Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Chu Thị Thanh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: giúp học sinh kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.

2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng nói:

- Biết tìm và kể được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc phù hợp với yêu cầu của đề bài.

- Biết trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.

+ Kĩ năng nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

3. Thái độ: giáo dục học sinh yêu thích môn kể chuyện.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Một số sách, truyện bài báo viết về những người đã góp mình chống lại nghèo đói, lạc hậu, bảng nhóm về tiêu chí đánh giá câu chuyện

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: 1'

 Kiểm tra sĩ số; vắng:.

 

doc38 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Chu Thị Thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS đọc khổ 1,2 và trả lời câu hỏi
+ Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi nào?
- Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi đi học về. 
+ Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
- Những ngôi nhà đang xây với giàn giáo như cái lồng che chở, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề đang cầm bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát.
+ Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.
- Những hình ảnh:
- Giàn giáo tựa cái lồng.
- Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.
- Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong.
- Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên vôi vữa.
+ Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi.
* Việc sử dụng những hình ảnh đó có tác dụng gì?
- Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa
Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường
Làn gió mang hương, ủ đầy những rãnh tường chưa trát.
Ngôi nhà lớn lên với trời xanh.
- Làm cho ngôi nhà trở nên sống động như con người có cảm xúc, có hoạt động trở nên gần gũi đáng yêu hơn.
- Yêu cầu HS đọc khổ 3,4 và trả lời câu hỏi:
2. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
- Hìmh ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên.
- Đất nước ta đang trên đà phát triển. 
- Đất nước là một công trình xây dựng lớn.
- Đất nước đang thay đổi từng ngày, từng giờ.
* Bài thơ cho em biết điều gì?
- Bài thơ cho em thấy vẻ đẹp của những ngôi nhà đang xây, điều đó thể hiện đất nước ta đang đổi mới từng ngày.
- HS nhắc lại nội dung chính của bài
 Đọc diễn cảm: (8')
- Yêu cầu HS đọc toàn bài, lớp tìm cách đọc hay.
- Y/c HS đọc diễn cảm khổ thơ 1+ 2 và nêu cách đọc diễn cảm.
- Yêu cầu luyện đọc trong nhóm.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm.
 - 4 HS đọc lại bài, nêu giọng đọc phù hợp.
- nêu các từ cần nhấn giọng ở đoạn 1,2.
- Đọc diễn cảm+ học thuộc lòng bài thơ.
- HS nhận xét - bình chọ bạn đọc hay nhất
4. Củng cố kiến thức: 3’
+ Bài thơ cho em biết điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Bài thơ cho em thấy vẻ đẹp của những ngôi nhà đanh xây, điều đó thể hiện đất nước ta đang đổi mới từng ngày.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
	 Tiết 29: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
 (Tả hoạt động)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Xác định được các đoạn của bài văn tả người, nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của người
2. Kĩ năng: Viết đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
3. Thái độ: Rèn óc quan sat cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: bảng phụ.
- HS: chuẩn bị ghi chép về hoạt động của một người.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 - Kiểm tra sĩ số - Hát đầu giờ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi học sinh đọc biên bản cuộc họp tổ, họp lớp, họp chi đội?
- Nhận xét – đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1') Luyện tập tả người.
2. Nội dung:
Bài 1: 11'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì?
 Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu:
- Gọi 1 học sinh đọc bài văn: Công nhân sửa đường.
- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm.
- Học sinh thảo luận theo bàn kết hợp làm bài tập – đại diện trình bày – nhận xét.
+ Xác định các đoạn của bài văn?
- Đoạn 1: Bác Tâm...cứ loang ra mãi.
- Đoạn 2: mảng đường...vá áo ấy.
- Đoạn 3: còn lại.
+ Nêu nội dung chính của từng đoạn?
- Đoạn 1: Tả bác Tâm đang vá đường
- Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm.
