Giáo án Ngữ văn 11 - Tải Hào Kiệt

1. Tác giả:

- NHT là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch.

- Là người luôn khao khát viết được những tác phẩm có qui mô lớn, dựng lên được những bức tranh, những hình tượng hoành tráng về lịch sử bi hùng của dân tộc; khao khát nói lên những vấn đề có tầm triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.

2. Tóm tắt tác phẩm: sgk

3. Đặc điểm cơ bản của thể bi kịch:

- Xung đột bi kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn “không thể giải quyết được”, mọi khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến “sự diệt vong những giá trị quan trọng”.

- Nhân vật chính của bi kịch thường là những anh hùng, có say mê và khát vọng lớn lao, đồng thời đôi khi còn có cả những sai lầm trong hành động và suy nghĩ. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tình cảm nhân văn ở mỗi người.

 

doc158 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tải Hào Kiệt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u)
HĐ3: Củng cố: Về trật tự các về trong câu.
HĐ4: Dặn dò: Xem lại bài tập.
Chuẩn bị: “Bản tin”. 
I. Trật tự trong câu đơn
1. 
a. Không. (không phù hợp mục đích đe dọa)
b. Dồn trọng tâm thông báo vào cụm từ “rất sắc”, phù hợp mục đích đe dọa, uy hiếp Bá Kiến.
c. Ngữ cảnh này thì phù hợp: Mục đích chế nhạo; phủ định tác dụng của con dao -> đặt từ “nhỏ” ở cuối câu.
=> Mỗi tình huống giao tiếp, câu có một mục đích giao tiếp khác nhau.
Cần xác định trọng tâm thông báo để xác định trật tự sắp xếp phù hợp (phục vụ cho mục đích).
2. 
Cách A, phù hợp (tương tự bài 1)
3. 
a. Câu trước kể về sự kiện nên tập trung nêu thời gian, sau đó lầ lượt kể các chi tiết, diễn biến của sự kiện.
“Sáng hôm sau”: tiếp nối thời gian, liên kết với những câu trước.
b. Câu trước” Ai biết người nào đẻ ra Chí Phèo -> nên bắt đầu nêu chủ thể hành động, sau đó đến thời gian.
c. Do nhiệm vụ thông báo qui định.
Nó là phần phụ (NP) nhưng là phần tin mới, phần trọng tâm thông báo.
II. Trật tự trong câu ghép
1.a. Vế chính liên kết câu trước.
Vế phụ, đặt sau, liên kết câu sau, bổ sung, giải thích cho vế trước.
b. Phụ, bổ sung thông tin.
2. Chọn C.
Không phải là điều mới lạ chứa thông tin quan trọng, liên kết Ý câu sau.
Ngày soạn: 14.10
Tiết 56
Tuần 14
PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
I. Mục tiêu bài học:
 1. Có những hiểu biết đầu tiên về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, một loại hoạt động không thể thiếu trong xã hội văn minh.
 2. Nắm được một số kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, nhất là kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
 3. Thông qua việc học tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, thấy được sự cần thiết phải có thái độ khiêm tốn, nhã nhặn, biết chia sẻ, biết lắng nghe… trong giao tiếp với mọi người.
II. Tiến trình dạy học:
 1. Bài cũ:
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Tìm hiểu hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Kể lại một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp trong cuộc sống?
- Trong những hoạt động đó, người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để làm gì? 
 (Thảo luận)
- Một xã hội thực sự dân chủ, văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoạt động phỏng vấn? Đúng – Sai? Vì sao?
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn.
- Có thể chia quá trình phỏng vấn ra làm mấy giai đoạn?
- Nếu được giao nhiệm vụ phỏng vấn, em cần chuẩn bị những gì?
 (Thảo luận)
(máy, sổ….)
Lưu ý: Các đối tượng trên gắn bó với nhau, quy định lẫn nhau.
