Giáo án Vật lí 8 - Trường THCS Quang Trung

TUẦN 15 - TIẾT 15

 BÀI 13

CÔNG CƠ HỌC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được dấu hiệu để có công cơ học.

- Nêu được ví dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học.

- Phát biểu và viết được công thức tính công cơ học. Nêu được tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng trong công thức.

- Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật.

2. Kỹ năng:

- Phân tích lực, thực hiện công.

- Tính công cơ học.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, hợp tác làm thí nghiệm.

II. Chuẩn bị:

Bảng phụ, dụng cụ thí nghiệm, tranh vẽ.

 

doc79 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lí 8 - Trường THCS Quang Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vật nổi, vật chìm.
- C1: Hs phân tích lực: Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của 2 lực là: Trọng lực và lực đẩy acximét ( cùng phương, ngược chiều..)
- Hs lên bảng vẽ hình minh hoạ.
- C2: a ) Vật chìm P > F.
 b) Vật lơ lửng P = F.
 c) Vật nổi P < F.s
- Yêu cầu Hs nghiên cứu C1 và phân tích lực.
- Yêu cầu hs tiếp tục trả lời C2 (sgk).
Vật lơ lửng
P = F
Vật nổi
P < F
Vật chìm
P > F
? Dự đoán trạng thái của vật.
Hoạt động 3 ( 10 phút). Nghiên cứu độ lớn của lực đẩy acsimét
 khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng.
- Hs trả lời C3 (sgk).
- Hs: Do PG < FĐCL
- Hs hoạt động nhóm :
+ C4: Khi miếng gỗ nổi thì vật cân bằng nên vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng. Khi đó FĐ = P.
+ C5: F = d.V 
- Hs: Gi¶m dÇn.
- Hs: F§ gi¶m.
- Yêu cầu Hs thực hiện C3 (sgk).
? Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi.
- Yêu cầu Hs hoạt động nhóm làm C4; C5 (sgk).
- Gv nhận xét, đánh giá.
? Khi vật nổi lên hãy so sánh FĐ và P.
? Khi vật nổi lên mặt thoáng của chất lỏng thì V phần vật chìm trong chất lỏng sẽ như thế nào. Khi đó FĐ như thế nào.
- Gv giới thiệu: Khi P = FĐ thì vật nổi lên trên mặt thoáng chất lỏng.
- Gv chốt kiến thức toàn bài.
Hoạt động 4 ( 15 phút). Vận dụng, củng cố và hướng dẫn về nhà.
+ C6: Vật nhúng trong nước VV =VCL mà vật chiếm chỗ.
a) Vật lơ lửng: PV= PL dV.V = dL.V dV = dL.
b) Vật chìm xuống: P > FĐ dV.V > dL.V dV > dL.
c) Vật nổi: Tương tự.
+ C7: Ta có dt = ; dtp = .
(dt, dtp cùng một chất).
- dthép của bi > dnước nên chìm.
- Tàu được chế tạo sao cho có khoảng chống để dtàu < dnước. Lúc này tàu có thể nổi trên mặt nước.
+ C8: Bi thép sẽ nổi vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của Hg.
- Yêu cầu Hs vận dụng kiến thức làm C6 – C8 (sgk).
- Gv nêu câu hỏi củng cố:
? Khi nhúng vật trong nước thì có thể sảy ra những trường hợp nào với vật. So sánh P và F .
? Vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì vật phải có điều kiện nào.
+ Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ (sgk).
- Làm bài tập (sbt)
- Đọc thêm mục “ Có thể em chưa biết”.
IV. BỔ SUNG - RÚT KINH NGHIỆM
.
.
.
Duyệt ngày.................................
Ngày soạn: 10/11/2015
TUẦN 15 - TIẾT 15
 BÀI 13
CÔNG CƠ HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được dấu hiệu để có công cơ học.
- Nêu được ví dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học.
- Phát biểu và viết được công thức tính công cơ học. Nêu được tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
- Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật.
2. Kỹ năng:
- Phân tích lực, thực hiện công.
