Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Hà

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được nội dung từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Biết thay đổi

giọng kể cho phù hợp nội dung.

- Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.

* GD KNS: Tư duy sáng tạo; Ra quyết định; Ứng phó với căng thẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: máy tính, bài soạn power point.

2. HS: Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc24 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thu Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c 1 : Kể trong nhóm.
- Bước 2 : Kể trước lớp.
- Nhận xét bổ sung nhóm bạn.
a/ Đ1: Chồn có tính xấu gì?
? Chồn tỏ ý coi thường bạn như thế nào?
b/ Đ2 : Chuyện gì xảy ra với đôi bạn ?...
c/ Đ3 : Gà rừng đã nói gì với Chồn?...
d/ Đ4: Sau khi thoát nạn thái độ của Chồn ra sao?
? Chồn nói gì với Gà rừng ? 
Bước 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Yêu cầu HS kể nối tiếp câu chuyện.
- Một em kể câu chuyện.
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò.
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- 2 em lên kể lại câu chuyện. 
- Đọc yêu cầu bài tập 1.
- Đặt tên cho từng đoạn truyện. 
- Vì đoạn này kể về sự huênh hoang kiêu ngạo của Chồn. Nó nói với Gà rừng là nó có một trăm trí khôn.
- Tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được nội dung của đoạn truyện đó: Chú Chồn hợm hĩnh / Gà rừng khiêm tốn gặp Chồn kiêu căng / Một trí khôn gặp một trăm trí khôn.
- Một số em nêu trước lớp.
- Các nhóm tập kể trong nhóm.
- Kể theo gợi ý. 
- Chồn luôn ngầm coi thường bạn.
- Đôi bạn gặp 1 người thợ săn và.
- Hỏi: “Cậu có bao nhiêu trí khôn?...
- Mình làm như thế còn  nhé !..
- Khiêm tốn.
- Một trí khôn .còn hơn cả trăm...
- HS kể nối tiếp cả câu chuyện.
- Phân vai: Người dẫn chuyện, Gà rừng, Chồn, Người đi săn kể lại câu chuyện. 
***********************************
Tiết 7. TC TOÁN
ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố và mở rộng kiến thức về bảng nhân 2; 3; 4; 5.
- Thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. HS: Sách, vở rèn, nháp, bảng con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: Gọi 4 HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5.
2. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài – Ghi tên bài.
b. Các hoạt động rèn luyện:
Bài 1: Tính nhẩm:
	3 x 4 =	4 x 6 = 	2 x 7 = 
	5 x 3 =	5 x 2 =	4 x 4 =
	5 x 6 = 	3 x 7 = 	3 x 3 =
	4 x 2 =	3 x 9 =	4 x 8 = 
	2 x 9 = 	5 x 6 =	5 x 5 =	
	5 x 4 =	2 x 6 = 	5 x 7 = 
	3 x 6 =	5 x 9 =	2 x 4 =
- Yêu cầu HS tính nhẩm.
- Sau đó GV tổ chức trò chơi Truyền điện.
Bài 2: Tính và viết phép tính (theo mẫu):
Mẫu 1:	4cm x 2 + 4cm x 3 
 	= 8cm + 12cm
 	= 20cm	
a. 4cm x 5 + 4cm x 2 b. 4cm x 7 - 4cm x 2 
 Mẫu 2: 	4cm x (3 + 2) 
 	= 4cm x 5
 	= 20cm	
c. 4cm x (5 + 2) 	 d. 4cm x (7 - 2) 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chấm nhanh một số bài.
- Chữa bài.
Bài 3. Tính:
a) 5 x 6 + 18 = 	b) 4 x 9 - 18	= 
	 = ... = 
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng nhóm.
- Chữa bài. Nhận xét.
Bài 4. Mỗi chai dầu đựng được 3l. Hỏi 7 chai như thế có bao nhiêu lít dầu?
Bài 5 (nâng cao): Tìm tổng của hai số hạng, biết số hạng thứ nhất là 49, số hạng thứ hai ít hơn số hạng thứ nhất 12 đơn vị?
- GV hướng dẫn HS tìm số hạng thứ hai, sau đó tính tổng.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài.
- 4 HS đọc. 
- HS làm bài vào vở.
- Chơi trò Xì điện, nêu kết quả.
