Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021

Thứ 5 ngày 10 tháng 12 năm 2020

TIẾNG VIỆT

Bài 67:on ot

(2 tiết)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Nhận biết các vần on, ot; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần on, ot.

Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có van on, vần ot.

Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Mẹ con cá rô (1).

Biết nói lời xin phép.

Viết đúng các vần on, ot, các tiếng (mẹ) con, (chim) hót (trên bảng con).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bộ đồ dùng lớp 1

 Học liệu điện tử

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc20 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cô tiên, iêt, viết.
b.Tập viết: in, đèn pin, it, quả mít.
1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần in, it; độ cao các con chữ.
GV vừa viết từng chữ ghi vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao của các con chữ, cách nối nét, vị trí đặt dấu thanh (mít).
GV vừa viết mẫu từng chữ, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Chữ v: cao 2 li; viết 1 nét móc hai đầu, phần cuối nối với nét thắt, tạo thành vòng 
 xoắn nhỏ. Cách viết: đặt bút ở khoảng giữa ĐK 2 và ĐK 3, viết nét móc hai đầu, cuối nét kéo dài tới gần ĐK 3 thì lượn trái, tới ĐK 3 thì nối với một nét thắt, tạo thành vòng xoắn ở cuối nét, dừng bút gần ĐK 3.
 + Tiếng v'. viết chữ v trước, chữ e sau.
+ Chữ p: cao 4 li; viết 1 nét hất, 1 nét móc ngược phải, 1 nét khuyết ngược. Cách viết: Đặt bút trên ĐK 2 (trên), viết nét hất, đến ĐK 3 (trên) thì dừng. Từ điểm dừng của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải. Từ điểm dừng của nét 2, rê bút thẳng lên ĐK 3 (trên) rồi chuyển hướng ngược lại, viết nét khuyết ngược (kéo dài xuống đường kẻ 4 phía dưới), dừng bút ở ĐK 2 (trên).
Hoạt động 2. HS tô, viết các chừ, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một:(15').
Tập tô, tập viết: ch, qu, chia quà (như mục b):
GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn:
HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một.
Tập viết: iên, cô tiên, iêt, viết (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm.
C. Củng cố, dặn dò: (2')
----------------------------------------------------------------------------------------
 LUYỆN TIẾNG VIỆT
 LUYỆN ĐỌC VIẾT IÊN,IÊT
I.MỤC TIÊU;
HS củng cố việc đọc, viết được iên,iêt đã học.
HS củng cố kĩ năng viết .
Rèn tư  thế ngồi viết, cách cầm bút, kỹ năng viết
II. ĐỒ DÙNG :
Vở HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài : (2’) 
GV giới thiệu nội dung giờ học; ghi mục bài lên bảng.
HS nhắc lại tên bài
2.Luyện tập
 Hoạt động 1 : Củng cố việc đọc: (14’)	
 HS đọc ở sách giáo khoa 
Đọc sách giáo khoa 
HS đọc nhóm 4 - GV bao quát chung
Các nhóm thi đọc -Thi đọc cá nhân
Lớp, GV nhận xét
Hoạt động 2 : Củng cố việc viết : (17')
GV cho HS viết đúng cỡ chữ từng bài theo quy trình sau:
+ GV đọc và hướng dẫn các chữ cần viết 
+ HS đọc lại các chữ
+ GV đọc từng tiếng, HS rồi viết vào vở
+ HS đọc lại chữ vừa viết
 Đánh giá, nhận xét bài viết của HS.
 Tuyên dương những bài viết đẹp, đặt dấu thanh đúng. Đặc biệt động viên khen ngợi những HS có tiến bộ.
3. Củng cố, dặn dò : (2’) 
GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN
 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
 Giúp HS cũng cố về:
 Biết làm tính trừ trong phạm vi 10 . Tập biểu thị tình huống trong hình bằng phép tính trừ đã học. 
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt đông1. Củng cố kiến thức. ( 5') 
1. HS làm vào bảng con: Điền số vào chỗ chấm
Tổ1: 7 - 1 = Tổ 2: 6 - 2 = Tổ 3: 8 - 3 = 
Hoạt động 2. Luyện tập vào vở ô ly: (28 ')
 HS làm vào bảng con nối tiếp nêu
Bài 1: Tính GV hướng dẫn HS tính được kết quả của các phép rồi điền kết quả
 7 8 9 5 9 10
 - - - - - -
 2 1 5 0 4 2
 Bài 2 : Tính GV hướng dẫn HS tính được kết quả của các phép tính rồi điền
 10 - 1 = 7 + 2 = 7 + 3 =
 8 – 5 = 9 – 2 = 10 – 3 =
 8 – 1 = 9 – 4 = 10 – 6 =
HS làm ở bảng lớp , cả lớp làm vào vở
 GV theo dõi - giúp đỡ thêm những em còn chậm và yếu.
GV nhận xét 
 Bài 3 : Tính GV hướng dẫn HS tính được kết quả của các phép tính rồi điền
 9 – 4 – 2 = 8 – 2 – 1 = 
 7 – 2 – 4 = 9 - 1 - 2 =
HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu làm bài. VD: 6 - 1 - 1 = ? ( Lấy 6 trừ 1 bằng 5, lấy 5 trừ 1 bằng 4 )
GV theo dõi - giúp đỡ thêm những em còn chậm và yếu.
GV nhận xét 
Bài 4 : GV hướng dẫn HS nêu bài toán rồi viết phép tính ứng với tình huống trong tranh
GV hướng dẫn HS cách điền số vào các ô sau đó tính và điền kết quả của phép tính. 
 HS nêu. HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
8
-
1
=
7

