Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016

Tiết 3: Lịch sử (5B)

HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.

I.MỤC TIÊU:

- Biết tháng 4/1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976:

 + Tháng 4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.

 + Cuối tháng 6, đầu tháng 7/1976, Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.

- Giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Hình trong SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Kiểm tra

- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét HS.

Giới thiệu bài mới

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa 1, 2 trong SGK và hỏi:

- Hai tấm ảnh gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta? Năm 1956 vì sao ta không tiến hành được Tổng tuyển cử trên toàn quốc?

- Từ 11 giờ 30 ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam được giải phóng, nước ta đã được thống nhất về mặt lãnh thổ. Nhưng chúng ta chưa có một nhà nước chung do nhân dân cả nước bầu ra. Nhiệm vụ đặt ra cho nhân dân ta lúc này là phải thống nhất về mặt Nhà nước, tức là phải lập ra Quốc hội chung. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về ngày toàn dân bầu cử Quốc hội thống nhất (Quốc hội khoá VI).

- Lần lượt HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Hãy kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập.

+ Tại sao nói: Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?

- Các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội:

• Khoá 1 ngày 6 - 1- 1946 lần đầu tiên nhân dân cả nước đi bỏ phiếu bầu Quốc hội lập ra Nhà nước của chính mình.

• Sau năm 1954, do Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ nên cuộc Tổng tuyển cử mà ta dự định tổ chức vào tháng10-1956 không thực hiện được.

 