Kết quả:
a. 4cm x 5 + 4cm x 2 	 
 = 20cm + 8cm = 28cm 
b. 4cm x 7 - 4cm x 2 
 = 28 - 8cm	 = 20cm
c. 4cm x (5 + 2) d. 4cm x (7 - 2) 
 = 4cm x 10 	 = 4 cm x 5	
 = 40 	 = 20cm
Đáp án
	a) 5 x 6 + 18 = 30 + 18	
	 = 48	
	b) 4 x 9 - 18	= 36 - 18
	= 18	
Số dầu có trong 7 chai là:
3 x 7 = 21 (l)
 Đáp số: 21 lít dầu
Số hạng thứ hai: 49 – 12 = 37
Tổng hai số: 49 + 37 = 86
******************************************************************
 	 Bài soạn TKB thứ 4
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 19 tháng 2 năm 2020
Tiết 1. TOÁN
BẢNG CHIA 2
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Lập bảng chia 2 dựa vào bảng nhân 2. Nhớ được bảng chia 2. Áp dụng bảng chia 2 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính chia. 
- Rèn kĩ năng tính 
- Ham học hỏi, tính chính xác, yêu thích học toán.
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có hai chấm tròn.
2. HS: bảng con, nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: Gọi HS đọc lại bảng nhân 2.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Lập bảng chia 2
- GV gắn lên bảng 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, sau đó nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi có tất bao nhiêu chấm tròn ?
- Nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn có trong cả 2 tấm bìa.
- GV nêu bài toán: Trên các tấm bìa có tất cả 4 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa ?
- Hãy đọc phép tính thích hợp để tìm số bìa mà bài toán y/c. Viết bảng: 4 : 2 = 2 và yêu cầu HS đọc phép tính này.
- Tiến hành tương tự với một vài phép tính khác.
* Học thuộc bảng chia 2
- GV hướng dẫn và tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 2
2.3. Thực hành
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Cho HS làm bài vào vở 
- Yêu cầu HS tự làm bài và đổi chéo vở để kiểm tra 
? Để làm đúng bài 1 cần chú ý điều gì?
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
? Bài toán cho biết gì? 
? Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS làm bài và gọi HS làm bài trên bảng lớp 
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng HS.
? Khi giải toán cần chú ý điều gì?
3. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 1 vài HS đọc thuộc bảng chia 2 
- Chuẩn bị bài sau Một phần hai 
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- 2HS lên bảng đọc.
- HS nghe
- Quan sát và phân tích câu hỏi của GV, sau đó trả lời: Hai tấm bìa có 4 chấm tròn
- 2 x 2 = 4
- Phân tích bài toán và trả lời: có 2 tấm bìa
- 4 : 2 = 2
- Cả lớp đọc ĐT
-HS học thuộc bảng chia 2
- HS đọc thuộc
-HS đọc đề bài
- Làm bài theo yêu cầu của GV, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
+ Thuộc bảng chia 2
- 1 HS đọc đề bài
- HS trả lời
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một HS lên bảng giải bài. 
Mỗi bạn được số cái kẹo là:
12 : 2= 6( cái)
Đáp số: 6 cái kẹo
- HS trình bày. 
- HS đọc
*****************************************
Tiết 2. TC TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố và mở rộng kiến thức về phân biệt r/d/gi; dấu hỏi/dấu ngã.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
- Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: sgk 
2. HS: Vở TC, bảng con, vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng. 
2. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài – Ghi đề bài.
b. Hoạt động 1: Viết chính tả:
- GV yêu cầu HS đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.
- GV cho HS viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.
- GV đọc cho HS viết lại bài chính tả. “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”
c. Hoạt động 2: Bài tập chính tả 
Bài 1: Điền r/d hoặc gi vào chỗ trống cho phù hợp :
a) ..........eo hò	...eo hạt
b) mưa ...ào	dồi ..ào
c) lá ............ơi	con ...ơi	
d) .......ỗi rãi	hờn ...ỗi
Bài 2: Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in đậm :
	Ba chân xoè trong lưa
	Chăng bao giờ đi ca
	Là chiếc bàn bốn chân
	Riêng cái vong Trường Sơn
	Không chân đi khắp nước.
Bài 3: Tìm 2 từ ngữ chứa tiếng ở cột bên trái rồi ghi tiếp vào chỗ trống.
gió
gió lốc, ............................
dạo
dạo chơi, .........................
rũ
ủ rũ, ...............................
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, sửa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài
- Khen ngợi những HS làm bài tốt. 
- HS nghe, viết bài vào vở.