- Đoạn 3: Tả bác đang đứng trước mảng đường đã vá xong.
+ Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn?
- Những chi tiết tả hoạt động: 
 Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng.
 Bác đập búa đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng
 Bác đứng lên vươn vai mấy cái liền.
Bài 2: 18' 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì?
 Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
- Yêu cầu học sinh hãy giới thiệu về người em định tả?
- Học sinh giới thiệu người định tả.
+ Khi viết đoạn văn cần lưu ý gì?
- Có câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Hết một câu có dấu chấm, viết liền mạch.
- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn – đọc – nhận xét.
VD:
Chiều hè, những tia nắng vàng cuối ngày đã ngả dần. Em đi học về thấy bố đang lúi húi trước sân. Thì ra bố em đang xây bồn hoa. Xung quanh chỗ bố ngổn ngang là cát, xi măng và gạch,... Bên phải bố là chậu vữa trộn xi sóng sánh, chồng gạch đỏ đều tăm tắp bên tay trái ngay tầm tay với. Tay phải bố cầm chiếc bay, xúc vữa đổ lên hàng gạch rồi bố nhanh tay gạt cho đều và phẳng. Tay trái bố nhặt từng viên gạch xếp ngay ngắn lên trên, rồi trở cán bay bố gõ gõ nhẹ nhẹ lên viên gạch. Trông động tác của bố thật khéo léo. Chẳng mấy chốc chiếc bồn hoa hình vòng cung đã hiện ra rất đẹp. Nhìn bố say mê làm việc em thấy yêu bố quá.
4. Củng cố kiến thức: 3’
+ Nêu cấu tạo bài văn tả người?
+ Phần thân bài trong bài văn tả người gồm những phần nào?
- Gồm 3 phần:
1. Mở bài: giới thiệu người cần tả.
2. Thân bài:
- Tả ngoại hình: 
- Tả tính tình, hoạt động:
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ về người được tả.
- Tả ngoại hình: 
- Tả tính tình, hoạt động:
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
Lịch sử
Bài 15: CHIẾN THẰNG BIÊN GIỚI THU-ĐÔNG 1950
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: giúp học sinh biết:
- Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
- Nêu được sự khác biệt gi
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng trình bày.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:	
A. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 	 Kiểm tra sĩ số - Hát đầu giờ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: 5'
+ Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?
- Nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta.
+ Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947?
- Tháng 10 năm 1947...ca nô bị bắn chìm.
+ Ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947?
- Phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp.
- Nhận xét – đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1') Nêu mục tiêu bài học.
2. Nội dung:
Hoạt động 1: (9') Làm việc cả lớp
1, Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phần chữ nhỏ.
+ Từ năm 1948- 1950 thực dân Pháp đã có những hành động gì? 
- Khoá chặt biên giới Việt - Trung nhằm bao vây cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
- GV chỉ trên bản đồ để chỉ đường biên giới Việt-Trung, nhấn mạnh âm mưu của Pháp trong việc khoá chặt biên giới nhằm bao vây cô lập Căn cứ địa Việt Bắc.
+ Nếu để Pháp tiếp tục khoá chặt biên giới Việt-Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
- Nếu để địch đóng quân tại đây và khoá chặt biên giới Việt- Trung thì căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế.
+ Nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
- Chúng ta cần phá tan âm mưu khoá chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ giữa ta và quốc tế.
Hoạt động 2: (13') Thảo luận nhóm
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phần còn lại kết hợp quan sát tranh 1, 2 trình bày một số sự kiện và kết quả của chiến dịch (thảo luận nhóm-2 bàn 1 nhóm)
2. Diễn biến, kết quả.
+ Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy kể một số sự kiện về chiến dịch đó?
- Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận Đông Khê. Sáng ngày 16 - 9- 1950, quân ta... 18- 9- 1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.
+ Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? quân ta làm gì trước hành động đó của địch?
- Mất Đông Khê, quân Pháp ở Cao bằng bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4 chiếm lại Đông Khê. Sau nhiều ngày giao chiến quyết liệt, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
+ Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu- đông 1950?
- Bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng một số thị xã và thị trấn. Làm chủ 750 km trên dải biên giới Việt Trung. Căn cứ địa Vịêt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Gọi học sinh trình bày diễn biến và kết quả của chiến dịch.
