Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến

I .Mục tiêu

- Chép lại chính xác, trình bày đúng tóm tắt truyện: Bác sĩ Sói. Làm đúng các bài tập phân biệt l/n.

- Rèn kĩ năng viết đúng tốc độ, nhanh, đẹp. Làm bài tập phân biệt l/n chính xác.

- GDHS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II.Chuẩn bi

- Bảng phụ ghi nội dung tập chép; BC.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc31 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u HS quan sát và đưa ra nhận xét: 
- Chữ hoa T cao mấy li? rộng mấy li?
- Chữ hoa T gồm mấy nét? Là những nét nào? 
- GV viết mẫu chữ hoa T trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết: Viết nét cong trái từ điểm đặt bút trên ĐK dọc 4 và ở quãng giữa hai ĐK ngang 4 và 5. Tạo nét thắt nằm kề dưới ĐK ngang 6. Viết tiếp nét cong trái thứ 2 kéo xuống sát ĐK ngang 1, lượn bút tạo nét vòng đi lên và kết thúc trên ĐK ngang 2, quãng giữa ĐK dọc 3 và 4.
- Yêu cầu HS viết chữ hoa T trong không trung và bảng con. 	
- GV nhận xét và uốn nắn.
HĐ2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
+ GV treo bảng phụ giới thiệu câu ứng dụng:
Thẳng như ruột ngựa. 
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa: Chỉ những người thẳng thắn, không ưa gì thì nói ngay, không để bụng.
+ HD quan sát, nhận xét:
- Những con chữ nào cao 2,5 li? Con chữ nào cao 1,5 li? Các con chữ còn lại cao bao nhiêu? 
- Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu? 
- Chữ nào viết hoa? Vì sao? - GV viết mẫu chữ Thẳng trên dòng kẻ, kết hợp HD cách viết. 
- GV nhận xét, uốn nắn. 
HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở:
- Nêu yêu cầu bài viết.
- Theo dõi, uốn nắn cách viết; nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. 
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
HĐ4: Thu vở nhận xét bài:
- GV thu 8 - 9 bài.
- Nhận xét và rút kinh nghiệm cho HS cả lớp. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS nêu lại cách viết chữ hoa T?
- Nhận xét giờ học. Y/c HS luyện viết lại và chuẩn bị hoàn thành vở Tập viết chữ hoa T. 
- 2 HS lên bảng. Lớp viết bảng con.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, đọc.
- Chữ hoa T cao 5 li, rộng 4 li. 
- Chữ hoa T gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét cong trái và một nét lượn ngang.
- HS quan sát và nhắc lại cách viết chữ hoa T.
- HS viết chữ hoa T trong không trung và bảng con. 	
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nêu ý hiểu.
- Chữ T, h, g cao 2,5 li. Chữ t cao 1,5 li. Chữ r cao 1,5 li. Các con chữ còn lại cao 1 li.
- Khoảng cách đủ viết một chữ cái o.
- Chữ Thẳng vì đứng ở đầu câu.
- HS luyện viết trên bảng con. 
- HS theo dõi.
- HS viết bài trong vở. 
- HS theo dõi.
- HS nêu lại cách viết chữ hoa T.
- HS lắng nghe. 
________________________________________________________
Tiếng Việt (tăng)
HOÀN THÀNH VỞ TẬP VIẾT CHỮ HOA T
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo, cách viết chữ hoa T đúng mẫu, củng cố cách viết chữ thường đã học ở lớp 1; hoàn thành vở Tập viết
- HS thực hành viết chữ hoa T, chữ ứng dụng Thẳng, câu ứng dụng: Thẳng như ruột ngựa. HS viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi. Rèn kĩ năng viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp.
- GDHS có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Chữ mẫu trong khung chữ - HĐ 1. BP viết câu ứng dụng – HĐ 2
- HS: Bảng con, vở Tập viết. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Nội dung bài học: 
Hoạt động 1: Ôn lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng: 
a)Viết chữ hoa
- GV giới thiệu chữ mẫu yêu cầu HS quan sát và đưa ra nhận xét: 
- Chữ hoa T cao mấy li? rộng mấy li?