- Tính công cơ học.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hợp tác làm thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ, dụng cụ thí nghiệm, tranh vẽ.
 III- Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1( 10 phút). Kiểm tra - Tổ chức tình huống học tập.
- 3 Hs lên bảng chữa bài tập .
+ 12.1: Câu B.
+ 12.2: Khi vật nổi trên chất lỏng: PA1 = FĐ1; PA2 = FĐ2 FĐ1 = FĐ2 d1V1 = d2V2 . Mà V1 > V2 d1 < d2 CL2 có trọng lượng riêng lớn hơn.
+12.5: PH = FĐ = d1.V. Do PH không đổi nên d1.V không đổi V chìm trong nước không đổi (vật) mực nước không đổi.
+ 12.7: Đáp số PVKK = 243, 75N.
- Hs nhận xét.
- Gv nêu yêu cầu kiểm tra:
? Chữa bài tập 12 .1+ 12.2 (sbt).
? Chữa bài tập 12.5 (sbt).
? Chữa bài tập 12.7 (sbt).
- Gv đặt vấn đề vào bài mới như sgk.
Hoạt động 2 ( 13 phút). Khi nào có công cơ học.
- Hs đọc ví dụ sgk.
- Hs phân tích:
+ Bò kéo xe, khi đó bò tác dụng vào xe một lực F > 0, xe dịch chuyển quãng đường s > 0 và phương F trùng với phương chuyển động, lúc này bò đã thực hiện công cơ học.
+ Quả tạ đứng yên, FN lớn, s dịch chuyển bằng không, lúc này công cơ học bằng 0.
- Hs: Có lực tác dụng vào vật và làm vật dịch chuyển.
- Hs lấy thêm ví dụ.
- Hs nêu kết luận sgk.
- Hs trả lời các câu hỏi củng cố của giáo viên.
- Hs hoạt động nhóm trả lời C3; C4.
+ C3: a, c, d có công cơ học.
+ C4: Cả 3 trường hợp.
- Gv nêu các trường hợp thực hiện công ( con bò kéo xe và người lực sĩ nâng quả tạ) trong đó 1 trường hợp thực hiện công cơ học và 1 trường hợp không thực hiện công cơ học. 
? Hãy phân tích các ví dụ trên về lực tác dụng, về độ chuyển dời của vật, phương lực tác dụng với phương chuyển động của vật.
? Vậy khi nào thì có công cơ học.
? Hãy lấy thêm ví dụ về vật thực hiện công cơ học.
? Yêu cầu Hs hoàn thành kết luận sgk.
- Gv củng cố: 
? Chỉ có công cơ học khi nào.
? Công cơ học của lực là gì.
? Công cơ học gọi tắt là gì.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm C3; C4 (sgk).
- Gv nhận xét, đánh giá kết quả và chốt kiến thức phần I.
Hoạt động 3 ( 10 phút). Xây dựng công thức tính công cơ học.
- Hs: A = F.s với 
- Hs nêu đơn vị tính (J) có giải thích.
- Hs đọc chú ý sgk.
? Đọc sgk và xây dựng công thức tính công cơ học.
? Nêu đơn vị tính công cơ học.
- Gv giới thiệu chú ý (sgk).
- Gv chốt kiến thức.
Hoạt động 4 ( 12 phút). Vận dụng, củng cố và hướng dẫn về nhà.
+ C5: Đáp số A = F.s = 5.106 J.
+ C6: Đáp số A = P.h = 120J.
+ C7: Phương P vuông góc phương chuyển động nên AP = 0.
- Yêu cầu Hs vận dụng làm C5 – C7 (sgk).
- Hs trả lời các câu hỏi củng cố.
- Gv nêu câu hỏi củng cố:
? Công cơ học chỉ sử dụng trong những trường hợp nào.
? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào. Công thức tính công, đơn vị công cơ học?
+ Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ (sgk).
- Làm bài tập (sbt)
- Đọc thêm mục “ Có thể em chưa biết”.
IV. BỔ SUNG - RÚT KINH NGHIỆM
.
.
.
Duyệt ngày.................................
Ngày soạn: 17/11/2015
TUẦN 16 - TIẾT 16
 ÔN TẬP ( tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- Ôn tập kiến thức cơ bản cần nhớ qua 16 bài đã học.
- Vận dụng kiến thức đã học áp dụng làm một số dạng toán có liên quan.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ.
 III- Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1( 15 phút). Ôn tập lí thuyết.
- Hs trả lời câu hỏi và hệ thống kiến thức :
1. Chuyển động cơ học – lực.
+ Chuyển động cơ học. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
+ Chuyển động đều. Vận tốc của chuyển động.
+ Chuyển động không đều và vận tốc trung bình.
