Giáo án Vật lý 6 bài 24: Sự nóng chảy, sự đông đặc(t2)

- Mô phỏng lại thí nghiệm của sự nóng chảy?

?Ở 80oC thì băng phiến ở thể gì.

Tiếp tục đun nóng đến 900C sau đó không đun nóng nữa thì băng phiến như thế nào?=>Cho hs dự đoán.

Hoạt động 3 : Phân tích kết quả thí nghiệm. (20ph)

- Nêu mục đích và dụng cụ của TN.

- Mô tả cho hs về thí nghiệm của sự đông đặc.Cho hs quan sát hiện tượng của băng phiến kết hợp hỏi hs:

?Băng phiến ở thể gì.

? Nhiệt độ như thế nào.

? Khi băng phiến tồn tai ở thể rắn và lỏng thì nhiệt độ như thế nào.

? Sau đó nhiệt độ của băng phiến như thế nào.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 bài 24: Sự nóng chảy, sự đông đặc(t2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 30 Ngày soạn :22/03/2015
Tiết : 29 	 Ngày dạy : 26/03/2015
BÀI 24: SỰ NÓNG CHẢY, SỰ ĐÔNG ĐẶC(T2)
I . Mục tiêu : 
1.Kiến thức : 
 - Mô tả được quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất .
 - Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình đông đặc của chất rắn. 
2. Kĩ năng : 
 - Vận dụng được kiến thức về quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tê liên quan.
3. Thái độ : 
 - Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm.
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên: 
 - Đọc kĩ nội dung bài dạy và các tài liệu liên quan.
 - Chuẩn bị một tờ giấy để vẽ đường biểu diễn.
2. Học sinh : 
 - Học bài và làm bài tập
 - Chuẩn bị bài mới ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
6a5:.
2. Kiểm tra bài cũ : (5ph)
Thế nào là sự nóng chảy? Lấy ví dụ minh họa?
Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy như thế nào?
Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất có đặc điểm gì?
3. Bài mới:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới(1ph)
Cho hs quan sát hiện tượng cây nến bị đốt cháy.Hỏi hs hiện tượng?=> Đưa ra nội dng bài mới.
- Nêu mục đích của bài dạy.
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 2 : Giới thiệu thí nghiệm nghiên cứu về sự đông đặc. (5ph)
- Mô phỏng lại thí nghiệm của sự nóng chảy?
?Ở 80oC thì băng phiến ở thể gì.
Tiếp tục đun nóng đến 900C sau đó không đun nóng nữa thì băng phiến như thế nào?=>Cho hs dự đoán.
HS quan sát và dự đoán.
II. Sự đông đặc
 1. Dự đoán:.
Hoạt động 3 : Phân tích kết quả thí nghiệm. (20ph)
- Nêu mục đích và dụng cụ của TN.
- Mô tả cho hs về thí nghiệm của sự đông đặc.Cho hs quan sát hiện tượng của băng phiến kết hợp hỏi hs:
?Băng phiến ở thể gì.
? Nhiệt độ như thế nào.
? Khi băng phiến tồn tai ở thể rắn và lỏng thì nhiệt độ như thế nào.
? Sau đó nhiệt độ của băng phiến như thế nào.
- Dùng bảng 24.1 yêu cầu học sinh vẽ đường biểu diễn sự đông đặc của băng phiến vào giấy ô vuông đã chuẩn bị sẵn.
- Cho hs thảo luận 2 bạn 1 nhóm để vẽ hình.
- Gv hướng dẫn:Trục nằm ngang chỉ thời gian, mỗi cạnh ô vuông biểu thị 1 phút.
 Trục thẳng đứng chỉ nhiệt độ, mỗi cạnh ô vuông biểu thị 10 C.
- Từ đường biểu diễn yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi SGK
?Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc(C1)
? Từ phút 0 đến phút thứ 7
? Từ phút4 đến phút thứ 7
? Từ phút 7 đến phút thứ 15
Cho hs xem đường biểu diễn của sự nóng chảy, sự đông đặc và đặt câu hỏi:
? Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc.
- Học sinh dụa vào hướng dẫn của giáo viên vẽ đường biểu diễn sự đông đặc của băng phiến vào vở.
C1 : Nhiệt độ 800 C
- Học sinh trả lời
 2. Phân tích kết quả thí nghiệm.
 C1: Nhiệt độ 800 C
 C2: Từ phút 0 à 4 đường thẳng nằm nghiên.
Từ phút 4 à 7 đường thẳng nằm ngang.
Từ phút 7 à 15 đường thẳng nằm nghiêng.
 C3: Từ phút 0 à 4 nhiệt độ băng phiến giảm dần.
Từ phút 4 à 7 nhiệt độ băng phiến không thay đổi.
Từ phút 7 à 15 nhiệt độ băng phiến giảm dần.
Hoạt động 4: Kết luận. (5ph)
Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
Giới thiệu bảng 25.2 đặt câu hỏi:
?Các chất khác nhau đông đặc ở nhiệt độ như thế nào
- GV đưa ra kết luận chung cho toàn bài bằng hình thức điền vào chỗ trống
Hs suy nghĩ và rút ra kết luận:
a. 800 C
b. Bằng..
c. ..không thay đổi.
3. Rút ra kết luận.
 a. 800 C
 b. Bằng..
 c. ..không thay đổi.
Hoạt động 5 : Vận dụng. (10ph)
Yêu cầu học sinh quan sát hình25.1 thảo luận trả lời câu C5
Cho hs quan sát video về sự đúc đồng và trả lời C6.Có những sự chuyển thể nào trong sự đúc đồng
Hướng dẫn để hs trả lời.
Ch hs trả lời C7 bằng hình thức trắc nghiệm.
Lấy thêm VD về hiện tượng thực tế của sự đông đặc như nước đá, làm đông sương
Giáo dục môi trường về sự nóng lên của trái đất và biện pháp khắc phục. Để giảm thiểu tác hại của việc mực nước biển dâng cao, các nước trên thế giới cần có kế hoạch cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
- Hướng dẫn hs trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của hs.
- C5:0 à1 nhiệt độ tăng dần, nước đá ở thể rắn.
1à4 nhiệt độ không thay đổi, nước đá ở thể rắn và lỏng.
4à7 nhiệt độ tăng dần, nước đá ở thể lỏng.
C6. 
+Đồng nóng chảy: chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
+Đồng đông đặc: chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
-C7. Nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đá tan.
III. Vận dụng
 C5: Chất nước
 0 à1 nhiệt độ tăng dần, nước đá ở thể rắn.
1à4 nhiệt độ không thay đổi, nước đá ở thể rắn và lỏng.
4à7 nhiệt độ tăng dần, nước đá ở thể lỏng
IV. Củng cố: (1ph)
- Thế nào gọi là sự nóng chảy? Sự đông đặc?
- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật thay đổi thế nào?
- Lấy VD về sự đông đặc.
V. Hướng dẫn về nhà: (1ph)
- Học bài và làm bài trong SBT.
- Đọc trước bài mới.
- Đọc có thể em chưa biết.
- Thực hiện tốt ATGT khi tham gia giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docly6tiet29_20150725_111115.doc