Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận để tìm hiểu các vấn đề sau: - Mỗi nhóm gồm 4 - 6 HS cùng thảo luận về các vấn đề GV đưa ra, sau đó ghi ý kiến vào phiếu học tập:

+ Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hoá - giáo dục thể hiện như thế nào? + Sự lớn mạnh của hậu phương:

• Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm.

• Các trường Đại học tích cực đào tạo cán bộ cho kháng chiến. Học sinh vừa tích cực học tập vừa tham gia sản xuất.

• Xây dựng được xưởng công binh nghiên cứu và chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến.

+ Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy? + Vì Đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước.

+ Vì nhân dân ta có tinh thần yêu nước cao.

+ Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến? + Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người, sức của có sức mạnh chiến đấu cao.

- GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến. GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2, 3 và nêu nội dung của từng hình. - Đại diện mỗi nhóm trình bày về một vấn đề, các nhóm khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.

 - HS quan sát và nêu nội dung.

- GV hỏi: Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp nói lên điều gì ? - HS: Việc các chiến sĩ bộ đội cũng tham gia cấy lúa giúp nhân dân cho thấy tình cảm gắn bó quân dân ta và cũng nói lên tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến. Chúng ta đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến.

 

doc19 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 : Đánh giá kết quả học tập.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài theo cá nhân.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
GDNGLL:
* Hoạt động 4: Làm việc cá nhân.
- Tổ chức cho HS nối tiếp nêu những chiến công vang dội của nhân dân ta mà các em biết và nêu ý nghĩa của những chiến công đó.
- GV nhận xét, khen ngợi và bổ sung cho HS.
* Hoạt động 5: Làm việc cá nhân.
- Gọi HS kể câu chuyện mà mình biết nói về chiến công vang dội của nhân dân ta.
- GV nhận xét, khen ngợi.
- GV liên hệ giáo dục HS thái độ tôn trọng, tự hào với những chiến công của nhân dân ta. Qua đó giáo dục ý thức rèn luyện bản thân qua học tập.
4.Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS đọc trước nội dung bài 
“ Thức ăn nuôi gà”
- 2 HS nêu - Lớp nhận xét 
- 3 HS nêu một số giống gà mà các em biết.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- 3 nhóm lên bảng viết tên các loại gà mà em biết. (Đại diện các nhóm lên viết).
+ Phân loại các nhóm gà theo yêu cầu (gà nội, gà nhập nội, gà lai).
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Làm việc theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm thực hiện theo yêu cầu phiếu học tập.
+ Quan sát hình SGK nêu đặc điểm của các loại gà theo từng đặc điểm riêng của nó.
+ Thư kí ghi kết quả vào phiếu bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
 Tổ chức cho HS trình bày kết quả:
+ 1 HS đọc câu hỏi cuối bài. - 1 HS trình bày kết quả câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau nêu. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- 2 HS nối tiếp nhau kể.
Ví dụ : Câu chuyện về:Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Kim Đồng, Ngô Quyền,
- Lắng nghe.
Tiết 3: Địa lí
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU: 
- Biết một số đặc điểm đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Biết một số đặc điểm đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
- Giáo dục HS thái độ tích cực học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bản đồ hành chính Việt Nam.
	- Phiếu học tập của HS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra - Giới thiệu bài mới
- GV gọiHS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét.
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Thương mại gồm các hoạt động nào. Thương mại có vai trò gì?
+ Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng gì là chủ yếu.
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Bài tập tổng hợp.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các em thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau:
- HS làmviệc theo nhóm, mỗi nhóm 4- - 6 HS cùng thảo luận, xem lại các lược đồ từ bài 8 - 15 để hoàn thành phiếu.
Phiếu học tập
Bài 16: Ôn tập
Nhóm: ..
Các em hãy cùng thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:
1. Điền số liệu, thông tin thích hợp vào ô trống.
a) Nước ta có  dân tộc.
b) Dân tộc có số dân đông nhất là dân tộc  sống chủ yếu ở  .
c) Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở .
d) Các sân bay quốc tế của nước ta là sân bay 
  ở   
  ở  .
  ở  .
e) Ba thành phố có cảng biển lớn bậc nhất nước ta là:
  ở miền Bắc
   ở miền Trung 
  ở miền Nam.
2. Ghi vào ô c chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
c a) Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên.
c b) ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.
