Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

I. Mục đích yêu cầu:

- HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn.

- Tìm các tiếng có chứa uô, ua trong bài vă và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua; tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.

II. Hoạt động daỵ học.

1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS nêu lại mô hình cấu tạo tiếng và quy tắc viết dấu thanh cho các âm tiết như: biển, việt, bìa.

2. Dạy – học bài mới:

- Giới thiệu bài - ghi đề lên bảng.

HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả.

- Gọi 1 HS đọc bài: Một chuyên gia máy xúc ( từ”Qua khung cửa giản dị, thân mật”) (ở SGK/45).

-Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả và đọc kĩ các từ: khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, chất phác.

-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ: khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, chất phác.

- GV nhận xét các từ HS viết.

 

docx22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho HS tìm hiểu đề (xác định cái đã cho, cái phải tìm).
-Yêu cầu HS làm bài, GV theo dõi HS làm và giúp đỡ các HS còn lúng túng. 
- GV hướng dẫn HS suy luận từ câu hỏi của bài toán: muốn biết số quyển vở sản suất được ta phải biết số giấy vụn hai trường thu được và số giấy đó gấp 2 tấn mấy lần thì số quyển vở sản suất được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- GV nhận xét và chốt lại cách giải.
Bài 3: -Yêu cầu HS đọc đề bài xác định cái đã cho và cái phải tìm.
-Yêu cầu HS làm bài, GV theo dõi HS làm và giúp đỡ các HS còn lúng túng bằng cách: Muốn tìm diện tích mảnh vườn ta phải tính diện tích từng mảnh nhỏ rồi cộng lại.
- GV nhận xét và chốt lại cách giải.
4. Củng cố: - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
 	Về nhà làm bài 2 SGK, chuẩn bị bài tiếp theo.
Kể chuyện ( tiết 5 ) : 
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. MỤC TIÊU 
- Kể lại được câu chuyện đ nghe, đ đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh ; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 II. CHUẨN BỊ: GV và HS: Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hòa bình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
1. Kiểm tra bài cũ: - HS kể lại 2-3 đoạn của câu chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. 
2. Dạy – học bài mới:
- GV giới thiệu bài: - GV ghi đề lên bảng.
HĐ 1: Tìm hiểu đề:
- Gọi 1 em đọc đề bài.
H: Đề bài yêu cầu gì? (kể chuyện). Câu chuyện đó ở đâu? (được nghe hoặc đã đọc).Câu chuyện nói về điều gì? (ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh). – GV kết hợp gạch chân dưới các từ trọng tâm ở đề bài 
HĐ 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu 1HS đọc gợi ý 1;2 SGK/ 48, cả lớp đọc thầm và nêu câu chuyện mà mình chọn (nếu HS chọn chưa đúng câu chuyện GV giúp HS chọn lại chuyện phù hợp).
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời:
H: Em hãy nêu trình tự kể một câu chuyện? 
- GV chốt: 
 * Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên nhân vật chính trong chuyện, người đó làm gì?). 
 * Kể diễn biến câu chuyện (kể theo trình tự từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, tập trung vào tình tiết yêu hòa bình, chống chiến tranh). 
 	* Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện (hay nhân vật chính trong chuyện).
- GV chia HS theo nhóm 2 em kể chuyện cho nhau nghe sau đó trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
- Tổ chức cho đại diện nhóm thi kể trước lớp – GV định hướng cho HS nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn:
 	+ Nội dung câu chuyện có hay, mới và hấp dẫn không?
 	+ Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
 	+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- Tổ chức cho HS bình chọn bạn có câu chuyện hay; bạn kể chuyện hấp dẫn; bạn đặt câu hỏi thú vị.
4. Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại một số câu chuyện mà các bạn đã kể 
 	-Tìm một câu chuyện em chứng kiến, hoặc em làm thể hiện tình hữu quốc tế
Tập đọc ( tiết 10 ) : 
Ê-MI-LI,CON
MỤC TIÊU: 
+ Đoc đúng tên riêng nước ngoài đọc diễn cảm bài thơ .
+ Ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mỹ, dám tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. ( TL câu 1,2,3,4 SGK)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài: Một chuyên gia máy xúc và trả lời câu hỏi ( SGK ) .
