Giáo án Ngữ văn 11 - Bài Tôi yêu em - Đoàn thực tập sư phạm 2012 - Nguyễn Thị Thu Thủy

. Tác phẩm

a) Đề tài : Tình yêu

b) Hoàn cảnh ra đời

Lúc ở Petechbua năm 1828 Puskin ngỏ lời cầu hôn với một thiếu nữ xinh đẹp tên là Ô-lê-nhi-na nhưng không được đáp lại. Nên 1829 bài thơ ra đời bày tỏ tình cảm chân thành của nhà thơ.

c) Bố cục

Dựa trên 3 lần lặp điệp khúc “Tôi yêu em”, thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình.

Bài thơ chia thành 3 phần:

 Bốn câu đầu: những mâu thuẫn giằng xé.

 Hai câu giữa: nỗi khổ đau, tuyệt vọng.

 Hai câu cuối: sự cao thượng chân thành.

d) Cách xưng hô

- Cô, quý cô: xa cách, trang trọng.

- Tôi - em -> thể hiện mối quan hệ: vừa gần gũi, vừa xa cách; vừa tha thiết, đằm thắm lại vừa đơn phương, chưa trọn vẹn  Cách dùng từ tinh tế.

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Bài Tôi yêu em - Đoàn thực tập sư phạm 2012 - Nguyễn Thị Thu Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM	 Trường Đại học Sư phạm TPHCM
Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa	 Đoàn thực tập sư phạm 2012
GVHD: Nguyễn Phong Djinh	 Giáo sinh: Nguyễn Thị Thu Thủy
Lớp thực tập:	 Bộ môn: Ngữ văn
Bài: 	TÔI YÊU EM - Puskin
Tuần: Tiết: 
Mục đích, yêu cầu Giúp học sinh:
Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân thành, say đắm, vị tha, cao thượng.
Thấy được nét đặc sắc của thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế.
Chuẩn bị
GV: chuẩn bị giáo án, thiết bị, tư liệu
HS: chuẩn bị bài soạn, tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác và đối chiếu bản dịch nghĩa và dịch thơ.
Lên lớp
Ổn định
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy đọc đoạn thơ mà em tâm đắc nhất trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử). Em hãy nêu cảm nhận của bản thân về đoạn thơ đó.
Bài mới
Phương pháp: diễn giảng, thảo luận, so sánh, đối chiếu.
Lời giới thiệu:
Thơ tình – cũng như tình yêu – không quan trọng ở hình thức bề ngoài xinh đẹp hay ngôn từ bóng bẩy mà giá trị của nó nằm sâu trong cảm xúc chân thành của trái tim. Và những gì xuất phát từ trái tim sẽ đến với trái tim, những vần thơ, những tình yêu mộc mạc, giản dị nhưng sâu lắng, đậm đà sẽ làm rung động bao trái tim khác, tạo nên một sự cộng hưởng sâu xa nơi trái tim nhân loại. “Tôi yêu em” của Puskin là một bài thơ như thế. Chỉ tám dòng ngắn gọn, không từ ngữ hoa mỹ nhưng “Tôi yêu em” đã chinh phục người đọc ở tất cả những nơi nó có mặt. Vẻ đẹp và giá trị của “Tôi yêu em” đã vượt ra khoải biên giới nước Nga và trở thành sản phẩm tinh thần của mọi thời đại.
Hoạt động
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
? Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Pu-skin?
? Nội dung chính trong sáng tác của Pus-kin là gì? 
GV mời HS đọc bài thơ.
?Bài thơ “ Tôi yêu em” được viết theo đề tài gì? Em hãy nêu một vài bài thơ có cùng đề tài mà em biết?
?Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
?Em hãy cho biết kết cấu bài thơ có có gì đặc biệt? (Gợi ý: dựa vào một dấu hiệu hình thức). Từ đó ta có thể chia bố cục bài thơ làm mấy phần?
