Giáo án Tự nhiên xã hội 1 cả năm

Tiết 1 Tự nhiên và Xã hội

AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC

I.Mục tiêu

- Giúp HS xác định được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học.

- Biết đi bộ sát lề đường bên phải hoặc đi trên vỉa hè.

- HS khá giỏi: Phân tích được tình huống nguy hiểm xảy ra nếu không làm đúng quy định khi đi các loại phương tiện

- Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông

II.Đồ dùng dạy học

 GV -Các hình trong bài 20 sgk

 -Tranh ảnh và những tình huống có thể sảy ra trên đường đi học

 HS: Vở bài tập

 

doc75 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội 1 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lớp học của mình. Yêu cầu các tổ gắn nhanh tên các đồ vật có trong lớp học của mình vào tấm bìa to.Mỗi tổ cử 5 đại diện của mỗi tổ lên chơi, các bạn khác ở dưới cổ vũ. Các bạn treo tấm bìa to của tổ mình lên và chọn các tấm bìa nhỏ gắn lên tấm bìa to. Đội nào gắn nhanh sẽ thắng.
Cho HS chơi khoảng 3 lượt
Mỗi tổ cử 5 đại diện của mỗi tổ lên chơi, các bạn khác ở dưới cổ vũ. Các bạn treo tấm bìa to của tổ mình lên và chọn các tấm bìa nhỏ gắn lên tấm bìa to. Đội nào gắn nhanh sẽ thắng.
Tiết 3:TỰ NHIÊN XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết :
-Kể được một số hoạt động học tập vui chơi ở lớp học .
	-Khuyến khích HS: Nêu được các hoạt động học tập khác ngoài hình vẽ SGK như: học vi tính, học đàn
-Có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp học. Biết giúp đỡ các bạn trong lớp
II. CHUẨN BỊ :
-GV:các hình ở bài 16 sgk
-HS: sách ,bút, màu vẽ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ 
*GV hỏi HS trả lời các câu hỏi 
-Trong lớp học có những gì?
-Trong lớp học có những ai?
-GV gọi HS nhận xét ,bổ sung
-GV nhận xét bài cũ 
*4-5 HS lên bảng.
HS dưới lớp theo dõi nhận xét các bạn
-Bổ xung ý thiếu.
B/Bàimới 
1.GTB
2.Hoạt động 1
Làm việc với sgk
MĐ : HS biết được các hoạt động học tập tập và vui chơi ở lớp học và mỗi hoạt động được tổ chức khác nhau
*Bước 1
-GV yêu cầu HS quan sát tranh trong sgk và trả lời câu hỏi sau
-Trong từng tranh GV làm gì ? HS làm gì?
-Hoạt động nào được tổ chức trong lớp ?
-Hoạt động nào được tổ chức ngoài lớp?
-Kể tên các hoạt động ở lớp?
*Bước 2
-Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
-GV kết luận: Ở lớp học có nhiều hoạt động khác nhau, có hoạt động được tổ chức trong lớp có hoạt động được tổ chức ngoài lớp
*HS làm việc theo nhóm 6 –8 em
-Các nhóm quan sát tranh trong sgk thảo luận và trả lời câu hỏi
-Tranh 1:Các bạn học nhóm QS thảo luận.
-T2 cô dạy tập viết.T3 các bạn hát,T4 tập vẽ ,T5 tập thể dục,T6 QS bầu trời,T7 chơi trò chơi.
-Hoạt động được tổ chức trong lớp: Tranh 1:Các bạn học nhóm QS thảo luận.
-T2 cô dạy tập viết.T3 các bạn hát,T4 tập vẽ
-Hoạt động được tổ chức ngoài lớp: T5 tập thể dục,T6 QS bầu trời,T7 chơi trò chơi.
-Kể nối tiếp.
-Nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp 
-Lắng nghe.
Hoạt động2
Thảo luận theo cặp
MĐ: học sinh giới thiệu được các hoạt động ở lớp học của mình 
