Giáo án Ngữ văn 11 - Tiểu sử tóm tắt - Đỗ Trung Nguyên

* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách viết tiểu sử tóm tắt.

GV: Gọi một HS đọc văn bản “Lương Thế Vinh” (SGK, trang 54)

GV: Tổ chức cho lớp thảo luận nhóm, cách thức 2 bạn trong một bàn sẽ là một nhóm và ghi câu trả lời vào phiếu học tập, trong thời gian 3 phút. Sau đó sẽ gọi một nhóm bất kì trả lời

 Câu hỏi thảo luận: Em hãy trình bài những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp Lương Thế Vinh?

 Gợi ý:

+ Nhân thân

+ Đóng góp

+ Đánh giá chung

Hết thời gian thảo luân, GV: yêu cầu HS một nhóm bất kì trình bài sản phẩm của nhóm, nhóm còn lại theo giỏi nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét phần trình bài của hs.

GV: Phân tích tính chân thực cụ thể của tài liệu được chọn?

GV: Nhận xét, bổ sung.

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiểu sử tóm tắt - Đỗ Trung Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT ĐỖ CÔNG TƯỜNG
GVHD: Lê Thị Hằng
SVTT: Đỗ Trung Nguyên
Lớp: ĐHSVAN12A
MSSV: 0012411055
Tuần:	
Tiết:
TIỂU SỬ TÓM TẮT
I Mục tiêu cần đạt:
Kiên thức:
Mục đích, đặc điểm của tiểu sử tóm tắt.
Yêu cầu viết bản tiểu sử tóm tắt.
Cách viết tiểu sử tóm tắt.
Kỹ năng:
Tìm hiểu tiểu sử của một số tác giả đã học ở phần Văn học.
Viết tiểu sử tóm tắt của một số nhân vật.
Thái độ:
Có ý thức trân trọng, chân thực khi viết Tiểu sử tóm tắt.
II Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK,SGV, giáo án, đồ dùng dạy học.
Học sinh: SGK, vở soạn, vở học, dụng cụ học tập.
III Phương pháp dạy học:
Phương pháp vấn đáp gợi tìm, diễn dịch, quy nạp, nêu vấn đề, phát vấn kết hợp với diễn giảng.
IV Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Em hãy đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Từ ấy”?
Câu hỏi 2: Qua khổ thơ 1, em có cảm nhận gì về tâm trạng của nhà thơ Tố Hữu?
Gợi ý: Niềm vui sướng, hạnh phúc, say mê khi bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng.
Giới thiệu bài mới:
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường tiếp xúc với các văn bản tiểu sử tóm tắt. Có thể là một mẫu tin trên truyền hình, một bài báo, hay quen thuộc hơn là phần tiểu dẫn về một tác giả trong SGK Ngữ văn...Tuy nhiên,chúng ta chỉ nghe và đọc lướt qua chứ chưa tìm hiểu sâu nó được sử dụng trong hoàn cảnh nào, có tác dụng gì, yêu cầu thế nào, cách viết ra sao...Bài học hôm nay sẽ mang lại cho các em những kiến thức đó, giúp cho các em có thể viết một văn bản tiểu sử tóm tắt bất kì lúc nào, đồng thời giúp các em có thể phân biệt tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác.
Bài mới
Thời gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung lưu bảng
15 phút
20 phút
5 phút
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
GV: Căn cứ vào sgk trang 53 một em cho cả lớp biết “tiểu sử tóm tắt” là gì? 
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Căn cứ vào SGK một em cho cả lớp biết TSTT được viết nhằm mục đích gì?
GV: Nhận xét và bổ sung
GV: Để viết một bản tiểu sử tóm tắt cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào?
GV: Nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách viết tiểu sử tóm tắt.
GV: Gọi một HS đọc văn bản “Lương Thế Vinh” (SGK, trang 54)
GV: Tổ chức cho lớp thảo luận nhóm, cách thức 2 bạn trong một bàn sẽ là một nhóm và ghi câu trả lời vào phiếu học tập, trong thời gian 3 phút. Sau đó sẽ gọi một nhóm bất kì trả lời
 Câu hỏi thảo luận: Em hãy trình bài những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp Lương Thế Vinh?
 Gợi ý:
Nhân thân
Đóng góp
Đánh giá chung
Hết thời gian thảo luân, GV: yêu cầu HS một nhóm bất kì trình bài sản phẩm của nhóm, nhóm còn lại theo giỏi nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét phần trình bài của hs.