- GV đọc cho HS viêt bài, HS viết bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
a) reo hò	gieo hạt
b) mưa rào	dồi dào
c) lá rơi	con dơi	
d) rỗi rãi	hờn dỗi
Ba chân xoè trong lửa
Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân
Riêng cái võng Trường Sơn
Không chân đi khắp nước.
gió
gió lốc, cạo gió, quạt gió, 
dạo
dạo chơi, dạo nhạc, ...
rũ
ủ rũ, lá rũ, ...
- Các nhóm trình bày.
- HS nhận xét, sửa bài.
***********************************
Tiết 3. ĐẠO ĐỨC
BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ (T2)
I. MUC TIÊU: Giúp HS:
- Cần nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống khác nhau. Lời yêu cầu đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. 
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lich sự. HS biết sử dụng lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong giao tiếp. 
- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày. HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu đề nghị. 
* GD KNS: Kĩ năng nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự. Thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ, phiếu, thẻ bìa.
- HS: Vở BT. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: Em cần nói lời yêu cầu đề nghị như thế nào ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ.
MT: Giúp HS biết bày tỏ thái độ của mình qua các tình huống trong phiếu luyện tập.
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Yêu cầu 1 HS đọc ý kiến 1.
- Yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình.
- Kết luận ý kiến 1: Sai.
- Tiến hành tương tự với các ý kiến còn lại.
+ Với bạn bè người thân chúng ta không cần nói lời đề nghị, yêu cầu vì như thế là khách sáo.
+ Nói lời đề nghị, yêu cầu làm ta mất thời gian.
+ Khi nào cần nhờ người khác một việc quan trọng thì mới cần nói lời đề nghị yêu cầu.
+ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác.
Hoạt động 2 : HS tự liên hệ
MT: HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân.
- GV nêu yêu cầu: 
+ Kể cho cả lớp nghe trường hợp em đã biết nói lời yêu cầu đề nghị.
+ Khi nói lời yêu cầu đề nghị, mọi người tỏ thái độ gì? Kết quả việc em nhờ ra sao?
+ Nói lời yêu cầu đề nghị có ích lợi gì?
- Nhận xét khen ngợi
Hoạt động 3: Đóng vai.
MT: HS thực hành nói lời yêu cầu đề nghị
- GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác,
- Khi cần đến sự giúp đỡ của người khác, ta cần nói lời nhờ yêu cầu đề nghị cùng với hành động và cử chỉ cho phù hợp.
- HD trò chơi: Cô sẽ chỉ định một bạn đứng lên nói lời đề nghị cả lớp. Nếu cả lớp thấy lời nói, thái độ của bạn là phù hợp và lịch sự thì chúng ta cùng thao tác theo bạn.
- GV làm mẫu: nói “Mời các bạn giơ tay” cả lớp làm theo.
- Gọi HS cùng chơi. GV nhận xét, đánh giá.
KL: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự tôn trọng và tôn trọng người khác. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS trả lời.
- Làm việc cá nhân trên phiếu học tập.
+ Chỉ cần nói lời yêu cầu, đề nghị với người lớn tuổi.
- Biểu lộ thái độ bằng cách giơ đồng ý hay không đồng ý.
+ Sai.
+ Sai.
+ Sai.
+ Đúng.
- HS tự liên hệ, trình bày.
- HS thảo luận, đóng vai theo từng cặp.
- HS phân tích và bổ sung ý kiến.
- HS thực hiện.
**********************************
Tiết 5. TẬP ĐỌC
CÒ VÀ CUỐC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Hiểu ND: Phải lao động vất vả mới có lúc thanh nhàn, sung sướng (trả lời được các CH trong SGK). Hiểu nghĩa các từ khó, cuốc, thảnh thơi...
- Đọc lưu loát toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc rành mạch toàn bài. Biết đọc với giọng vui + nhẹ nhàng. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Cò, Cuốc)
- Ham thích môn học.
* GD KNS: Thể hiện sự cảm thông. Tự nhận thức: xác định gi trị bản thân, thể hiện sự cảm thông. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.GV: Bảng phụ
2. HS: sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: GV kiểm tra HS đọc bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
? Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài. 
* Đọc mẫu: GV đọc mẫu cả bài, sau đó gọi 1HS đọc tốt đọc lại bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1
- YC HS đọc các từ khó đọc.
 - HS đọc nối tiếp câu lần 2.
* Luyện đọc theo đoạn.
? Bài tập đọc có mấy đoạn? 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- Hướng dẫn HS đọc câu dài. 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- Gọi HS đọc chú giải.