*Bước 1
-GV nêu yêu cầu HS giới thiệu các hoạt động của lớp mình cho các bạn biết và nói rõ trong các hoạt động đó em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?
Bước 2
-GV gọi HS trình bày trước lớp ý kiến của mình 
-GV hỏi trong tất cả các hoạt động thì có hoạt động nào các em chỉ làm việc một mình mà không hợp tác cùng các bạn và cô giáo không?
=>KL trong bất kì hoạt động học tập và vui chơi nào các em cũng phải biết hợp tác, giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ, để chơi vui hơn 
-HS làm việc theo cặp ,giới thiệu các hoạt động của lớp mình cho các bạn biết và nói rõ trong các hoạt động đó ,em thích hoạt động nào. 
-Từng cặp nêu trước lớp.
-Không có hoạt động nào làm việc một mình được cả
C/Củng cố dặn dò
Vẽ tranh 
MĐ: các em thể hiện được một hoạt động mà các em thích
*GV cho HS vẽ tranh
Bước 1: GV nêu yêu cầu HS vẽ về nội dungmột hoạt động mà em thích nhất 
-Bước 2: GV chọn một số tranh vẽ đẹp biểu dương trước lớp
-Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau bài 17
*HS làm việc cá nhân
-Vẽ tranh theo ý thích.Vẽ song lên trình bày trên bảng ,Nói lên ý nghĩa bức tranh.
-Bình chọn bạn vẽ đẹp nhất.
-Lắng nghe.
*GV cho HS chơi trò chơi ‘’ đọc – viết’’
-Nêu cách chơi: HS điểm số từ bàn đầu đến hết lớp theo thứ tự 1 , 2 ; 1 , 2 ; HS số 1 đóng vai đọc ,HS số 2 đóng vai viết .
 GV hô ‘’một’’
 -GV hô ‘’hai’’ 
-GV giới thiệu hoạt động đọc, viết là hai trong nhiều hoạt động ở lớp .Vậy ở lớp còn những hoạt động nào nữa chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay 
*HS chơi trò chơi trò
 chơi hai đến ba lần 
-Tất cả HS số 1 đứng lên cầm sách làm động tác như đọc.
-Tất cả HS số 2 cúi xuống cầm viết làm động tác như viết .
-Lắng nghe.
Tiết 4	Tự nhiên và Xã hội
GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP
I.Mục tiêuSau giờ học HS có thể:
- Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp và có ý thức giữ lớp sạch đẹp.
- Nêu những việc em có thể làm để góp phần làm cho lớp sạch, đẹp.
- Làm một số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch đẹp như :lau bảng ,bàn, kê bàn ngay ngắn
II.Đồ dùng dạy học
	-GV:một chiếc bàn to, chổi quét nhà, xô có nước sạch
	-HS: chổi, khăn lau, hót rác, túi ni nông
III.Các hoạt động dạy học
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A/Kiểm tra bài cũ 
*GV hỏi HS trả lời các câu hỏi 
- Em thường tham gia các hoạt động nào trong lớp?
- Vì sao em thích tham gia những hoạt động đó?
-GV nhận xét bài cũ 
*HS dưới lớp theo dõi
- Em thường tham gia các hoạt động trong lớp như: vẽ ,quan sát, đọc bài
-Nêu theo ý thích.
-Lắng nghe.
30’
B/Bài mới 
1. Khởi động 
*GV cho HS cả lớp hát bài”một sợi rơm vàng”
*Cả lớp hát 
Hoạt động 1
Quan sát lớp học
MĐ : HS nhận biết thế nào là lớp sạch, lớp bẩn
*Hoạt động 2.
Làm việc với SGK
MĐ: Học sinh biết giữ lớp học sạch đẹp
Bước 1: GV hỏi HS
-Trong bài hát em bé đã dùng chổi để làm gì?
- Quét nhà để giữ vệ sinh nơi ở. 
Vậy ở lớp ta nên làm gì đễ giữ
sạch lớp học ?
- Chúng ta quan sát xem hôm nay lớp mình có sạch không?