c c) Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi; lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng.
c d) Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
c e) Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách ở nước ta.
c g) Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất nước ta.
- GV mời HS báo cáo kết quả làm bài trước lớp.
- 2 nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp, mỗi nhóm báo cáo về 1 câu hỏi, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa câu trả lời cho HS.
- GV yêu cầu HS giải thích vì sao các ý a, e trong bài tập 2 là sai.
- HS lần lượt nêu trước lớp:
a) Câu này sai vì dân cư nước ta tập trung đông ở đồng bằng và ven biển, thưa thớt ỏ vùng núi và cao nguyên.
e) Sai vì đường ô tô mới là đường có khối lượng vận chuyển hàng hoá, hành khách lớn nhất nước ta và có thể đi trên mọi địa hình, mọi ngóc ngách để nhận và trả hàng. Đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển ở nước ta.
Hoạt động 2: Trò chơi: những ô chữ kì diệu.
	- Chuẩn bị:
	+ 2 bản đồ hành chính Việt Nam (không có tên các tỉnh)
	+ Các thẻ từ ghi tên các tỉnh là đáp án của trò chơi.
	- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi như sau:
	+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 HS, phát cho mỗi đội 1 lá cờ (hoặc chuông).
	+ GV lần lượt đọc từng câu hỏi về một tỉnh, HS hai đội giành quyền trả lời bằng phất cờ hoặc rung chuông.
	+ Đội trả lời đúng được nhận được ô chữ ghi tên tỉnh đó và gắn lên lược đồ của mình (gắn đúng vị trí).
	+ Trò chơi kết thúc khi GV nêu hết các câu hỏi.
	+ Đội thắng cuộc là đội có nhiều bảng ghi tên các tỉnh trên bản đồ.
	- Các câu hỏi:
	1) Đây là hai tỉnh trồng nhiều cà phê ở nước ta.
	2) Đây là tỉnh có sản phẩm nổi tiếng là chè Mộc Châu.
	3) Đây là tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ.
	4) Tỉnh này có khai thác than nhiều nhất nước ta.
	5) Tỉnh này có ngành khai thác a-pa-tít phát triển nhất nước ta.
	6) Sân bay quốc tế Nội Bài ở thành phố này.
	7) Thành phố này là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta.
	8) Tỉnh này có khu du lịch Ngũ Hành Sơn.
	9) Tỉnh này nổi tiếng với nghề thủ công làm tranh thêu.
	10) Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ở tỉnh này.
	- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc
Củng cố, dặn dò
	- GV hỏi: Sau những bài đã học, em thấy đất nước ta như thế nào?
	- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về ôn lại các kiến thức, kĩ năng địa lí đã học và chuẩn bị bài sau “Ôn tập HKI”.
Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
 CHẤT DẺO
(Đã soạn Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2015 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU
CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI. 
I.MỤC TIÊU:
- Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5/1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống dân tộc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Các hình minh hoạ trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra - Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
- Em hiểu thế nào là hậu phương? Thế nào là tiền tuyến?
+ Tiền tuyến là nơi giao chiến giữa ta và địch.
+ Hậu phương là vùng tự do (không bị địch chiếm đóng). Trong kháng chiến, hậu phương là nơi cung cấp sức người và sức của cho tiền tuyến.
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK và hỏi: Hình chụp cảnh gì?
- HS: Hình chụp cảnh của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2 – 1951)
- GV nêu tầm quan trọng của Đại hội: Đại hội là nơi tập trung trí tuệ của toàn Đảng để vạch ra đường lối kháng chiến, nhiệm vụ của toàn dân tộc ta.
- GV nêu yêu cầu: Em hãy đọc SGK và tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2-1951) đã đề ra cho cách mạng; để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì?
- HS đọc SGK và dùng bút chì gạch chân dưới nhiệm vụ cơ bản hiện nay mà Đại hội đề ra cho cách mạng:
Nhiệm vụ: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Để thực hiện nhiệm vụ cần:
+ Phát triển tinh thần yêu nước.
+ Đẩy mạnh thi đua.
+ Chia ruộng đất cho nông dân.
- GV gọi HS nêu ý kiến trước lớp.
- 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận để tìm hiểu các vấn đề sau:
- Mỗi nhóm gồm 4 - 6 HS cùng thảo luận về các vấn đề GV đưa ra, sau đó ghi ý kiến vào phiếu học tập:
+ Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hoá - giáo dục thể hiện như thế nào?
+ Sự lớn mạnh của hậu phương: 
• Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm.
• Các trường Đại học tích cực đào tạo cán bộ cho kháng chiến. Học sinh vừa tích cực học tập vừa tham gia sản xuất.
• Xây dựng được xưởng công binh nghiên cứu và chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến.
+ Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
+ Vì Đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước.
+ Vì nhân dân ta có tinh thần yêu nước cao.
+ Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến?
+ Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người, sức của có sức mạnh chiến đấu cao.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến. GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2, 3 và nêu nội dung của từng hình.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày về một vấn đề, các nhóm khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- HS quan sát và nêu nội dung.
- GV hỏi: Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp nói lên điều gì ?
- HS: Việc các chiến sĩ bộ đội cũng tham gia cấy lúa giúp nhân dân cho thấy tình cảm gắn bó quân dân ta và cũng nói lên tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến. Chúng ta đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp, cá nhân.
+ Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào?
+ Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức vào ngày 1 - 5 - 1952.
+ Đại hội nhằm mục đích gì?
+ Đại hội nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn.
+ Các anh hùng được Đại hội bầu chọn là:
1. Anh hùng Cù Chính Lan.
2. Anh hùng La Văn Cầu.
3. Anh hùng Nguyễn Quốc Trị.
4. Anh hùng Nguyễn Thị Chiên.
5. Anh hùng Ngô Gia Khảm.
6. Anh hùng Trần Đại Nghĩa.
7. Anh hùng Hoàng Hanh
+ Kể về chiến công của một trong bảy tấm gương anh hùng trên.
+ Một số HS trình bày trước lớp theo thông tin đã sưu tầm.
- GV nhận xét câu trả lời của HS
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Tiết 4: Khoa học (5B)
TƠ SỢI
I.MỤC TIÊU:
 	- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
 	- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
 	- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
	- Tích hợp GDKNS: + Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
 + Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
 + Kĩ năng giải quyết vấn đề.
	- Giáo dục HS tích cực học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình minh họa trang 66 SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
 GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước sau đó nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
 Bài học hôm nay sẽ giúp các em có những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc, đặc điểm và công dụng của tơ sợi.
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp: Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 66 SGK và cho biết hình nào liên quan đến việc làm ra sợi đay. Những hình nào liên quan đến làm ra tơ tằm, sợi bông.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Giới thiệu H1, H2, H3 SGK.
- Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?
* Kết luận: Có rất nhiều loại sợi tơ khác nhau làm ra các loại sản phẩm khác nhau.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo tổ như sau:
+ Phát cho mỗi nhóm một bộ học tập bao gồm: Phiếu học tập, hai miếng vải nhỏ các loại, diêm, bát nước.
- Hướng dẫn HS làm TN.
- Nhận xét, khen ngợi HS trung thực khi làm TN, biết tổng hợp kiến thức và ghi chép khoa học.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? Nó có tình chất gì?
+ Chất dẻo có thể thay thế vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 3 HS tiếp nối nhau nói về từng hình.
- Lắng nghe.
- Sợi bông, sợi đay, sợi lanh có nguồn gốc từ thực vật. Tơ tằm có nguồn gốc từ động vật.
- Lắng nghe.
- Nhận ĐDHT làm việc theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng, hướng dẫn của GV.
- HS trực tiếp làm TN và nêu lên hiện tượng , thư kí ghi kết quả TN vào phiếu học tập.
- Gọi HS đọc lại bảng thông tin trang 67 SGK.
* Kết luận: Mục Bạn cần biết SGK.
4.Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn về nhà đọc kĩ phần thông tin về tơ sợi và chuẩn bị bài sau “Ôn tập”.
- 1 nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng, 2 HS lên cùng trình bày kết quả TN, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
- HS đọc, lớp theo dõi.
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA
(Đã soạn Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2015 )
Tiết 2: Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Học sinh giải thành thạo 2 dạng toán về tỉ số phần trăm; tìm số phần trăm của 1 số, tìm 1 số khi biết số phần trăm của nó. Tìm thạo tỉ số phần trăm giữa 2 số.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét.
Bài 1: Tìm tỉ số phần trăm của 
a) 8 và 60
b) 6,25 và 25
Bài 2: Một người bán hàng đã bán được 450.000 đồng tiền hàng, trong đó lãi chiếm 12,5% tiền vốn. Tính tiền vốn?
Bài 3: Một đội trồng cây, tháng trước trồng được 800 cây, tháng này trồng được 960 cây. Hỏi so với tháng trước thì tháng này đội đó đã vượt mức bao nhiêu phần trăm ?
Bài 4: Tính tỉ số % của a và b điền số vào chỗ ............
a
b
%
...
35
40%
27
......
15%
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) Tỉ số phần trăm của 8 và 60 là:
 8 : 60 = 0,1333 = 13,33 %
b) Tỉ số phần trăm của 6,25 và 25 là:
 6,25 : 25 = 0,25 = 25%
Lời giải:
Coi số tiền bán được là 100%.
 Số tiền lãi là:
 450000 : 100 12,5 = 56250 (đồng)
Số tiền vốn có là:
450000 – 56250 = 393750 (đồng)
