Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019

I/ Mục tiêu:

- Đọc đúng: Bôi mỡ bóng nhẫy, đũa bông , giã thóc, cổ vũ

- Hiểu nội dung bài: Qua việc miêu tả hội thi thổi cơm ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa dân tộc.

II/Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh họa trong SGK

 - Bảng phụ

III/Hoạt động dạy học:

 A/Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 HS nối tiếp đọc bài Nghĩa thầy trò và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 

docx29 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 27 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và yêu cầu bài tập. ( có thể không làm)
- HS thảo luận theo nhóm đôi và làm bài tập 1 ở VBT.
- HS phát biểu ý kiến. HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận đáp án c là đúng. 
Từ truyền thống là từ ghép Hán-Việt, gồm 2 tiếng lặp nghĩa nhau. Tiếng truyền có nghĩa là: trao lại, để lại cho đời sau, tiếng thống có nghĩa là: nối tiếp nhau không dứt.
 Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập, làm vào VBT.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng 
 + Em hiểu nghĩa của từng từ ở bài 2 như thế nào? Đặt câu với mỗi từ đó.
 - HS lần lượt nối tiếp nhau giải nghĩa từ và đặt câu.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài .
- HS làm bài vào VBT. Một số HS nêu kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận lời giải đúng 
- GV cho HS nhắc lại nội dung bài học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS về ôn bài và chuẩn bị bài học sau
___________________________
CHÍNH TẢ
 Lịch sử ngày Quốc tế lao động
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe viết chính xác,đẹp bài “ Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động”.
- Làm đúng bài tập về viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
*Em Tuệ viết được hai câu.
II/Đồ dùng dạy học: 
- Bảng nhóm 
III/Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho cả lớp viết vào nháp, 2 HS lên viết ở bảng lớp các tên :Sác-lơ Đác-uyn, A-đam, Pa-xtơ, Nữ Oa.
- Nhận xét và sửa sai
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài: 
- GV nêu MĐ, YC của giờ học.
2/ Hướng dẫn nghe viết chính tả: 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- 1 HS đọc đoạn văn. YC HS nêu nội dung chính của đoạn văn.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, đọc và viết từ khó đó vào nháp.
- GV đọc – HS nghe viết chính tả vào vở.
- GV đọc lại cho HS soát bài.
- Chấm một số bài và nhận xét.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- HS nêu yêu cầu của bài tập a
+ Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- HS làm bài theo cặp, 1 HS làm vào bảng nhóm. 
Chữa bài ở bảng nhóm (Ơ - gien Pô- chi- ê, Pi- e Đơ- gây- tê, Pa- ri) viết hoa chữ cái đầu, mỗi bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
Hoạt động 3:Củng cố 
- Khi viết hoa tên riêng người nước ngoài ta cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS về ôn bài và chuẩn bị bài học sau
- Dặn: Ghi nhớ quy tắc viết hoa.
 ______________________________
Thứ năm, ngày 14 tháng 3 năm 2019
TẬP LÀM VĂN
Tập viết đoạn đối thoại
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong màn kịch.
- Biết phân vai, đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
* GDKNS: Thể hiện sự tự tin; Kĩ năng hợp tác.
*Em tuệ đọc được một đoạn trong đoạn trích
II/Đồ dùng:
- Bảng nhóm
II/Hoạt động dạy học:
 A/Kiểm tra:
- Gọi HS đọc phân vai màn kịch “ Xin Thái sư tha cho ”
- HS và GV nhận xét
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài: 
- Tiết học hôm nay, các em cùng viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch “Giữ nghiêm phép nước” trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và đọan trích.
 - Các nhân vật trong đoạn trích là những ai? ( Trần Thủ Độ, Linh Từ Quốc Mẫu, người quân hiệu và một số gia nô)
 - Nội dung đoạn trích là gì? ( Vợ khóc lóc, phàn nàn với chồng vì bị kẻ dưới coi thường)
Hoạt động 2 : Làm việc nhóm
Bài 2: Gọi 3 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 2:
- Đọc yêu cầu bài tập, tên màn kịch và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian.
