Giáo án Vật lý 8 - Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2015-2016

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cách làm thay đổi nhiệt năng ( 13’)

a) Mục tiêu.

-Nêu được tên cách làm biến đổi điện năng và tìm được ví dụ minh họa cho mỗi cách.

- HS có kỹ năng sử dụng đúng thuật ngữ “Nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt ”

- HS làm được hai thí nghiệm làm thay đổi nhiệt năng.

b)Đồ dùng:

-Phích nước nóng, cốc thuỷ tinh, Banh kẹp, đèn cồn, diêm.

1 miếng kim loại (hoặc đồng tiền kim loại) cốc nhựa, 2 thìa nhôm.

c) Cách tiến hành.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Cho HS quan sát đồng xu bằng đồng.

(?) Muốn cho nhiệt năng của đồng xu tăng ta làm thế nào?

HS: Hoạt động nhóm – nêu các phương án dự đoán.

HS: Làm TN kiểm tra dự đoán.

- Đại diện các nhóm nêu kết quả TN

-? Tại sao em biết nhiệt năng của đồng xu tăng?

- Nguyên nhân làm nhiệt năng tăng là gì?

GV: Cho HS quan sát thìa nhôm.

(?) Nêu phương án làm tăng nhiệt năng của chiếc thìa không bằng cách thực hiện công?

- Trước khi làm TN kiểm tra - Cho HS quan so sánh nhiệt độ của 2 chiếc thìa nhôm. (giữ lại 1 chiếc để đối chứng).

HS: Hoạt động nhóm làm TN

(?) Do đâu mà nhiệt năng của thìa nhúng trong nước nóng tăng?

+ Y/c HS kiểm tra – so sánh nhiệt độ của 2 chiếc thìa bằng giác quan: Sờ tay để nhận biết.

(?) Đồng xu đang nóng. (?)có thể làm giảm nhiệt năng của đồng xu bằng cách truyền nhiệt được không?

+ Y/c HS Nêu các cách để làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật?

 II- Các cách làm thay đổi nhiệt năng

1- Thực hiện công

C1:

- Cọ xát đồng xu vào mặt bàn

- Cọ xát vào quần áo

- Khi thực hiện công lên miếng đồng -> nhiệt độ của miếng đồng tăng -> nhiệt năng của miếng đồng tăng (thay đổi).

2- Truyền nhiệt

C2:

