Giáo án Tự chọn bám sát Ngữ văn 10 - Nguyễn Hưng

A. Kể lại hành trình lênh đênh trên biển của Uy-lít-xơ trong cuộc đi chinh phạt thành Tơ-roa.

B. Kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lit-xơ sau chiến thắng ở thành Tơ-roa.

C. Kể về cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng thú vị của Uy-lít-xơ trên biển.

D. Kể về cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa chàng Uy-lít-xơ thông minh với người vợ xinh đẹp Pê-nê-lốp.

 

2. Văn bản Ô-đi-xê và Đam-săn có điểm nào giống nhau trong những điểm dưới đây?

 

A. Cùng một dân tộc

B. Cùng một nội dung

C. Cùng một thể loại

D. Cùng một tác giả

 

3. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về có sự tham gia của những nhân vât nào?

 

A. Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp, Tê-lê-mác, Phê-a-ki

B. Uy-lít-xơ, Tê-lê-mác, Ơ-ri-clê, Ca-líp-xô

C. Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp, Tê-lê-mác, Ca-líp-xô

D. Ơ-ri-clê, Pê-nê-lốp, Tê-lê-mác, Uy-lít-xơ

 

4. Nhận định nào trong những nhận định dưới đây nói đúng những phẩm chất của nhân vật Pê-nê-lốp?

 

A. Pê-nê-lốp là người thông minh, chung thủy

B. Pê-nê-lốp là người chung thủy, dũng cảm

C. Pê-nê-lốp là người dũng cảm, thông minh

D. Pê-nê-lốp là người dũng cảm, gan dạ

 

5. Đáp án nào dưới đây nói đúng những phẩm chất của nhân vật Uy-lít-xơ được thể hiện trong đoạn trích này?

 

A. Dũng cảm, cao thượng

B. Dũng cảm, bao dung

C. Cao thượng, ngay thẳng

D. Trí tuệ, thông minh

 

6. Xung đột trong đoạn trích Ra-ma buộc tội là xung đột?

 