- Đọc gợi ý về lời đối thoại (1 em).
- Đọc đoạn đối thoại (1 em).
GV nhắc nhở HS: SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phu nhân. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp lời đối thoại (dựa theo 6 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch.
Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ, phu nhân và người quân hiệu.
HS: Đọc lại 6 gợi ý về lời đối thoại (1 em).
- Làm bài theo nhóm 5.
- Đại diện trình bày kết quả.
GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi nhất.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS đọc phân vai, diễn lại màn kịch.
- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm thể hiện tốt.
- Cho HS nhắc lại nội dung bài học
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Dặn: Hoàn chỉnh đoạn đối thoại và chuẩn bị bài sau
TOÁN
Luyện tập chung
I/Mục tiêu: Giúp HS:
 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia thời gian.
 - Vận dụng các phép tính với số đo thời gian để giải các bài tập có liên quan.
 - BT cần làm: 1, 2a, 3, 4( dòng 1, 2). KK HS làm các bài còn lại. 
*Em Tuệ làm dược bài 1
II/Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra:
 - Gọi HS lên bảng chữa bài tập 4 tiết trước.
 - HS nhận xét, sửa sai.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học
2/Hướng dẫn luyện tập:
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
Bài 1
- GV cho HS tự làm bài sau đó trao đổi về cách giải, thống nhất đáp số.
Hoạt động 2 : Làm việc cặp đôi
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
 a/21 giờ 15 phút b/6 giờ 30 phút
17 giờ 15 phút c/ 6 giờ 30 phút
- HS nhận xét hai kết quả trên: Khi ta thay đổi thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức thì giá trị của biểu thức sẽ như thế nào ? ( giá trị biểu thức cũng thay đổi ).
+ Khi có cuộc hẹn chúng ta có nên đến trễ không, vì sao?
Hoạt động 3 : Làm việc nhóm 4
Bài 3:
- HS đọc đề bài thảo luận nhóm 4 và đưa ra đáp án; nêu ý kiến và giải thích
Hương đợi Hồng trong 35 phút
Bài 4: Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
 8 giờ 10 phút – 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút.
 Thời gian đi từ Hà Nội đến Quán Triều là:
 17 giờ 25 phút – 14 giờ 20 phút = 3 giờ 5 phút.
 Thời gian đi từ Hà Nội đến Đồng Đăng là:
 11 giờ 30 phút – 5 giờ 45 phút = 5 giờ 45 phút.
 Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là:
 (24 giờ – 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ.
Thời gian đi từ ga Hà Nội đến tỉnh nào là lâu nhất?
- GV cho HS nhắc lại cách thực hiện các phép tính với số đo thời gian.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS về ôn bài và chuẩn bị bài học sau
____________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
I/Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố kiến thức về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
 - Sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
II/ Đồ dùng: Bảng nhóm.
III/Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài:
- Kiểm tra BT 2,3 tiết trước
 - Nhận xét bạn làm bài.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/Hướng dẫn làm bài tập:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS nêu các từ tìm được trong đoạn văn ? Trang ănm nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng)
+ Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?
GV kết luận: Liên kết câu bằng cách dùng đại từ thay thế có tác dụng tránh lặp và rút gọn văn bản
Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gợi ý cách làm: 
- HS làm bài, chữa bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Bài 3: (nếu còn thời gian)
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung
- Gọi 1 số HS đọc đoạn văn ( 4 HS đọc ).
Hoạt động 4: Cũng cố
- Khi viết đoạn văn, để tránh lặp từ ngữ và để câu văn sinh động tự nhiên chúng ta dùng biện pháp gì?
- Nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Dặn: hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I/Mục tiêu: Giúp HS:
 - HS kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết dân tộc.
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện bạn kể.