- HS đọc bài theo cặp.
- Thi đọc: Tổ chức cho các nhóm thi. 
- Tuyên dương các nhóm đọc bài tốt.
- Đọc đồng thanh 
2.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
? Cò đang làm gì?
? Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thế nào? 
? Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy? 
? Cò trả lời Cuốc như thế nào?
? Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì ? 
? Nếu con là Cuốc con sẽ nói gì với Cò? 
- ND: Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi sung sướng. 
2.4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu lần 2
- Gọi 2 HS đọc lại cả bài
- Cho 3,4 nhóm HS phân vai để đọc (người kể, Cò, Cuốc)
- Thi đọc truyện
3. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 2HS nói lại lời khuyên của câu chuyện.
- Nhận xét tiết học, dặn dò bài sau.
- 2 em lên đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
- 1HS đọc lại bài
- Mỗi HS đọc một câu 
- HS đọc
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS nêu
- HS đọc đoạn.
+ Phải có lúc vất vả lội bùn/mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao. 
- HS đọc đoạn trước lớp
- 1HS đọc
- Kiểm tra đọc theo cặp.
- HS thi đua đọc.
- Lớp đọc đồng thanh 
- Cò đang lội ruộng bắt tép.
- Cuốc hỏi: Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?
- Vì hằng ngày Cuốc vẫn thấy Cò hay bay trên trời cao... đang lội bùn bắt tép.
- Phải có lúc vất vả, lội bùn thì mới có khi thảnh thơi bay lên trời cao.
- Phải chịu khó lao động thì mới có lúc được sung sướng. 
- Em hiểu rồi. Em cám ơn chị Cò.
- HS đọc – nhận xét
- HS đọc, nhận xét những bạn đọc tốt nhất
**********************************
Tiết 6. TẬP VIẾT
CHỮ HOA S
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được cấu tạo, biết cách viết chữ hoa HS viết được đúng, đẹp chữ hoa S (1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Sáo (1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ ), Sáo tắm thì mưa (3 lần) 
- Rèn kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy.
- Góp phần rèn luyện tính cẩn thận. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Mẫu chữ viết.
2. HS: bảng con, vở tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC: Yêu cầu lớp viết vào bảng chữ R và từ Ríu.
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
- HDHS quan sát và nhận xét. 
* Gắn mẫu chữ S 
? Chữ S cao mấy li? 
? Gồm mấy đường kẻ ngang?
- Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ S và miêu tả.
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Giới thiệu câu: S - Sáo tắm thì mưa.
- Quan sát và nhận xét:
- Nêu độ cao các chữ cái.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- GV viết mẫu chữ: Sáo 
- HS viết bảng con
* Viết: : Sáo 
- GV nhận xét và uốn nắn.
2.3. Hướng dẫn viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS viết còn chậm.
- Nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét chung.
2.4. Nhận xét chữa bài: 
- NX chi tiết từ 10 - 15 bài HS.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài viết 
- Lên bảng viết các chữ theo yêu cầu. Lớp viết vào bảng con 
- Lớp theo dõi giới thiệu. 
- HS quan sát
- 5 li
- - 6 đường kẻ ngang.
- - 1 nét
- HS quan sát
- HS nghe.
- HS quan sát.
- HS đọc câu
- Chữ S: 5 li; h: 2,5 li; t: 2 li; r: 1,25 li; a, o, m, I, ư: 1 li
- Dấu sắc (/) trên a và ă
- Dấu huyền (\) trên i
-
- HS quan sát
- HS viết bảng con
- HS viết : 
+ 1 dòng chữ S cỡ vừa. 
+ 1 dòng chữ S cỡ nhỏ. 
+ 1 dòng chữ Sáo cỡ vừa 
+ 1 dòng chữ Sáo cỡ nhỏ 
+ 3 dòng cụm từ ứng dụng Sáo tắm thì mưa cỡ chữ nhỏ.
***********************************
Tiết 7. TC TOÁN
ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố và mở rộng kiến thức về bảng nhân 2; 3; 4; 5.
- Thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: hệ thống bài tập, Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. HS: vở BT, vở tăng cường Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: kết hợp trong quá trình ôn luyện.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Điền dấu +; - ; x thích hợp vào chỗ nhiều chấm:
	4 . 4 .. 4 = 4
	4 . 4 .. 4 = 4	
	4 . 4 .. 4 = 12
	4 . 4 .. 4 = 12	
	4 . 4 .. 4 = 20
	4 . 4 .. 4 = 20
Bài 2. Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu):
Thừa số
2
4
3
5
3
2
4
5
Thừa số
5
7
6
5
8
9
5
8
Tích
10
Bài 3.Tính :
	a) 3 x 8 + 12	= 	
	b) 5 x 7 + 21	= 
Bài 4. Một luống rau có 9 hàng, mỗi hàng có 3 cây rau. Hỏi luống rau đó có bao nhiêu cây rau?
Bài 4 (nâng cao) Tổng các chữ số có hai chữ số khác nhau viết bởi các chữ số 0, 1, 3 là bao nhiêu?
- GV hướng dẫn viết các chữ số có hai chữ số từ 3 số đã cho, sau đó tính tổng của các số đó.
3. Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài.
- Lắng nghe.
 4 + 4 - 4 = 4
 4 - 4 + 4 = 4	
 4 x 4 - 4 = 12
 4 + 4 + 4 = 12	
 4 x 4 + 4 = 20
 4 + 4 x 4 = 20
Đáp án
TS
2
4
3
5
3
2
4
5
TS
5
7
6
5
8
9
5
8
Tích
10
28
18
25
24
18
20
40
a) 3 x 8 + 12	= 24 + 12 = 36
b) 5 x 7 + 21 = 35 + 21 = 56	
Số cây rau có trong 9 hàng là:
3 x 9 = 27 (cây)
 Đáp số: 27 cây rau
Các số có hai chữ số là:10, 13, 30, 31.
Tính tổng:10 + 13 + 30 + 31 = 81
******************************************************************
 	 Bài soạn TKB thứ 5
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 20 tháng 2 năm 2020
Tiết 1. TC TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố và mở rộng kiến thức về trả lời câu hỏi “Ở đâu?”; từ ngữ về loài chim.
- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: SGK
2. HS: vở Tăng cường TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: HS nói câu theo mẫu Ai thế nào?
2. Bài mới: 	 
a. Giới thiệu bài học, ghi tên bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1: Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu sau:
a) Ông em trồng cây xoài cát này trước sân.
b) Mẹ chọn những quả xoài chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông.
c) Đàn trâu thung thăng gặm cỏ trên cánh đồng.
d) Chim én bay trên mặt nước sông Hồng.
e) Chim chích choè đậu trên cành cây cao trước nhà.
Bài 2. Chép lại từ bài Chim chích bông (SGK, trang 30) :
a) Câu văn tả hình dáng chân của chích bông.
b) Câu văn tả hoạt động của chân chích bông.
c) Câu văn tả hình dáng cánh của chích bông. 
d) Câu văn tả hoạt động của cánh chích bông.
e) Câu văn tả hình dáng mỏ của chích bông.
g) Câu văn tả hoạt động bắt sâu của mỏ chích bông.
Bài 3. Viết vào chỗ trống từ 3 đến 4 câu nói về một loài chim em thích.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện.
a) Ông em trồng cây xoài cát này ở đâu?
b) Mẹ chọn những quả xoài chín vàng và to để ở đâu?
c) Đàn trâu thung thăng gặm cỏ ở đâu?
d) Chim én bay ở đâu?
e) Chim chích choè đậu ở đâu?
a) Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tâm.
b) Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhẩy cứ liên liến.
c) Hai chiếc cánh nhỏ xíu. 
d) Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút.
e) Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.
g) Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt.
Gợi ý:
- Tên gọi loài chim đó là gì?
- Hình dáng của loài chim đó ra sao (to hay nhỏ, có gì đẹp)?
- Hoạt động của loài chim đó có gì đáng chú ý? 
- Vì sao em thích loài chim đó?
- Nghe
***********************************
Tiết 2. TC TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố và mở rộng kiến thức về đặt và trả lời câu hỏi; các kiểu câu; các loại dấu câu đã học.
- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Yêu thích môn học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
2. Bài mới: 	
a. Giới thiệu bài học, ghi tên bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm
Bác Tám xoa đầu Tí, nói :
- Tí học khá lắm......Bác thưởng cho cháu hộp bánh....
Quay sang Bờm........bác hỏi......
- Còn Bờm, cháu học hành thế nào......
- Dạ, thưa bác, cháu học khá gấp đôi em Tí ạ.
Bài 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
a) Trong câu “Cheo cheo là loài thú nhút nhát, sống trong rừng.”, từ ngữ nào trả lời câu hỏi Con gì?
	A. Cheo cheo	

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_22_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi.doc