- GV gọi vài HS đứng lên nhận xét,GV khen ngợi các em đã biết giữ vệ sinh và nhắc nhở các em không nên để lớp học mất vệ sinh.
*Bước 1
-GV giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
-HS quan sát tranh ở trang 36 sgk và trả lời
- Trong tranh các bạn đang làm gì?sử dụng dụng cụ gì?
- Ở bức tranh dưới các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
Bước 2
*Kiểm tra kết quả hoạt động 
GV gọi HS trả lời
=>GV kết luận: Để lớp học sạch đẹp ,các em phải luôn có ý thức giữ lớp sạch, đẹp và làm những công việc để lớp luôn sạch
*Trả lời câu hỏi.
- Để quét nhà
-Quét lớp, lau bàn, xếp bàn ghế ngay ngắn, không vứt rác bừa bãi.
- HS quan sát lớp nêu theo thực tế.
-5-7 em.
*HS làm việc theo nhóm 2
- Nhóm 2 quan sát tranh thảo luận hỏi đáp.
- Trong tranh các bạn đang lau bảng,lau bàn ,quét nhà.
Các bạn sử dụng dụng cụ như: khăn lau, chổi, khăn lau bảng 
- Các bạn đang trang trí lớp học, các bạn dùng giấy và bút vẽ tranh, dán lên góc trang trí
-Từng cặp nêu ý kiến trước lớp.Nhóm khác theo dõi bổ xung.
-Lắng nghe.
5’
*Hoạt động 3
Thực hành giữ lớp sạch đẹp
MĐ: Biết cách sử dụng một số đồ dùng để làm vệ sinh lớp học
( 6-7 ph )
C/Củng cố dặn dò
*Bước 1: GV làm mẫu
-Kê chiếc bàn ở giữa lớp học.
Mô tả lần lượt các thao tác làm vệ sinh
Vảy nước cho khỏi bụi
Dùng chổi quét cho sạch bụi
Dùng khăn lau nhúng nước rồi vắt sạch nước và lau
Lau xong rửa sạch dụng cụ để nơi quy định 
Rửa sạch tay chân
*Bước 2: HS thực hành 
GV gọi vài em nhận xét 
=>Ngoài ra để giữ sạch lớp học ,chúng ta cần lau chùi bàn học của mình cho sạch, xếp bàn ghế ngay ngắn.
*Nếu lớp học bẩn thì điều gì sẽ xảy ra?
-Hàng ngày chúng ta nên trực nhật lúc nào?
-GV nhắc nhở HS luôn có ý thức giữ vệ sinh lớp học 
*HS làm việc cá nhân
-Lắng nghe nhận biết các thao tác thực hiện.
* Lần lượt thực hiện làm trong bàn của mình ,các bạn trong nhóm nhận xét bạn mình.
-Lắng nghe.
*Nếu lớp học bẩn thì gây mất vệ sinh.
-Hàng ngày chúng ta nên trực nhật trước khi vào lớp.
-Lắng nghe.
Thứ năm ngày 8 tháng 1 năm 2015
Tiết 1	Tự nhiên và Xã hội
CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. Mục tiêu
 Sau giờ học HS có thể:
-Giúp HS biết quan sát và nói được một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
-Học sinh có ý thức xây dựng bảo vệ ,quê hương ,tự hào về địa phương nơi mình sinh sống.
II. Đồ dùng dạy học
 GV - Các hình trong bài 18, 19 sgk	 
	HS- Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A/Kiểm tra bài cũ 
*GV hỏi HS trả lời các câu hỏi sau 
-Em hãy kể một số việc đơn giản em đã làm để giữ lớp sạch đẹp?
-Giữ lớp sạch đẹp có lợi gì?
GV nhận xét bài cũ
*HS dưới lớp theo dõi
 nhận xét các bạn
-Không sả rác ,vẽ bậy,leo trèo lên bàn ghế,thường xuyên lau bàn ,ghế,quét lớp
-Không bị ô nhiễm mất vệ sinh.
-Lắng nghe.
30’
B/Bài mới 
Hoạt động 1
Hoạt động sinh sống của ND ở xung quanh trường
 MT: HS tập quan sát đường sá, nhà cửa, cửa hàng,...ở khu vực quanh trường 
*GV hướng dẫn HS quan sát quang cảnh trên đường, hoạt động sinh sống của nhân dân quanh trường
