính vận tốc tàu hỏa ra m/s và km/h
 b/ Tính thời gian để tàu đi được 2,7km. 
 c/ Đoạn đường mà tàu đi được trong 10s.
 Lời giải: Tóm tắt:
 t = 1 phút = 60s.
 s = 180m.
 Tính: v = ? (ra m/s và km/h) 
 Giải
Vận dụng công thức: v = . Thay số và giải: v = = 3m/s
Đổi ra km/h: v = 3600s.3m/3600s = 10800m/h = 10,8km/h.
 Đáp số: v = 3m/s và 10,8km/h.
 Bài 2: Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 180m. Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc v1 = 5m/s, nửa đoạn đường còn lại chuyển động với vận tốc v2 = 3m/s
 a/ Sau bao lâu vật đến B.
 b/ Tính vận tốc trung của vật trên cả đoạn đường AB. 
 Lời giải: Tóm tắt:
 S = 180m. => s = s = 90m
 v1 = 5m/s.
 v2 = 3m/s.
 Tính: a) t = ?
 b) v = ? 
Giải
a) Vận dụng công thức: v = => t = . Thay số và giải: t = = = 18s.
t = = = 30s => t = t + t = 18s + 30s = 48s.
b) Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường: 
Vận dụng công thức: v = => v = = 3,75m/s.
 Đáp số: a) t = 48s.
 b) v = 3,75m/s.
 Bài 3: Một ô tô khởi hành từ Cao Bằng lúc 5 giờ, đến Hà Nội lúc 11 giờ. Cho biết quãng đường từ Cao Bằng đến Hà Nội dài 300 km. Tính vận tốc của Ô tô ra km/h và m/s?
 Lời giải: Tóm tắt:
t = 11h - 5h = 6h.
s = 300km.
Tính: v = ? (ra km/h và m/s)
Giải
Vận dụng công thức: v = => v = = 50km/h
Đổi ra m/s: v = @ 13,88...m/s = 13,9m/s
 Bài 4: Hãy biểu diễn những lực dưới đây: 
 a) Trọng lực của một vật có khối lượng 100kg (tỉ lệ xích 1cm ứng với 200N). 
 b) Lực kéo 25000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ lệ xích tự chọn).
 Lời giải: Tóm tắt:
a) m = 100kg => P = 1000N
Cho tỷ lệ xích: 1cm ứng với 200N.
b) F = 25000N. Chiều từ trái sang phải
Chọn tỷ lệ xích: 1cm ứng với 5000N
Giải
a) Cách vẽ: Từ trọng tâm của vật, vẽ một lực P có phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống dưới và có chiều dài (biểu thị độ lớn của lực) bằng 5cm.
b) Cách vẽ: Lấy một điểm O bất kỳ, từ O vẽ một lực theo phương nằm ngang có chiều từ trái sang phải và có chiều dài (biểu thị độ lớn của lực) bằng 5cm.
 Bài 5: Treo vật A vào vào một lực kế thấy lực kế chỉ 20N. Móc thêm vật B vào lực kế thấy lực kế chỉ 30N. Hỏi:
 a/ Khi treo vật A vào lực kế, những lực nào đã tác dụng lên vật A, chúng có đặc điểm gì?
 b/ Khối lượng của vật B là bao nhiêu? 
 Lời giải: Tóm tắt:
P = 20N
F = P + P = 30N.
a) Xác định những lực t/d lên vật A.
b) m = ?
Giải
a) * Khi lực kế chỉ được treo một vật: Lúc này các lực tác dụng lên vật gồm trọng lượng P của vật và lực F đàn hồi của lò xo lực kế, do vật treo đã nằm yên nên các lực này cân bằng nhau và có cường độ bằng số chỉ của lực kế. Tức là: F = P = 20N.
 * Khi móc thêm vật thứ 2 thì số chỉ của lực kế cho biết tổng trọng lượng của cả 2 vật, do vậy ta có: F = P + P = 30N.
b) P + P = (m + m) = 30N = 3kg.
 Vậy: Khối lượng của vật B là: m = 3kg - 2kg = 1kg.
 Bài 6: Dùng khái niệm quán tính giải thích các hiện tượng sau:
 a/ Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái. 
 b/ Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút có thể viết tiếp được.
 c/ Khi cán búa lỏng, có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất.
