Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Hà

Toán

TIẾT 119: LUYỆN TẬP

I .MỤC TIÊU:

 - Thuộc bảng chia 4.

 - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 4) .

 - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.

 - Rèn kĩ năng

 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

 *Bài tập cần làm: bài tập 1, 2, 3.

 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: chăm chỉ, trung thực

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Sách giáo khoa.

 - Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.

 - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:

 

doc46 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
- HS thực hiện theo YC
*Dự kiến ND chia sẻ
- Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Quan sát tranh.
- Bức tranh 1 minh hoạ trận đánh của hai vị thần. Thủy Tinh đang hô mưa, gọi gió, dâng nước, Sơn Tinh bốc từng quả đồi chặn đứng dòng nước lũ.
- Đây là nội dung cuối cùng của câu chuyện.
- Bức tranh 2 vẽ cảnh Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và đón được Mị Nương.
- Đây là nội dung thứ hai của câu chuyện.
- Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương.
-1 học sinh lên bảng sắp xếp lại thứ tự các bức tranh: 3, 2, 1.
- Học sinh tập kể chuyện trong nhóm.
- Các nhóm thi kể theo hai hình thức kể trên.
- Lắng nghe
3. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút)
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Thảo luận trong cặp -> Chia sẻ trước lớp
- Giáo viêngiao nhiệm vụ cho HS
*TBHT điều hành cho các bạn cùng chia sẻ
- Câu chuyện kể về việc gì?
- Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện trên?
Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- Học sinh suy nghĩ -> chia sẻ
- Dự kiến ND chia sẻ
+ Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt
- Lắng nghe, ghi nhớ.
4. Vận dụng: (3phút)
- Hỏi lại tên câu chuyện.
- 1 học sinh về kể lại câu chuyện.
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- 1 HS nhắc lại nội dung câu chuyện.
5. Sáng tạo: (2 phút)
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
- Tìm những câu chuyện có chủ đề về chống lũ lụt, thiên tai.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về chuẩn bị bài sau.
__________________________
Toán
TIẾT 120: BẢNG CHIA 5
I .MỤC TIÊU:
 - Biết cách thực hiện phép chia 5.
 - Lập được bảng chia 5.
 - Nhớ được bảng chia 5.
 - Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 5).
 - Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 5).
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
 *Bài tập cần làm: bài tập 1, 2.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, 3 miếng bìa hình vuông, mỗi miếng có 4 chấm tròn.
 - Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
 - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: (3phút)
- TBHT điều hành trò chơi: Truyền điện
-Nội dung chơi: cho học sinh đọc thuộc bảng nhân 5, bảng chia 4.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng:Bảng chia 5.
- Học sinh tham gia chơi.
+ 
- Lắng nghe.
- Học sinhmở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. Hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
Việc 1: Giới thiệu phép chia 5
- Giáo viên gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm 5 chấm tròn như sách giáo khoa.
+Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS tương tác với bạn, tìm ra cách tính và kết quả
- Mỗi tấm bìa có năm chấm tròn; bốn tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn? 
- Để có 20 chấm tròn ta làm phép tính gì? Và nêu phép tính đó?
- Giáo viên chép phép nhân lên bảng: 5 x 4 = 20 
Việc 2: Hình thành phép chia 5 
- Trên các tấm bìa có 20 chấm tròn, mỗi tấm có 5 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
- Giáo viên kết luận: Từ phép nhân: 5 x 4 = 20, ta có phép chia: 20 : 5 = 4
Việc 3: Lập bảng chia 5
- Yêu cầu học sinh lập bảng chia 5.
- Tổ chức cho học sinh học thuộc bảng chia 5.
Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2

- Học sinh quan sát.
+Dự kiến KQ chia sẻ :
- Mỗi tấm bìa có năm chấm tròn, bốn tấm bìa có 20 chấm tròn.
- Để có 20 chấm tròn ta làm phép nhân. 5 x 4 = 12
- Học sinh quan sát.
- Có 4 tấm bìa.
- Học sinh nêu.
- Học sinh thực hiện:
5 : 5 = 1,
10 : 5 = 2,
....,
50 : 5 = 10.
- HS đọc thuộc bảng chia 5.
3. Thực hành: (14 phút)
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ: 
+ YC HS tham gia T.C và làm một số bài tập
+ GV trợ giúp HS hạn chế
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: TC trò chơi: Ai nhanh, ai đúng:
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1, tổ chức cho 2 đội học sinh tham gia chơi. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS lên bảng chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài trên bảng của bạn.
- Đánh giá bài làm học sinh.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
- Học sinh thực hiện theo YC
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
*Dự kiến các bước hoạt động và nội dung chia sẻ trước lớp của HS:
- Học sinh tham gia chơi.
- Dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
SBC
10
20
30
40
50
45
35
25
5
SC
5
5
5
5
5
5
5
5
5
Thương










- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài
-> Làm bài cá nhân -> chia sẻ
- Có 15 bông hoa cắm vào 5 bình hoa.
- Mỗi bình có mấy bông hoa?
*Dự kiến ND chia sẻ
Bài giải:
Số bông hoa mỗi bình có:
15 : 5 = 3 (bông hoa)
Đáp số: 3 bông hoa
- Học sinh tương tác, nhận xét.
- Lắng nghe.
4. Vận dụng: (2 phút)
- T.C Truyền điện với nội dung đọc thuộc một số phép tính trong bảng chia 5
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
4. Sáng tạo (2 phút)
- Đặt một đề toán có một phép chia (trong bảng chia 5) rồi giải bài toán đó?
- Giáo viênnhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Sửa bài sai. Xem trước bài:Một phần năm.
________________________________________________________________
Thứ 4 ngày 10 tháng 3 năm 2021
(Thầy Hùng dạy)
__________________________________
Thứ 5 ngày 11 tháng 3 năm 2021
MĨ THUẬT
(Thầy Hợi dạy)
________________________________
Tập đọc
BÉ NHÌN BIỂN
I .MỤC TIÊU:
 - Hiểu nội dung: Bé yêu biển, bé thấy biển to, rộng và ngộ nghĩnh như trẻ con.
 - Trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa, thuộc 3 khổ thơ đầu.
 - Bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi hồn nhiên. Chú ý các từ: Biển, nghỉ hè, tưởng rằng, nhỏ, bãi giằng, bễ, vẫn, trẻ,
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn hoc.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: yêu nước 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa. 
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: (3 phút)
- Giáo viên kết hợp với TBHT tổ chức, điều hành cho học sinh thi đọc lại bài: Dự báo thời tiết.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh. 
- Hỏi: Trong lớp chúng ta, con nào đã được đi tắm biển? Khi được đi biển, các con có suy nghĩ, tình cảm gì? Hãy kể lại những điều đó với cả lớp.
- Giới thiệu: Trong bài tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ được nhìn biển qua con mắt của một bạn nhỏ. Lần đầu được bố cho ra biển, bạn nhỏ có những tình cảm, suy nghĩ gì? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này nhé.
- Giáo viên ghi tựa bài: Bé nhìn biển.
- Học sinhthực hiện theo yêu cầu
-Học sinh lắng nghe
-Học sinh trả lời cá nhân
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. Luyện đọc: (12 phút)
*Cách tiến hành:
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1. Chú ý: Giọng vui tươi, thích thú.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
- Yêu cầu học sinh tìm các từ cần chú ý phát âm: Học sinh tìm các tiếng trong bài có thanh hỏi/ ngã, âm cuối là n, c, t?
(Học sinh trả lời, giáo viên ghi các từ này lên bảng)
- Đọc mẫu, sau đó gọi học sinh đọc các từ này. (Tập trung vào các học sinh mắc lỗi phát âm)
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
Chú ý phát âm đối với đối tượng M1
c. Học sinh nối tiếp đọc từng khổ trong nhóm.
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trong nhóm -> trước lớp.
d. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
-Tổ chức cho học sinh thi đọc từng khổ thơ, đọc cả bài.
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
* Yêu cầu 1học sinh đọc cả bài.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Nghe giáo viên đọc, theo dõi và đọc thầm theo.
- Học sinh đọc cá nhân theo tổ.
*Dự kiến một số từ đọc chưa tốt:
- Biển, nghỉ hè, tưởng rằng, nhỏ, bãi giằng, bễ, vẫn, trẻ,
- Đọc bài nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ mới. (Mỗi học sinh chỉ đọc 1 khổ thơ). Đọc từ đầu cho đến hết bài.
-Tiếp nối nhau đọc hết bài.
+ Lần lượt từng học sinh trong nhóm đọc. (Mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ cho đến hết bài).
+ Mỗi nhóm cử 2 học sinh thi đọc.
- Lắng nghe.
- Học sinh đọc .
3. Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
* GV giao nhiệm vụ (câu hỏi cuối bài)
*YC HS làm việc cá nhân => Chia sẻ cặp đôi 
=> Tương tác trong nhóm
*TBHT điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
-Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng.
- Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con?
- Em thích khổ thơ nào nhất, vì sao?
- Giáo viên trợ giúp HS hạn chế
+ Khích lệ trả lời (HS M1). Lưu ý cách diễn đạt ý (HS M3, M4)).
- Giáo viên rút nội dung.
-HS nhận nhiệm vụ
-Thực hiện theo sự điều hành của trưởng nhóm
+Tương tác, chia sẻ nội dung bài 
* Đại diện nhóm chia sẻ 
+ Các nhóm khác tương tác
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
+Những câu thơ cho thấy biển rất rộng là: Tưởng rằng biển nhỏ, Mà to bằng trời, Như con sông lớn, Chỉ có một bờ, Biển to lớn thế.