-Người qua lại đông hay vắng?
-Họ đi lại bằng phương tiện gì?
-Nhận xét về quang cảnh hai bên đường (nhà ở, cửa hàng,các cơ quan,chợ,cơ sở sản xuất, cây cối )
-Gọi vài HS trả lời sau khi quan sát
-GV tổng hợp lại và kết luận theo thực tế ở địa phương, nơi trường đóng
*HS quan sát và nhận xét
Người qua lại đông
-Họ đi lại bằng phương tiện xe máy
-Nhà ở cao thấp khác nhau ,đẹp nhưng thưa,có nhiều cây cà phê,chợ nhỏn ít người.
-Lần lượt trình bày ý kiến trước lớp
-Lắng nghe.
Hoạt động 2
MT: HS nói được những nét nổi bật về công việc sản xuất, buôn bán của nhân dân ở địa phương
Bước 1
*HS thảo luận theo nhóm về những gì mình đã được quan sát về: nhà ở, cửa hàng, chợ, những người dân làm việc gì?
HS kể cho nhau nghe thêm về những cơ sở sản xuất, cơ quan gần nhà...
*Bước 2: Thảo luận cả lớp
-GV yêu cầu đại diện các nhóm lên nói với cả lớp về công việc của cha mẹ, của những người xungquanh. (làm CN, làm nhà máy,làm vườn, thêu, buôn bán ...)
-Các nhóm khác bổ xung thêm những công việc hàng ngày mà mọi người phải làm để nuôi sống gia đình. GV nhấn mạnh cho HS rõ về nghề làm vườn ở Đà Lạt là trồng được nhiều loại rau, hoa quả ... Nghề thêu tranh lụa nổi tiếngtrong nước và nước ngoài
*HS quan sát thảo luận theo nhóm
-Nhà thưa ,ít nhà cao tầng,ít cửa hàng,chợ nhỏ ít người buôn bán,người dân chủ yếu làm nông ,chỉ có trường học ,trạm xá ,uỷ ban.
*Thảo luận công việc của mọi người xung quanh.
-VD:Cha mẹ làm nông,thường ngày chăm sóc cà phê,mẹ em buôn bán,thường ngày dậy sớm ra chợ bán rau,trái cây thịt 
-HS thảo luận cả lớp, bổ xung ý kiến cho nhau
5’
C/Củng cố dặn dò
* Cho HS thi đua kể về cơ sở sản xuất ngành nghề, cơ quan, cửa hàng mà em biết
-Tuyên dương các tổ kể đúng và nhiều
Hướng dẫn HS học bài ở nhà
Chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học
*Thi đua kể trước lớp
-Lắng nghe.
 Tự nhiên và Xã hội
 CUỘC SỐNG XUNG QUANH (Tiết 2 )
 I. MỤC TIÊU
 Sau giờ học HS có thể:
-Giúp HS biết quan sát và nói được một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
-Củng cố kiến thức về các hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương
 -GD HS biết quý trọng và bảo vệ những gì cĩ xung quanh ta. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
 Các hình trong bài 18, 19 sgk
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ : (3’)
GV hỏi HS trả lời các câu hỏi 
-Người qua lại đông hay vắng?
-Họ đi lại bằng phương tiện gì?
-Nhận xét về quang cảnh hai bên đường ( nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ, cơ sở sản xuất, cây cối )
-GV nhận xét bài cũ
HS dưới lớp theo dõi
-Người qua lại đông
-Họ đi lại bằng phương tiện xe máy
-Nhà ở cao thấp khác nhau ,đẹp nhưng thưa,có nhiều cây cà phê, chợ nhỏn ít người.
 -Nhận xét các bạn
-Lắng nghe.
B/Bài mới:
(30’)
1.GTB:
2.Hoạt động 1
Hoạt động nhóm 
 MT: HS tập nói lại các hình ảnh quan sát đường sá, nhà cửa, cửa hàng, ...ở khu vực quanh trường của bài học hôm trước.
*Hãy dựa vào kiến thức các em QS được của tiết 1,tập nói lại các hoạt động của người dân địa phương của xóm em ở qua gợi ý:
-Người qua lại đông hay vắng?
-Họ đi lại bằng phương tiện gì?
-Nhận xét về quang cảnh hai bên đường ( nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ, cơ sở sản xuất, cây cối )
-GV tổng hợp lại và kết luận theo thực tế ở địa phương, nơi trường đóng
* Lần lượt nói cho nhau nghe các hoạt động của người dân địa phương của xóm mình ở
-Lần lượt lên nói trước lớp cho cô cùng các bạn nghe để biết nhiều hơn về cuộc sống của mỗi người.
-Lắng nghe.
3.Hoạt động 2
MT: HS nói được những nét nổi bật về công việc sản xuất, buôn bán của nhân dân ở địa phương khác.Từ đó các em so sánh được cuộc sống đõ thị và nông thôn.
-Treo một số tranh sưu tầm về các hoạt động sinh sống ở đô thị,Y/C HS thảo luận theo nhóm về những gì mình đã được quan sát về: nhà ở, cửa hàng, chợ, những người dân làm việc gì?
-HS kể cho nhau nghe thêm về những cơ sở sản xuất, cơ quan ,xí nghiệp
-GV nhấn mạnh cho HS rõ về nghề làm vườn ở Đà Lạt là trồng được nhiều loại rau, hoa quả,du lịch ... Nghề thêu tranh lụa nổi tiếng trongnướcvànước ngoài
-HS QS tranh thảo luận theo nhóm
-Đại diện các nhoms nêu:nhà cửa san sát có nhiều nhà cao tầng,xe cộ qua lại tấp nập,cửa hàng chợ bán nhiều thứ,người dân buôn bán và thợ thủ công ,công nhân trong các nhà máy,cơ quan
-Các cơ sở sản xuất làm ra đủ các loại sản phẩm
-Các nhóm khác bổ xung thêm những công việc hàng ngày mà mọi người phải làm để nuôi sống gia của người dân thành phố.
-Lắng nghe
C/Củng cố dặn dò: (3’)
-Cho HS thi đua kể về cơ sở sản xuất ngành nghề, cơ quan, cửa hàng mà em biết
-Tuyên dương các tổ kể đúng và nhiềù
-Chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học
-Thi đua kể xem ai là người biết nhiều nhất.
-Chọn ra bạn nhất.
-Lắng nghe.
Thứ năm ngày 22 tháng 1 năm 2015
Tiết 1	Tự nhiên và Xã hội
AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC
I.Mục tiêu
- Giúp HS xác định được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học.
- Biết đi bộ sát lề đường bên phải hoặc đi trên vỉa hè. 
- HS khá giỏi: Phân tích được tình huống nguy hiểm xảy ra nếu không làm đúng quy định khi đi các loại phương tiện
- Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông
II.Đồ dùng dạy học
 GV -Các hình trong bài 20 sgk
 -Tranh ảnh và những tình huống có thể sảy ra trên đường đi học
 HS: Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
A/Kiểm tra bài cũ 
* GV hỏi HS trả lời các câu hỏi sau 
-Nơi em ở, mọi người thường làm nghề gì?
GV nhận xét bài cũ
* HS dưới lớp theo dõi nhận xét các bạn
-lắng nghe.
30’
B.Bài mới : 
 1.Giới thiệu bài.
*Các em đã thấy tai nạn giao thông chưa?
-Nguyên nhân vì sao lại sảy ra những tai nạn đó?.
=> Vậy để đảm bảo an toàn khi đi học thì ta phải đi như thế nào?.Hôm nay ta học bài 
“ An toàn trên đường đi học”
* Nêu theo hoàn cảnh thực tế.
-Lắng nghe.
2.Hoạt động 1
Biết được một số tình huống nguy hiểm có thể sảy ra trên đường đi học 
*Bước 1: giao nhiệm vụ
-Điều gì có thể sảy ra?
-Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào ?
*Cho HS thảo luận theo nhóm