- GV nhận xét.
2. Dạy – học bài mới:
- GV giới thiệu bài, ghi đề lên bảng.
HĐ 1: Luyện đọc:
+ Gọi 1 HS khá (hoặc giỏi) đọc cả bài trước lớp.
+ GV hướng dẫn HS cách đọc từng khổ thơ. 
+ Yêu cầu HS Đọc nối tiếp nhau từng khổ trước lớp (1lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm).và hiểu nghĩa các từ: Lầu Ngũ Giác, Giôn-xơn, nhân danh, B.52, Na pan, Oa-sinh-tơn.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc lời dẫn và trả lời câu hỏi:
H: Chú Mo-ri-xơn bế bé Ê-mi-li đến Lầu Ngũ Giác để làm gì? (..Tự thiêu vì hoà bình ở Việt Nam)
-Yêu cầu HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li: giọng chú Mo-ri-xơn trang nghiêm, nén xúc động; giọng bé Ê-mi-li ngây thơ hồn nhiên.
- Yêu HS đọc thầm khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi: Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ?
TL: Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mỹ vì đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa (không nhân danh ai) và vô nhân đạo (đốt bệnh viện, trường học, giết trẻ em, giết những cánh đồng xanh,)
-Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi: Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
( Khi từ biệt chú Mo-ri-xơn nói với con: khi mẹ đến con hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: cha đi vui xin mẹ đừng buồn.)
H: Trong những lời từ biệt bé Ê-mi-li của chú câu nào đáng nhớ nhất? Tại sao?
( Là câu: cha đi vui xin mẹ đừng buồn – Với câu này, chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn , bởi chú ra đi thanh thản, tự nguyện)
H: Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
( Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu mình để đòi hoà bình cho nhân dân Việt Nam. Hành động của chú Mo-ri-xơn là hành động rất cao đẹp, đáng khâm phục.)
H: Bài thơ ca ngợi điều gì? – GV chốt và ghi :
Ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mỹ, dám tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi một số HS đọc từng khổ.
 - GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi khổ.
 - GV đọc mẫu bài thơ 
 - Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp khổ thơ 4.
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn 
b) Hướng dẫn học thuộc lòng:
-Tổ chức cho HS đọc thuộc khổ thơ 3 và 4.
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng – GV nhận xét tuyên dương
4. Củng cố- Dặn dò: 	- Nhận xét tiết học, GV kết hợp giáo dục HS.
 - Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi chuẩn bị bài tiếp theo.
BUỔI CHIỀU:
Lịch sử ( tiết 5 ) :
PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. MỤC TIÊU:
- HS biết được Phan Bội Châu là nhà yêu nước đầu thế kỷ XX 
+ PBC sinh 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An.PBC lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm đường giải phóng DT
+ Từ 1905-1908 ông vân động thanh niên VN sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước.Đaaay là phong trào Đông du
II. CHUẨN BỊ: GV: Bản đồ thế giới (để xác định vị trí Nhật Bản), phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: + GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
- GV nhận xét.
3. Dạy – học bài mới:
- Giới thiệu bài
HĐ1 : Giới thiệu về cụ Phan Bội Châu: 
+ Yêu cầu HS đọc thầm nội dung SGK và trả lời cá nhân:
H: Phan Bội Châu là người như thế nào?(Là người học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.) 
H: Tại sao Phan Bội Châu lại dựa vào Nhật đánh Pháp?(Vì cụ nghĩ Nhật cũng là nước châu Á, hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật Bản để đánh Pháp.)
HĐ2 : Tìm hiểu về: Phong trào Đông du.
+ Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và thảo luận nhóm, trả lời các yêu cầu sau: 
Câu 1: Phan Bội Châu tổ chức phong trao đông du nhằm mục đích gì?
Câu2: Thuật lại phong trào Đông Du ? 
 	Câu 3: Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào? Vì sao?
+ Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày từng nội dung - GV bổ sung và chốt lại:
	HĐ 3: Rút ra bài học. 
	- GV nhấn mạnh những kiến thức cơ bản của bài học - rút ra ghi nhớ (như phần in đậm trong sgk).
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực, nhắc nhở thêm HS.
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