- Học sinh trình bày diễn biến và kết quả của chiến dịch.
+ Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì?
- Hình ảnh Bác Hồ đang quan sát mặt trận Biên giới, xung quanh là các chiến sĩ của ta cho thấy Bác rất gần gũi với các chiến sĩ và sát sao trong kế hoạch chiến đấu. Bức ảnh gợi ra nét ung dung của Bác, nét ung dung của người trong tư thế chiến thắng.
+ Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì?
- Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng, sẵn sàng hi sinh để giữ nước của bộ đội ta.
+ Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu cho chiến dịch Biên giới không?
- Khi họp bàn mở chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tầm quan trọng của Đông Khê: "Ta đánh vào nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí quan trọng của địch trên tuyến đường Cao Bằng- Lạng Sơn. Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội thuận lợi để tiêu diệt chúng trong vận động".
Hoạt động 4: (7') Làm việc theo cặp
3. Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu- đông 1950.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 3, trả lời câu hỏi theo cặp:
+ Nêu điểm khác biệt chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch 1947?
- Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 địch tấn công ta, ta đánh lại và dành thế chiến thắng.
+ Sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến?
- Chiến thắng Biên giới 1950 cho thấy sức mạnh và trưởng thành rất nhanh của quân và dân ta so với những ngày đầu kháng chiến, ta có thể mở chiến dịch và đánh thắng địch.
+ Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Chiến thắng cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân và đường liên lạc quốc tế được nối liền.
=>Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn ta nắm quyền chủ động tiến công trên chiến trường Bắc Bộ.
Ghi nhớ: SGK.
- Học sinh đọc.
4. Củng cố kiến thức: 3’
+ Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch biên giới gợi cho em suy nghĩ gì?
- Nhận xét giờ học.
- Hình ảnh Bác Hồ đang quan sát mặt trận Biên giới, xung quanh là các chiến sĩ của ta cho thấy Bác rất gần gũi với các chiến sĩ và sát sao trong kế hoạch chiến đấu. Bức ảnh gợi ra nét ung dung của Bác, nét ung dung của người trong tư thế chiến thắng.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 73: LUYỆN TẬP CHUNG
I, MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: thực hiện các phép tính với các số thập phân.
2. Kĩ năng: 
- Tính giá trị của biểu thức số.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Giải bài toán.
3. Thái độ: cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 Kiểm tra sĩ số - Hát đầu giờ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi học sinh lên bảng làm bài:
Tính: 300 + 4 + 
 300 + 4 + 
 = 300 + 4 + 0,3 + 0,07
 = 304,37
Tìm số dư của phép chia, nếu chỉ lấy đến 2 chữ số ở phân thập phân của thương.
98,56 : 25
- Nhận xét – đánh giá.
 98,56 25
 23 5 3,96 
 156
 06
Vậy 98,56 : 25 = 3,96 (dư 0,06)
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1') Luyện tập chung.
2. Nội dung:
Bài 1: 8' 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài có mấy yêu cầu? Là những yêu cầu nào?
Đặt tính rồi tính.
+ Nhận xét các phép tính?
- Số thập phân chia cho số tự nhiên; số thập phân chia cho số thập phân.
- Yêu cầu học sinh làm bài- 2 học sinh làm bảng nhóm.
- Học sinh làm bài – đổi chéo vở kiểm tra.
 266,22 34
 282 7,83
 102
 0 
+ Để làm bài này, con đã vận dụng kiến thức nào?
- Cách thực hiện phép chia số thập phân cho số tự nhiên; số thập phân chia cho số thập phân.
Bài 2: 6'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài: 
+ Bài yêu cầu gì?
Tính:
+ Yêu cầu 2 học sinh làm bảng nhóm.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
 (128,4 – 73,2) : 2,4 – 18,32
 = 55,2 : 2,4 – 18,32
 = 23 – 18,32 = 4,68
 8,64 : (1,46 + 3,34) + 6,32
 = 8,64 : 4,8 + 6,32
 = 1,8 + 6,32 = 8,12
+ Nêu cách làm?
- Học sinh nêu.
+ Bài tập ôn lại kiến thức nào cho em?
- Cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: 7'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
Tóm tắt:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
 0,5l: 1 giờ
 120l: ... giờ?
- Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Động cơ đó chạy được số giờ là:
120 : 0,5 = 240 (giờ)
 Đáp số: 240 giờ
+ Để hoàn thành bài con đã vận dụng kiến thức nào?
- Giải toán có vận dụng kỹ năng chia số thập phân.
Bài 4: 6' 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì?