 Lời giải: Tóm tắt:
Giải
a) Do quán tính nên thân người phía trên chưa kịp thay đổi hướng theo hướng chuyển động của ô tô. Do đó mới bị nghiêng về bên trái.
b) Do quán tính nên mực trong bút theo đà vẩy văng ra ngoài mang theo cả cặn bẩn đã làm tắc mực, nên bút có thể viết tiếp được.
c) Do quán tính nên khi cán búa đã dừng (tại mặt đất), búa vẫn tiếp tục chuyển động đi xuống nên được đóng chặt vào cán.
	4. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Bài 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP MÔN VẬT LÝ
(Chương: Cơ học). (tt)
Ngày soạn:....................	
Ngày dạy:.....................Lớp: 8A . Sĩ số học sinh:..........Vắng:...............
Ngày dạy:.....................Lớp: 8B . Sĩ số học sinh:..........Vắng:...............
1. Mục tiêu bài học:
- Nhằm cho HS nắm được cách bài tập vật lý đạt hiệu quả tốt.
- Nắm vững những kiến thức đã học.
- Vận dụng được các công thức của bộ môn để giải các bài tập.
2. Những vấn đề chung: (5 phút)
 Để giải bài tập vật lý được tốt và đạt hiệu quả, các em cần lưu ý những vấn đề sau:
 a) Trước hết cần hiểu rõ đầu bài nói cho biết những đại lượng nào đã biết, đại lượng nào cần tìm, từ đó chúng ta sẽ xác định được các đại lượng vật lý trong bài tập liên hệ với nhau bằng công thức nào đã học.
 b) Tiếp theo ta tóm tắt những nội dung chính của bài tập đã cho
 c) Từ việc phân tích các nội dung chính của bài tập đã cho, yêu cầu HS vận dụng những công thức đã học để giải bài tập.
3. Hướng dẫn giải một số bài tập:
 Bài 1: Kéo một chiếc hộp gỗ trên bàn thông qua lực kế. Kết quả cho thấy:
a) Khi lực kế chỉ 5N, hộp gỗ vẫn đứng yên.
b) Khi lực kế chỉ 12N, hộp gỗ chuyển động thẳng đều.
 Hãy chỉ rõ đặc điểm của lực ma sát trong các trường hợp nói trên.
 Bài 2: Một vật có khối lượng m = 4kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật với mặt bàn là S = 60cm2. Tính áp suất tác dụng lên mặt bàn.
 Bài 3: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 40m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng trung bình nước biển là 10300N/m3.
a) Tính áp suất ở độ sâu ấy.
 b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016m2. Tính áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này.
 Bài 4: Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước 10.000N/m3.
 a) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật.
 b) Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật.
 Bài 5: Treo vật nhỏ vào lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ F = 12N. Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F’ = 7N. Tính thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó. Cho trọng lượng riêng của nước là D = 1000kg/m3.
 Bài 6: Một vật có khối lượng 0,75kg và khối lượng riêng 10,5g/cm3 được thả vào một chậu nước.
 Vật bị chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước? Tại sao? Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật?
 Cho trọng lượng riêng của nước d = 10 000N/m3.
 4. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Bài 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP MÔN VẬT LÝ
(Chương: Cơ học). (tt)
Ngày soạn:....................	
Ngày dạy:.....................Lớp: 8A . Sĩ số học sinh:..........Vắng:...............
Ngày dạy:.....................Lớp: 8B . Sĩ số học sinh:..........Vắng:...............
1. Mục tiêu bài học:
- Nhằm cho HS nắm được cách bài tập vật lý đạt hiệu quả tốt.
- Nắm vững những kiến thức đã học.
- Vận dụng được các công thức của bộ môn để giải các bài tập.
2. Những vấn đề chung: (5 phút)
 Để giải bài tập vật lý được tốt và đạt hiệu quả, các em cần lưu ý những vấn đề sau:
 a) Trước hết cần hiểu rõ đầu bài nói cho biết những đại lượng nào đã biết, đại lượng nào cần tìm, từ đó chúng ta sẽ xác định được các đại lượng vật lý trong bài tập liên hệ với nhau bằng công thức nào đã học.
 b) Tiếp theo ta tóm tắt những nội dung chính của bài tập đã cho
 c) Từ việc phân tích các nội dung chính của bài tập đã cho, yêu cầu HS vận dụng những công thức đã học để giải bài tập.
3. Hướng dẫn giải một số bài tập:
Bài 1: Lúc 7h một người đi bộ khởi hành từ A đến B với vận tốc 4km/h. Lúc 9h một người đi xe đạp cũng khởi hành từ A về B với vận tốc 12km/h.
 a) Hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Lúc gặp cách A bao nhiêu?
 b) Lúc mấy giờ hai người cách nhau 2km?