GV theo dõi - giúp đỡ thêm những em còn chậm và yếu.
GV nhận xét 
Chữa bài.
III. Nhận xét - dặn dò:(2')
Tuyên dương những em làm bài tốt.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 9 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
 Bài 66:yên yết
 (2 tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Nhận biết các vần yên, yêt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần yên, yêt.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần yên, vần yêt.
Hiểu và ghi nhớ quy tắc viết các vần yên, yêt.
Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Nam Yết của em.
Viết đúng các vần yên, yêt, các tiếng yên (ngựa), yết (kiến) (trên bảng con).
II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: 
 Bộ đồ dùng lớp 1
 Học liệu điện tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tiết 1
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5')
 2 HS đọc bài Tiết tập viết (bài 65).
 GV nhận xét
 B. DẠY BÀI MỚI: 
 1. Giới thiệu bài: Ở bài 65, các em đã học vần iên, vần iêt.(2')
 Ở bài này, các em cũng học vần iên, vần iêt nhưng âm i được thể hiện bằng chữ y dài: yên, yêt.
 Hoạt động 1: Chia sẻ và khám phá(14')
 Mở học liệu điện tử.
 (BT 1: Làm quen
 1.1 Dạy vần yên
 GV giới thiệu cái yên ngựa. Đọc: yên. HS đọc: yên.
 Phân tích vần yên: gồm âm yê + n. Đánh vần, đọc: yê - nờ - yên / yên.
 Đọc trơn: yê - nờ - yên / yên ngựa.
 1.2. Dạy vần yêt (như vần yên)
 GV giải thích: Nam Yết là một đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Hòn đảo hình bầu dục, dài khoảng 650 mét, rộng 200 mét. Quanh đảo có bờ kè bằng bê tông chắn sóng kiên cố. Đảo không có nước, nhưng nhờ sự lao động chăm chỉ, cần cù của các chú bộ đội, đảo được phủ một màu xanh rất đẹp. Loài cây nhiều nhất ở đảo là dừa. Dừa mọc thành rừng trên đảo.
 HS đánh vần, đọc trơn: yê - tờ - yêt - sắc - yết / Nam Yết
 * Củng cố: HS nói 2 vần mới học: yên, yêt, 2 tiếng mới học: yên, yết.
 HS cài bảng cài vần yên, yêt
 Hoạt động 2: Luyện tập mở rộng vốn từ .(14')
 Mở học liệu điện tử.
 (BT 2: Tìm tiếng có vần yên, tiếng có vần yêt)
 HS đọc từng từ ngữ: yên xe, niêm yết,... GV giải nghĩa, yêu cầu HS tìm hình tương ứng: yên xe (vật làm bằng da, có khung sắt dùng làm chỗ ngồi trên xe đạp, xe gắn máy), niêm yết (dán thông báo cho tất cả mọi người biết), chim yến (loài chim thường làm tổ trên vách đá), yết kiến (gặp người bề trên với tư cách là khách: Viên quan yết kiến nhà vua).
 Từng cặp HS tìm tiếng có vần yên, vần yêt; báo cáo kết quả / Cả lớp đồng thanh:
 Tiếng yên (xe) có vần yên. Tiếng (niêm) yết có vần yêt,...
 2. Ghi nhớ (quy tắc chính tả)
GV chỉ bảng quy tắc: Bảng này giúp các em biết khi nào vần iên, vần iêt được viết bằng chữ i ngắn; khi nào vần iên, iêt được viết bằng y dài.
+ Vần iên được viết là iên (i ngắn) khi có âm đầu đứng trước. VD: tiên (âm đầu t