- Chữ hoa T gồm mấy nét? Là những nét nào? 
- GV viết mẫu chữ hoa T trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- Yêu cầu HS viết chữ hoa T trong không trung và bảng con. 	
- GV nhận xét và uốn nắn.
b) Viết câu ứng dụng:
+ GV treo bảng phụ giới thiệu câu ứng dụng:
- GV yêu cầu HS giải nghĩa: 
+ HD quan sát, nhận xét: độ cao, khoảng cách giữa các con chữ, khoảng cách giữa các chữ,...
- Chữ nào viết hoa? Vì sao? - GV viết mẫu chữ Thẳng trên dòng kẻ, kết hợp HD cách viết. 
- GV nhận xét, uốn nắn. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở:
- Nêu yêu cầu bài viết.
- Theo dõi, uốn nắn cách viết; nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. 
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- Nhận xét và rút kinh nghiệm cho HS cả lớp. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS nêu lại cách viết chữ hoa T?
- Nhận xét giờ học. Yêu cầu HS luyện viết lại và chuẩn bị bài sau: Chữ hoa U. 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nêu:
+ Chữ hoa T cao 5 li, rộng 4 li. 
+ Chữ hoa T gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét cong trái và một nét lượn ngang.
- HS quan sát và nhắc lại cách viết chữ hoa T
- HS viết chữ hoa T trong không trung và bảng con. 	
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nêu.
- Chữ Thẳng vì đứng ở đầu câu.
- HS luyện viết trên bảng con. 
- HS theo dõi.
- HS viết bài trong vở. 
- HS theo dõi.
- HS nêu lại cách viết chữ hoa T.
- HS lắng nghe. 
____________________________________________________
Toán(tăng)
LUYỆN TẬP: SỐ BỊ CHIA- SỐ CHIA- THƯƠNG
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về phép nhân, phép chia và tên gọi thành phần và kết quả phép chia. 
- Lập được phép chia từ phép nhân, nhận biết các thành phần của phép chia, tính chia chính xác, giải toán liên quan đến phép chia thành thạo. 
- HS tự giác, tích cực học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ chép bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Củng cố kiến thức: 
- YC HS lấy VD phép nhân rồi từ phép nhân viết các phép chia tương ứng.
- YC HS nêu tên gọi thành phần, kết quả của phép chia.
-> GV chốt : Lấy tích chia cho TS này thì được TS kia. Trong phép chia có SBC, SC, Thương.
HĐ2. Luyện tập: 
Bài 1: Tính
a, 2 x 8 = b, 5 x 7 = 
 16 : 2 = 35 : 5 =
 16 : 8 = 35 : 7 =
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- YCHS nêu tên gọi thành phần và kết quả của các phép tính trên.
- Dựa vào các phép tính trong mỗi cột, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia?
-> KL: Phép chia là phép tính ngược lại của phép tính nhân; Chốt tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia ....
Bài 2: Tìm thương biết số bị chia và số chia lần lượt là : (BP)
a) 12 và 2 b) 18 và 2  c) 20 và 2 
d) Số bé nhất có hai chữ số và 2.
- Bài yêu cầu gì?
- Bài cho biết gì?
- Muốn tìm thương em làm phép tính gì?
-> Chốt: Muốn tìm thương ta lấy SBC chia cho SC.
Bài 3: Bà có 16 cái kẹo đem chia đều cho 2 cháu. Hỏi mỗi cháu được mấy cái kẹo?
- Bà có bao nhiêu cái kẹo?
- Có mấy cháu được chia kẹo?
- Muốn biết mỗi cháu được chia bao nhiêu kẹo làm tính gì? Vì sao?
- YC HS tóm tắt và trình bày bài giải.
- Gọi 1 HS lên chữa bài.
- Muốn kiểm tra KQ giải của bạn em làm thế nào ?
-> KL: để tìm số kẹo mỗi cháu được chia ta thực hiện phép tính chia (16 :2).
Bài 4. Tìm hai số biết tích của hai số cần tìm bằng 4 và thương bằng 1.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Biết những gì liên quan đến 2 số ?
- Hai số có thương bằng 1 khi nào ?