Tìm x:
+ x là những thành phần nào của biểu thức?
- Số bị trừ, số hạng, thừa số.
- Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
 x - 1,27 = 13,5 : 4,5
 x = 1,27 + 3
 x = 4,27
 x + 18,7 = 50,5 : 2,5
 x + 18,7 = 20,2
 x = 20,2 - 18,7
 x = 1,5
 x 12,5 = 6 2,5
 x 12,5 = 15
 x = 15 : 12,5
 x = 1,2
 - Y/c HS nêu lại cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
4. Củng cố kiến thức: 3’
+ Nêu cách chia số thập phân cho số thập phân?
- Nhận xét giờ học. 
- Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
- Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia số tự nhiên.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 16/12/2019
Ngày giảng: Thứ năm, 19 / 12 / 2019
Luyện từ và câu
Tiết 30: TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Tìm được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước.
- Tìm được những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò bạn bè, và hiểu nghĩa của chúng.
- Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của người. 
2. Kĩ năng: Sử dụng các từ ngữ miêu tả hình dáng của người để viết đoạn văn tả người.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 Kiểm tra sĩ số - Hát đầu giờ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Hạnh phúc là gì?
+ Đặt câu với từ “hạnh phúc”?
- Nhận xét – đánh giá.
- Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
VD:
- Em rất hạnh phúc vì đạt học sinh giỏi.
- Gia đình em sống rất hạnh phúc.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1') Tổng kết vốn từ
2. Nội dung:
Bài 1: 5'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm bàn – 1 nhóm làm trên phiếu.
Liệt kê các từ ngữ:
a, Chỉ những người thân trong gia đình:
b, Chỉ những người gần gũi em trong trường học:
c, Chỉ các nghề nghiệp khác nhau:
d, Chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta:
- Các nhóm thảo luận làm bài – đọc – nhận xét.
- Người thân trong gia đình: cha mẹ, chú dì, ông bà, cụ, thím, mợ, cô bác, cậu, anh, ..
- Những người gần gũi em trong trường học: thầy cô, bạn bè, bạn thân, ...
- Các nghề nghiệp khác nhau: công nhân, nông dân, kĩ sư, bác sĩ,...
- Các dân tộc trên đất nước ta: Ba Na, Ê Đê, Tày, Nùng, Thái, Hmông,...
Bài 2: 6' 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì?
 Tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè.
-
a, Tục ngữ nói về quan hệ gia đình:
- Chị ngã em nâng.
- Anh em như thể chân tay, 
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Con có cha như nhà có nóc.
- Con hơn cha là nhà có phúc.
- Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.
b, Tục ngữ nói về quan hệ thầy trò:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
- Kính thầy yêu bạn.
c, Tục ngữ thành ngữ nói về quan hệ bạn bè:
- Học thầy không tày học bạn.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao. 
Bài 3: 6' 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì?
 Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng của người:
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Miêu tả mái tóc: đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, óng ả, như rễ tre.
- Miêu tả đôi mắt: một mí, bồ câu, đen láy, lanh lợi, gian sảo, soi mói, mờ đục, lờ đờ,...
- Miêu tả khuôn mặt: trái xoan, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông vức, phúc hậu, bầu bĩnh,...
- Miêu tả làn da: trắng trẻo, nõn nà, ngăm ngăm, mịn màng,...
Bài 4: 14'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
+ Bài yêu cầu gì?
 Dùng một số từ ngữ tìm được (ở bài tập 3). Viết một đoạn văn khoảng 5 câu miêu tả hình dáng của một người thân thiết hoặc một người em quen biết.
- Yêu cầu học sinh làm bài – đọc –nhận xét.
4. Củng cố kiến thức: 3’
+ Tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè?
- Nhận xét tiết học. 
- Chị ngã em nâng.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thày không tày học bạn.
Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
Bài 30: CAO SU ( PP Bàn tay nặn bột)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
- Biết kể tên các vật liệu được chế tạo từ cao su.
- Nêu được tính chất, công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng làm thí nghiệm.
3. Thái độ: có ý thức tiết kiệm và sử dụng cao su có hiệu quả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: 1 quả bóng cao su, 1 đoạn dậy cao su, 1 ít nước, cốc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: 1’
	- Kiểm tra sĩ số - Hát đầu giờ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra b

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2019_2020_chu_thi_tha.doc