+ Lực và cách biểu diễn lực.
+ Sự cân bằng, lực quán tính.
+ Lực ma sát.
2. áp suất của chất lỏng và chất khí.
+ áp suất.
+ áp suất chất lỏng – Bình thông nhau.
+ áp suất khí quyển.
+ Lực đẩy ácximét.
+ Sự nổi.
3. Công cơ học.
+ Công cơ học.
+ Công suất.
- Hs trả lời miệng (có giải thích): 1- D; 2- D; 3 – B; 4 – A; 5- D; 6- D.
- Gv hệ thống lí thuyết thông qua hệ thống các câu hỏi về mỗi phần.
- Gv cho Hs vận dụng lí thuyết làm phần vận dụng sgk.
- Gv chốt kiến thức cần nhớ.
Hoạt động 2 ( 27 phút). Bài tập vận dụng.
- Hs vận dụng các hiện tượng: Vật chuyển động hay đứng yên có tính tương đối; Lực ma sát; Lực quán tính; Công thức tính áp suất; Lực đẩy acximét; Dấu hiệu nhận biết công cơ học để giải thích cụ thể các trường hợp.
+ Bài 1: 
* Đáp số:
- 
- .
- .
+ Bài 2:
a) Khi đứng cả 2 chân ta có:
.
b) Khi co 1 chân. Vì diện tích tiếp xúc giảm một nửa nên áp suất tăng lên 2 lần. P2 = 2P1 = 3.104Pa.
- Gv yêu cầu Hs giải thích các hiện tượng nêu lên từ các câu hỏi 1 đến 7 (sgk).
- Gv chú ý: Dùng từ ngữ giải thích cho chính xác và khoa học, ngắn gọn. Bám sát vào kiến thức chính.
- Vận dụng làm các bài tập 1,2 sgk- Phần bài tập.
- Yêu cầu 2 Hs lên bảng thực hiện bài 1,2 sau khi giáo viên hướng dẫn cụ thể.
- Gv chỉnh xửa kết quả chung.
- Gv gợi ý làm bài tập 3:
? So sánh P và V của 2 vật M và N giống nhau. ( PM =PN; VM = VN =V).
? So sánh PM và FAM; PN và FAN khi 2 vật N, M cân bằng. ( PM =FAM; PN = FAN ).
? Khi đó FAN = ? FAM. ( FAM =FAN ).
? Viết công thức tính FAN , FAM theo 2 đại luợng trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất bị vật chiếm chỗ. ( FAN =V1M.d1 = FAN = V2N.d2 ).
? So sánh V1M và V2N, từ đó so sánh được d1 và d2.
( Do V1M > V2N nên d2 > d1 ).
- Gv chốt kiến thức toàn bài.
Hoạt động 3 ( 03 phút). Hướng dẫn về nhà.
- Ghi nhớ nội dung phần ôn tập.
- Xem lại toàn bộ kiến thức qua 15 bài đã học.
- Học thuộc và nắm chắc các công thức tính toán.
- Xem lại các loại bài tập đã chữa.
IV. BỔ SUNG - RÚT KINH NGHIỆM
.
.
.
Duyệt ngày................................
Ngày soạn: 24/11/2015
TUẦN 17 - TIẾT 17
 ÔN TẬP ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Ôn tập kiến thức cơ bản cần nhớ qua 16 bài đã học.
- Vận dụng kiến thức đã học áp dụng làm một số dạng toán có liên quan.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ.
 III- Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1( 20) . Giải các bài tập sau
- Hs trả lời câu hỏi.
Đáp án:
1A; 2C; 3A; 4D
+ Ra đề bài yêu cầu HS suy nghĩ, cá nhân trả lời và giải thích tại sao:
1. Người lái đò đang ngồi yên trên một chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu nào mô tả đúng.
A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.
B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.
D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
2. Khi chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì :
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động.
B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.
C. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi mãi.
3. Một vận động viên xe đạp thực hiện cuộc đua vượt đèo như sau:
_ Đoạn lên đèo dài 45 km chạy hết 2giờ 30 phút.
_ Đoạn xuống đèo dài 30 km chạy hết 30 phút.
a) Vận tốc trung bình của vận động viên trên đoạn lên đèo là:
A. 18km/h; B . 18km/ph; C. 18m/ph.
4. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có công cơ học.
A. Người lực sĩ nâng quả tạ từ thấp lên cao.
B. Người công nhân đang đẩy xe goòng làm xe chuyển động.