A. Giữa quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm

B. Giữa tình yêu và lòng thù hận

C. Giữa lòng chung thủy và sự phản bội

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3017 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn bám sát Ngữ văn 10 - Nguyễn Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 30
SỬ THI HI LẠP, SỬ THI ẤN ĐỘ
 A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- HIểu và nắm bắt được các nội dung chính, đặc sắc NT và ý nghĩa của các tác phẩm VH nước ngoài.
- Biết đọc hiểu một tác phẩm VHNN
- Biết liên hệ so sánh với VHVN
B. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: GA, SGK, SGV tự chọn
- HS: Vở ghi, vở soạn, SGK
C. Phương pháp
- Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong bài dạy
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
- GV: Trình bày kháI quát về Sử thi?
- GV : Nêu những hiểu biết của em về sử thi Ô-đi-xê và sử thi Ra-ma-ya-na ?
- GV hướng dẫn HS làm BT trắc nghiêm
1. Khái quát về sử thi
- Là loại hình văn học tự sự, kể chuyện bằng thơ ra đời trong buổi bình minh của lịch sử các dân tộc. Phản ánh thời kì chuyển giao lịch sử, là bước ngoặt của nhân loại chia tay với quá khứ mông muội để bước vào thời đại văn minh
- Đề tài của sử thi là các quan hệ thị tộc, là các cuộc chiến tranh bộ tộc
- Xây dựng hình tượng anh hùng thể hiện lí tưởng của cộng đồng
- Giọng điệu sử thi hùng tráng, trang nghiêm…
2. Sử thi Hi Lạp: Ô-đi-xê
- Gắn liền với thời kì di dân mở nước, mở rộng địa bàn cư trú của người Hi Lạp
- Nhân vật: Uy-lít-xơ, biểu tượng của con người chinh phục, khám phá, dũng cảm và giàu năng lực trí tuệ.
- BT luyện tập:
(Xem phần củng cố)
3. Sử thi ấn Độ: Ra-ma-ya-na
- Cuốn bách khoa thư của đất nước này
- Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” kể về cuộc tái ngộ vợ chồng sau cơn hoạn nạn. Nhân vật bị đặt vào hoàn cảnh thử thách để chứng minh phẩm chất cao đẹp của mình
- BT luyện tập:
(Xem phần củng cố)
 4. Củng cố:
1. Nhận định nào sau đây khái quát đúng nội dung đoạn trích Uy-lít-xơ trở về?
A. Kể lại hành trình lênh đênh trên biển của Uy-lít-xơ trong cuộc đi chinh phạt thành Tơ-roa.
B. Kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lit-xơ sau chiến thắng ở thành Tơ-roa.
C. Kể về cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng thú vị của Uy-lít-xơ trên biển.
D. Kể về cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa chàng Uy-lít-xơ thông minh với người vợ xinh đẹp Pê-nê-lốp.
2. Văn bản Ô-đi-xê và Đam-săn có điểm nào giống nhau trong những điểm dưới đây?
A. Cùng một dân tộc
B. Cùng một nội dung
C. Cùng một thể loại
D. Cùng một tác giả
3. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về có sự tham gia của những nhân vât nào?
A. Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp, Tê-lê-mác, Phê-a-ki 
B. Uy-lít-xơ, Tê-lê-mác, Ơ-ri-clê, Ca-líp-xô
C. Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp, Tê-lê-mác, Ca-líp-xô
D. Ơ-ri-clê, Pê-nê-lốp, Tê-lê-mác, Uy-lít-xơ
4. Nhận định nào trong những nhận định dưới đây nói đúng những phẩm chất của nhân vật Pê-nê-lốp? 
A. Pê-nê-lốp là người thông minh, chung thủy
B. Pê-nê-lốp là người chung thủy, dũng cảm
C. Pê-nê-lốp là người dũng cảm, thông minh
D. Pê-nê-lốp là người dũng cảm, gan dạ
5. Đáp án nào dưới đây nói đúng những phẩm chất của nhân vật Uy-lít-xơ được thể hiện trong đoạn trích này?
A. Dũng cảm, cao thượng
B. Dũng cảm, bao dung
C. Cao thượng, ngay thẳng
D. Trí tuệ, thông minh
6. Xung đột trong đoạn trích Ra-ma buộc tội là xung đột?
A. Giữa quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm
B. Giữa tình yêu và lòng thù hận
C. Giữa lòng chung thủy và sự phản bội
D. Giữa tình cảm với danh dự, bổn phận
7. Tính cách của hai nhân vật chính Ra-ma và Xi-ta trong đoạn trích này được bộc lộ chủ yếu thông qua?
A. Lời thoại của nhân vật
B. Lời bình của tác giả
C. Sự miêu tả ngoại cảnh
D. Hành động của nhân vật
8. Điểm chung giữa các nhân vật Đam-san, Ra-ma, Uy-lít-xơ là:
A. Đều có sức mạnh danh dự, thể xác, tình yêu
B. Đều có sức mạnh trí tuệ, đạo đức, danh dự
C. Đều có sức mạnh thể xác, trí tuệ,tình yêu
D. Đều có sức mạnh đạo đức, trí tuệ, tình yêu
9. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa?
A. Ra-ma cũng đang phải chịu đựng một thử thách giữ dội không kém gì Xi-ta 
B. Ra-ma cảm thấy tuyệt vọng vì không thể làm gì để giúp được Xi-ta 
C. Ra-ma cảm thấy ân hận
D. Ra-ma đau đớn nghĩ mình là một kẻ hèn nhát
10. Xi-ta trong Ra-ma buộc tội và Pê-nê-lốp trong Ô-đi-xê có những điểm nào giống nhau?
A. Tài năng
B. Sự nghi ngờ
C. Lòng chung thủy
D. Sự đau khổ
5. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- Thơ Đường TQ
E. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 31
THƠ ĐƯỜNG TRUNG QUỐC
 A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Hiểu và nắm bắt được các nội dung chính, đặc sắc NT và ý nghĩa của các tác phẩm VH nước ngoài.
- Biết đọc hiểu một tác phẩm VHNN
- Biết liên hệ so sánh với VHVN
B. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: GA, SGK, SGV tự chọn
- HS: Vở ghi, vở soạn, SGK
C. Phương pháp
- Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong bài dạy
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
- GV cho HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học.
- GV vừa nhắc lại vừa hướng dẫn HS ôn tập kiến thức bằng hệ thống những câu hỏi trắc nghiệm ở phần củng cố.
1. Đặc điểm của thơ Đường:
SGK- T32
2. Ôn tập những tác phẩm đã học
a. Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
b. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đI Quảng Lăng (Lí Bạch)
c. Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu)
d. Nỗi oán của người phòng Khuê (Vương Xương Linh)
e. Khe chim kêu (Vương Duy)
 4. Củng cố:
1. Nhận xét nào dưới đây nêu bật được những đặc trưng phong cách thơ Lí Bạch?
a. Giản dị mà giàu tính triết lí
b. Giản dị, thâm trầm, sâu sắc
c. Hào phóng, tự nhiên, tinh tế và giản dị
d. Nhẹ nhàng, giản dị, sâu sắc
2. Có thể xếp Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng vào nhóm đề tài nào?
a. Thiên nhiên
b. Tình bạn
c. Tống biệt
d. Cả A, B, C
3. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là?
a. Tả cảnh ngụ tình
b. Tạo lập các mối quan hệ
c. Nghệ thuật tả cảnh
d. Cả ba ý trên
4. Bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng đã thể hiện nổi bật khía cạnh nào trong tâm hồn Lí Bạch? 
a. Sự tinh tế và sâu sắc
b. Sự thiết tha trong tình bạn
c. Sự chân thành trong tình bạn
d. Gồm cả A, B, C
5. Thơ Đỗ Phủ tiêu biểu cho phong cách?
a.Thơ lãng mạn
b.Thơ hiện thực
c.Thơ tượng trưng
d.Thơ siêu thực
6. Bài thơ Cảm xúc mùa thu ra đời trong hoàn cảnh nào?
a. Khi tác giả đang tham gia cuộc nội chiến
b. Khi tác giả đang sống trong cảnh loạn lạc, xa quê
c. Khi tác giả đang phải đi tha hương cầu thực
d. Khi tác giả sắp qua đời trong cảnh nghèo túng và đói rét
7. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ kết là tâm trạng của?
a. Người xa xứ
b. Người lính ra trận
c. Người ở ẩn
d. Người bị đi đày
8. Những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật nào dưới đây đã góp phần duy trì và phát triển cảm xúc bài thơ?
a. Khóm cúc
 b. Con thuyền
c. Tiếng chày đập áo
d. Cả A, B, C
9. Bài thơ Cảm xúc mùa thu gợi cho ta điều gì về tâm hồn của nhà thơ?
 a. Nỗi buồn về thời thế
b. Tình yêu quê hương sâu sắc
c. Tình yêu thiên nhiên
d. Gồm A và B
5. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- Ôn lại kiến thức
E. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 32
THƠ HAI-CƯ NHẬT BẢN
 A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Hiểu và nắm bắt được các nội dung chính, đặc sắc NT và ý nghĩa của các tác phẩm VH nước ngoài.
- Biết đọc hiểu một tác phẩm VHNN
- Biết liên hệ so sánh với VHVN
B. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: GA, SGK, SGV tự chọn
- HS: Vở ghi, vở soạn, SGK
C. Phương pháp
- Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong bài dạy
3. Bài mới:
a. Giới thiệu chung:
(GV nhắc lại kiến thức đã học và hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm)
1. Nhận xét nào sau đây về Mát-su-ô Ba-sô là đúng?
Ông là nhà thơ Hai-cư nổi tiếng bậc nhất của Nhật Bản
Ông là tác giả của tập Du kí Phơi thân đồng nội
Sở thích của ông là đi du hành và viết thơ Hai-cư
Cả A, B, C
2. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về dạng tồn tại phổ biến của một bài thơ Hai-cư?
3 đoạn, 15 âm tiết
3 đoạn, 16 âm tiết
3 đoạn, 17 âm tiết
3 đoạn, 18 âm tiết
3. Nhận định nào sau đây không đúng với thơ Hai-cư?
Là kết quả của những phút giây bừng ngộ
Ngôn ngữ hàm súc chỉ gợi chứ không tả
Thấm đẫm tinh thần thiền tông và tinh thần văn hóa phương Đông
Thể hiện thái độ phản đối chiến tranh phong kiến
4. Trong bài thơ sau, hình ảnh “cành khô”, “chim quạ” gợi tả điều gì?
Sự lo âu sợ hãi
Một chiều thu não nề, buồn thảm, trĩu nặng
Vẻ đẹp đơn sơ mà sâu thẳm của một chiều thu cô tịch, u buồn
Một chiều thu thê lương chết chóc
b. Ôn tập lại một số bài thơ đã học: 
4. Củng cố:
- Ôn lại kiến thức
5. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- Tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa
E. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 33
TIỂU THUYẾT CỔ ĐIỂN TRUNG HOA
 A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Hiểu và nắm bắt được các nội dung chính, đặc sắc NT và ý nghĩa của các tác phẩm VH nước ngoài.
- Biết đọc hiểu một tác phẩm VHNN
- Biết liên hệ so sánh với VHVN
B. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: GA, SGK, SGV tự chọn
- HS: Vở ghi, vở soạn, SGK
C. Phương pháp
- Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong bài dạy
3. Bài mới: 
Vì sao đoạn trích lại có nhan đề là Hồi trống cổ thành?
Vì ngày xưa, trong mỗi trận chiến thường có tiếng trống giục
Vì hồi trống là điều kiện, là biểu tượng cho lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm của Quan Công
Vì hồi trống thể hiện tính cách ngay thẳng của Trương Phi
Hồi trống là tăng kịch tính và sức hấp dẫn cho câu chuyện
Đâu là cao trào của màn kịch gặp gỡ giữa Trương Phi và Vân Trường?
Khi Trương Phi vác mâu chạy lại đâm Vân Trường 
Khi Sái Dương xuất hiện
Khi Trương Phi ra điều kiện Vân Trường phải chém chết Sái Dương trong ba hồi trống
Khi Trương Phi thẳng tay giục trống buộc Vân Trường phải xông trận
Hành động của Trương Phi trong đoạn trích thể hiện tính cách gì ở nhân vật này?
Nóng nảy, suy nghĩ đơn giản
Trung nghĩa
Khí khái
Nóng nảy, trọng lẽ phải
Đoạn trích thể hiện tính cách gì ở nhân vật Vân Trường?
Dũng lược, trọng tín nghĩa
Dũng cảm, mưu trí
Mưu trí, trung nghĩa
Nhẫn nhịn, dũng cảm
Thành công nghệ thuật tiêu biểu nhất của đoạn trích là gì?
Miêu tả sâu sắc tâm lí nhân vật
Chi tiết tiêu biểu, chọn lọc, sinh động
Tạo tình huống giàu kịch tính giúp bộc lộ nổi bật tính cách nhân vật
Sử dụng rất điêu luyện thủ pháp đối lập để khắc họa tính cách nhân vật
Chi tiết thể hiện cao trào và kịch tính của đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng là chi tiết?
Tào Tháo nói: “Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao,có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia”
Tào Tháo trỏ vào Lưu Bị rồi trỏ vào mình mà nói rằng: “Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo này mà thôi”
Tiếng sấm ngoài trời rền vang
Huyền Đức “giật nảy mình, bất giác thìa, đũa cầm trong tay rơi cả xuống đất”
Đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng cho thấy Lưu Bị là người như thế nào?
Kín đáo, khôn ngoan
Nhút nhát, nông nổi
Khiêm nhường, thận trọng
Gồm A và C
Đoạn trích cho thấy tính cách của Tào Tháo tiêu biểu cho loại người nào trong xã hội thời Tam quốc?
Kẻ giang hồ
Bậc anh hùng hảo hán
Loại bạo chúa gian hùng
Kẻ anh hùng cơ trí
Câu nào dưới đây khái quát đúng chủ đề của đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng ?
Thể hiện vẻ đẹp tài trí ngang nhau giữa Lưu Bị và Tào Tháo 
Bày tỏ quan niệm về người anh hùng của tác giả
Ca ngợi tài trí thông minh, sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong đối đáp, ứng xử của Lưu Bị
Lật tẩy sự gian hùng của Tào Tháo 
 Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của đoạn trích này?
Tạo tình huống trốn tìm độc đáo
Khắc họa một cách thành công tính cách nhân vật thông qua đối thoại
Chi tiết chọn lọc, sinh động và hấp dẫn
Tính cách nhân vật nổi bật trong hành động
4. Củng cố:
- Hoàn thành bài tập.
5. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
E. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGiao an tu chon bam sat 10.doc