- GV nêu : vậy 2 số cần tìm phải bằng nhau. Hai số bằng nhau có tích bằng 4, vậy mỗi số phải là mấy ?
- Vậy hai số cần tìm là số nào ?
- YC HS trình bày bài vào vở.
- Gọi chữa bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
-> KL : Để tìm được hai số cần dựa vào mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép chia và bảng nhân 2.
HĐ3. Củng cố, dặn dò:
- YC lấy VD về phép chia, nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia .
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- 2 HS lên bảng, lớp nháp.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- HS nêu
- HS nêu yc
- HS làm bài cá nhân.
- Sau đó 1 HS chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS nêu.
- Phép chia là phép tính ngược lại của phép tính nhân.
- HS đọc đề bài.
- Tìm thương.
- Biết SBC và SC của mỗi phép tính.
- Làm phép tính chia.
- HS làm cá nhân 3 phần đầu.
- HS chữa bài, nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài.
- Có 16 cái.
- Có 2 cháu.
- Làm tính chia : 16 : 2. (Vì 16 là SBC hay số được chia thành các phần bằng nhau, 2 là SC hay là số các phần bằng nhau được chia ra từ SBC.)
- HS tóm tắt và trình bày bài giải.
- 1 HS chữa bài, nhận xét.
- Lấy 2 x 8/ 8 + 8/ ...
- HS đọc đề bài.
- Tìm hai số.
- Biết tích của hai số bằng 4 và thương của hai số bằng 1.
- Khi SBC = SC.
- Là 2 vì 2 x 2 = 4
- Là số 2 và 2.
- HS trình bày bài giải, sau đó chữa bài.
Đáp án: Hai số có thương bằng 1 thì hai số đó phải bằng nhau. Hai số bằng nhau có tích bằng 4 thì mỗi số phải bằng 2. Vậy hai số cần tìm là 2 và 2.
* HS thử lại: 2: 2 = 1; 2 x 2 = 4 
- HS lấy VD.
- HS lắng nghe.
___________________________________________________
Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2019
Tập đọc
NỘI QUY ĐẢO KHỈ
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài . Ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ ràng, rành rẽ điều quy định . 
- Hiểu nghĩa từ khó : nội quy, du lịch, bảo tồn, quản lý. Hiểu và có ý thức tuân theo nội quy . 
- Giáo dục HS biết chấp hành nội quy của nhà trường.
GDBVMT: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
II. Chuẩn bị 
- Tranh; Một bản nội quy của trường, lớp; câu văn cần luyện đọc( Bảng phụ)
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ :
- Yêu cầu HS đọc bài và TLCH trong SGK.
- Lớp và GV nhận xét
- 3 HS phân vai đọc truyện “Bác sĩ Sói” và trả lời câu hỏi
2. Bài mới : 
HĐ1: Giới thiệu bài: dùng tranh giới thiệu
HĐ2: Luyện đọc 
+ GV đọc mẫu toàn bài: Giọng rõ ràng từng mục . 
+ Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu :
- HS quan sát tranh vẽ
- HS mở sgk theo dõi
- HS nối tiếp đọc câu: 2 vòng bài.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó
- HS đọc các từ: tham quan, cười khành khạch, khoái chí, nội quy, trêu chọc, bảo tồn, cảnh vật 
+ Đọc từng đoạn trước lớp: GV phân đoạn: 2 đoạn: Đoạn1 : 3 dòng đầu. Đoạn 2 : Còn lại 
 - GV hướng dẫn HS đọc đúng 1 số câu văn:
( Chép sẵn bảng phụ)
 - HS nối tiếp đọc đoạn: 2 vòng bài.
1.// Mua vé tham quan trước khi lên đảo.//
2.// Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng.//
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ mới được chú giải cuối SGK.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm:
+ Thi đọc theo đoạn trước lớp 
- Lớp và GV nhận xét chọn bạn đọc tốt nhất, tuyên dương.
- HS tìm hiểu nghĩa từ mới được chú giải cuối SGK.
- HS đọc theo nhóm 2. 
- 2 em thi đọc đoạn 1. 2 em thi đọc đoạn 2.
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
- Nội quy đảo Khỉ có mấy điều?