? Em nào có thể lí giải vì sao nhà thơ dùng cách xưng hô tôi - em, mà không phải là anh - em, tôi - cô? Điều đó cho ta hiểu thế nào về mối quan hệ giữa nhân vật tôi và cô gái?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích phần 1.
? Nhận xét về cách mở đầu bài thơ của tác giả? So với bản dịch nghĩa thì bản dịch thơ đã chuyển dịch hết ý nghĩa chưa?
HS: Đối chiếu với bản dịch nghĩa.
?Em có nhận xét gì về giọng điệu những câu thơ này?Nhận xét về ý nghĩa đặc biệt của các dấu câu?
Em hãy nêu nhận xét của em về tình cảm của nhân vật “tôi“?Bản dịch thơ sáng tạo ở một điểm, hãy phát hiện ra điều đó và nêu tác dụng của nó?
Qua đó, em cảm nhận được tình yêu của chàng trai là một tình yêu như thế nào? 
?Ở hai câu tiếp theo, mạch cảm xúc của chàng trai đã chuyển biến như thế nào? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó?
?Đứng trước tình cảm của “tôi” em đã tỏ thái độ như thế nào? Sự lựa chọn của “tôi” ra sao?Điều đó thể hiện phẩm chất gì của chàng trai?
? Theo em, ở đây nhân vật trữ tình đã bộc lộ mâu thuẫn gì?
?Từ sự chọn lựa như vậy, hãy trình bày suy nghĩ của em về quan niệm tình yêu mà nhà thơ đã đưa ra?
HS: Rút ra quan niệm tình yêu của tác giả.
GV: Liên hệ - HS tự giáo dục thông qua quan niệm tình yêu mà nhà thơ đã đưa ra.
HS: Tự liên hệ với bản thân.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích phần 2.
? Những tâm trạng nào đã được nhân vật trữ tình bộc lộ ở đây? Tại sao sau khi đã quyết định đè nén tình cảm, đến đây nhân vật trữ tình lại bộc lộ nhiều trạng thái cảm xúc đến như vậy?
Em suy nghĩ như thế nào về “lòng ghen”? Lời tự nhận như vậy bộc lộ tâm trạng như thế nào của chàng trai?
?Em hãy tìm một số bài ca dao cũng thể hiện cung bậc cảm xúc của tình yêu?
HS: Tái tạo kiến thức.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS phân tích phần 3.
?Hai câu thơ cuối đã thể hiện phẩm chất gì trong tình yêu?
?Nhà thơ đã cầu chúc điều gì đến người mình yêu. Qua lời cầu chúc đó em có suy nghĩ gì về nhân vật trữ tình?
HS: Suy nghĩ.
?Tại sao có thể nói lời chúc của bài thơ là bất ngờ và hàm chứa nhiều ý vị? Những ý vị đó là gì
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tổng kết
? Nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
? Quan niệm về tình yêu của Puskin thể hiện qua toàn bài?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
A.X. Puskin (1799 - 1837)
- Xuất thân trong một gia đình quý tộc ở Maxcơva à Sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ => đấu tranh chống Nga hoàng.
- Sáng tác của Pu-skin thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu, là một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết
- Sự nghiệp đồ sộ, nhiều thể loại. Bút pháp linh hoạt, tinh tế => Đưa văn học trữ tình và hiện thực Nga lên một tầm cao mới.
- Không chỉ là một thi sĩ lừng danh với hơn 800 bài thơ trữ tình, Puskin còn nổi tiếng với những tác phẩm: Ep-ghê-nhi-ô-nê (tiểu thuyết bằng thơ), Kỵ sĩ rồng (trường ca), Con đầm Pích ( truyện ngắn)
- Các đánh giá: Là “Mặt trời của thi ca Nga”, là “Mùa xuân của văn học Nga”, “trong các tác phẩm của Puskin thể hiện tâm hồn Nga, cuộc sống Nga và con người Nga một cách chân thực nhất” (Gecxen)
2. Tác phẩm
a) Đề tài : Tình yêu
b) Hoàn cảnh ra đời