 - Nghe và biết đánh giá, nhận xét lời kể, ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
 - Rèn luyện thói quen ham đọc sách, luôn có ý thức học tập, đoàn kết với mọi người.
*Em tuệ đọc một câu chuyện em thích
II/Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại truyện Vì muôn dân rồi nêu ý nghĩa của câu chuyện.
B/ Bài mới: 
1/Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu bài và ghi mục bài.
2/Hướng dẫn kể chuỵên:
Hoạt động1: Làm việc cả lớp
- Gọi HS đọc đề bài GV ghi nhanh đề bài lên bảng, gạch chân dưới các từ trọng tâm:
 Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý.
- HS nối tiếp giới thiệu truyện sẽ kể.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- HS kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?
+ Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Bạn hiểu điều gì qua câu chuyện?
- Thi kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trước lớp.
Hoạt động 3:Củng cố
-Theo em truyền thống hiếu học mang lại lợi ích gì cho dân tộc?
- Theo em truyền thống đoàn kết có ý nghĩa gì?
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị chuyện của bài sau.
_____________________________
Thứ sáu, ngày 15 tháng 3 năm 2019
TẬP VĂN VĂN
Trả bài văn tả đồ vật
I/Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
 - Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
 - Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV cho HS nhắc lại 5 đề bài của tiết kiểm tra trước.
- GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp.
+Ưu điểm:
 - Xác định đúng đề bài.
 - Có bố cục đầy đủ, hợp lí.
- Biết tả hình dáng , chất liệu và công dụng của đồ vật mình tả, nhiều bài văn tự nhiên, chữ đẹp như Bảo Yến, Thuỷ Nguyên, Phương Anh, Hà An.. Một số bạn tiến bộ như Hiệp, Lãm, Dương
+Tồn tại:
- Một số bài bố cục chưa chặt chẽ.
- Dùng từ chưa chính xác, câu văn nghèo hình ảnh.
- Một số bài chữ viết chưa cẩn thận như Đạt, Nam, Ly
- Một sô tả còn mang tính chất kể lể, chưa biết dùng biện pháp so sánh, gợi hình ảnh như Đạt, Linh, Nam
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV trả bài cho HS.
- Cho HS chữa lỗi.
- GV nhận xét và chữa lỗi trên bảng.
- Cho HS đổi vở cho nhau để sữa lỗi.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay.
- GV đọc bài văn hay của các em: Bảo Yến, Thuỷ Nguyên, Phương Anh, Hà An.. 
- HS tự viết lại 1 đoạn văn trong bài của mình cho hay hơn.
- Gọi 1 số em đọc lại đoạn văn.
Hoạt động 4:Củng cố
- 2 HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả người
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại bài.
VẬN TỐC
Vận tốc
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc.
- Biết tính vận tốc của 1 số chuyển động đều.
- BT cần làm: 1, 2. KK HS làm các bài còn lại. 
*Em Tuệ làm được bài tập 1
II/Hoạt động dạy học:
 A /Kiểm tra:
 - Gọi HS nêu cách làm bài tập 3 của tiết học trước.
 B /Bài mới:
 1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
 2/ Các hoạt động
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm vận tốc. 
 - GV nêu bài toán: 
- Ô tô và xe máy, xe nào đi nhanh hơn?
- GV nêu: Thông thường ô tô đi nhanh hơn xe máy.
- GV nêu bài toán 1 và hướng dẫn HS giải như SGK.
GV: mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là: Bốn mươi hai phẩy năm ki-lô- mét giờ, viết tắt là 42,5 km/ giờ.
GV ghi bảng: Vận tốc của ô tô đó là:
 170 : 4 = 42,5 ( km/giờ).
Nhấn mạnh đơn vị vận tốc ở bài toán này là km/giờ.
- GV: Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc như thế nào?
- HS viết và nêu: v = s : t
- Gọi HS nhắc lại cách tìm vận tốc và công thức tính.
- GV cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe đạp, xe máy, ôtô.
- GV sửa lại cho đúng với thực tế. HS nhắc lại.
- GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc là chỉ rõ sự nhanh hay chậm của một chuyển động.
- Bài toán 2: GV nêu lại bài toán.
Yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc và trình bày lời giải bài toán. 
+ Đơn vị vận tốc của bài toán này là gì? ( m/giây).
Yêu cầu HS nhắc lại cáh tính vận tốc.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1 và 2: Tính vận tốc theo công thức.
Bài 1: 35km/giờ Bài 2: 720km/ giờ
Bài 3: GV hướng dẫn HS:
 1 phút 20 giây = 80 giây.
 Vận tốc chạy của người đó là:
 400 : 80 = 5 (m/giây).
 Đáp số: 5 m/giây.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Chấm chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố
- HS nhắc lại cách tính vận tốc.
-GV nhận xét giờ học
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I /Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 27
- Phổ biến kế hoạch tuần 28
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Ổn định nề nếp; Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 2: Làm việc theo tổ
- Các tổ bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần 27
- Tự đánh giá hoạt động của tổ, bình bầu xếp loại thi đua cá nhân trong tổ
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 27
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định
- Thói quen sắp xếp bàn ghế ngăn nắp được duy trì
- Nhiều bạn biết giúp đỡ bạn trong học tập như 
- Một số bạn tích cực tham gia tập luyện để dự thi Hội thi kể chuyện theo sách 
+ Tồn tại: Một số bạn còn chưa hăng say, chủ động tìm hiểu bài Hưng, Hiệp, Đạt, Phong,Hải Yến
Hoạt động 3: GV phổ biến kế hoạch tuần 28
* Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 26/3
- Thực hiện tốt nề nếp học tập
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Ôn tập kiến thức chuẩn bị thi ĐK lần 3
- Ôn luyện và chọn HS tham gia thi Tuổi thơ khám phá
- Chăm sóc cẩn thận bồn hoa cây cảnh
- Giữ gìn tài sản và của công, ra khỏi phòng khoá cửa tắt điện
- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
- Ôn tập để nắm vững kiến thức chuẩn bị các kì thi sắp tới
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- Ban văn nghệ tổ chức hát và đọc thơ về Đoàn , Đảng và Đội
- GV nhận xét, dặn dò
TUẦN 27
Thứ hai, ngày 11 tháng 3 năm 2019
KHOA HỌC
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I/Mục tiêu: Giúp HS hiểu:
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. 
- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
*Em Tuệ biết tên một số loài hoa
II/ Đồ dùng dạy học
- HS chuẩn bị hoa 
III/Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ
Kể tên các loài hoa mà em biết?
 Gọi 2 HS trả lời – GV nhận xét
B/ Bài mới: 
1/Giới thiệu bài: 
- Cây con được sinh ra như thế nào ? Cho ví dụ.(từ hạt, thân, rễ, ...của cây mẹ)
- Muốn có một cây hoa phương con để trồng ta phải làm thế nào ? (Gieo hạt)
- Hạt hoa phượng được sinh ra nhờ bộ phận nào ? Chúng ta tìm hiểu qua bài học “Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
GV giới thiệu ghi tên bài.
2/Tìm hiểu về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- Em biết gì về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa? (mời cả lớp viết vào vở Khoa học những hiểu biết của mình, sau đó thống nhất ý kiến ghi bảng nhóm bằng các ý ngắn gọn)
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh
VD:.
+ Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
+ Hoa có nhiều màu sắc
+ Có hoa đực, hoa cái
+ Hoa có nhị, nhụy........
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và giải pháp tìm tòi nghiên cứu
- Với những hiểu biết ban đầu trên, các con có những câu hỏi đề xuất gì hãy phát biểu ý kiến trước cả lớp?
HS nêu: VD: - Có phải hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa không ?
+Bạn có chắc là có hoa đực và hoa cái không ?
+ Đâu là nhị hoa, đâu là nhụy hoa ?
+ Có phải hoa có nhiều màu không ?.....
GV chốt lại câu hỏi ghi bảng:
+ Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì ?
 + Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa gồm những bộ phận nào ?
- Lúc này chúng ta cần chọn phương án nào để giải đáp thắc mắc trên ? ( Quan sát) 
Bước 4: Tiến hành thực hiện giải pháp tìm tòi – nghiên cứu. 
Các nhóm tiến hành quan sát, chỉ từng bộ phân của cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
Bước 5: Kết luận kiến thức
 Từng nhóm giới thiệu kết quả thực hành
Nhóm 1: - Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?
- Nhóm em đã sưu tầm được những loại hoa nào ?
(HS nêu, GV chốt ý, ghi bảng, HS nhắc lại:Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa)
Nhóm 2: - Nhóm em đã sưu tầm được những loài hoa gì
- Các loài hoa đó có những cơ quan nào ?
GV: Hoa có cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy
- Hãy chỉ đâu là nhị, đâu là nhụy ?
HS nêu lại các bộ phận của hoa, GV ghi bảng: Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy 
Nhóm 3: - Hoa nào có cả nhị và nhụy, hoa nào chỉ có nhị hoặc nhụy ?
- Hoa nào là hoa đực, hoa nào là hoa cái ?
- Qua đây nhóm con có kết luận gì ?
HS nêu, GVchốt lại ý ghi bảng: Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêngnhưng đa số cây có hoa, trên cùng 1 bông hoa có cả nhị và nhụy 
1 HS đọc lại nội dung kết luận, GV yêu cầu HS đối chiếu với cảm nhận ban đầu của học sinh
GV: Màu sắc của mỗi loài hoa có tác dụng gì chúng ta sẽ được tìm hiểu ở bài sau.
3/Tìm hiểu về hoa lưỡng tính
GV yêu cầu HS quan sát hình 6 SGKtrang 105 và nói tên các bộ phận của nhị và nhuỵ. 
Gọi một số HS lên trình bày và chỉ trên tranh. HS khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét khen những HS hiểu bài.
4/Củng cố
- Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì? Một bông hoa lưỡng tính gồm những bộ phận nào?
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS chuẩn bị bài Sự sinh sản của thực vật có hoa
ĐẠO ĐỨC
Em yêu hoà bình (Tiết 1)
I/Mục tiêu:
- HS hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II/Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, băng hình, bài báo,...
III/ Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
-HS nhắc lại các hành vi đạo đức đã học trong kì 2
B/Bài mới:
1/Khởi động:
-GV bắt nhịp HS hát bài em yêu hoà bình
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin SGK.
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40 - 41 và hỏi : Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc?
- Các em nêu những điều các em biết về Liên Hợp Quốc.
- GV giới thiệu thêm với một số tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và địa phương.
- GV kết luận : Liên Hợp Quốc là tor chức quốc tế lớn nhất hiện nay. Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ ( BT1-SGK )
- GV chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong BT1
- HS thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trả lời.
- GV kết luận : Các ý kiến c, d, là đúng.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp.
- Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.
- Sưu tầm các tranh , ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
Hoạt động 4. Củng cố
- Gọi HS nhắc lại nội dung phần Ghi nhớ. 
-Nhận xét giờ học 
C/Hướng dẫn học ở nhà
-HS chuẩn bị tiết 2 xử lí các tình huống
KĨ THUẬT
Lắp xe ben (Tiết 3)
I/Mục tiêu:
 HS cần phải:
- Lắp hoàn thành được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II/Chuẩn bị:
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/Các hoạt động
A/Bài cũ:
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B/Bài mới
1/Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích tiết học.
- GV nêu tác dụng của xe ben trong thực tế.
2/Các hoạt động
Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe ben
a) Chọn chi tiết.
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp tùng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận.
- Trước khi HS thực hành , GV:
+ Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe ben.
- Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý một số điểm sau:
+ Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ, cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
+ Khi lắp hình 3, cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết như đã hướng dẫn ở tiết1.
+ Khi lắp hệ thống trụ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_27_nam_hoc_2018_2019.docx