Giáo án Vật lý 8 bài 28: Động cơ nhiệt
Động cơ nổ 4 kì:
1. Cấu tạo:
- Gồm 7 bộ phận: 1,2:van(xupap),3:Pitông, 4: trục bằng biên, 5: tay quay, 6: vôlăng, 7: bugi.
2. Chuyển vận: ( SGK/98 )
- Quan sát tranh.
- HS nêu hoạt động 4 động cơ 4 kì.
- Kì 1: Hút – Kì 2: Nén – Kì 3: Nổ – Kì 4: Xả.
- HS lưu ý.
- HS: Kì thứ 3 sinh công.
- HS: động cơ chuyển động nhờ đà của vôlăng.
- HS: Dựa vào vị trí pitông đến 4 xilanh tương ứng ở 4 kì chuyển vận khác nhau.
Tuần 33 - Tiết 33 Bài 28: ĐỘNG CƠ NHIỆT I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt. - Dựa vào mô hình và hình vẽ động cơ nổ bốn kì, có thể mô tả được cấu tạo của động cơ này. - Dựa vàohình vẽ động cơ nổ bốn kì, có thể mô tả được chuyển vận của động cơ này. - Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt. - Giải được các bài tập bài tập đơn giản về động cơ nhiệt. 2.Kĩ năng: Quan sát, phân tích 3.Thái độ: Yêu thích mơn học, mạnh dạn trong hoạt động nhĩm, cĩ ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lí trong tự nhiên và giải thích các hiện đơn giản liên quan đến kiến thức đã học. II. Chuẩn bị: - Tranh: Động cơ nổ 4 kì. - Tranh: Chuyển vận động cơ nổ 4 kì. III. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng? Cho ví dụ. - Làm BT 27.4 SBT. - HS lên bảng trả lời các câu hỏi. - Cả lớp lắng nghe, phát biểu nhận xét khi GV yêu cầu. Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập. - Gọi HS đọc phần mở bài SGK/97. - Vậy thế nào là động cơ nhiệt? Cấu tạo và chuyển vận của động cơ nhiệt như thế nào? Chúng ta sẽ đi vào nội dung tiết học hôm nay. Bài 28: ĐỘNG CƠ NHIỆT Hoạt động 3: Tìm hiểu về động cơ nhiệt. - Gọi HS đọc phần I – SGK/97. - Động cơ nhiệt là gì? - Nêu các ví dụ về động cơ nhiệt. - GV ghi tên lên bảng các loại động cơ do HS kể. - Cho HS quan sát H 28.1, H 28.2 – SGK. - Các loại động cơ này có gì giống nhau và khác nhau? - GV thông báo một số kiến thức: + Động cơ xăng 4 kì có 1 kì đốt nhiên liệu,bugi đánh lửa. Các tia lửa điện do bugi tạo ra làm xuất hiện các chất khí NO, NO2 có hại cho môi trường, ngoài ra sự hoạt động của bugi gây nhiễu sóng điện từ, ảnh hưởng đến hoạt động của tivi, radio. + Động cơ điezen không sử dụng bugi nhưng lại gây ra bụi than, làm nhiễm bẩn không khí. Các động cơ nhiệt sử dụng nguồn năng lượng là: than đá, dầu mỏ, khí đốt. Sản phẩm cháy của các nhiên liệu này là khí CO,CO2,SO2,NO2 ,NO,các chất khí này là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. - Cần phải có những biện pháp gì để hạn chế những ảnh hưởng trên? - GV: Động cơ nổ 4 kì là động cơ nhiệt thường gặp nhất hiện nay như động cơ xe máy, ôtô, máy bay, tàu hoả,Chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của loại động cơ này ở phần II. I. Động cơ nhiệt là gì? - Động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành cơ năng. - HS: động cơ xe máy,ôtô,tàu lửa,tên lửa,máy bay,tàu vũ trụ,. - Quan sát H 28.1, H 28.2. - HS: Động cơ nhiên liệu đốt ở ngoài xilanh như máy hơi nước,tuabin hơi nước, + Động cơ nhiên liệu đốt trong xilanh như ôtô,xe máy, tàu hoả, tên lửa,. - HS: Nâng cao hiệu suất động cơ nhằm giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hoá thạch và bảo vệ môi trường. + Việc sử dụng các động cơ nhiệt dùng năng lượng sạch là rất cần thiết. Hoạt động 4: Tìm hiểu về động cơ bốn kì. - Treo tranh động cơ nổ 4 kì cho HS quan sát. - Gọi HS đọc thông