Lúc ở Petechbua năm 1828 Puskin ngỏ lời cầu hôn với một thiếu nữ xinh đẹp tên là Ô-lê-nhi-na nhưng không được đáp lại. Nên 1829 bài thơ ra đời bày tỏ tình cảm chân thành của nhà thơ.
c) Bố cục
Dựa trên 3 lần lặp điệp khúc “Tôi yêu em”, thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình.
Bài thơ chia thành 3 phần:
Bốn câu đầu: những mâu thuẫn giằng xé.
 Hai câu giữa: nỗi khổ đau, tuyệt vọng.
Hai câu cuối: sự cao thượng chân thành.
d) Cách xưng hô
- Cô, quý cô: xa cách, trang trọng.
- Tôi - em -> thể hiện mối quan hệ: vừa gần gũi, vừa xa cách; vừa tha thiết, đằm thắm lại vừa đơn phương, chưa trọn vẹn à Cách dùng từ tinh tế.
II. PHÂN TÍCH
1. Bốn câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé
- “Tôi (đã) yêu em”: Vừa là lời bày tỏ ngắn gọn, trực tiếp, giản dị, vừa là lời tự nhủ, khẳng định
+ Thì quá khứ àKhẳng định sự trường tồn của tình cảm.
+ Đại từ “em : nhà thơ dễ dàng bộc lộ tình yêu của mình + cách xưng “tôi”: giữ khoảng cách à tạo nên cách xưng hô vừa gần vừa xa àtinh tế.
- Giọng thơ: dè dặt, ngập ngừng.
+ Dấu(: )mang ý nghĩa diễn giải, thú nhận, trần tình, tình cảm của nhân vật trữ tình àlàm nhịp thơ đứt quãng, cảm xúc thơ dàn trãi, đứt quãng.
+ Dấu (;) ngắt câu thơ thành 2 ý thơ vừa đồng đẳng vừa đối lập.
- Ẩn dụ (ngọn lửa tình -> ngọn lửa tình yêu): à khẳng định tình yêu còn rạo rực trong trái tim nhân vật trữ tình, rất tha thiết, mãnh liệt.
- Chưa hẳn (đã tàn phai) cách nói phủ định à khẳng định tôi đã, đang và vẫn yêu em.
à Tiếng nói của trái tim chân thành về tình yêu chung thủy, vững bền của nhân vật trữ tình.
- “Nhưng”: hư từ chỉ sự tương phản đối lập: tình yêu của tôi – tình cảm của em (buồn phiền, bận lòng) àKhép lại việc thể hiện tình cảm ở 2 câu trên, mở ra thế giới suy tư lí trí + “Không”: hư từ phủ định à Lý trí kìm chế cảm xúc: dập tắt “ngọn lửa tình”, khẳng định sự tự nguyện từ bỏ tình cảm của mình
- Tình cảm><lí trí à sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng là một tiếng nói đầy trân trọng với “em”.
è Rõ ràng ở đây đang có một cái tôi tự soi vào chính tâm hồn mình, ở đó tính yêu vẫn chưa tắt hẳn, nhưng lại có một cía tôi khác hướng tới người mình yêu dùng lý trí để kìm chế cảm xúc.
® Quan niệm tình yêu: tình yêu phải có sự kết hợp giữa cảm xúc và lý trí. Tình yêu không có chỗ cho sự ép buộc. nó phải xuất phát từ tình cảm chân thành của cả hai phía. Trong tình yêu, tôn trọng người mình yêu cũng chính là tôn trọng chính bản thân mình.
2. Hai câu tiếp: Nỗi khổ đau, tuyệt vọng
Tôi yêu em/ âm thầm/ không hi vọng
Lúc rụt rè/ khi hậm hực lòng ghen
- Nhịp thơ ngắt, gấp gáp
- Cấu trúc: “lúc... khi”à trạng thái, cảm xúc tình yêu biến đổi dồn dập 
- “Tôi yêu em”: lần 2 à lí lẽ con tim không còn tuân theo mệnh lệnh của lí trí mà cảm xúc vẫn trào dâng, tha thiết.
- Từ diễn tả tâm trạng: âm thầm, không hi vọng, hâm hực, rụt rè, ghen => tình cảm đa sắc thái, mãnh liệt, tuôn trào.
- “Ghen”àmặt ích kỉ của tình yêu à tâm trạng nặng nề, u ám trong nhân vật trữ tình à nhân vật trữ tình rơi vào đáy sâu của nỗi đau khổ, dày vò, dằn vặt hành hạ.
	=> Hai câu thơ là lời giãi bày thành thực những cảm xúc của nhân vật trự tình đồng thời diễn tả nỗi tuyệt vọng của nhân vật trữ tình như rơi vào đáy sâu của nỗi khổ đau, dằn vặt.