VD: Đối tượng phải phù hợp mục đích, chủ đề.
- Nhưng hỏi như thế nào để đạt được mục đích. Tìm hiểu các VD sgk, trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận các câu hỏi sgk và lần lượt trả lời.
- GV chốt lại ý kiến.
- HS thảo luận câu hỏi sgk.
- GV chốt ý kiến.
HĐ3: Tìm hiểu yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn.
- Xác nhận kết luận trong phần đầu mục III.
- Dựa vào VD sgk, làm thế nào để câu trả lời gây được ấn tượng tốt cho người nghe?
VD sgk: thông minh, dễ hiểu.
HĐ4: Củng cố: Em nắm được những điều gì về bài học này?
HĐ5: Dặn dò: Học bài.
Chuẩn bị:Ôn tập văn học.
I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn:
- Mục đích: thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa.
- Tôn trọng và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng là biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh.
II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn:
1. Chuẩn bị phỏng vấn:
a. – Người phỏng vấn.
- Người trả lời phỏng vấn.
- Mục đích phỏng vấn
- Chủ đề phỏng vấn.
- Phương tiện phỏng vấn.
b. Câu hỏi phải khai thác được nhiều thông tin cần thiết và phải:
- Ngắn gọn, rõ ràng.
- Phù hợp mục đích, đối tượng phỏng vấn.
- Làm rõ chủ đề.
- Liên kết với nhau và được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Cần tránh những câu hỏi mà người trả lời chỉ cần đáp có/không; đúng/sai.
2. Tiến hành phỏng vấn:
a. Phải biết lắng nghe, đưa thêm câu hỏi nhằm:
- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.
- Lái người trả lời phỏng vấn trở lại chủ đề, nếu thấy họ có dấu hiệu “lạc đề”.
- Gợi mở để người trả lời phỏng vấn có thể nêu ý kiến rõ hơn.
b. Cần có thái độ đồng cảm, tránh chạm vào những vấn đề làm cho người trả lời phỏng vấn không vui.
c. Kết thúc phỏng vấn, cần nhớ cảm ơn người trả lời phỏng vấn.
3. Biên tập sau phỏng vấn:
- Kết quả phỏng vấn phải được trình bày trung thực.
- Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn.
III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn:
- Phải nêu trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về điều được hỏi với thái độ thẳng thắn, chân thành.
- Câu trả lời còn phải được trình bày hấp dẫn.
* Luyện tập
2. Thành thật chỉ ra điểm yếu. Chỉ ra luôn cách thức mà bạn đã biến điểm yếu đó thành điểm mạnh.
-> khả năng biết mình, biết người và năng lực của bạn trong việc cải thiện bản thân.
Ngày soạn: 1810
Tiết 567,58
Tuần 15
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
I. Mục tiêu bài học
 1. Nắm vững và hệ thống hóa những tri thức cơ bản về VHVN hiện đại và VHNN đã học trong chương trình Ngữ văn 11, trên 2 phương diện lịch sử và thể loại.
 2. Rèn luyện, nâng cao tư duy phân tích và tư duy khái quát, kĩ năng trình bày vấn đề một cách có hệ thống.
II. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp
 2. KT bài cũ(tiết trước luyện tập, không KT)
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
- Xác định các bộ phận, các xu hướng của VHVN hiện đại? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, xu hướng đó?
Nêu rõ nguồn gốc của sự phát triển đó?
- Tiểu thuyết hiện đại khác tiểu thuyết trung đại như thế nào?
- Phân tích tình huống trong các truyện Vi hành, Tinh thần thể dục, Chữ người tử tù, Chí Phèo.
- Những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong HPCMTG.
- Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong VBCTĐ?
Dặn dò: Nắm nội dung bài
Chuẩn bị: THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN.
1. Gồm 2 bộ phận: với các xu hướng:
- Công khai: 
 + Lãng mạn: bất hòa, bất lực trước chế độ - ước mơ -> Ý thức cá nhân phát triển.