- Hơ trên ngọn lửa

- Nhúng vào nước nóng

- 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của vật: Thực hiện công và truyền nhiệt.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 - Tiết 25, Bài 21: Nhiệt năng - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/2/2016
Ngày giảng: 29/2/2016(8A2)-4/3/2016(8A1)
Tiết 25
NHIỆT NĂNG
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mỗi quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
-Nêu được tên cách làm biến đổi điện năng và tìm được ví dụ minh họa cho mỗi cách. 
- Phát biểu được định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng, nêu được đơn vị đo của nhiệt lượng là gì?
- Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.
2. Kỹ năng:
- HS có kỹ năng sử dụng đúng thuật ngữ
 “Nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt ”
- HS làm được hai thí nghiệm làm thay đổi nhiệt năng.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thái độ nghiêm túc trong học tập.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: 1 quả bóng cao su, phích nước nóng, cốc thuỷ tinh, Banh kẹp, đèn cồn, diêm.
- Mỗi nhóm HS: 1 miếng kim loại (hoặc đồng tiền kim loại) 1 cốc nhựa, 2 thìa nhôm.
C. PHƯƠNG PHÁP.
- Đặt vấn đề, đàm thoại, hoạt động nhóm.
D.TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
1. Khởi động: (5p)
Mục tiêu: HS nêu được mối quan hệ giữa chuyển động của các phân tử và nhiệt độ
Cách tiến hành: Kiểm tra bài cũ
? Các chất được cấu tạo như thế nào? Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có quan hệ như thế nào?
ĐVĐ: GV làm TN thả quả bóng rơi.
HS: Quan sát – mô tả hiện tượng.
GV: Trong hiện tượng này cơ năng của quả bóng giảm dần. Vậy cơ năng đó đã biến mất hay chuyển hoá thành dạng năng lượng khác? -> vào bài.
2. Các hoạt động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệt năng. (5p)
a) Mục tiêu.
HS phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mỗi quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
b)Đồ dùng: không
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
GV: Y/c HS: Nhắc lại khái niệm động năng của 1 vật.
HS: Nghiên cứu mục I SGK – nêu định nghĩa nhiệt năng.
- Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ?
GV: Chốt lại
- Để biết nhiệt năng của vật có thay đổi hay không ta căn cứ vào nhiệt độ của vật có thay đổi không. Vậy có cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật? -> II,
I- Nhiệt năng.
- Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.
- Nhiệt độ của các vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
t0 vật càng cao -> nhiệt năng càng lớn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cách làm thay đổi nhiệt năng ( 13’)
a) Mục tiêu.
-Nêu được tên cách làm biến đổi điện năng và tìm được ví dụ minh họa cho mỗi cách. 
- HS có kỹ năng sử dụng đúng thuật ngữ “Nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt ”
- HS làm được hai thí nghiệm làm thay đổi nhiệt năng.
b)Đồ dùng: 
-Phích nước nóng, cốc thuỷ tinh, Banh kẹp, đèn cồn, diêm.
1 miếng kim loại (hoặc đồng tiền kim loại) cốc nhựa, 2 thìa nhôm.
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
GV: Cho HS quan sát đồng xu bằng đồng.
(?) Muốn cho nhiệt năng của đồng xu tăng ta làm thế nào?
HS: Hoạt động nhóm – nêu các phương án dự đoán.
HS: Làm TN kiểm tra dự đoán.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả TN
-? Tại sao em biết nhiệt năng của đồng xu tăng?
- Nguyên nhân làm nhiệt năng tăng là gì?
GV: Cho HS quan sát thìa nhôm.
(?) Nêu phương án làm tăng nhiệt năng của chiếc thìa không bằng cách thực hiện công?
- Trước khi làm TN kiểm tra - Cho HS quan so sánh nhiệt độ của 2 chiếc thìa nhôm. (giữ lại 1 chiếc để đối chứng).
HS: Hoạt động nhóm làm TN
(?) Do đâu mà nhiệt năng của thìa nhúng trong nước nóng tăng?
+ Y/c HS kiểm tra – so sánh nhiệt độ của 2 chiếc thìa bằng giác quan: Sờ tay để nhận biết.
(?) Đồng xu đang nóng. (?)có thể làm giảm nhiệt năng của đồng xu bằng cách truyền nhiệt được không?
+ Y/c HS Nêu các cách để làm thay đổi nhiệt năng của 1 vật?
II- Các cách làm thay đổi nhiệt năng
Thực hiện công
C1:
- Cọ xát đồng xu vào mặt bàn
- Cọ xát vào quần áo 
- Khi thực hiện công lên miếng đồng -> nhiệt độ của miếng đồng tăng -> nhiệt năng của miếng đồng tăng (thay đổi).
Truyền nhiệt
C2:
- Hơ trên ngọn lửa
- Nhúng vào nước nóng
- 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của vật: Thực hiện công và truyền nhiệt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Nhiệt lượng (5p)
a) Mục tiêu.
- Phát biểu được định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng.
b)Đồ dùng: không
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
HS: Đọc SGK nêu định nghĩa nhiệt lượng, đơn vị nhiệt lượng.
(?) Khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc:
 + Nhiệt lượng đã truyền từ vật nào sang vật nào?
 + Nhiệt độ các vật thay đổi thế nào?
GV: Thông báo: Muốn cho 1g nước nóng thêm 10C thì cần nhiệt lượng khoảng 4J.
III- Nhiệt lượng
* Định nghĩa: Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
- Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J)
Hoạt động 5: Vận dụng – củng cố (12’)
a) Mục tiêu.
- Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.
b)Đồ dùng: không
c) Cách tiến hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
GV: Qua bài học này cần ghi nhớ những vấn đề gì?
GV yêu cầu HS trả lời Câu C3, C4, C5
HS: Vận dụng trả lời C3; C4; C5. 
Củng cố:
	- Nhiệt năng của vật là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ?
	- Có thể thay đổi nhiệt năng bằng những cách nào? Nhiệt lượng là gì?
IV- Vận dụng
* Ghi nhớ:(Sgk- 75)
* Vận dụng:
C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt cho nước.
C4: Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. đây là sự thực hiện công.
C5: Cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nhiệt năng của quả bóng, của không khí gần quả bóng và mặt bàn.
3. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (5’)
* Tæng kÕt: 
GV tổng kết lại toàn bộ kiến thức đã học trong bài.Yêu cầu HS cần nhớ các cách làm thay đổi nhiệt năn, lấy ví dụ thực tế để minh họa.
* H­íng dÉn vÒ nhµ:
Yêu cầu HS: 
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 21.3 -> 21.3 ( SBT–28).
- Hoc sinh khá giỏi làm thêm bài 21.5; 21.6(SBT-28)
- Chuẩn bị tiết 26 “Ba hình thức truyền nhiệt”(Bài 22+23)
+ Đọc thí nghiệm về sự dẫn nhiệt SGK .
+ Mỗi nhóm chuẩn bị bật lửa, sáp nến.
1. Khởi động. (15’)
a) Mục tiêu.
Kiểm tra 15’
- Nêu lại được cấu tạo của các chất.
- Viết lại được công thức tính công suất và áp dụng công thức vào làm bài tập.
b)Đồ dùng: 
Đề kiểm tra, đáp án.
c) Cách tiến hành.
Đề bài
Câu 1: Các chất được cấu tạo như thế nào? Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có quan hệ như thế nào?
Câu 2: Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong 2 giờ người đó bước đi 
5000 bước và mỗi bước cần 1 công là 40J.
Đáp án – Thang điểm.
Câu 1: (4đ)
-Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt là các nguyên tử, phân tử, giữa chúng có khoảng cách (2đ)
- Nhiệt độ càng cao các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. (2đ)
Câu 2: (6đ)
Tóm tắt đề bài:
Giải.
Công suất của người đó là.
 Đ/S: 27,78W

File đính kèm:

  • docBai_21_Nhiet_nang.doc