Giáo án Vật lý 8 bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào

HĐ1: Giới thiệu bài: (3p)như sgk/68.

 HĐ2: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất (10p)

MỤC TIU

Kiến thức: HS biết

 Nu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.

 Gv thông báo :

- Các chất nhìn có vẻ như liền một khối nhưng thực chất chúng có liền một khối hay không?

- Mãi đến đầu thế kỉ XX người ta mới chứng minh được sự tồn tại của các hạt riêng biệt cấu tạo nên mọi vật, người ta gọi là nguyên tử và phân tử.

- Vì nguyên tử, phân tử đều vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như một khối.

Hs: theo dõi sự trình bày của gv.

 Gv: hướng dẫn hs quan sát kính hiển vi và ảnh của các nguyên tử silic.(Hình 19.2,19.3)

? các chất được cấu tạo như thế nào?

 Hs: các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II NHIỆT HỌC
* Mục tiêu chương:
 + Kiến thức: Hs nắm được: các chất được cấu tạo như thế nào?, nhiệt năng là gì?, có mấy cách chuyển hóa nhiệt năng?, nhiệt lượng là gì? Xác định nhiệt lượng ntn? Một trong những định luật tổng quát của tự nhiên là định luật nào?.
 + Kĩ năng: quan sát hiện tượng, làm thí nghiệm, giải thích hiện tượng, vận dụng công thức giải bài tập.
 + Thái độ: Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong đời sống.
Tuần : 24 – tiết PPCT : 23
Ngày dạy: . . . . . 
CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ?
1- MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức: 
 HS biết: Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. 
 Hs hiểu: Giữa các phân tử, nguyên tử cĩ khoảng cách.
 1.2. Kĩ năng: 
 HS thực hiện được: Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử cĩ khoảng cách
 1.3. Thái độ:
 Thĩi quen: Say mê môn học
 Tính cách: Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng xung quanh mình.
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
 Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. 
 Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử cĩ khoảng cách.
3- CHUẨN BỊ
 3.1/. Gv: hai bình chia độ, ngô, cát.
 3.2/. Hs: Đọc trước nội dung bài
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
 8A1:
 8A2: 
 4.2/ Kiểm tra miệng: Giới thiệu chương. 
4.3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 HĐ1: Giới thiệu bài: (3p)như sgk/68.
 HĐ2: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất (10p)
MỤC TIÊU
Kiến thức: HS biết
 Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. 
 Gv thông báo :
Các chất nhìn có vẻ như liền một khối nhưng thực chất chúng có liền một khối hay không?
Mãi đến đầu thế kỉ XX người ta mới chứng minh được sự tồn tại của các hạt riêng biệt cấu tạo nên mọi vật, người ta gọi là nguyên tử và phân tử.
Vì nguyên tử, phân tử đều vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như một khối.
Hs: theo dõi sự trình bày của gv.
 Gv: hướng dẫn hs quan sát kính hiển vi và ảnh của các nguyên tử silic.(Hình 19.2,19.3)
? các chất được cấu tạo như thế nào?
 Hs: các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt
HĐ3: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử(15p)
 MỤC TIÊU
 Kiến thức: HS hiểu
 Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử cĩ khoảng cách.
 Kĩ năng:
 . Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử cĩ khoảng cách
 Thái độ: Say mê môn học, biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng xung quanh mình.
 Gv: Để giải đáp thắc mắc ở đầu bài ta cùng làm các thí nghiệm sau:
 Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm mô hình.
Bình 1 chứa 50 Cm3 cát
Bình 2 chứa 50 Cm3 ngô(đậu phộng)
Đổ 50Cm3 cát vào 50Cm3 ngô, lắc nhẹ xem có được 100Cm3 hỗn hợp ngô và cát không? Giải thích tại sao?
 Hs : làm thí nghiệm thảo luận nhóm.
 Gợi ý C1: giữa các hạt ngô có k/c không?
GV: y/c hs đọc và trả lời C2.
 Gợi ý C2: Giữa các phân tử rượu và nước có k/c k?
 Gv: qua C1 và C2 Ta rút ra được k/luận gì?
 Hs: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
HĐ4: Vận dụng(5p)
MỤC TIÊU
 Kĩ năng: 
 HS thực hiện được: Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử cĩ khoảng cách
 Thái độ:
 Thĩi quen: Say mê môn học, biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng xung quanh mình
 Gv y/c hs đọc và trả lời C3
 Hs: cá nhân đọc trả lời theo gợi ý của gv.
 Gợi ý: các phân tử đường và các phân tử nước có xen lẫn vào nhau không?
 Gv y/c hs đọc C4 và trả lời C4.
 Hs: đọc và trả lời theo gợi ý của gv.
 Gợi ý C4: bóng được làm bằng chất liệu gì? Giữa các phân tử cao su có cái gì?
I/. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
 Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
II/. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không ?
Thí nghiệm mô hình.
C1/. Thể tích hh ngô và cát nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu.
 Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách, nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen lẫn vào những k/c này làm cho tổng thể tích của hh nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu.
 2/. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
C2/. Giữa các phân tử rượi cũng như giữa các phân tử nước đều có khoảng cách. Khi trộn rượi với nước, các phân tủ rượi đã xen vào khoảnh cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì thế thể tích của hh rượu – nước giảm.
Kết luận:
 Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
III/. Vận dụng
C3/. Khi khuấy, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường.
C4/. Bóng được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này, nên bóng xẹp dần.
 4.4. Tổng kết 
 ? y/c hs trả lời C5/
? Các chất được cấu tạo như thế nào?
? Giữa các nguyên tử, phân tử có đặc điểm gì ?
? Y/c hs đọc phần có thể em chưa biết.
?19.1 svbt/94.
*Tích hợp giáo dục hướng nghiệp: nội dung bài học giúp ta học tốt nghề nào sau này?
 HS: các phân tử kk có thể chui qua khoảng cách giữa các phân tử nước.
 Hs: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, gọi là nguyên tử, phân tử.
 Hs: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
 Hs : đọc phần có thể em chưa biết .
 Hs: D/.
=> Nội dung bài là kiến thức cần nắm vững của những người làm công việc nghiên cứu về vật lí phân tử, về hoá học trong các viện nghiên cứu, công việc nghiên cứu chế tạo vật liệu cho các sản phẩm trong các nhành sản xuất
 4.5. Hướng dẫn học tập :
	* Đối với bài học ở tiết này.	
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập : 19.2,19.4, 19.5, 19.a.
 + Hd 19.4: các nguyên tử, phân tử có đặc điểm gì?
 + HD: 19.5 giữa các phân tử nước và các phân tử muối có đặc điểm gì? Chúng có thể xen lẫn vào nhau không?
 + 19.a: lấy một trong những hiện tượng mà ta đã giải thích.
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Xem bài “ các nguyên tử đúng yên hay chuyển động”:
+ Đọc trước phần thí nghiệm.
+ Vẽ hình 20.3
5. PHỤ LỤC : 

File đính kèm:

  • docbai 19 cacchat duoc cau tao nhu the nao.doc
Giáo án liên quan