 Đáp số: 393750 đồng.
Lời giải:
Tháng này, đội đó đã làm được số % là:
 960 : 800 = 1,2 = 120%
 Coi tháng trước là 100% thì đội đó đã vượt mức số phần trăm là:
 120% - 100% = 20 %
 Đáp số: 20 %.
Lời giải:
a
b
%
..14.
35
40%
27
..180..
15%
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chuẩn bị cho tiểu phẩm " Tao quân chầu trời"
Thứ Tư ngày 23 tháng 12 năm 2015
Buổi sáng dạy lớp 5C
Tiết 3: Địa lí
ÔN TẬP
(Đã soạn Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2015 )
Tiết 4: Lịch Sử
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU
CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI. 
(Đã soạn Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2015 )
Buổi chiều dạy lớp 5A
Tiết 1: Đạo đức
BÀI: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH 
(Tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
 - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
 - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.
- Tích hợp GDKNS: + Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung.
 + Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác.
 + Kĩ năng tư duy phê phán (biết hê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác).
 + Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống).
 - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
 - Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
 - Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh trong SGK.	
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động khởi động:
- GV cho cả lớp hát bài hát “Lớp chúng mình” 
- GV giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống (Trang 25 SGK).
- GV treo tranh tình huống. Yêu cầu HS quan sát.
- GV nêu tình huống của hai bức tranh: Lớp 5A được giao nhiệm vụ trồng cây ở vườn trường. Cô giáo yêu cầu các cây trồng xong phải ngay ngắn thẳng hàng. 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Quan sát tranh và cho biết kết quả trồng cây ở tổ 1 và tổ 2 như thế nào? 
+ Nhận xét về cách trồng cây của mỗi tổ.
+ Theo em trong công việc chung, để công việc đạt kết quả tốt, chúng ta phải làm việc như thế nào? 
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 2: Thảo luận bài tập số 1.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi.
+ Việc làm thể hiện sự hợp tác: Ý a, d, đ.
+ Việc làm không hợp tác: Ý b, c, e.
- Yêu cầu HS đọc lại kết quả. 
- Yêu cầu HS kể thêm một số biểu hiện của việc làm hợp tác. 
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ đối với các việc làm. 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân – cho biết kết quả
- GV kết luận: Chúng ta hợp tác để công việc chung đạt kết quả tốt nhất, để học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.
* Hoạt động 4: Kể tên những việc trong lớp cần hợp tác.
Yêu cầu Hs thảo luận nhóm – Ghi lại trên phiếu học tập.
- Cả lớp hát 
- HS lắng nghe 
- HS quan sát tranh 
- HS lắng nghe 
+ Tổ 1 cây trồng không thẳng, đổ xiên xẹo. Tổ 2 trồng được cây đứng ngay thẳng, thẳng hàng. 
+ Chúng ta phải làm việc cùng nhau, cùng hợp tác với mọi người xung quanh.
- 3 em đọc 
- HS trình bày kết quả – gắn câu trả lời phù hợp vào mỗi cột 
- 1 em đọc lại kết quả 
 - HS kể: 
+ Hoàn thành nhiệm vụ của mình và biết giúp đỡ người khác khi công việc chung gặp khó khăn.
+ Cởi mở trao đổi kinh nghiệm hiểu biết của mình để làm việc.
- HS trả lời ý kiến của mình.
+ Các câu a, h, e là đồng ý
+ Các câu b, c, d, g, i là không đồng ý hoặc phân vân
- HS lắng nghe
- Đại diện mỗi nhóm nêu ý kiến, các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
Tên công việc
Người phối hợp
Cách phối hợp
Vd: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. 
Các bạn trong nhóm. 
Bàn bạc sau đó thống nhất câu trả lời. Mỗi người phải tham gia vào công việc được giao.
Trực nhật lớp, chuẩn bị văn nghệ tập thể.
Các bạn trong tổ.
Phân công nhau để mỗi bạn đều có công việc phù hợp. 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét - Kết luận: Trong lớp chúng ta có nhiều công việc chung. Do đó các em cần biết hợp tác với nhau để cả lớp cùng tiến bộ.
- GV liên hệ giáo dục HS biết hợp tác với mọi người xung quanh trong việc thực hiện sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
* Hoạt động tiếp nối: 
- Nhắc lại ghi nhớ
- Về nhà tập thực hành hợp tác trong công việc và hoàn thành bài tập số 5.
- GV kết thúc giờ học.
- HS lắng nghe
Tiết 2: Lịch sử
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU
CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI. 
(Đã soạn Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2015 )
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chuẩn bị cho tiểu phẩm " Tao quân chầu trời"
Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2015
Buổi sáng dạy lớp 5A
Tiết 1: Toán
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
(TIẾP THEO)
I.MỤC TIÊU:
 	- Cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
 	- Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
	+ Làm bài tập 1, 2.
	

File đính kèm:

  • doctuần 16.doc