Hướng dẫn giải:
 a) Thời điểm và vị trí lúc hai người gặp nhau:
 - Gọi t là khoảng thời gian từ khi người đi bộ đến khởi hành khi đến lúc hai người gặp nhau tại C.
 - Quãng đường người đi bộ đi được: S1 = v1t = 4t 	(1)
 - Quãng đường người đi xe đạp đi được: S2 = v2(t-2) = 12(t - 2) 	(2)
 - Vì cùng xuất phát tại A đến lúc gặp nhau tại C nên: S1 = S2
 - Từ (1) và (2) ta có: 4t = 12(t - 2) 4t = 12t - 24 t = 3(h)
 - Thay t vào (1) hoặc (2) ta có: (1) S1 = 4.3 =12 (Km)
 (2) S2 = 12 (3 - 2) = 12 (Km)
 Vậy: Sau khi người đi bộ đi được 3h thì hai người gặp nhau và cách A một khoảng 12 Km và cách B 12Km.
 b) Thời điểm hai người cách nhau 2 Km.
 - Nếu S1 > S2 thì: 
 S1 - S2 = 2 4t - 12(t - 2) = 2 4t - 12t +24 =2 t = 2,75 h = 2h45ph.
 - Nếu S1 < S2 thì: 
 S2 - S1 = 2 12(t - 2) - 4t = 2 12t +24 - 4t =2 t = 3,35h = 3h15ph.
 Vậy: Lúc 7h + 2h45ph = 9h45ph hoặc 7h + 3h15ph = 10h15ph thì hai người đó cách nhau 2Km.
Bài 2: Lúc 9h hai ô tô cùng khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau 96km đi ngược chiều nhau. Vận tốc xe đi từ A là 36km/h, vận tốc xe đi từ A là 28km/h.
 a) Tính khoảng cách của hai xe lúc 10h.
 b) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.
Hướng dẫn giải:
 a) Khoảng cách của hai xe lúc 10h.
 - Hai xe khởi hành lúc 9h và đến lúc 10h thì hai xe đã đi được trong khoảng thời gian t = 1h
 - Quãng đường xe đi từ A: S1 = v1t = 36. 1 = 36 (km)
 - Quãng đường xe đi từ B: S2 = v2t = 28. 1 = 28 (km)
 - Mặt khác: S = SAB - (S1 + S2) = 96 - (36 + 28) = 32(km)
 Vậy: Lúc 10h hai xe cách nhau 32 km.
 b) Thời điểm và vị trí lúc hai xe gặp nhau:
 - Gọi t là khoảng thời gian từ khi hai xe khởi hành khi đến lúc hai xe gặp nhau tại C.
 - Quãng đường xe đi từ A đi được: S1 = v1t = 36t 	(1)
 - Quãng đường xe đi từ B đi được: S2 = v2t = 28t 	(2)
 - Vì cùng xuất phát một lúc và đi ngược chiều nhau nên: SAB = S1 + S2
 - Từ (1) và (2) ta có: 36t + 28t = 96 t = 1,5 (h)
 - Thay t vào (1) hoặc (2) ta có: (1) S1 = 1,5.36 = 54 (km)
 (2) S2 = 1,5. 28 = 42 (km)
 Vậy: Sau khi đi được 1,5h tức là lúc 10h30ph thì hai xe gặp nhau và cách A một khoảng 54Km và cách B 42Km.
Bài 3: Cùng một lúc hai xe gắn máy cùng xuất phát từ hai điểm A và B cách nhau 60km, chúng chuyển động thẳng đều và đi cùng chiều nhau từ A đến B. Xe thứ nhất xuất phát từ A với vận tốc 30km/h, xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 40km/h. 
 a. Tính khoảng cách của hai xe sau khi chúng đi được 1h.
 b. Sau khi xuất phát được 1h, xe thứ nhất bắt đầu tăng tốc và đạt vận tốc 60km/h. Hãy Xác định thời điểm và vị trí hai người gặp nhau.
Hướng dẫn giải:
 a/ Khoảng cách của hai xe sau 1h.
 - Quãng đường xe đi từ A: S1 = v1t = 30. 1 = 30 (Km)
 - Quãng đường xe đi từ B: S2 = v2t = 40. 1 = 40 (Km)
 - Mặt khác: S = S1 + S2 = 30 + 40 = 70 (Km)
 Vậy: Sau 1h hai xe cách nhau 70Km.
 b/ Thời điểm và vị trí lúc hai người gặp nhau:
 - Gọi t là khoảng thời gian từ khi khởi hành khi đến lúc hai người gặp nhau tại C.