 + Hiện thực: lí giải hiện thực xã hội -> nhân đạo.
- Không công khai: 
Thơ văn CM, sáng tác trong tù.
* Nguyên nhân: 
- Bối cảnh xã hội.
- Sự vận động của văn học.
- Vai trò của tầng lớp trí thức.
2. Tiểu thuyết hiện đại: tính cách nhân vật là trung tâm, đi sâu đời sống nội tâm, không theo thời gian, lời văn tự nhiên, nhiều kiểu kết thúc….
Tiểu thuyết trung đại: đề tài mượn từ TQ, cốt truyện dựa theo TQ (li kì, hấp dẫn), kết cấu chương hồi công thức (gặp gỡ, li biệt, đoàn tụ), kết thúc có hậu, kể theo thời gian, nhân vật được phân tuyết rạch ròi (trung – nịnh…)
3. Tình huống: là vấn đề then chốt cảu nghệ thuật truyện ngắn; tài năng của nhà văn được thể hiện qua việc sáng tạo tình huống độc đáo.
- Vi hành: tình huống nhầm lẫn.
-> bình phẩm thoải mái.
-> giữ thái độ khách quan của người kể…
-> KĐ trửo nên lố bịch hơn.
- Tinh thần thể dục: tình huống trào phúng.
Mục đích tốt đẹp.
Thực chất là tai họa.
- Chữ người tử tù: Tình huống éo le.
Gặp gỡ trong tư thế thù địch.
Cho chữ trong ngục.
- Chí Phèo: tình huống bi kịch.
Khát vọng sống lương thiện.
Bị cự tuyệt quyền làm người.
5. Nghệ thuật trào phúng của VTP:
- Phát hiện mâu thuẫn và tạo dựng tình huống trào phúng độc đáo: Hạnh phúc trong tang gia.
- Nghệ thuật miêu tả đám tang: ngôn ngữ mỉa mai chơi chữ, so sánh độc đáo bất ngờ.
6. Mâu thuẫn chưa được giải quyết triệt để -> quan điểm nghệ thuật lơ lửng.
Muốn giải quyết mâu thuẫn phải nhờ vào lịch sử, sự giác ngộ của người nghệ sĩ và nhân dân.
(Nghệ thuật phải đứng về phía nhân dân, chống cái xấu)
Ngày soạn: 22.10
Tiết 59
Tuần 15
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu bài học
 1. Củng cố và nâng cao những hiểu biết về cấu tạo và cách sử dụng của một số kiểu câu thường dùng trong văn bản tiếng Việt.
 2. Biết phân tích., lĩnh hội một số kiểu câu thường dùng, biết lựa chọn kiểu câu thích hợp để sử dụng khi nói và viết.
II. Tiến trình dạy học
 1. Bài cũ:
 2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: Hướng dẫn HS thực hành dùng kiểu câu bị động.
- Đọc bài tập 1 sgk.
- GV gợi ý:
 + Nhắc lại mô hình câu bị động, chủ động.
BĐ: Đối tượng của hành động – Đối tượng bị động – chủ thể của hành động – Hành động.
CĐ: Chủ thể hành động – Hành động – Đối tượng của hành động.
 + Trả lời yêu cầu bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
- Trả lời yêu cầu bài tập 2.
HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành dùng kiểu câu có khởi ngữ.
- HS đọc bài tập sgk.
- Nêu yêu cầu bài tập 1?
- Gợi ý: 
 + Nhớ lại khái niệm, đặc điểm khởi ngữ.
 . Là thành phần câu, nêu đề tài của câu.
 . Đặc điểm: Đứng đầu câu. 
 Tách biệt với phần còn lại của câu bằng từ “thì”, “là”, dấu phẩy (,).
 Trước khởi ngữ có thể có hư từ: còn, về, đối với…
 + Trả lời yêu cầu bài tập.
- Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trổng trong đoạn văn sau.
- Xác định và phân tích đặc điểm của khởi ngữ.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập thực hành về dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống.
- Đọc bài tập 1 sgk, nêu yêu cầu.
- HS lần lượt trả lời các yêu cầu.
- Lựa chọn câu điền vào chỗ trống, giải thích sự lựa chọn đó?
- Xác định trạng ngữ chỉ tình huống?
HĐ5: Dặn dò: Nắm nội dung bài.
Soạn “ LT phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”.
I. Dùng kiểu câu bị động:
1.
a. Câu BĐ: “Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả”.
b. Câu CĐ: “Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả”.
c. Nhận xét: không nối tiếp ý và hướng triển khai Ý của câu đi trước (đang nói về hắn).
2. Câu BĐ: “Đời hắn chưa….đàn bà”.