doc17 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.
 + Đặc điểm của Ô-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.
 + Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
 - Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương:
 + Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục. 
 + Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim,...
 * Học sinh có NL: Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo, quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	- Bản đồ thế giới.
	- Lược đồ tự nhiên châu Đại Dương.
	- Lược đồ tự nhiên châu Nam Cực
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra - Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
- GV giới thiệu bài:
Chúng ta đã tìm hiểu về các châu lục nào trên thế giới?
+ Còn những châu lục nào mà chúng ta chưa tìm hiểu?
+ Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hai châu lục này.
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu đặc điểm của dân cư châu Mĩ.
+ Nền kinh tế Bắc Mĩ có gì khác so với
Trung Mĩ và Nam Mĩ ?
+ HS nêu: Chúng ta đã tìm hiểu về châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ.
+ Còn châu Đại Dương và châu Nam Cực.
Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương.
+ Chỉ và nêu vị trí của lục địa Ô-xtrây-li-a.
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở Nam bán cầu, có đường chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ.
+ Chỉ và nêu tên các quần đảo, các đảo của châu Đại Dương.
+ Các đảo và quần đảo : Đảo Niu Ghi-nê, giáp châu Á ; quần đảo Bi-xăng-ti-mé-tác, quần đảo Xô-lô-môn, quần đảo Va-nu-a-tu, quần đảo Niu Di-len,
- GV gọi 1 HS lên bảng chỉ trên bản đồ thế giới lục địa Ô-xtrây-li-a và một số đảo, quần đảo của châu Đại Dương.
- 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
- Kết luận: Châu Đại Duơng nằm ở Nam bán cầu, gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo xung quanh.
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự đọc SGK, quan sát lược đồ tự nhiên châu Đại Dương, so sánh khí hậu, thực vật và động vật của lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo của châu Đại Dương 
- HS làm việc cá nhân để hoàn thành bảng so sánh theo yêu cầu của GV (phần in nghiêmh trong bảng).
- GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành bảng so sánh (gợi ý cách nêu đặc điểm địa hình).
- Nêu câu hỏi khi gặp khó khăn và nhờ GV giúp đỡ.
- GV gọi HS trình bày bảng so sánh.
- Mỗi HS trình bày về 1 ý trong bảng so sánh, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến, cả lớp thống nhất nội dung bảng so sánh như sau :
Tiêu chí
Châu Đại Dương
Lục địa Ô-xtrây-li-a
Các đảo và quần đảo
Địa hình
Phía tây là các cao nguyên có độ cao dưới 1000 m, phần trung tâm và phía nam là đồng bằng do sông Đac-linh và một số con sông bồi đắp. Phía đông có dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a độ cao trên dưới 1000m.
Hầu hết các đảo có địa hình thấp, bằng phẳng. Đảo Ta-xma-ni-a, quần đảo Niu Di-len, đảo Niu Ghi nê có một số dãy núi, cao nguyên độ cao trên dưới 1000 m.
Khí hậu
Khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc
Khí hậu nóng ẩm
Thực vật và động vật
Chủ yếu là xa-van, phía đông lục địa ở sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a có một số cánh rừng rậm nhiệt đới.
Thực vật : bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi.
Động vật : có nhiều loài thú có túi như căng-gu-ru, gấu cô-a-la
Rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng so sánh, trình bày về đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương. 
- 3 HS nối tiếp nhau trình bày:
HS 1 nêu đặc điểm địa hình.
HS 2 nêu đặc điểm khí hậu.
HS 3 nêu đặc điểm của sinh vật.
- GV nhận xét, chỉnh sửa phần trình bày của HS.
- GV có thể hỏi HS : Vì sao lục địa Ô-xtrây-li-a lại có khí hậu khô và nóng? 
- HS khá giỏi nêu ý kiến:
Vì: Lãnh thổ rộng; không có biển ăn sâu vào đất liền; ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới (nóng).
Nên: lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô và nóng.
Hoạt động 3: Người dân và hoạt động kinh tế của châu Đại Dương.
- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trả lời các câu hỏi sau:
+ Dựa vào bảng số liệu diện tích và dân số các châu lục trang 103 SGK hãy :
• Nêu số dân của châu Đại Dương.
• So sánh số dân của châu Đại Dương với các châu lục khác.
+ Nêu thành phần dân cư của châu Đại Dương. Họ sống ở những đâu ?
+ Nêu những nét chung về nền kinh tế của Ô-xtrây-li-a ?
- GV nhận xét, chỉnh sửa sau mỗi lần có HS trình bày ý kiến.
- GV kết luận: Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn, thực vật và động vật độc đáo. Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển nhất ở châu lục này.
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, sau đó HS cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến :
• Dân số châu Đại Dương theo số liệu năm 2004 là 33 triệu dân.
• Châu Đại Dương là châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục của thế giới.
+ Thành phần dân cư của châu Đại Dương có thể kể đến hai thành phần chính :
• Người dân bản địa, có nước da sẫm màu, tóc xoăn, mắt đen sống chủ yếu ở các đảo.
• Người gốc Anh di cư sang từ các thế kỉ trước có màu da trắng, sống chủ yếu ở lục địa Ô-xtrây-li-a và đảo Niu Di-len.
+ Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa. Các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm phát triển mạnh.
Hoạt động 4: Châu Nam Cực
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5 và cho biết vị trí địa lí của châu Nam Cực.
- HS nêu: Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực phía Nam. 
- GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu về tự nhiên của châu Nam Cực.
- 1 HS đọc nội dung về châu Nam Cực trang 128 SGK cho cả lớp nghe.
- GV yêu cầu HS cả lớp dựa vào nội dung SGK để điền thông tin còn thiếu vào các ô trống trong sơ đồ sau 
- HS đọc SGK, vẽ sơ đồ và điền các thông tin còn thiếu (phần in nghiêng trong sơ đồ là HS điền).
Vị trí: Nằm ở vùng địa cực Nam
Khí hậu: Lạnh nhất thế giới, quanh năm dưới 00C
Động vật: Tiêu biểu là chim cánh cụt
Dân cư: Không có dân sinh sống
Châu Nam Cực
- GV yêu cầu 1 HS nêu các thông tin còn thiếu để điền vào sơ đồ.
- 1 HS nêu, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến nếu cần.
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ để giải thích:
- 2 HS khá lần lượt nêu ý kiến, các HS khác theo dõi và nhận xét.
+ Vì sao châu Nam Cực có khí hậu lạnh nhất thế giới? 
+ Vì châu Nam Cực nằm ở vùng cực địa, nhận được rất ít năng lượng của mặt trời nên khí hậu lạnh.
+ Vì sao con người không sinh sống thường xuyên ở châu Nam Cực.
+ Vì khí hậu ở đây quá khắc nghiệt. 
- GV kết luận: Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới và là châu lục duy nhất không có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học sống ở đây để nghiên cứu.
Củng cố, dặn dò
- GV tổ chức cho HS chia sẻ các tranh ảnh, thông tin sưu tầm được về cảnh tự nhiên, thực vật, động vật của Ô-xtrây-li-a.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Các đại dương trên thế giới”.
Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2016
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
SỰ SINH SẢN CỦA CỦA ẾCH.
(Đã soạn Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2016 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.
I.MỤC TIÊU:
- Biết tháng 4/1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976:
 + Tháng 4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
 + Cuối tháng 6, đầu tháng 7/1976, Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.
- Giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Hình trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra 
- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét HS.
Giới thiệu bài mới
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa 1, 2 trong SGK và hỏi:
- Hai tấm ảnh gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta? Năm 1956 vì sao ta không tiến hành được Tổng tuyển cử trên toàn quốc?
- Từ 11 giờ 30 ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam được giải phóng, nước ta đã được thống nhất về mặt lãnh thổ. Nhưng chúng ta chưa có một nhà nước chung do nhân dân cả nước bầu ra. Nhiệm vụ đặt ra cho nhân dân ta lúc này là phải thống nhất về mặt Nhà nước, tức là phải lập ra Quốc hội chung. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về ngày toàn dân bầu cử Quốc hội thống nhất (Quốc hội khoá VI).
- Lần lượt HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập.
+ Tại sao nói: Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?
- Các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội:
• Khoá 1 ngày 6 - 1- 1946 lần đầu tiên nhân dân cả nước đi bỏ phiếu bầu Quốc hội lập ra Nhà nước của chính mình.
• Sau năm 1954, do Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ nên cuộc Tổng tuyển cử mà ta dự định tổ chức vào tháng10-1956 không thực hiện được.
Hoạt động 1: Cuộc Tổng tuyển cử ngày 25-4-1976.
+ Ngày 25 -4 -1976, trên đất nước ta diễn ra sự kiện lịch sử gì?
+ Ngày 25 -4 -1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
+ Quang cảnh Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên đất nước trong ngày này như thế nào?
+ Hà Nội, Sài Gòn, và khắp nơi trên cả nước tràn ngập cờ, hoa, biểu ngữ.
+ Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao?
+ Nhân dân cả nước phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình. Các cụ già tuổi cao, sức yếu vẫn đến tận trụ sở bầu cử cùng con cháu. Các cụ muốn tự tay bỏ lá phiếu của mình. Lớp thanh niên 18 tuổi thể hiện niềm vui sướng vì lần đầu tiên được vinh dự cầm lá phiếu bầu Quốc hội thống nhất.
+ Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25-4-1976.