- Nội quy Đảo Khỉ có 4 điều
- Em hiểu những điều quy định nói trên như thế nào ? 
- HSTL nhóm 2 rồi trả lời.
- Vì sao khi đọc xong nội quy Khỉ Nâu lại cười khoái chí?
GDBVMT: Chúng ta cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
- Vì nó thấy Đảo Khỉ và họ hàng của nó được bảo vệ, chăm sóc tử tế,không bị làm phiền, mọi người đến thăm đều phải tuân theo nội quy .
- HS nêu: Không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
* KKHS chơi trò chơi : Đóng vai (3 em) 
- Lớp quan sát, nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS1: Vai người dẫn chuyện nói với mọi người về 1 vị khách du lịch vi phạm nội quy khi tham quan trên đảo. VD: Đây là cậu bé đã vi phạm điều 2 của bản nội quy. Cậu ta ném đá vào con hổ làm nó bị thương gầm gào rất hung dữ. 
- HS2: (vai cậu bé) giải thích phân trần 
- HS3: (vai bác bảo vệ) giải thích cho cậu bé về nội quy Đảo Khỉ. Thuyết phục cậu nhận ra hành động sai trái vi phạm nội quy của mình . 
- 2,3 cặp HS đọc bài (HS1 vai dẫn chuyện, HS2 đọc nội quy.)
HĐ4. Luyện đọc lại
- Củng cố nội dung bài (như đã nêu ở mục tiêu)
- GV đưa một bản nội quy của trường, lớp( bảng phụ) yêu cầu HS đọc.
GD: Em cần thực hiện đúng nội quy trường lớp.
- 2, 3 cặp HS thi đọc bài. HS cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người đọc tốt .
- HS đọc cá nhân.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi của bài
___________________________________________________
Toán
MỘT PHẦN BA
I .Mục tiêu:
- Giúp HS bước đầu nhận biết được một phần ba.
- Biết đọc, viết được một phần ba, áp dụng vào thực tế.
- Giáo dục học sinh ý thực học tập tốt
* Đ/c: Chỉ YC nhận biết 1/3; đọc, viết 1/3 và làm BT1.
 II. Chuẩn bị 
- Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Bảng phụ hình vẽ BT1.
III.Các hoạt động dạy:
1. Kiểm tra:
- 4 HS đọc thuộc lòng bảng chia 3
- Nhận xét- chốt
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng chia 3.
2. Bài mới:
a Giới thiệu bài:
b Nội dung:
HĐ1. Giới thiệu một phần ba
- GV vẽ hình (như Sgk) lên bảng
- Hình vuông được chia thành mấy phần bằng nhau? 
- Có mấy phần được tô màu? 
- GV nói: Hình vuông được chia thành ba phần bằng nhau, trong đó có một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần ba hình vuông.
- HS đọc bảng chia 3 cá nhân.
- Học sinh quan sát hình vuông để TL:
-3 phần bằng nhau
- Có 1 phần được tô màu
- HS quan sát
- GV nêu kết luận : Chia hình vuông thành 3 phần bằng nhau, lấy một phần được một phần ba hình vuông.
- Cho HS nhắc lại
 Một phần ba viết là: 
- 2 HS nhắc lại.
- GV giới thiệu hình tròn, hình tam giác tương tự
- GV hướng dẫn HS viết : GV viết lên bảng vừa viết vừa nêu cách viết: viết số 1, kẻ vạch ngang dưới số 1, viết số 3 dưới vạch ngang thẳng với số 1.
- Cho HS luyện viết bảng con
* KKHS nêu kết luận.
Kết luận: 3 phần bằng nhau lấy 1 phần được một phần ba
HĐ2. Luyện tập
Bài 1: Đọc đề bài 
- GV đưa bảng phụ có hình vẽ BT1- trong SGK 
- HS quan sát
- HS luyện viết vào bảng con và đọc :"Một phần ba"
- HS nêu kết luận
- HS ghi nhớ 
- HS đọc đề bài
- HS quan sát và đọc yêu cầu bài 
- Cho HS quan sát hình vẽ trả lời theo nhóm. 
- Gọi 1 số cặp trả lời trước lớp .
* KKHSTL: Vì sao em biết ở hình A có 1/3 số ô vuông được tô màu?