Tác dụng: Tạo sự liên kết ý với câu đi trước.
II. Dùng kiểu câu có khởi ngữ
1.
a. Câu có khởi ngữ:
“Hành thì nhà thị may lại còn”.
b. So sánh với câu: Nhà thị may lại còn hành.
-> Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước (nhờ gạo - hành).
2. 
Chọn C, vì các câu đều nói về “tôi”.
 B: câu bị động -> nặng nề.
 D: không có lời dẫn trực tiếp.
3.
a. Tự tôi: khởi ngữ.
- Đầu câu, trước chủ ngữ.
- Có quãng ngắt (,) sau khởi ngữ.
- Tác dụng: nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng với điều đã nói trong câu trước (đồng bào tôi).
b. Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc: khởi ngữ.
- Đầu câu, trước chủ ngữ (ấy).
- Có quãng ngắt (,) sau khởi ngữ.
- Tác dụng: nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng với điều đã nói trong câu trước (tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu).
III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống:
1. 
a. Đầu câu.
b. Cụm động từ.
c. Nhận xét: Trở thành câu có 2 vị ngữ (cùng là cụm động từ, cùng biểu hiện hành động của một chủ thể).
Viết theo kiểu câu có một cụm động từ trước chủ ngữ thì câu nối tiếp ý rõ ràng hơn với câu đi trước.
2. Phương án C. (có trạng ngữ chỉ tình huống)
A: khi -> sự việc câu này và câu trước xa nhau.
B: câu có 2 cụm chủ - vị, lặp lại chủ ngữ không cần thiết, gây cho câu văn ấn tượng nặng nề.
D: câu có 1 chủ ngữ, 2 vị ngữ không tạo được mạch liên kết ý chặt chẽ với câu trước.
3.
 a. Trạng ngữ chỉ tình huống: “Nhận…đường”.
b. Phân biệt tin thứ yếu với tin quan trọng.
IV. Tổng kết về việc sử dụng 3 kiểu câu trong văn bản:
1. Chủ ngữ trong câu BĐ, KN và TN chỉ tình huống thường đứng ở đầu câu.
2. Các thành phần trên thường thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết từ những câu đi trước hay một thông tin không quan trọng.
3. Vì vậy, việc sử dụng những kiểu câu trên có tác dụng liên kết ý, tạo sự mạch lạc trong văn bản.
Ngày soạn: 26.10
Tiết 60
Tuần 15
LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
I. Mục tiêu bài học:
 - Củng cố những kiến thức đã học về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
 - Vận dụng được những kiến thức đó vào một tình huống phỏng vấn và trả lời phỏng vấn cụ thế.
 - Tiến bộ hơn trong cách sử dụng ngôn ngữ và trong giao tiếp, nói năng.
II. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp
 2. KT bài cũ:
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HĐ1: HS thảo luận nhóm. Nội dung:
- Thống nhất chủ đề.
- Nhất trí về đối tượng và mục đích phỏng vấn.
- Trao đổi kĩ về hệ thống câu hỏi.
HĐ2: HS trình bày
- Các nhóm trình bày chủ đề.
- GV chỉ định người phỏng vấn.và người trả lời (hay HS tình nguyện).
- HS góp Ý, đánh giá.
HĐ3: Rút kinh nghiệm.
- Ưu khuyết chung là gì?
- Hướng phấn đấu của chúng ta?
HĐ4: Dặn dò: Tiết sau ôn tập phần Tiếng Việt.
- HS thảo luận về các nội dung trong phần chuẩn bị sgk.
- Trình bày kết quả chuẩn bị.
 Nhận xét, đánh giá.
- Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 28.10
Tiết 61,62
Tuần 16
	ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS củng cố kiến thức về tiếng Việt qua những bài đã được học trong chương trình tiếng Việt lớp 11.
II. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp
 2. KT bài cũ: Tiết ôn tập, không KT
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
GV hướng dẫn học sinh ôn tập dựa vào các tiết tiếng Việt trong chương trình.
Chuẩn bị bài cho kỳ KT học kỳ I
Bài 1:Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội
Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân
Bài 2: Thực hành về thành ngữ, điển cố.
Bài 3: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