+ Chiều 25-4 -1976, cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp, cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bầu cử.
- GV tổ chức cho HS trình bày diễn biến của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
- 2 HS lần lượt trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV hỏi HS : Vì sao nói ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta ?
- HS nêu: Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ.
Hoạt động 2: Nội dung quyết định của kì họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI; ý nghĩa của cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất 1976.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên, Quốc hội khoá VI, Quốc hội thống nhất.
- GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi về ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội chung trên cả nước:
+ Sự kiện bầu cử Quốc hội khoá VI gợi cho ta nhớ tới sự kiện lịch sử nào trước đó?
+ Những quyết định của kì họp đầu tiên, Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì?
- Sau cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất và kì họp thứ nhất của Quốc hội thống nhất nước ta có một bộ máy nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên xã hội chủ nghĩa.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổ chức cho HS cả lớp chia sẻ thông tin, tranh ảnh về cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI ở địa phương mình.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
- HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và rút ra kết luận : Kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI đã quyết định:
• Tên nước ta là: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
• Quyết định Quốc huy.
• Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng.
• Quốc ca là bài Tiến quân ca.
• Thủ đô là Hà Nội.
• Đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
- HS nghe câu hỏi của GV, trao đổi với nhau và nêu ý kiến. Mỗi câu hỏi 1 HS nêu ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu cần)
+ Sự kiện bầu cử Quốc hội khoá VI gợi cho ta nhớ đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sau đó, ngày 6 - 1 - 1946 toàn dân ta đi bầu Quốc hội khoá I, lập ra Nhà nước của chính mình.
+ Những quyết định của kì họp đầu tiên, Quốc hội khoá VI thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và Nhà nước.
Tiết 4: Khoa học (5B)
SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM.
I.MỤC TIÊU:
- Biết chim là động vật đẻ trứng.
- Nói về sự nuôi con của chim.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, có ý thức bảo vệ động vật.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	- Hình minh hoạ trong SGK.
	- Sưu tầm tranh ảnh về sự nuôi con của chim.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS trả lời câu hỏi về nội dung bài Sự sinh sản của ếch.
- GV nhận xét HS.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
Sự sinh sản và nuôi con của chim.
b.Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Quan sát.
- Tổ chức cho HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi :
+ So sánh quả trứng hình 2a và hình 2c, quả nào có thời gian ấp lâu hơn?
Gọi đại diện HS nêu kết quả thảo luận.
HS cùng GV nhận xét, bổ sung.
® GV kết luận:
Trứng gà đã được thự tinh tạo thành hợp tử.
Được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi và bào thai.
Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Tổ chức cho HS các nhóm quan sát hình trong SGK.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
® GV kết luận:
Chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay.
Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi, cho đến khi mọc đủ lông, cánh mới có thể tự đi kiếm ăn.
4.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị sau “Sự sinh sản của thú”.
- 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi.
+ So sánh tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2.
+ Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong hình 2b và 2c.
Hình 2a: Quả trứng chưa ấp có lòng trắng, lòng đỏ riêng biệt.
Hình 2b: Quả trứng đã được ấp 10 ngày, có thể nhìn thấy mắt và chân.
Hình 2 c: Quả trứng đã được 15 ngày, có thể nhìn thấy phần đầu, mỏ, chân, lông gà.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình trong SGK
Bạn có nhận xét gì về những con chim non mới nở, chúng đã tự kiếm mồi được chưa? Ai nuôi chúng?
Đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG
 (Tiết 3)
(Đã soạn Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2016 )
Tiết 2: Ôn Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét một số bài.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
Có 20 viên bi xanh, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Loại bi nào chiếm tổng số bi?
A. Nâu B. Xanh
C. Vàng D. Đỏ
Bài tập 2: Tìm phân số, biết tổng của tử số và mẫu số là số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số và hiệu của mẫu số và tử số là 11.