GV: Phân tích tính chân thực cụ thể của tài liệu được chọn?
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Để chuẩn bị khi viết tiểu sử tóm tắt, các em phải chuẩn bị tài liệu gì?
GV: Yêu cầu Hs xem lại VB Lương Thế Vinh sau đó trả lời câu hỏi: Văn bản trên gồm có bao nhiêu đoạn, nội dung từng đoạn? chúng được sắp xếp ra sao?
GV: Qua khảo sát ví dụ trên một em cho cả lớp biết một văn bản Tiểu sử tóm tắt gồm có mấy phần? Đó là những phần nào? Nội dung của từng phần?
GV: Nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3 : Tổ chức cho Hs làm bài tập
Bài tập 1: GV tổ chức cho Hs trả lời nhanh câu hỏi
Bài tập 2: GV hướng dẫn hs làm bài tập 2.
HS:Căn cứ vào SGK trả lời.
HS:Giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệpcủa người cần nói đến.
HS:Cần đảm bảo số liệu mốc thời gian, thành tích đóng góp; lời văn cô động, trong sáng
HS: Đọc ngữ liệu
HS: Thảo luận, và trình bài trên phiếu học tập của các nhóm.
HS: Căn cứ vào phần VB Lương Thế Vinh và trả lời
HS: suy nghĩ và trả lời
HS: Một VB tiểu sử tóm tắt có 4 phần.
HS: Làm bài tập
HS: Làm bài tập.
Mục đích, yêu cầu viết tiểu sử tóm tắt
Khái niệm tiểu sử tóm tắt
 Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.
Mục đích
Giới thiệu cho người đọc, người nghe hiểu những nét chính về một con người ( Cuộc đời, sự nghiệp)
Yêu cầu
Thông tin khách quan, chính xác về người được nói tới:
Số liệu, mốc thời gian.
Thành tích, đóng góp nổi bật.
Nội dung và độ dài của VB phù hợp với mục đích viết.
Văn phong:
Cô động, trong sáng.
Không sử dụng các biện pháp tu từ.
Cách viết tiếu sử tóm tắt
Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt
Đọc ngữ liệu (SGK)
Phân tích ngữ liệu
* Tóm tắt những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp Lương Thế Vinh:
Nhân thân: Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghi, hiệu Thụy Hiên, quê gốc ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, tỉnh Nam Định.
Đóng góp:
Toán hoc: Biên soạn cuốn “ Đại thành toán pháp”
Văn học nghệt thuật: “Hí phường phả lục”.
Ngoài ra dạy dân chúng dung thuốc nam chữa bệnh.
Đánh giá chung: là người có tài, “Kinh bang tái thế”, con người “tài hoa, danh vọng vượt bậc”.
* Tính chân thực, cụ thể:
Ghi rõ họ, tên, quê quán, các mốc thời gian.
Dẫn chứng cụ thể.
Đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan. 
* Công tác chuẩn bị khi viết TSTT:
Sưu tầm những tài liệu tiêu biểu có liên quan đến đối tượng cần giới thiệu.
Các tài liệu đó phải mang tính cụ thể, chính xác toàn diện.
Viết tiểu sử tóm tắt
 Một VB tiểu sử tóm tắt gồm có 4 phần:
Giới thiệu khái quát nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn)
Giới thiệu ngắn gọn lĩnh vực hoạt động xã hội (làm gì, ở đâu?)
Đóng góp, thành tựu đạt được.
Đánh giá chung.
III . Luyện tập
Bài tập 1:
Trường hợp cần viết tiểu sử: c,d.
Bài tập 2:
* Giống nhau: Đều có thể viết một nhân vật nào đấy.
* Khác nhau: 
Điếu văn: Viết về người đã qua đời để đọc trong lễ truy điệu(có tình cảm, sự tiếc nuối, rung cảm, lời chia buồn)
Sơ yếu lí lịch: Bản thân tự viết theo mẫu sẵn, còn tiểu sử tóm tắt do người khác viết và tương đối linh hoạt.
Thuyết minh:Đối tượng thuyết minh rộng hơn(người, vật, cảnh, tác phẩm...) và có yếu tố cảm xúc còn tiểu sử tóm tắt chỉ có đối tượng con người.
5. Củng cố
Mục đích, yêu cầu tiểu sử tóm tắt.
Cách viết tiểu sử tóm tắt.
6. Dặn dò
Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập còn lại.
Học sinh phải học bài cũ
Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm loại hình tiếng việt
Những điều bổ sung
.
 Cao lãnh, Ngày tháng năm 2016	
 NHẬN XÉT GVHD 	SINH VIÊN THỰC TẬP
Lê Thị Hằng	 Đỗ Trung Nguyên

File đính kèm:

  • docxTuan_24_Tieu_su_tom_tat.docx
Giáo án liên quan