 - Quãng đường xe đi từ A đi được: S1 = v1t = 60t 	(1)
 - Quãng đường xe đi từ B đi được: S2 = v2t = 40t 	(2)
 - Vì sau khi đi được 1h xe thứ nhất tăng tốc nên có thể xem như cùng xuất phát một lúc và đến lúc gặp nhau tại C nên: S1 = 30 + 40 + S2
 - Từ (1) và (2) ta có: 60t = 30 +40 +40t t = 3,5 (h)
 - Thay t vào (1) hoặc (2) ta có: (1) S1 = 3,5. 60 = 210 (Km)
 (2) S2 = 3,5. 40 = 140 (Km)
 Vậy: Sau khi đi được 3,5 h thì hai người gặp nhau và cách A một khoảng 210 + 30 = 240Km và cách B 140 + 40 = 180Km.
Bài 4: Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc không đổi là 5km/h, nhưng khi đi được 1/3 quãng đường thì được bạn đèo bằng xe đạp đi tiếp với vận tốc 12km/h do đó đến sớm hơn dự định là 28 phút. Hỏi nếu người đó đi bộ hết quãng đường thì mất bao lâu?
Hướng dẫn giải:
 Gọi S1, S2 là quãng đường đầu và quãng đường cuối.
 v1, v2 là vận tốc quãng đường đầu và vận tốc trên quãng đường cuối 
 t1, t2 là thời gian đi hết quãng đường đầu và thời gian đi hết quãng đường cuối 
 v3, t3 là vận tốc và thời gian dự định.
 Theo bài ra ta có: v3 = v1 = 5 Km/h; S1 = ; S2 = S; v2 = 12 Km
 Do đi xe nên người đến sớm hơn dự định 28ph nên: t3 - = t1 - t2 	(1)
 Mặt khác: t3 = = => S = 5t 	(2)
 => t1+t2 = + (3)
 và: t1 = = = 
 t2 = = = S = 
 Thay (2) vào (3) ta có: t1 + t2 = + 
 So sánh (1) và (4) ta được: t3 - = + t3 = 1,2h
 Vậy: Nếu người đó đi bộ thì phải mất 1h12ph.
 4. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.__________________________________________________________________________
Bài 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP MÔN VẬT LÝ
(Chương: Cơ học). (tt)
Ngày soạn:....................	
Ngày dạy:.....................Lớp: 8A . Sĩ số học sinh:..........Vắng:...............
Ngày dạy:.....................Lớp: 8B . Sĩ số học sinh:..........Vắng:...............
1. Mục tiêu bài học:
- Nhằm cho HS nắm được cách bài tập vật lý đạt hiệu quả tốt.
- Nắm vững những kiến thức đã học.
- Vận dụng được các công thức của bộ môn để giải các bài tập.
2. Những vấn đề chung: (5 phút)
 Để giải bài tập vật lý được tốt và đạt hiệu quả, các em cần lưu ý những vấn đề sau:
 a) Trước hết cần hiểu rõ đầu bài nói cho biết những đại lượng nào đã biết, đại lượng nào cần tìm, từ đó chúng ta sẽ xác định được các đại lượng vật lý trong bài tập liên hệ với nhau bằng công thức nào đã học.
 b) Tiếp theo ta tóm tắt những nội dung chính của bài tập đã cho
 c) Từ việc phân tích các nội dung chính của bài tập đã cho, yêu cầu HS vận dụng những công thức đã học để giải bài tập.
3. Hướng dẫn giải một số bài tập:
Bài 1: Một ca nô chạy trên hai bến sông cách nhau 90km. Vận tốc của ca nô đối với nước là 25km/h và vận tốc của dòng nước là 2km/h.
 a) Tính thời gian ca nô ngược dòng từ bến nọ đến bến kia.
 b) Giả sử không nghỉ ở bến tới. Tính thời gian đi và về?
Hướng dẫn giải:
 a) Thời gian ca nô đi ngược dòng:
 Vận tốc của ca nô khi đi ngược dòng: vng = vcn - vn = 25 - 2 = 23 (Km)
 Thời gian ca nô đi: vng = => tng = = 3,91h = 3h 54ph 36giây.
 b) Thời gian ca nô xuôi dòng:
Vận tốc của ca nô khi đi ngược dòng: vx = vcn + vn = 25 + 2 = 27 (Km)
 vx = => tx = = 3,33h = 3h 19ph 48giây
Thời gian cả đi lẫn về: t = tng + tx = 7h 14ph 24giây
Bài 2: Hai bên lề đường có hai hàng dọc các vận động viên chuyển động theo cùng một hướng: Hàng các vận động viên chạy và hàng các vận động viên đua xe đạp. Các vận động viên chạy với vận tốc 6 m/s và khoảng cách giữa hai người liên tiếp trong hàng là 10 m; còn những con số tương ứng với các vận động viên đua xe đạp là 10 m/s và 20m. Hỏi trong khoảng thời gian bao lâu có hai vận động viên đua xe đạp vượt qua một vận động viên chạy? Hỏi sau một thời gian bao lâu, một vận động viên đua xe đang ở ngang hàng một vận động viên chạy đuổi kịp một vận động viên chạy tiềp theo?. 