C. Người công nhân đang dùng ròng rọc đưa vật lên cao.
D. Người học sinh đang cố đẩy hòn đá nhưng không đẩy nổi.
Hoạt động 2( 25) . Giải các bài tập sau
- Vì lúc đầu trọng lượng riêng của nước nhỏ hơn cua chanh nên chanh chìm. Sau đó hoà đường vào thì trọng lượng riêng của nước tăng lên thì hạt chanh sẽ nổi lên.
- HS tóm tắt 
- Tính được:
A = 1000J
l = 4m
5. Khi pha nước chanh, ta nhận thấy nếu chưa cho đường thì hạt chanh chìm xuống đáy cốc. Nếu cho đường vừa phải rồi hoà tan thì hạt chanh lơ lửng trong nước. Còn nếu cho nhiều đường thì sau khi hoà tan thì hạt chanh nổi lên mặt nước. Hãy giải thích?
6. Người ta dùng lực kéo 125N để đưa một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m bằng mặt phẳng nghiêng.
a. Tính công phải dùng để đưa vật lên cao.
b. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
Hoạt động 3 ( 03 phút). Hướng dẫn về nhà.
- Ghi nhớ nội dung phần ôn tập.
- Xem lại toàn bộ kiến thức qua 15 bài đã học.
- Học thuộc và nắm chắc các công thức tính toán.
- Xem lại các loại bài tập đã chữa.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì.
IV. BỔ SUNG - RÚT KINH NGHIỆM
.
.
.
Duyệt ngày................................
Ngày soạn: 1/12/2015
TUẦN 18 - TIẾT 18
KIỂM TRA HỌC KÌ I.
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức của học sinh qua nội dung học kì I.
- Rèn kĩ năng làm một số dạng bài tập vật lí. Cách trình bày bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ (đề kiểm tra).
 III- Nội dung kiểm tra:
Trong sổ chấm trả bài
Ngày soạn: 8/12/2015
TUẦN 19 - TIẾT 19
TRẢ BÀI KIỂM TRA
I. Mục tiêu:
- Chữa bài, trả bài kiểm tra học kì I cho hs .
- Rèn kĩ năng làm một số dạng bài tập vật lí. Cách trình bày bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
- Bài kiểm tra của HS khác lớp.
- Đề kiểm tra.
III. Nội dung:
+ Hướng dẫn chấm:
- GV chữa bài kiểm tra. Ra biểu điểm, hướng dẫn cách chấm
- Chia nhóm cho HS chấm bài lẫn nhau.
- GV thống nhất kết quả.
- Chỉnh sửa những sai sót HS thường mắc phải, rút kinh nghiệm.
+ Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị cho HKII
- Xem trước bài " Định luật về công ".
HỌC KÌ II 
Ngày soạn: 29/12/2014
TUẦN 20 - TIẾT 20
 BÀI 14
ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG.
I. Mục tiêu:
- Phát biểu định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt hại bấy nhiêu lần về đường đi.
- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động.
- Rèn luyện tính chính xác, nghiêm túc, cẩn thận khi quan sát thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ, dụng cụ thí nghiệm, tranh vẽ.
 III- Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1( 10 phút). Kiểm tra - Tổ chức tình huống học tập.
- 2 Hs lên bảng trả lời lí thuyết và làm bài tập.
+ Bài 13.3: Đáp số A = 300kJ.
+ Bài 13.4 : Ta có s = v = 
- Hs nhận xét bài làm của bạn.
- Gv nêu yêu cầu kiểm tra bài cũ:
? Chỉ có công cơ học khi nào. Viết biểu thức tính công cơ học, giải thích kí hiệu và ghi rõ đơn vị các các đại lượng có mặt trong công thức? Chữa bài tập 13.3 (sbt).
? Chữa bài tập 13.4 (sbt).
- Gv đặt vấn đề vào bài mới như sgk.
Hoạt động 2 ( 15 phút). Thí nghiệm.
- Hs đọc thông tin sgk và nêu dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm.
- Hs tiến hành thí nghiệm theo nhóm và ghi kết quả vào bảng:
- Gv nêu tầm quan trọng của thí nghiệm và yêu cầu:
? Đọc thông tin sgk về thí nghiệm, nêu dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm.
- Gv phát dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu Hs hoạt động nhóm làm thí nghiệm.