Bài tập3: Tìm x:
x + 3,5 = 4,72 + 2,28
x – 7,2 = 3,9 + 2,5
Bài tập4: (HS có NL)
Cho hai số 0 và 4. Hãy tìm chữ số thích hợp để lập số gồm 3 chữ số chẵn khác nhau và là số chia hết cho 3?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đáp án:
 Khoanh vào B
Lời giải: 
Số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số là: 99.
11
 Ta có sơ đồ:
99
Tử số
Mẫu số 
Tử số của phân số phải tìm là:
 (99 – 11) : 2 = 44
Mẫu số của phân số phải tìm là:
 44 + 11 = 55
Phân số phải tìm là: 
 Đáp số: 
Lời giải: 
x + 3,5 = 4,72 + 2,28
 x + 3,5 = 7
 x = 7 – 3,5 
 x = 3,5
x – 7,2 = 3,9 + 2,5
x – 7,2 = 6,4
x = 6,4 + 7,2 
x = 13,6 
Lời giải: 
Ta thấy: 0 + 4 = 4. 
Để chia hết cho 3 thì các chữ số cần tìm là: 2; 5; và 8. Nhưng 5 là số lẻ 9 loại).
Vậy ta có 8 số sau:
 402 240 840 408
 420 204 804 480
 Đáp số: có 8 số.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
TÌM HIỂU VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
1. Mục tiêu hoạt động
- HS có hiểu biết về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam, tự hào là con cháu của các Vua Hùng
2. Quy mô hoạt động 
Có thể tổ chức theo quy mô lớp
4. Tài liệu và phương tiện
- Một số tranh ảnh, tư liệu về ngày giỗ tổ Hùng Vương
- Các câu hỏi và đáp án thi tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương
- Phần thưởng cho cá nhân có điểm số cao nhất;
I. Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị:
- GV phổ biến kế hoạch hoạt động, hướng dẫn HS tìm hiểu các thông tin về ngày Giỗ Tổ Vùng trên sách báo, mạng Internet và trên các phương tiện truyền thống đại chúng khác. 
- HS tìm hiểu các thông tin theo gợi ý của GV. 
Bước 2: Tiến hành cuộc thi 
- Mở đầu, trưởng ban giám khảo sẽ nói ngắn gọn về chủ đề và thể lệ cuộc thi. 
- Các cá nhân đứng vào vị trí các bàn thi 
- Ban giám khảo lần lượt nêu từng câu hỏi. Trong vòng 30 giây, cá nhân nào rung chuông/ giơ tay trước, cá nhân đó có quyền trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm. Trả lời sai không được tính điểm. 
Trong trường hợp thí sinh rung chuông trước trả lời sai thì thí sinh tiếp theo sẽ được trả lời câu hỏi đó. Nếu các thí sinh đều trả lời sai thì khán giả sẽ được tham gia trả lời câu hỏi. Khán giả nào trả lừi đúng sẽ được tặng quà. 
Bước 3: Trao giải thưởng 
- trưởng ban giám khảo công bố tổng số điểm đạt được của mỗi thí sinh. 
- Tặng phần thưởng cho các cá nhân có số điểm cao nhất. 
4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học
Thứ Tư ngày 6 tháng 4 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5C
Tiết 3: Địa lí
CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
(Đã soạn Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2016 )
Tiết 4: Lịch Sử
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.
(Đã soạn Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2016 )
Buổi chiều dạy lớp 5A
Tiết 1: Đạo đức
ÔN TẬP CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
- Củng cố các kiến thức đã học từ tuần 21.
- Nắm vững và thực hành các kiến thức của 3 bài đã học từ tuần 21. 
- Giáo dục HS chăm ngoan, học giỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: Hôm nay các em tiếp tục
củng cố các kiến thức đã học từ tuần 21.
b.Hướng dẫn ôn tập:
- Tổ chức cho HS trưng bài, giới thiệu tranh ảnh, câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ mình đã sưu tầm được.
3.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn chuẩn bị tiết sau Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
- Hát 
- Gọi HS lên giới thiệu, trình bày trước lớp.
- HS khác có thể đặt câu hỏi cho bạn mình.
Tiết 2: Lịch sử
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.
(Đã soạn Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2016 )
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
TÌM HIỂU VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
(Đã soạn Thứ ba ngày 4 tháng 4 năm 2016 )
Thứ năm ngày 7 tháng 4 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5A
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG
(TIẾP THEO)
I.MỤC TIÊU:
	- Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
	- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.
	+ Làm bài tập 1a, 2, 3.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- GV nêu một số phép tính BT3, HS cả lớp thực hiện nháp.
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b.Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1a: 
Yêu cầu đọc đề bài.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- GV làm mẫu 1 trường hợp, sau đó yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
- GV nhận xét HS.
Bài 2: 
- Yêu cầu đọc đề bài và tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
- GV nhận xét HS.
 Bài 3: 
- Yêu cầu đọc đề bài và làm bài.
- Yêu cầu 2 HS vừa lên bảng làm bài giải thích cách làm.
- GV n

File đính kèm:

  • doctuần 29.doc