Hướng dẫn giải:
 - Gọi vận tốc của vận động viên chạy và vận động viên đua xe đạp là: v1, v2 (v1> v2> 0). Khoảng cách giữa hai vận động viên chạy và hai vận động viên đua xe đạp là l1, l2 (l2>l1>0). Vì vận động viên chạy và vận động viên đua xe đạp chuyển động cùng chiều nên vận tốc của vận động viê đua xe khi chộn vận động viên chạy làm mốc là: 
 v21= v2 - v1 = 10 - 6 = 4 (m/s).
 - Thời gian hai vận động viên đua xe vượt qua một vận động viên chạy là: t1 = = = 5 (s)
 - Thời gian một vận động viên đua xe đạp đang ở ngang hàng một vận động viên chạy đuổi kịp một vận động viên chạy tiếp theo là: t2 = = = 2,5 (s)
Bài 3: Xe 1 và 2 cùng chuyển động trên một đường tròn với vận tốc không đổi. Xe 1 đi hết 1 vòng hết 10 phút, xe 2 đi một vòng hết 50 phút. Hỏi khi xe 2 đi một vòng thì gặp xe 1 mấy lần. Hãy tính trong từng trường hợp.
 a. Hai xe khởi hành trên cùng một điểm trên đường tròn và đi cùng chiều.
 b. Hai xe khởi hành trên cùng một điểm trên đường tròn và đi ngược chiều nhau.
Hướng dẫn giải:
 - Gọi vận tốc của xe 2 là v ® vận tốc của xe 1 là 5v 
 - Gọi t là thời gian tính từ lúc khởi hành đến lúc 2 xe gặp nhau.
 ® (C < t 50) C là chu vi của đường tròn
 a/ Khi 2 xe đi cùng chiều.
 - Quãng đường xe 1 đi được: S1 = 5v.t; Quãng đường xe 2 đi được: S2 = v.t
 - Ta có: S1 = S2 + n.C
 Với C = 50v; n là lần gặp nhau thứ n	 
	® 5v.t = v.t + 50v.n ® 5t = t + 50n ® 4t = 50n ® t = 
 Vì C < t 50 ® 0 < 50 ® 0 < 1 ® n = 1, 2, 3, 4.
 - Vậy 2 xe sẽ gặp nhau 4 lần
 b/ Khi 2 xe đi ngược chiều.
 - Ta có: S1 + S2 = m.C (m là lần gặp nhau thứ m, mÎ N*)
 ® 5v.t + v.t = m.50v Û 5t + t = 50m ® 6t = 50m ® t = m 
 Vì 0 < t 50 ® 0 < m 50	
 ® 0 < 1 ® m = 1, 2, 3, 4, 5, 6	
 - Vậy 2 xe đi ngược chiều sẽ gặp nhau 6 lần.
Bài 4: Một người đang ngồi trên một ô tô tải đang chuyển động đều với vật tốc 18km/h. Thì thấy một ô tô du lịch ở cách xa mình 300m và chuyển động ngược chiều, sau 20s hai xe gặp nhau.
 a) Tính vận tốc của xe ô tô du lịch so với đường?
 b) 40 s sau khi gặp nhau, hai ô tô cách nhau bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
 a) Gọi v1 và v2 là vận tốc của xe tải và xe du lịch.
 Vận tốc của xe du lịch đối với xe tải là : v21	
 Khi chuyển động ngược chiều
 v21 = v2 + v1 (1) 	
 Mà v21 = (2) 	
 Từ (1) và ( 2) Þ v1+ v2 = Þ v2 = - v1 
 Thay số ta có: v2 = - 5 = 10m/s	 	
 b) Gọi khoảng cách sau 40s kể từ khi 2 xe gặp nhau là l 
 l = v21 . t = (v1+ v2) . t
 Þ l = (5+ 10). 4 = 600 m => l = 600m. 
 4. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.__________________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_phu_dao_mon_vat_ly_lop_8.doc