Tập làm văn ( tiết 9 ) :
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. MỤC TIÊU:
- Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình by kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
* GDKNS:-Tìm kiếm và xử lí thông tin
- Hợp tác(cùng tìm kiễm số liệu, thông tin)
- Phản hồi / lắng nghe tích cực
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi bảng thống kê kết quả học tập.
- Phiếu của từng HS, giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nhắc lại bảng thống kế đã lập ở tuần 2 có những cột nào, ghi những gì? 
2. Dạy – học bài mới:
- GV giới thiệu bài: nêu yêu cầu nhiệm vụ tiết học
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: 
-Yêu cầu 1 em đọc bài tập 1.
- Hs hoàn thành bài
- GV gọi một số HS trình bày, GV nhận xét khen ngợi những HS làm nhanh.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề bài.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm :
- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày thống kê học tập của tổ mình.
4.Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà viết lại bảng thống kê vào vở.
ÂM NHẠC
Tiết 5: ÔN TẬP BÀI: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2
I. MỤC TIÊU.
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động.
- Tập làm quen với hình nốt mới.
* TCTV: Học sinh hát.
II. CHUẨN BỊ: - Băng đĩa nhạc.
- Thanh phách.
- Tranh minh hoạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 
1. Ổn định tổ chức: 
- Cho lớp hát một bài .
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn hát.	
3. Bài mới. ( 30 phút )
* Hoạt động 1: ( 20 phút )
Ôn tập bài: Hãy giữ cho em bầu trời xanh..
- Gv đàn giai điệu một đoạn trong bài hát cho hs đoán tên bài.
- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát theo trình tự: 
+ Hát cả bài.
+ Hát kết hợp vỗ tay.
+ Hát kết hợp vận động.
- Cho hs trình bày bài hát theo nhiều hình thức:
+ Tổ.
+ Nhóm.
+ Cá nhân.
- Nhận xét, sửa sai.	
- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát kết hợp vận động.
* Hoạt động 2: ( 10 phút )
 Tập đọc nhạc: TĐN số 2: Mặt trời lên.
- Gv kẻ một khuông nhạc lên bảng và giới thiệu cho học sinh hình nốt trắng.
- Gv hỏi hs bài tập đọc nhạc trên gồm những hình nốt nào ?
- Gv gõ mẫu hình tiết tấu trên và yêu cầu hs gõ theo.
- Nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò.( 4 phút )
- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát bài: Hãy giữ xho em bầu trời xanh kết hợp vỗ tay.
- Nhắc hs về học bài và ôn bài đầy đủ.
Thứ năm ngày 3 tháng 10 năm 2019
BUỔI SÁNG
Toán (tiết 24 ) : 
ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG.
I MỤC TIÊU:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích : đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuơng, hc-tơ-mét vuơng.
- Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông ; đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông.
- Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản).
 Bài tập cần làm : BT1, BT2, BT3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi một HS lên bảng làm bài tập 2 tiết trước, lớp làm vào giấy nháp.
- GV nhận xét.
3. Dạy – học bài mới:
- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích: Đê-ca-mét vuông.
- Yêu cầu HS tự nêu cách đọc và kí hiệu đề-ca-mét vuông (dam2).
- GV cho HS quan sát hình vuông có cạnh dài 1dam (thu nhỏ), GV giới thiệu chia mỗi cạnh hình vuông thành 10 phần bằng nhau, nối các điểm chia để tạo thành các hình vuông nhỏ. Yêu cầu HS xác định diện tích hình vuông nhỏ và số hình vuông nhỏ để tự rút ra nhận xét : Gồm có tất cả 100 hình vuông 1m2.
 Vậy: 1dam2 = 100m2
HĐ 2: Giới thiệu đơi vị đo diện tích héc-tô-mét vuông.
( GV hướng dẫn HS tương tự giới thiệu đơi vị đo diện tích đề-ca-mét vuông.)
HĐ 3: Thực hành luyện tập:
Bài 1 : 
-Tổ chức HS làm miệng đọc các số đo diện tích:
105dam2 ; 32 600 dam2 ; 492hm2 ; 180 350 hm2 .
Bài 2: Hs làm bài, 1 em lên bảng chữa
- GV nhận xét và chốt lại.
a. 271 dam2 ; b. 18 950 dam2; c. 603 hm2 ; d. 34 620 hm2
Bài 3 
a. Viết các số thích hợp vào chỗ chấm:
2 dam2 = 200 m2 3 dam2 15 m2 = 315 m2
30 hm2 = 3000 dam2 12 hm2 5 dam2 = 1205 dam2
200m2 = 2 dam2 760 m2 = 7 dam2 60m2
4. Củng cố- Dặn dò: 
 	Về nhà chuẩn bị bài tiếp theo
Luyện từ và câu ( tiết 10 ) :
TỪ ĐỒNG ÂM
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ).
