Giáo án Vật lý 8 - Tiết 26: Một số sơ đồ đơn giản của mạng điện trong nhà (tiếp)
Một số mạch đèn chiếu sáng :
a)Mạch điện gồm một cầu chì, một công tắc điều khiển một bóng đèn :
b)Sơ đồ mắc hai cầu chì, một ổ điện, hai công tắc điều khiển hai bóng đèn
c)Mạch công tắc ba cực
d)Mạch điện đèn huỳnh quang sử dụng chấn lưu hai và ba dây.
3)Mạch quạt trần.
4)Mạch chuông điện (có phụ lục kèm theo từng sơ đồ)
TIẾT 26: MỘT SỐ SƠ ĐỒ ĐƠN GIẢN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (tiếp) NS: 23/11/2013 NG: 30/11/2013 I.Mục tiêu:- HS nắm được một số sơ đồ của mạng điện sinh hoạt và công dụng của nó (gồm có mạch bảng điện) -Nắm được một số kí hiệu quy ước có trong sơ đồ điện. -Nắm và hiểu được một số sơ đồ của mạng điện sinh hoạt (sơ đồ đơn giản) II.Chuẩn bị: - Bảng kí hiệu quy ước kí hiệu sơ đồ điện (bảng 3-7) - Sơ đồ mạch điện H3.37, H3.38, H3.39 III.Tiến trình dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 :Kiểm tra bài cũ 1/Em hãy nêu khái niệm về sơ đồ điện? 2/Có mấy loại sơ đồ điện,nêu công dụng của từng sơ đồ? - Nhận xét, cho điểm. 1/Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của mạch điện và hệ thống điện 2/Phân loại sơ đồ điện : Có nhiều loại sơ đồ điện nhưng trong mạng điện sinh hoạt thường phổ biến hai loại sơ đồ đó là : Sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt a)Sơ đồ nguyên lí Sơ đồ nguyên lí còn gọi sơ đồ nguyên tắc, là sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ điện mà không thể hiện vị trí sắp xếp, cách lắp ráp, ... của các phần tử của mạch điện. Sơ đồ nguyên lí được dùng để nghiên cứu nguyên lí hoạt động của mạch điện và các thiết bị điện - để kiểm tra. b)Sơ đồ lắp đặt : Sơ đồ lắp đặt còn gọi sơ đồ lắp dựng, sơ đồ lắp ráp, ... . Là sơ đồ biểu thị vị trí lắp đặt, cách lắp ráp giữa các phần tử của mạch điện. Sơ đồ lắp đặt được sử dụng khi dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạch điện và các thiết bị điện. Từ sơ đồ nguyên lí, chúng ta có thể xây dựng được một số sơ đồ lắp đặt và chọn trong số đó một sơ đồ tối ưu (sơ đồ được gọi là tối ưu phải đảm bảo : Tiện sử dụng, đẹp, đảm bảo tính kinh tế ). Hoạt động 2:Một số sơ đồ của mạng điện sinh hoạt - Lần lượt đưa ra sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp của một số mạch đèn chiếu sáng Giảng giải trên sơ đồ hình vẽ Yêu cầu hs theo dõi và vẽ sơ đồ vào vở 2)Một số mạch đèn chiếu sáng : a)Mạch điện gồm một cầu chì, một công tắc điều khiển một bóng đèn : b)Sơ đồ mắc hai cầu chì, một ổ điện, hai công tắc điều khiển hai bóng đèn c)Mạch công tắc ba cực d)Mạch điện đèn huỳnh quang sử dụng chấn lưu hai và ba dây. 3)Mạch quạt trần. 4)Mạch chuông điện (có phụ lục kèm theo từng sơ đồ) Hoạt động 3:Củng cố ?Chức năng của bảng điện chính, bảng điện nhánh ? +Mạch bảng điện chính lấy điện sau công tơ, qua máy biến áp điều chỉnh rồi đến các bảng điện nhánh để cung cấp điện tới các đồ dùng điện. -Cầu dao đổi nối trong bảng điện chính có chức năng giúp cho mạng điện trong nhà có thể lấy điện qua máy biến áp khi điện áp của mạng thấp hơn định mức hoặc lấy điện thẳng từ mạng điện cung cấp . -Bảng điện chính được quy định chung một cấp điện áp. Nếu muốn lấy nguồn với các cấp điện áp khác thì dùng ổ điện(hoặc bảng điện) riêng qua máy biến áp. Mạch bảng điện nhánh :Có nhiệm vụ cung cấp điện trực tiếp tới các đồ dùng điện ở xa bảng điện chính. Các khí cụ điện và thiết bị điện được lắp đặt trên bảng điện nhánh phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng, nhưng thường có cầu chì, ổ điện, công tắc, hộp số quạt trần,... Cỡ dây chảy cầu chì bảng điện nhánh phải nhỏ hơn so với bảng điện chính. a)Mạch điện gồm một cầu chì, một công tắc điều khiển một bóng đèn : b)Sơ đồ mắc hai cầu chì, một ổ điện, hai công tắc điều khiển hai bóng đèn c)Mạch công tắc ba cực d)Mạch điện đèn huỳnh quang sử dụng chấn lưu hai và ba dây. +Mạch quạt trần. +Mạch chuông điện Hướng dẫn về nhà - Học bài theo câu hỏi phần củng cố - Nắm vững khái niệm sơ đồ điện, các loại sơ đồ điện thường dùng trong mạng điện sinh hoạt, năm vững các mạch điện thông dụng trong mạng điện sinh hoạt 2)Chuẩn bị mỗi em :Vật liệu : 01 bảng điện nhựa; 01 cầu chì; 02 công tắc, 02 bóng đèn, 1m dây điện lõi nhiều sợi, băng dính, giấy ráp, các loại vít *Dụng cụ : Kìm điện, tuavít, dao,tiết sau ta sẽ thực hành lắp bảng điện.
File đính kèm:
- Tiết 26. Một số sơ đồ của mạng điện sinh hoạt.doc