- HS và GV nhận xét, kết luận 
- HS quan sát hình vẽ trả lời theo nhóm 2. 
- 1 số cặp trả lời trước lớp : Đã tô màu hình là: A, C, D. 
- Hình A được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Như vậy đã tô màu 
- Hình B đã tô màu 1 phần mấy?
- một phần hai
3. Củng cố dặn dò:
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà ôn lại bài. Học thuộc bảng chia 3. 
__________________________________________________	
Toán (tăng)
LUYỆN TẬP: BẢNG CHIA 3; MỘT PHẦN BA
I. Mục tiêu: 
- Củng cố, hệ thống hóa cho HS các kiến thức đã học về bảng chia 3, một phần ba. 
- HS thuộc bảng chia 3, thực hành tính nhẩm nhanh, hiểu khái niệm một phần ba, giải toán thành thạo.
- GDHS tự giác tích cực học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ chép bài tập 3,4. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Nội dung bài học: 
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết.
- Nêu các phép tính trong bảng chia 3? 
- Thế nào là một phần ba của một hình (một nhóm đồ vật)? 
- GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
12 : = 4
 : 3 = 2
9 : 3 = 
6 : = 2
 : 3 = 10
3 : = 1
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Đọc phép chia đã hoàn thiện.
*Củng cố về các phép tính trong bảng chia 3.
Bài 2: Tính?
9 cm : 3 = 
12 dm : 3 = 
30 kg : 3 =
6 l : 3 = 
21 l : 3 = 
24 l : 3 = 
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở.
- HD chữa bài trên bảng.
*Củng cố về các phép tính trong bảng chia 3 có kèm theo đơn vị đo.
Bài 3: GV treo bảng phụ
 Lớp 2C có 24 học sinh xếp thành 3 hàng để tập thể dục. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh?
- GV gọi HS đọc đề toán, phân tích đề toán
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài trên bảng. 
* Củng cố cách giải bài toán liên quan đến phép chia 3.
Bài 4: GV treo bảng phụ
 Khoanh tròn vào trước chữ cái có câu trả lời đúng: Vườn nhà An có 12 cây ăn quả, số cây ăn quả là ổi. Số cây ổi có là:
A. 12 cây B. 9 cây
C. 15 cây D. 4 cây.
- GV gọi HS đọc y/c, phân tích yêu cầu.
* Củng cố cách giải bài toán liên quan đến phép chia .
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc lại bảng chia 3.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS về xem lại các bài.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- HS dưới lớp làm vào vở.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu yêu cầu của BT.
- HS làm bài vào vở.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 2 HS đọc bài toán.
- HS phân tích bài toán, nêu cách làm.
- HS làm vào vở. 1 HS lên bảng.
Bài làm
Mỗi hàng có số học sinh là:
24 : 3 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh
- HS đọc bài toán.
- HS thi đua tìm nhanh kết quả.
 (Đáp án: D. 4 cây ) 
- Giải thích cách làm: Lấy tổng số cây chia cho 3
- HS đọc lại bảng chia 3.
- HS lắng nghe.
_________________________________________________
Giáo dục kĩ năng sống
BÀI 11: LÒNG TRUNG THỰC (TIẾT 2)
I. Mục tiêu
- Hiểu được thế nào là lòng trung thực.
- Rèn luyện tính trung thực hằng ngày.
- Giáo dục học sinh ý thức trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- Sách TH KNS 
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
1. Giới thiệu
2 Các hoạt động
*HĐ1: Người trung thực cần tránh
- Theo em người trung thực cần tránh những gì? 
-> Chốt: Nói dối, nói khoác, đổ lỗi cho người khác, tìm lí do bào chữa cho lỗi lầm của mình, nói dối vì sợ bị mắng.
- Em đã bào giờ nói dối chưa? Em đã từng bào chữa cho lỗi lầm của mình bao giờ chưa?
*HĐ2: Cách rèn luyện tính trung thực 
- Theo am người trung thực cần làm gì?