Các ĐL
Kéo T2
Dùng R2
Lực (N)
F1 =?
F2 = ?
S (m)
S1 = ?
S2 = ?
Công (J)
A1 = ?
A2 = ?
+ C1: .
+ C2: S2 = 2S1.
+ C3: A1 = F1S1...; A2 = F2S2=... .
- Hs nêu nhận xét: “ .....lực....đường đi....công ”.
- Gv đánh giá, nhận xét kết quả HĐN của học sinh.
? Dựa vào kết quả trên vận dụng làm C1 – C3 (sgk).
- Gv: Do ma sát nên A2 > A1. Bỏ qua ma sát là trọng lượng của ròng rọc, dây thì A1 = A2.
- Gv hướng dẫn Hs làm ?4 (sgk).
- Gv chốt kiến thức. 
Hoạt động 3 ( 7 phút). Định luật về công.
- Hs phát biểu định luật về công.
- Hs: Đòn bẩy. Có P1 > P2 
Gv- Đặt vấn đề: Ta tiến hành thí nghiệm trên với các máy cơ đơn giản khác ta cũng có các kết quả khác tương tự.
? Phát biểu định luật về công.
- Gv chốt kiến thức.
- Gv nêu chú ý: Cách phát biểu ngược lại.
? Hãy lấy ví dụ về trường hợp “ lợi về đường đi nhưng thiệt hại về lực ”.
- Gv chốt “ định luật về công”.
Hoạt động 4 ( 10 phút). Vận dụng, củng cố và hướng dẫn về nhà.
- Hs lên bảng thực hiện C5 (sgk):
+C5: a) Dùng mp nghiêng kéo vật lên cho ta lợi về lực, chiều dài của mặt phẳng nghiêng (l) càng lớn thì lực kéo càng nhỏ. Vậy TH1 lực kéo nhỏ hơn F1 < F2 .
b) Công kéo vật trong 2 trường hợp = nhau (định luật về công).
c) A = P.h = 500J.
+ C6: 
a) Dùng r2 động lợi 2 lần về lực:
 F = Nên quãng đường dịch chuyển thiệt 2 lần h = 
b) A = P.h hoặc A = F.s.
- Gv gợi ý Hs làm C5; C6 (sgk).
? Dùng mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về gì.
? Chiều dài mặt phẳng nghiêng càng lớn thì lực kéo như thế nào.
? Vậy trường hợp nào thì lực kéo nhỏ hơn.
- Với ý b giáo viên gợi ý:
? Trường hợp nào công lớn hơn. Tính công đó.
- Yêu cầu Hs thực hiện C6 (sgk).
? Dùng ròng rọc động lợi mấy lần về lực.
? Khi đó quãng đường dịch chuyển sẽ như thế nào.
- Gv chốt kiến thức: Khi tính công của lực thì phải tính lực nào nhân với quãng đường dịch chuyển của lực đó.
- Hs trả lời câu hỏi củng cố.
- Gv nêu câu hỏi củng cố bài:
? Phát biểu định luật về công.
+ Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ (sgk).
- Làm bài tập (sbt)
- Đọc thêm mục “ Có thể em chưa biết”.
- Đọc trước bài : Công suất.
IV. BỔ SUNG - RÚT KINH NGHIỆM
.
.
.
Duyệt ngày.................................
Ngày soạn: 5/01/2015
TUẦN 21, TIẾT 21
BÀI 15
 CÔNG SUẤT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây là đại lượng đặc trưng cho khái niệm thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hay của máy móc, biết lấy ví dụ minh hoạ.
- Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị của công suất, vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
2. Kĩ năng:
- Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đl công suất.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ, dụng cụ thí nghiệm, tranh vẽ.
 III- Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1(10 phút). Kiểm tra - Tổ chức tình huống học tập.
- 2 Hs lên bảng trả lời lí thuyết và làm bài tập.
+ Bài 14.1:
- Kéo vật thẳng đứng
- Kéo vật bằng mặt phẳng nghiêng.
- So sánh A1 và A2.
+ Bài 14.2 : 
* C1: Ta có A = A1 + A2 = P.h + FMS.l = 600.5 + 20.40 = 3800J.
* C2: Ta có A = FK.l (FK thực tế). Mà FK= F + FMS (F là lực kéo không có ma sát). Theo ĐL về công P.h = F.l FK = 75+20= 95N. A = 95.40 = 3800J.
- Hs nhận xét bài làm của bạn.
- Gv nêu yêu cầu kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu định luật về công. Chữa bài tập 14.1 (sbt).
? Chữa bài tập 14.2 (sbt).
- Gv đặt vấn đề vào bài mới như sgk.
Hoạt động 2 ( 15 phút). Đặt vấn đề.
- Hs đọc bài toán sgk và nêu công thức tính:
+ AA = FKA.h và AD = FKD.h.
- 2 Hs lên bảng tính toán cụ thể:
+AA = FKA.h = 10.P1.h = 640J.
+ AD = 960J.
- Hs hoạt động nhóm chỉ ra phương án C, D là đúng, còn phương án A,B là sai.
+ C3: ....Anh Dũng ......vì trong 1giây anh Dũng thực hiện công lớn hơn anh An.
- Gv đặt vấn đề như sgk: Yêu cầu học sinh đọc nội dung sgk và tóm tắt bài toán.
? Công AA được tính như thế nào.
? Công AD được tính như thế nào.
- Yêu cầu 2 Hs lên bảng tính cụ thể.
? Hãy HĐN thực hiện C2 (sgk).
- Gv nhận xét và chỉnh sửa kết quả.
- ? Dựa vào kết quả trên thực hiện C3 (sgk).
Hoạt động 3 ( 05 phút). Công suất.
- Hs: So sánh công thực hiện trong một đơn vị thời gian (công suất).
- Hs trả lời miệng và nêu công thức tính công suất.
P = với 
? Theo vấn đề đặt ra ở đầu bài thì: Để biết máy nào, người nào thực hiện công nhanh hơn thì cần phải so sánh những đại lượng nào và so sánh như thế nào.
? Vậy công suất là gì.
? Nêu công thức tính công suất.
- Gv nêu ứng dụng của công thức tính công suất
Hoạt động 4 ( 05 phút). Đơn vị công suất.
- Hs : Đơn vị của công suất là J/s, được gọi là oát (W). 
? Nêu đại lượng chính của công.
- Gv giới thiệu đơn vị của công suất.
+ Chú ý: Cần đổi đơn vị hợp lí khi tính toán. 1W = 1J/s; 1kW = 1000W; 1MW= 1.106W.
Hoạt động 4 ( 10 phút). Vận dụng, củng cố và hướng dẫn về nhà.
+ C4: PAN =12,8J/s = 12,8W.
 PD = 16J/s = 16W.
+ C5: Theo bài ra ta có Vậy công suất của máy lớn gấp 6 lần công suất của trâu.
+ C6: 
a) A = F.s = 200.9000 = 18.105J. Khi đó P = 500W.
b) P = .
- Yêu cầu Hs vận dụng kiến thức làm C4; C5; C6 (sgk).
- Đối với C5 ta có thể tính như sau: ta thấy P ~ (công không đổi). Từ đó ta có tt = 6tm .
- Gv: Ta có thể tính công suất P theo công thức P = F.v.
- Hs trả lời câu hỏi củng cố.
- Gv nêu câu hỏi củng cố bài:
? Công suất là gì. Biểu thức tính công suất, đơn vị của mỗi đại lượng trong công thức.
? Công suất của máy bằng 80W có nghĩa là gì.
+ Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ (sgk).
- Làm bài tập (sbt)
- Đọc thêm mục “ Có thể em chưa biết”.
- Chuẩn bị câu hỏi ôn tập trang 62,63 (sgk).
- Tiết sau ôn tập 1 tiết.
IV. BỔ SUNG - RÚT KINH NGHIỆM
.
.
.
Duyệt ngày......................................
Ngày soạn: 12/01/2015
TUẦN 22 - TIẾT 22
 BÀI 16
 CƠ NĂNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.
- Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và vận tốc của vật. Tìm được ví dụ minh họa.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết hiện tượng vật lí tương tự .
3. Thái độ:
- Hứng thú học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ, dụng cụ thí nghiệm.
 III- Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Ho¹t ®éng 1( 02 phót). KiÓm tra - Tæ chøc t×nh huèng häc tËp.
- Hs lên bảng trả lời lí thuyết và viết công thức tính công.
- Gv nêu yêu cầu kiểm tra bài cũ:
? Khi nào vật có công cơ học. Nêu công thức tính, đơn vị các đại lượng trong công thức ?
- Gv đặt vấn đề vào bài mới như sgk.
Ho¹t ®éng 2 ( 25 phót). H×nh thµnh kh¸i niÖm thÕ n¨ng.
- Hs nhắc lại vài lần.
- Hs: Cơ năng của vật càng lớn.
- Hs quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Hs tiếp tục quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi đưa ra.
- Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất.
- Thế năng hấp dẫn = 0 khi vật nằm trên mặt đất.
- Lấy ví dụ minh hoạ.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất hoặc so với vị trí khác được chọn làm mốc.
- 

File đính kèm:

  • docVat_li_8_20150725_092755.doc