Giáo án Vật lý 8 bài 9 tiết 11: Áp suất khí quyển

I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển:

- Đọc thông tin SGK.

1. Thí nghiệm 1: ( SGK/32 )

- Đọc thí nghiệm 1 – SGK.

- C1: Vì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài nên vỏ hộp chịu tác dụng của phần không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.

- HS: Vì cả hai mặt đều có áp suất không khí.

- HS: Ap suất giảm đi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 9 tiết 11: Áp suất khí quyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/10/2010
Tuần 11 - Tiết 11 Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
 - Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển
 - Giải thích được thí nghệm Tôrixeli và một số hiện tượng đơn giản thường gặp 
 - Hiểu được vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi từ đơn vị mm Hg sang đơn vị N/m2.
2. Kĩ năng:
- Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển.
3. Thái độ:
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc trong khi làm thí nghiệm.
II. Chuẩn bị : Cho mỗi nhóm HS :
 - Hai vỏ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng.
 - Một ống thuỷ tinh dài 10 -15cm.
 - Một cốc đựng nước.
 - Hộp sữa giấy có ống hút.
IV. Hoạt động dạy và học :
Giáo viên 
Học sinh 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Trình bày sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng?
- Aùp suất chất lỏng có công thức tính như thế nào? Đơn vị là gì?
- Mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh của bình thông nhau chứa chất lỏng có đặc điểm gì?
- HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
- Cả lớp lắng nghe, phát biểu nhận xét khi GV yêu cầu.
Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập
- Nếu đổ đầy nước vào một cái ca. Dốc ngược ca lên,nước có rơi xuống không? 
- Bây giờ lấy một tấm giấy không thấm nước hay một miếng nilon phẳng đậy lên trên cốc nước, đầy sát miệng cốc. Dốc ngược cốc, nước có rơi xuống không?
- GV biểu diễn thí nghiệm: kết quả là dốc ngược cốc nước vẫn không rơi khỏi cốc.
- Tại sao? Cái gì đã giữ miếng nilon sát vào miệng cốc không cho nước chảy ra? Hiện tượng này sẽ được giải thích trong bài học hôm nay.
Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
- HS quan sát GV biểu diễn thí nghiệm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- Cho HS đọc thông tin SGK/32 về sự tồn tại của khí quyển.
- GV: Có rất nhiều hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
- Cho HS đọc thí nghiệm 1 đống thời quan sát H 9.2.
- Vì sao vỏ hộp bị bẹp khi hút bớt không khí?
- Yêu cầu HS cá nhân suy nghĩ trả lời câu C1.
- Lúc đầu cả trong và ngoài hộp đều có không khí, tại sao hộp không bị bẹp?
- Khi hút khí trong hộp ra thì áp suất trong hộp như thế nào?
- Gọi HS đọc thí nghiệm 2 – SGK. 
- GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và phát cho HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra.
- Nước có chảy ra khỏi ống không? Tại sao?
- Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống ra thì sẽ có hiện tượng gì? Tại sao?
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 3 – SGK và quan sát H 9.3.
- Vì sao 16 con ngựa không kéo được 2 bán cầu rời ra được?
- GV thông báo một số kiến thức môi trường: Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp, lượng ôxi trong máu giảm, ảnh hưởng đến sự sống của con người và động vật. Khi xuống các hầm sâu, áp suất khí quyển tăng gây ra các áp lực chèn ép lên các phế nang của phổi và màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Làm thế nào để có thể tránh được những ảnh hưởng trên? 
I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển:
- Đọc thông tin SGK.
1. Thí nghiệm 1: ( SGK/32 )
- Đọc thí nghiệm 1 – SGK.
- C1: Vì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài nên vỏ hộp chịu tác dụng của phần không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía.
- HS: Vì cả hai mặt đều có áp suất không khí.
- HS: Aùp suất giảm đi.
2. Thí nghiệm 2: ( SGK/32 )
- HS nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát hiện tượng xảy ra.
- C2: Không, vì áp suất khí quyển đẩy từ dưới lên giữ cho nước không rơi.
- C3: Nước sẽ chảy xuống. Vì khí quyển tác dụng lên cả 2 đầu ống, cân bằng nhau, chỉ còn trọng lực kéo nước xuống.
3. Thí nghiệm 3: ( SGK/ 33 )
- Đọc thí nghiệm và quan sát H 9.3.
- HS: Vì khi hút hết không khí trong quả cầu ra thì P = 0, trong khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm 2 bán cầu ép chặt vào nhau.
- HS: Để bảo vệ sức khoẻ cần tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình ôxi.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về độ lớn của áp suất khí quyển.
- Cho HS đọc thí nghiệm Torixeli – SGK.
- GV: Vì thuỷ ngân độc hại nên không thể làm thí nghiệm trong lớp học.
- Để tìm hiểu độ lớn của áp suất khí quyển được tính như thế nào? Các em hãy lần lượt trả lời các câu C5, C6, C7.
- Yêu cầu HS đọc và cá nhân suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
II. Độ lớn của áp suất khí quyển:
1. Thí nghiệm Torixeli: ( SGK/ 33 )
2. Độ lớn của áp suất khí quyển:
- C5: pA = pB vì 2 điểm này cùng ở trên mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng.
- C6: pA : áp suất khí quyển
 pB :Aùp suất gây bởi trọng lượng của cột thuỷ ngân cao 76cm.
- C7: pB = h.d = 0,76. 136 000 = 103 360 N/m2
- Aùp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tôrixeli.
- Đơn vị đo áp suất khí quyển: mmHg.
Hoạt động 5:Củng cố – Vận dụng
* Củng cố:
- Khí quyển tác dụng áp suất lên các vật theo phương nào?
- Độ lớn của áp suất khí quyển bằng bao nhiêu?
* Vận dụng:
- Gọi HS đọc các câu C8 -> C11.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trong 7 phút để trả lời các câu hỏi vận dụng.
- Gọi lần lượt HS các nhóm trả lời, yêu cầu nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét và hoàn thiện câu trả lời cho HS.
- HS trả lời các câu hỏi của GV để củng cố nội dung bài.
III. Vận dụng:
- Đọc các câu hỏi vận dụng.
- C8
- C9: VD: bẻ một đầu ống thuốc tiêm, thuốc không chảy ra được,bẻ cả 2 đầu ống thuốc chảy ra dễ dàng.
- C10
- C11:
 p = hd->h = p/d = 10,336m, ít nhất dài hơn 10,336m.
- C12: Không, vì độ cao lớp khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng cũng thay đổi theo độ cao.
Hoạt động 6: Ghi nhớ – Dặn dò
- Gọi HS đọc ghi nhớ,yêu cầu HS ghi vào vở.
- Cho HS đọc “ Có thể em chưa biết”.
- GV nhận xét tiết học.
* Dặn dò :
- Học bài và hoàn thành các câu hỏi.
- Làm bài tập SBT.
- Chuẩn bị ôn tập
* Ghi nhớ : ( SGK )
- Đọc và ghi Ghi nhớ vào vở.
- Đọc có thể em chưa biết.
IV.Rút kinh nghiệm:
..

File đính kèm:

  • docBai_9_Ap_suat_khi_quyen_20150725_092539.doc