- Những câu thơ cho thấy biển giống như trẻ con đó là: Bãi giằng với sóng, Chơi trò kéo co, Lon ta lon ton.
- Học sinh cả lớp đọc lại bài và trả lời:
+ Em thích khổ thơ 1, vì khổ thơ cho em thấy biển rất rộng.
+ Em thích khổ thơ thứ 2, vì biển cũng như em, rất trẻ con và rất thích chơi kéo co.
+ Em thích khổ thơ thứ 3, vì khổ thơ này tả biển rất thật và sinh động.
+Em thích khổ thơ 4, vì em thích những con sóng đang chạy lon ton vui đùa trên biển.
+ HS nhắc lại.
4.Học thuộc lòng bài thơ: (8 phút)
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- Giáo viên treo bảng phụ đã chép sẵn bài thơ, yêu cầu học sinh đọc đồng học sinh học thuộc lòng.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ.
-Bình chọn bạn thuộc nhanh hất
- Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Các nhóm thi đọc theo nhóm, cá nhân thi đọc cá nhân.
- Bình chọn...
5. Vận dụng:(2 phút)
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
- GV giúp HS thấy được: Biển rất đẹp, rất to và rộng lớn.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
6. Sáng tạo(2 phút)
- Đọc diễn cảm bài cho cả nhà cùng nghe. 
- Tìm các văn bản có chủ đề về biển ....để luyện đọc thêm.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài: Tôm Càng và Cá Con. 
_________________________________
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN.
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?
I .MỤC TIÊU:
 - Nắm được một số từ ngữ về sông biển (BT1,BT2) 
 - Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? (BT3,BT4) 
 - Rèn cho học sinh kĩ năng đặt câu.
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập 3. Bài tập 2 viết vào 2 tờ giấy, 2 bút màu.
	- Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: (3 phút)
- TBHT gọi HS đọc bài thơ. Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển.
-Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
- Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ học từ ngữ về sông biển, biết sử dụng cụm từ “Vì sao?” để đặt câu.
- Ghi đầu bài lên bảng: Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi vì sao?
- HS đọc bài thơ..
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa và vở Bài tập
2. Thực hành (27 phút)
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV trợ giúp HS hạn chế
- TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: Làm việc theo nhóm– Chia sẻ trước lớp
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 học sinh. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy yêu cầu các em thảo luận với nhau để tìm từ theo yêu cầu của bài.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu học sinh chia sẻ kết quả.
- Giáo viên đánh giá, chốt đáp án: sông; suối; hồ
Bài 3: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả.
=>GV kết luận: Trong câu văn “Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.” thì phần được in đậm là lí do cho việc “Không được bơi ở đoạn sông này”, khi đặt câu hỏi cho lí do của một sự việc nào đó ta dùng cụm từ “Vì sao?” để đặt câu hỏi. Câu hỏi đúng cho bài tập này là: “Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này?”
Bài 4: Làm việc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp với nhau theo từng câu hỏi.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập
- Nhận xét học sinh.
- HS thực hiện theo yêu cầu 
( Trưởng nhóm điều hành chung) 
- Dự kiến nội dung học sinh chia sẻ:
- Đọc yêu cầu.
- Thảo luận theo yêu cầu, sau đó một số học sinh đưa ra kết quả bài làm: tàu biển, cá biển, tôm biển, chim biển, sóng biển, bão biển, lốc biển, mặt biển, rong biển, bờ biển, ; biển cả, biển khơi, biển xanh, biển lớn, biển hồ, biển biếc,
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Bài yêu cầu chúng ta tìm từ theo nghĩa tương ứng cho trước.
- Học sinh chia sẻ: sông; suối; hồ
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau: Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
- Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Nghe hướng dẫn và đọc câu hỏi: “Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này?”
- Bài tập yêu cầu chúng ta dựa vào nội dung của bài tập đọc Sơn Tinh, Thủy Tinh để trả lời câu hỏi.
- Thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp học sinh trình bày trước lớp.
a) Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương?
- Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì chàng là người mang lễ vật đến trước.
b) Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh?
- Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì chàng không lấy được Mị Nương.
c) Vì sao ở nước ta có nạn lụt?
- Hằng năm, ở nước ta có nạn lụt vì Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. 
- HS nêu tương tự
- HS thảo luận hỏi đáp
3. Vận dụng: (3 phút)
- Hỏi lại tựa bài.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh có tinh thần học tập tốt.
4. Sáng tạo (2 phút)
- Viết một đoạn văn khoảng 3– 5 nói về sông biển .
- Nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài đã làm, chuẩn bị bài sau:Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy
________________________________
Toán
TIẾT 117: LUYỆN TẬP
I .MỤC TIÊU:
 - Thuộc bảng chia 5.
 - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5).
 - Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5).
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
 * Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3.
 - Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: chăm chỉ 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa
	- Học sinh: Sách giáo khoa. 
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: (5 phút)
-- TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn biết:
+Nội dung chơi: Giáo viên vẽ trước lên bảng một số hình học và yêu cầu học sinh nhận biết các hình đã tô màu hình.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. Thực hành: (25 phút)
*Cách tiến hành:
-GV giao nhiệm vụ cho HS
-GV trợ giúp HS hạn chế
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ:
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 5.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu gì?
- HS nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Hỏi: Một bạn nói: “Khi biết kết quả của 5 x 2 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 : 2 = 5 và 10 : 5 mà không cần tính”. Theo em bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao?
Bài 3: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Có tất cả bao nhiêu quyển vở?
- Chia đều cho 5 bạn nghĩa là chia như thế nào?
- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả:
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
-HS thực hiện theo YC của GV
*Dự kiến nội dung chia sẻ
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Học sinh lầm lượt nêu kết quả.
 10 : 5 = 2 15 : 5 = 3
 30 : 5 = 6 45 : 5 = 9
 20 : 5 = 4 35 : 5 = 7....
- 2 học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 5 trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
 5 x 2 = 10 5 x 3 = 15
 10 : 2 = 5 15 : 3 = 5
 10 : 5 = 2 15 : 5 = 3.....
- Học sinh nối tiếp chia sẻ.
- Bạn đó nói đúng vì 2 phép chia
10 : 2 = 5 và 10 : 5 là các phép chia được lập ra từ phép nhân 5 x 2 = 10. Khi lập các phép chia từ 1 phép tính nhân nào đó, nếu ta lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được kết quả là thừa số kia.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Có tất cả 35 quyển vở
- Nghĩa là chia thành 5 phần bằng nhau, mỗi bạn nhận được một phần.
- Học sinh làm bài:
*Dự kiến KQ chia sẻ:
Bài giải
Số quyển vở của mỗi bạn nhận được là:
35: 5 = 7 (quyển vở)
Đáp số: 7 quyển vở
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
4. Vận dụng: (2 phút)
- Cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên với nội dung ôn lại bảng chia 5.
-Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
5. Sáng tạo: (1 phút)
- Giải bài toán sau: có 40 kg gạo chia đều vào 5 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Sửa lại bài làm sai. Học thuộc bảng nhân từ 2 đến 5, bảng chia 2,3.
- Xem trước bài: Luyện tập chung.
BUỔI CHIỀU
Tự nhiên và xã hội
CÂY SỐNG Ở ĐÂU?
I .MỤC TIÊU:
- Biết được cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
- Nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác (tầm gửi), dưới nước.
-Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát.
-Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
*THGDBVMT: Biết cây cối có thể sống ở các môi trường khác nhau: đất, nước, không khí. Nhận ra sự phong phú của cây cối. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật.
- Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác;Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh ảnh trong sách giáo khoa trang 50, 51.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.Sưu tầm một số tranh, ảnh về cây cối.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thự

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_24_nam_hoc_2020_2021_hoang_ha.doc