- Nhận xét, đánh giá
-> Người trung thực cần rèn cho mình một số đức tính sau: Nói đúng sự thật, Luôn lắng nghe và tôn trong sự thật, chia sẻ với bạn về ý nghĩa của lòng trung thực, biết nhắc nhở bạn khi mắc lỗi, luôn học tập theo những tấm gương tốt về lòng trung thực, dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
* HĐ3: Em tự đánh giá
- YC HS tự liên hệ bản thân và đánh giá 
3. Củng cố
- Giáodục HS lòng trung thực trong cuộc sống hằng ngày, trong học tập, trong kiểm tra,.
- HS làm việc CN nêu ý kiến
- Lắng nghe – ghi nhớ
- Liên hệ bản thân TL
- HĐCN nêu
- Ghi nhớ
- HS liên hệ đánh giá
- Áp dụng vào bản thân
________________________________________________
Tiếng Việt (tăng)
LUYỆN ĐỌC: SƯ TỬ XUẤT QUÂN
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn. Biết ngắt, nghỉ hơi (giữa các dòng thơ lục bát xen thơ 7 chữ) hợp lý dựa trên nội dung từng dòng thơ. Biết đọc bài với giọng vui, hào hứng.
- Hiểu nội dung bài thơ: Sư tử biết nhìn người giao việc đúng nên thần dân của sư tử ai cũng có ích, ai cũng lập công.
- Yêu thiên nhiên, loài vật có ích.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Bài cũ : Nội quy Đảo Khỉ
Học sinh đọc bài + TLCH.
Vì sao đọc xong nội qui, Khỉ Nâu lại cười khoái chá?
Học sinh nêu một số nội qui của trường.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu : 
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.
- 2 học sinh đọc, lớp đọc thầm.
- Nêu từ khó phát âm?
- Muôn loài, tùy tài, lập công, lừa địch, giao liên, khỏe yếu, vận tải, kịp thời, mưu kế, trẫ, đội ngũ, gạo tiền, tài tình, khiển tướng, điều binh, giao việc.
- Nêu từ chưa hiểu?
- Chú giải SGK.
+ Luyện đọc câu.
- Mỗi học sinh đọc 1 câu đến hết bài.
+ Luyện đọc cả bài.
- Cá nhân đọc, nhóm đọc, lớp đồng thanh.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Giáo viên giao việc cho các nhóm:
- Các nhóm thảo luận trình bày.
+ Nhóm 1:
- Đọc 4 dòng thơ đầu.
- Sư tử muốn giao việc cho thần dân theo cách nào?
- Sư tử muốn thần dân ai cũng được trổ tài. Nhỏ to, khỏe yếu muôn loài đều được tùy tài lập công.
+ Nhóm 2:
- Đọc 5 dòng thơ tiếp theo.
- Voi, Gấu, Cáo, Khỉ được giao những việc gì?
- Voi được giao việc vận tải đồ dùng quân đội. Gấu công đồn. Cáo bày mưu tính kế. Khỉ lừa quân địch.
- Giao việc như vậy có hợp với chúng không?
- Giao việc như vậy rất hợp lí vì Voi; Gấu to khỏe phái gánh vác việc nặng; Cáo lắm mưu phải nghĩ kế; Khỉ thoắt ẩn thoắt hiện rất khéo lừa địch.
- Nhóm 3:
- Đọc phần còn lại.
- Sư tử giao việc cho Lừa và Thỏ có hợp lí không?
- Quyết định này rất hợp lí vì Lừa thật thà, giao cho Lừa việc phụ trách gạo tiề n rất yên tâm. Thỏ chạy rất nhanh nên làm giao liên thì không ai bằng.
+ Nhóm 4:
- Đọc cả bài, chọn tên khác cho bài thơ: Nhìn người giao việc.
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ngắt nhịp bài thơ dựa vào nội dung từng dòng thơ.
- Học sinh học thuộc tại lớp đoạn thơ em thích.
3. Củng cố, dặn dò:
- YC HS đọc lại bài.
- Về nhà tự vẽ một cảnh mà em thích trong bài. Nếu có thể, học thuộc lòng cả bài thơ.
________________________________________________
Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2019
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?
 I. Mục tiêu
- Xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp (BT1).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Như thế nào? (BT2, 3)
- Có ý thức nói, viết thành câu.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_23_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.doc