3. Hai câu cuối: Sự cao thượng chân thành
- Tình yêu trải qua nhiều sắc thái nhưng cuối cùng vẫn là “chân thành, đằm thắm” 
- Tiết tấu: nhanh, gấp, tươi sáng hơn.
à tình yêu cháy sáng mạnh mẽ vượt lên trên nỗi buồn đau, sự u ám, lòng ghen tuông ích kỉ để hướng tới sự cao thượng, đẹp đẽ trong tâm hồn à mang đâm tính nhân văn.
- Đi ngược logic thông thường (sẽ cầu mong em cũng yêu tôi) àKhông chỉ là mong ước tốt đẹp, độ lượng gửi tới người mình yêu thay cho lời vĩnh biệt một tình yêu không thành mà còn mang những ý vị riêng: 
+ Lời cầu chúc chân thành: chúc em tìm được chân thành, đằm thắm nhất, mãnh liệt nhất, “như tôi đã yêu em”.
+ So sánh với một người khác: câu thơ còn có ý khẳng định, thách thức. Điều đó có nghĩa là: không có một ai yêu em như tôi đã yêu em!
 + Câu thơ còn là biểu hiện của một niềm hy vọng, một khát vọng thánh thiện giàu tính nhân văn: tình yêu chân thành lẽ nào không được đến đáp. Em cứ đi tìm, tôi vẫn đợi.
+ Lời giã biệt, khép lại một mối tình.
àCâu thơ đưa tình yêu lên ngôi, làm sáng chói nhân cách của nhân vật trữ tình: yêu tha thiết, mãnh liệt và trong sáng vô cùng, cao thượng vô cùng.
III. TỔNG KẾT
1.Nghệ thật:
- Dấu câu và các biện pháp tu từ thể hiện những cung bậc cảm xúc tromng tình yêu.
- Giọng thơ chuyển biến phù hợp với giọng của nhân vật trữ tình.
- Ngôn ngữ trang trọng, tinh tế, trong sáng, giản dị, sâu lắng.
2. Nội dung.
- Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, vị tha của Puskin.
- Quan niệm tình yêu của tác giả: tình yêu chân thành cao thượng, luôn hướng tới ngưới mình yêu, cầu chúc cho người mình yêu được hạnh phúc.
Củng cố:
- Hình thức 1: Em hãy diễn thành văn xuôi bài Tôi yêu em theo cách hiểu của mình trong 15 dòng.
- Hình thức 2: Trắc nghiệm
Câu 1. Bài thơ “Tôi yêu em” được sáng tác vào năm nào?
1928
1929
1930
1931
Câu 2: Bài thơ tôi yêu em là:
Hạnh phúc của người đang yêu
Lời trách người yêu
Lời giãi bày về một mối tình đơn phương không thành
Lời thề nguyền về tình yêu chung thủy
Câu 3. Cái hay, hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em là ở chỗ:
Ngôn từ trong sáng, giản dị
Vươn tới cái cao cả trong tâm hồn
Tôn vinh phẩm giá con người
Cả A, B, C
Dặn dò:
Học thuộc lòng bài thơ “Tôi yêu em” và phân tích bài thơ. Nắm được nội dung và nghệ thuật.
Đọc ít nhất 1 lần toàn bộ văn bản Người trong bao 
Tìm hiểu văn bản 
+ Tìm những từ ngữ, câu văn quan trọng trong chú thích, trong văn bản 
+ Nhân vật nào em thích? Nhân vật nào em ghét? Tại sao?
+ Chép ra cho đúng một câu văn mà em quan tâm nhất. Tại sao em lại chọn chi tiết đó?
Tham khảo:
- Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học Ngữ Văn 11, tập 2, H. Giáo dục, 2009.
- PGS. Trương Dĩnh, Thiết kế dạy học Ngữ Văn 11 theo hướng tích hợp, tập 2, H. Giáo dục, 2008.
- Hà Thị Hòa, Văn học Nga trong nhà trường, H.Giáo dục, 2009.
- Phạm Thị Phương, Giáo trình lịch sử văn học Nga, H. Đại học Sư phạm TPHCM, 2010.
Rút kinh nghiệm:
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn	Tp.HCM, ngày / tháng / năm 2012
	Giáo sinh ký tên
	Họ và tên:

File đính kèm:

  • docxtiet_92_Toi_yeu_em.docx