Bài 4: Ngữ cảnh.
Khái niệm
Các nhân tố của ngữ cảnh
Nhân vật giao tiếp
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
Văn cảnh
Vai trò của ngữ cảnh
Bài 5: Phong cách ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ báo chí
Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
Bài 6: Bản tin
Mục đích, yêu cầu của bản tin
Cách viết bản tin
Bài 7: Thực hành về lự chọn trật tự các bộ phận trong câu
Trật tự trong câu đơn
Trật tự trong câu ghép
Bài 8: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
1. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
2. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn
Ngày soạn: 02.12 LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
Tuần: 17 (Xuất dương lưu biệt) Phan Bội Châu 
Tiết: 65 
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
 1. Kiến thức:
 - Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.
 - Giọng thơ tâm huyết, sôi sục đầy lôi cuốn.
 2. Kĩ năng:
 Đọc hiểu thơ thất ngôn đường luật theo đặc trưng thể loại.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục lòng yêu nước, tự cường dân tộc.
B/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: SGK, SGV, ...
C/ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Thảo luận, diễn giảng, đọc sáng tạo, tích hợp...
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp – KTSS
 2. KTBC:
 3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu cần đạt
Trình bày những nét chính về tác giả Phan Bội châu?
Đọc diễn cảm phần phiên âm và dịch thơ.
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Nêu thể loại, bố cục, chủ đề của tác phẩm?
Chia 4 nhóm thảo luận: phân tích ND và NT của hai câu thơ ?
Gọi nhóm 1 trình bày
Tìm một số câu thơ nói về quan niệm làm trai? Qniệm của PBC có gì đặc biệt?
Nhận xét ND của nhóm 1, chốt ý chính cho HS ghi bài
Gọi nhóm 2 trình bày
Nhận xét ND của nhóm 2, chốt ý chính cho HS ghi bài
Gọi nhóm 3 trình bày
Nhận xét ND của nhóm 3, chốt ý chính cho HS ghi bài
Gọi nhóm 4 trình bày
Nhận xét ND của nhóm 4, chốt ý chính cho HS ghi bài
Nêu tổng kết bài thơ?
 Tiểu dẫn.
 Xem tiểu dẫn.
 TNBCĐL, bố cục Đ,T,L,K.
 Thảo luận nhóm.
 Đại diện trình bày.
 Hs nhớ lại các bài thơ đã học.
 Đại diện trình bày
 Đại diện trình bày
 Đại diện trình bày
 Đọc ghi nhớ
I/ Tìm hiểu chung.
1. Tác giả – tác phẩm:
- Phan Bội Châu ( 1867 – 1940) tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, bút danh: Thị Hán, Độc Tỉnh Tử quê tỉnh Nghệ An.
- Là một trong những thành viên sáng lập Duy Tân hội, là nhà yêu nước và cách mạng.
- Là nhà văn khơi dòng cho thể loại văn chương trữ tình – chính trị.
* Tác phẩm chính: (SGK)
2. Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”:
a. Hoàn cảnh sáng tác
 Năm 1905 trước lúc lên đường sang Nhật Bản để từ giã bạn bè, đồng chí ông làm bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”
b. Chủ đề:
 Bài thơ thể hiện chí làm trai, tư thế hăm hở, quyết tâm và ý tưởng mới mẻ, tiến bộ của PBC
II/ Đọc hiểu văn bản
1. Hai câu đề: Chí làm trai.
- Quan niệm làm trai mới mẻ: “Làm trai phải lạ ở trên đời” phải làm chuyện lạ, hiếm, phải sống phi thường, hiển hách, dám mưu đồ việc lớn, kinh thiên động địa, xoay chuyển càn khôn chứ không buông xuôi theo số phận để tự khẳng định mình và vươn tới lí tưởng xã hội cao cả.
- Nghệ thuật : Xây dựng hình ảnh kì vĩ, sống động. “Há để … dời” Tư tưởng táo bạo, quyết liệt, mới mẻ, tạo cho con người một tư thế khỏe khoắn, ngang tàng, ngạo nghễ dám thách thức càn khôn mang tầm vũ trụ.
2. Hai câu thực: Ý thức về cái tôi đầy tinh thần trách nhiệm.