tin phần II.1 – SGK/98 - Hãy nêu các bộ phận của động cơ? - Gọi HS đọc phần II.2 – SGK. - Treo tranh Chuuển vận động cơ 4 kì cho HS quan sát. - Yêu cầu HS cho biết hoạt động của động cơ nổ 4 kì, chức năng của từng kì. - GV nêu cách gọi tắt tên 4 kì để HS dễ nhớ. - GV chỉ trên tranh vẽ và nhắc lại hoạt động động cơ 4 kì để khắc sâu cho HS. - GV lưu ý hỏi HS: + Trong 4 kì chuyển vận của động cơ, kì nào động cơ sinh công? + Bánh đà của động cơ có tác dụng gì? - Yêu cầu HS quan sát lại H 28.2, nhận xét về cấu tạo của động cơ ôtô? - Trên H 28.2, bốn xilanh của ôtô ở vị trí như thế nào? Tương ứng với kì chuyển vận nào? - GV: Nhờ có cấu tạo như vậy nên khi hoạt động trong 4 xilanh này luôn có một xilanh ở kì 3 ( kì sinh công ) nên trục quay đều ổn định. II. Động cơ nổ 4 kì: 1. Cấu tạo: - Gồm 7 bộ phận: 1,2:van(xupap),3:Pitông, 4: trục bằng biên, 5: tay quay, 6: vôlăng, 7: bugi. 2. Chuyển vận: ( SGK/98 ) - Quan sát tranh. - HS nêu hoạt động 4 động cơ 4 kì. - Kì 1: Hút – Kì 2: Nén – Kì 3: Nổ – Kì 4: Xả. - HS lưu ý. - HS: Kì thứ 3 sinh công. - HS: động cơ chuyển động nhờ đà của vôlăng. - HS: Dựa vào vị trí pitông đến 4 xilanh tương ứng ở 4 kì chuyển vận khác nhau. Hoạt động 5: Tìm hiểu về hiệu suất của động cơ nhiệt. - Gọi HS đọc câu C1. - Yêu cầu các nhóm thảo luận và đại diện 2 nhóm trả lời. - Cho các nhóm khắc nhận xét. - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV: Phần năng lượng hao phí rất nhiều so với phần nhiệt lượng biến thành công có ích. Vì vậy hôm nay chúng ta vẫn nghiên cứu để cải tiến động cơ sao cho hiệu saust của động cơ cao hơn. Hiệu suất động cơ là gì? - GV thông báo về hiệu suất ở câu C2. - Hãy phát biểu vềđịnh nghĩa hiệu suất? - Yêu cầu HS nêu công thức tính hiệu suất, giải thích kí hiệu và nêu đơn vị. III. Hiệu suất của động cơ nhiệt: - Đọc câu C1 và thảo luận nhóm để trả lời. - C1: Không. Vì một phần nhiệt lượng này được truyền cho các bộ phận của động cơ nhiệt làm các bộ phận này nóng lên,một phần nữa theo các khí thải ra ngoài khí quyển làm cho khí quyển nóng lên. - Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hoá thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. H = - A: Công của động cơ thực hiện được ( J ) - Q: nhiệt lượng toả ra ( J ) Hoạt động 6: Củng cố – Vận dụng – Dặn dò. * Củng cố: - Động cơ nhiệt là gì? - Nêu cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt? - Hiệu suất của động cơ nhiệt được tính theo công thức nào? * Vận dụng: - Gọi HS đọc câu C3, C4,C5,C6 phần vận dụng. - Yêu cầu cá nhân trả lời các câu C3,C4,C5. - Gọi 1 HS lên bảng làm câu C6. - Cho HS nhận xét. - GV nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời của HS. - Gọi 2 HS đọc ghi nhớ và cho ghi vào vở. - Đọc “ Có thể em chưa biết” * Dặn dò: - Học bài và hoàn thành các câu hỏi. - Làm BT 28.1 – 28.7 SBT - Chuẩn bị Ôn tập thi HK2. - HS trả lời các câu hỏi để củng cố bài. IV. Vận dụng: - Đọc các câu phần vận dụng. C3: Không. Vì không có sự biến đổi Từ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng. - C5: Gây ra tiếng ồn,thải ra nhiều khí độc, nhiệt lượng do động cơ thải ra khí quyển làm tăng nhiệt độ của khí quyển, - C6: A = 70 000kJ, Q = 184 000kJ H = A/Q = 38% * Ghi nhớ: ( SGK ) - Đọc ghi nhớ và có thể em chưa biết. IV.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Bai_28_Dong_co_nhiet_20150725_092427.doc