*Bước 2:kiểm tra kết quả hoạt động
- Để tai nạn không sảy ra, chúng ta phải chú ý điều gì khi đi đường?
-GV ghi bảng ý kiến của HS
=> để tránh tai nạn trên đường đi mọi người cần phải chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông
-HS quan sát tranh SGK, thảo luận theo nhóm
- Bị xe tông
- Bị rớt xuống sông
- Bị té xe...
-Đừng chơi ở lòng đường nguy hiểm lắm,bạn ngồi vào trong lòng thuyền đibạn không được đu xe như thế. ..
- HS lên trình bày, các bạn khác bổ sung nhận xét theo ý mình
- Để tai nạn không sảy ra, chúng ta phải chú ý chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông
3.Hoạt động 2
Làm việc với sgk
*Bước 1 : giao nhiệm vụ
 GV cho HS quan sát tranh ở trang 43 sgk và trả lời câu hỏi
-Bức tranh 1 và 2 có gì khác nhau? 
-Tranh 1 người đi bộ đi ở vị trí nào trên đường?
-Tranh 2 người đi bộ đi ờ vị trí nào trên đường?
-Đi như vậy đã đảm bảo an toàn chưa?
*Bước 2: kiểm tra kết quả hoạt động
-GV gọi một số HS trả lời, các bạn khác bổ sung
-Khi đi bộ chúng ta cần chú ý điều gì?
-GV cho nhiều HS nhắc lại để HS ghi nhớ
* HS quan sát tranh theo nhóm 2 thảo luận hỏi đáp theo câu hỏi gợi ý.
-Giống đều là đi bộ.Khác đường phố đi trên vỉa hè,đường nông thôn đi trong lề đường.
-Người đi bộ đi ở vị trí: trên vỉa hè, ở trên đường
-Người đi bộ đi ở vị trí bên lề đường ở trên đường.
-Đi như vậy đã đảm bảo an toàn
- Các nhóm khác theo dõi bổ sung
- Đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.
-Nhắc tại chỗ.
4.Hoạt động 3
Trò chơi : Đi đúng quy định
*Bước 1: GV HD cách chơi
*Bước 2: HS thực hiện trò chơi
-GV quan sát xem ai sai
-Tổng kết trò chơi
 Chọn ra bạn là đèn xanh ,một bạn đèn đỏ, một bạn đèn vàng ,là xe ô tô,xe máy,xe đạp..Ban cán sự điều khiển cho cả lớp chơi thử một lượt theo các tín hiệu sau đó đến lượt 2 chơi thật. 
-Những người đi sai luật giao thông bị phạt trước lớp như hát,múa
-lắng nghe.
5’
C.Củng cố dặn dò
*Hôm nay học bài gì?
-Khi đi bộ trên đường ta cần chú ý điều gì?
Nhận xét tiết học tuyên dương 
* An toàn trên đường đi học.
-HS lắng nghe
Thứ năm ngày 29 tháng 1 năm 2015
Tiết 1	Tự nhiên và Xã hội
ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. Mục tiêu
- Kể được về gia đình, lớp học, cuộc sống, nơi các em sinh sống.
-Rèn cho HS nĩi lưu lốt,rõ ràng,mạch lạc.
- Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông,an toàn khi ở nhà ,ở trường
II. Đồ dùng dạy học
GV:- Các hình trong sgk ở các bài đã học.
- Tranh ảnh và những tình huống có thể sảy ra trên đường đi học,ở nhả ,ở trường.
HS: Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Tg
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
A/Kiểm tra bài cũ 
* GV hỏi HS trả lời các câu hỏi sau 
Lựa chọn tình huống nào sau đây em cho là đúng:
-Đi bộ trên vỉa hè?
-Đi dưới lòng đường?
-Sang đường khi có đèn hình người đứng màu đỏ?
* HS dưới lớp theo dõi nhận xét các bạn
-Đi bộ trên vỉa hè( đúng )
-Đi dưới lòng đường( sai)
-Sang đường khi có đèn hình người đứng màu đỏ ( sai)
30’
B.Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_1.doc