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2) ; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
II.Các hoạt động dạy học .
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (của tiết học trước). 
- GV nhận xét.
2. Dạy – học bài mới:
- GV giới thiệu bài: – GV ghi đề bài lên bảng
HĐ 1: Tìm hiểu phần nhận xét – Rút ra ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần nhận xét (bài 1 và bài 2).
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân với nội dung sau:
 * Tìm trong bài 2 dòng nào nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu ở bài tập 1?
- Gọi HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 	+ Câu (cá): bắt cá, tôm, ...bằng móc sắt nhỏ (có mồi) buộc ở đầu mỗi sợi dây.(1a)
 	+ Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt 1 ý trọn vẹn, trên văn bản (1b)
H: Từ câu trên có gì giống và khác nhau (về âm và nghĩa)?
(giống nhau về âm nhưng mỗi từ lại có nghĩa khác hẳn nhau)
 	- GV giới thiệu: Chúng là những từ đồng âm.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi nội dung: 
 	*Thế nào gọi là từ đồng âm? Lấy ví dụ về từ đồng âm?
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày GV nhận xét và chốt lại:
Ghi nhớ: Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
 Ví dụ: (cái) bàn – bàn (bạc),
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc bài tập 1, xác định yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS phát hiện ra từ đồng âm (chính là từ đồng) rồi sau đó mới giải nghĩa.
- Yêu cầu HS theo nhóm 2 em giải nghĩa để phân biệt nghĩa của từ.
- GV hướng dẫn HS nhận xét và chốt lời giải đúng:
+ Đồng trong cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt. Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện. Đồng trong một nghìn đồng: đơn vị tiền Việt Nam.
+ Đá trong hòn đá: chất rắn cấu tạo nên vỏ trái Đất, kết thành từng hòn, từng mảng. Đá trong đá bóng: môn thể thao đá bóng.
+ Ba trong ba và má: bố. Ba trong ba tuổi: số 3
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc bài tập, xác định yêu cầu đề bài.
- T/c cho HS làm việc cá nhân đặt câu: phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước.
- GV nhận xét sửa sai.
4. Củng cố - Dặn dò: - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
- GV nhận xét tiết học - Dặn HS
Kĩ thuật ( tiết 5 ) 
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU : HS cần phải:
 - Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
 - Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, ăn uống.
II. CHUẨN BỊ :
 +GV: Tranh một số dụng cụ nấu ăn thông thường.; phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
 A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ của HS.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: GT, ghi đề bài.
 2. Các hoạt động:
 *Hoạt động 1: Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình.
 - Kể tên các dụng cụ thường dùng để đun, nấu, ăn uống trong gia đình (Ghi tên các dụng cụ đun, nấu theo từng nhóm).
 *Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
 	- Thảo luận nhóm về đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Chốt nội dung tiết học - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS: Xem trước bài: Chuẩn bị nấu ăn.
Khoa học
Bài 9-10: THỰC HÀNH – NÓI “ KHÔNG ! ”
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NHIỆN
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
	- Xử lí các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày những thông tin đó.
	- Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
II- đồ dùng dạy – học
- Các hình ảnh, thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được.
- Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
III- Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: thực hành xử lý thông tin 
HS làm việc cá nhân; đọc các thông tin trong SGK và hoàn thành bảng sau
Tác hại của thuốc lá
Tác hại của rượu, bia
Tác hại của ma tuý
Đối với người sử dụng
Đối với người xung quanh
 GV gọi một số HS trình bày. Mỗi HS chỉ trình bày 1 ý. HS khác bổ sung.
Kết luận: - Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý đều là những chất gây nghiện. Riêng ma tuý là chất gây nghiện bị Nhà nước cấm. Vì vậy, sử dụng, buôn bán, vạn chuyển ma tuý đều là những việc làm vi phạm phápluật.
- Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khoẻ của người sử dụng và những người xung quanh; làm tiêu hao tiền của bản thân, gia đình; làm mất trật tự an toàn xã hội.
Hoạt động 2: trò chơi “ bốc thăm trả lời câu hỏi”.
Bước 1: tổ chức và hướng dẫn
- Chuẩn bị sẵn 3 hộp đựng phiếu: Hộp 1 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của thuốc lá; hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia; hộp 3 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của ma tuý.
- GV đề nghị mỗi nhóm cử 1 bạn vào ban giám khảo và 3-5 bạn tham gia chơi một chủ đề, sau đó lại cử 3-5 bạn khác len chơi chủ đề tiếp theo. Các bạn còn lại là quan sát viên.
- GV phát đáp án cho ban giám khảo và thống nhất cách cho điểm.
Bước 2: - Đại diện từng nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi, GV và ban giám khảo cho điểm độc lập sau đó cộng vào và lấy điểm trung bình.
-Kết thúc hoạt động này, nếu nhóm nào có điểm trung bình cao là thắng cuộc.
Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý cho trò chơi: “Bốc thăm trả lời câu hỏi”:
* Nhóm câu hỏi về tác hại của thuốc lá:
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Khói thuốc là có thể gây bệnh nào?
a) Bệnh về tim mạch b) Ung thư phổi
c)Huyết áp cao	d) Viêm phế quản
e) Bệnh về tim mạch, huyết áp; ung thư phổi, viêm phế quản
2. Khói thuốc là gây hại cho người hút như thế nào?
a) Da sớm bị nhăn b) Hơi thở hôi
c) Răng ố vàng d) Môi thâm
e) Hơi thở hôi, răng ố vàng, môi thâm, da sớm bị nhăn.
3. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào?
 a) Người hít phải khói thuốc là cũng dễ bị mắc các bệnh như người hút thuốc lá.
b) Trẻ em sống trong môi trường có khói thuốc dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
 c) Sống gần người hút thuốc lá, trẻ em dễ bắt chước và trở thành người nghiện thuốc lá.
d) Tất cả các ý trên.
4. Bạn có thể làm gì để giúp bố (hoăc người thân) không hút thuốc lá trong nhà hoặc cai thuốc lá?
a) Nói với bố (hoặc người thân) về tác hại của việc hít phải khói thuốc là do người khác hút.
b) Cất gạt tàn t huốc lá của bố (hoặc người thân ) đi.
c) Nói với bố hoặc người thân là hút thuốc là có hại cho sức khoẻ.
d) Nói với bố (hoặc người thân) về tác hại của thuốc lá đối với bản thân người hút và đối với những người xung quanh.
* Nhóm câu hỏi về tác hại rượu, bia:
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Rượu, bia là những chất gì?
a) Kích thích b) Gây nghiện
c) Vừa kích thích vừa gây nghiện
2. Rượu, bia có thể gây ra bệnh gì?
a) Bệnh về đường tiêu hoá b) Bệnh về tim mạch
c) Bệnh về thần kinh, tâm thần
d) Ung thư, lưỡi, miệng, họng, thực quản, thanh quản.
e) Bệnh về đường tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, tâm thần và ung thư.
3. Rượu, bia có thể gây ảnh hưởng đến nhân cách người nghiện như thế nào?
a) Quần áo xộc xệch, thường bê tha.
b) Dáng đi loạng choạng, nói lảm nhảm, mặt đỏ,
c) Ói mửa, bất tỉnh d) Tất cả các ý trên.
4. Người nghiện rượu, bia có thể gây ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào?
a) Gây sự, đánh nhau với người ngoài.
b) Gây sự, đánh nhau, gây tai nạn giao thông, đánh đập vợ, con
c) Đánh chửi vợ, con sau khi say hoặc khi không có rượu để uống.
d) Gây tai nạn giao thông.
5. Bạn có thể làm gì để giúp bố không nghiện rượu, bia?
a) Nói với bố là uống rượu, bia có hại đối với sức khoẻ.
b) Nói với bố là uống rượu, bia có thể gây ra tai nạn giao thông.
c) Nói với bố là bạn yêu bố mẹ và muốn gia đình hoà thuận.
d) Nói với bố về tác hại của rượu, bia đối với bản thân người uống, với những người trong gia đình cũng như người khác.
* Nhóm câu hỏi về tác hại của ma tuý:
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Ma tuý là tên gọi chung của những chất gì?
a) Kích thích b) Gây nghiện
c) Kích thích và gây nghiện đã bị Nhà nước cấm buôn bán, vận chuyển và sử dụng.
d) Bị Nhà nước cấm buôn bán và sử dụng.
2. Ma tuý có tác hại gì?
a) Huỷ hoại sức khoẻ; mất khả năng lao động, học tập; hệ thần kinh bị tổn hại; dễ lây nhiễm HIV; dùng quá liều sẽ chết.
b) Hao tổn tiền của bản thân và gia đình.
c) Có thể dẫn đến hành vi phạm pháp để có tiền thoả mãn cơn nghiện.
d) Tất cả các ý trên.
3. Nếu có người thuê bạn tham gia vận chuyển ma tuý, bạn sẽ làm gì?
a) Từ chối và sau đó báo với công an
b) từ chối và khong

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2019_2020_ban_dep.docx