- Giọng khẳng định sảng khoái “Trong khoảng trăm năm cần có tớ”: cuộc thế trăm năm cần có tớ nhưng 
không phải để hưởng lạc mà để cống hiến cho đời, 
để đáng mặt nam nhi, lưu danh thiên cổ ý thức về “cái tôi” đầy tinh thần trách nhiệm, tự tin, bản lĩnh.
- Nêu câu hỏi “Sau này muôn thuở há không ai?” khẳng định quyết liệt, khát vọng phát huy hết tài năng, chí khí cống hiến cho đời; giục giã, khuyến khích, thức tỉnh ý thức trách nhiệm của thời đại.
- Đối lập, tăng cấp Sức mạnhcủa niềm tin và khát vọng cống hiến.
3. Hai câu luận : Hoàn cảnh thực tế của đất nước và tư tưởng thời đại tiến bộ.
- Tác giả đặt ra lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, của dân tộc trong hoàn cảnh thực tế với nỗi đau xót, uất hận “non sông đã chết” và quyết liệt “sống thêm nhục” ý chí gang thép của nhà cách mạng.
- Đối mặt với cả nền học cũ để nhận thức một chân lí, phủ định cách học cũ, lạc hậu “hiền thánh còn đâu học cũng hoài”: sách vở thánh hiền chẳng ích gì trong buổi nước mất nhà tan, nếu cứ khư khư ôm giữ chỉ là ngu thôi nhận thức sáng suốt, táo bạo và dũng khí, tư tưởng thời đại tiến bộ của một tấm lòng yêu nước nồng cháy. 
- Nhịp thơ 4 / 3 thái độ táo bạo dám đối mặt với thực tế.
4. Hai câu kết : Tư thế và khát vọng buổi lên đường.
- Tác giả mong muốn đuổi theo cơn gió lớn qua biển Đông, tìm ra con đường mới cho lịch sử đất nước, tìm ra trường hoạt động mới để thân nam nhi được thỏa chí bình sinh “Muốn vượt … ra khơi” Khát vọng, tư thế hăm hở muốn lao ngay vào trường hoạt động mới, bay lên cùng những đợt sóng đại dương lí tưởng sống, hoài bão, ước mơ.
- Hình ảnh lớn lao, lãng mạn, hào hùng, đầy chất sử thi “bể đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc” bức tranh hoành tráng mà hài hòa bầu nhiệt huyết của người chiến sĩ cách mạng được chấp đôi cánh thiên thần bay lên khỏi thực tại tối tăm, khắc nghiệt, vươn ngang tàm vũ trụ. 
III/ Tổng kết ( ghi nhớ)
 4. Củng cố: Nhận xét về những yếu tố taọ nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ?
 5. Dặn dò: học thuộc lòng bài thơ phần phiên âm và dịch thơ
 Chuẩn bị bài: Nghĩa của câu
Ngày soạn: 02.12 NGHĨA CỦA CÂU
Tuần: 17 
Tiết: 66 
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết và phân tích nghĩa sự việc trong câu.
 - Tạo câu thể hiện nghĩa sự việc. 
 - Phát hiện và sữa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
 3. Thái độ:
 - Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: SGK, SGV, ...
C/ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:quy nạp, phát vấn, tổng hợp..
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp – KTSS
 2. KTBC : Phân tích hai câu đề và hai câu thực bài “XDLB”?
	 Phân tích hai câu luận và hai câu kết bài “XDLB”?
 3. Giới thiệu bài mới
Hđ của thầy
Hđ của trò
Yêu cầu cần đạt
Hãy đọc và phân tích ngữ liệu bài tập 1/6.
Hướng dẫn về làm câu b tương tự a.
Cho HS tham khảo Vd ở câu 2. 
Thế nào là nghĩa sự việc? Nghĩa sự việc còn có tên gọi nào khác?
Chia nhóm thảo luận: PT các trường hợp biểu hiện sự việc ở các câu? (SGK)
Đọc bài tập 1 phần luyện tập và thảo luận các vấn đề:
- Xác định số lượng sự việc trong mỗi câu?
- Xác định ĐT / TT biểu hiện?
Nhận xét, đánh giá.
Đọc bài tập 2 phần luyện tập và trả lời câu hỏi .
Đọc bài tập 3 phần luyện tập và trả lời.
 Thảo luận, thống nhất:
- “Sự việc … nhỏ”
- Câu a: phỏng đoán nhưng chưa tin tưởng chắc chắn- phđoán có độ tin cậy cao.
 SGK, tên khác: nghĩa miêu tả, nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề
 Thảo luận, đại diện nhóm trả lời
 Thảo luận, đại diện trả lời
 Thảo luận, đại diện trả 

File đính kèm:

  • docgiao an BT11.doc
Giáo án liên quan