+ vần iên). HS tìm thêm 3-4 tiếng có vần iên. VD: biển, điện, miến, kiến, miền, tiền,...
Tương tự, vần iêt được viết là iêt (i ngắn) khi có âm đầu đứng trước. VD: biết (b
+ iêt + dấu thanh). HS tìm thêm vài tiếng có vần iêt. VD: viết, (thân) thiết, (nước chảy) xiết, siết (chặt)...
+ Vần iên được viết là yên (y) khi không có âm đầu đứng trước. VD: yến (0 + yến). Tương tự với yêt. VD: yết (0 + yết). GV: Có rất ít tiếng có vần yên, yêt.
GV nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả để viết đúng các vần iên, iêt.
3. Tập viết (bảng con - BT 5)
GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
Vần yên: viết yê trước, n sau. Chú ý nối nét từ y sang ê, từ ê sang n.
Vần yêt: viết yê trước, t sau. Chú ý nối nét y - ê -t.
Từ yên ngựa: viết yên trước, ngựa sau.
Từ yết kiến: viết yết trước, kiến sau, dấu sắc đặt trên ê.
HS viết bảng con: yên, yêt (2 lần). Sau đó viết: yên (ngựa), yết (kiến).
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc câu (33')
Học liệu điện tử
 Tập đọc (BT 4)
a. GV giới thiệu bài đọc về đảo Nam Yết. Chỉ trên bản đồ quần đảo Trường Sa, đảo Nam Yết. Nam Yết là một đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
b. GV vừa chỉ từng ảnh vừa đọc mẫu.
c.HS luyện đọc từ ngữ: Nam Yết, giữa biển, nét chấm, làm chủ, đèn biển, chiến sĩ, bộ phận, cơ thể. GV giải nghĩa: bộ phận cơ thể - một phần của cơ thể, nói cách khác, Nam Yết là một phần của Tổ quốc Việt Nam.
Luyện đọc câu
GV: Bài gồm 5 tấm ảnh, 5 câu.
GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.
HS đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
Thi đọc từng đoạn, cả bài
Từng cặp HS nhìn SGK, luyện đọc trước khi thi.
Từng cặp, tổ thi đọc tiếp nối 5 câu dưới 5 tranh.
Từng cặp, tổ thi đọc cả bài. 1 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
 Tìm hiểu bài đọc
 GV nêu YC: Mỗi HS nói điều mình biết về đảo Nam Yết qua 1 tấm ảnh.
1 HS làm mẫu với ảnh 1.
Mỗi HS chọn 1 ảnh, nói điều mình biết về đảo Nam Yết qua ảnh đó. VD:
+ Ảnh 2: Từ xưa, Việt Nam đã làm chủ Nam Yết. / Ảnh cột mốc chủ quyền trên đảo Nam Yết.
+ Ảnh 3: Đây là đèn biển ở Nam Yết. / Nam Yết có nhà cửa, có đèn biển.
+ Ảnh 4: Chiến sĩ trồng rau ở Nam Yết. / Các chú bộ đội sống ở Nam Yết như ở nhà.
+ Ảnh 5: Các chú bộ đội nắm chắc tay súng bảo vệ đảo Nam Yết. / Nam Yết là bộ phận của Tổ quốc Việt Nam.
GV: Bài đọc giúp các em biết về đảo Nam Yết của nước ta và về cuộc sống của các chú bộ đội bảo vệ đảo Nam Yết.
C. Củng cố, dặn dò: (2')
----------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài 29. PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1O (T2)
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Phát triển các NL toán học.
II.CHUẨN BỊ:
Bộ ĐD Toán 1, VBT, Học liệu điện tử.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ: (3')
HS cả lớplàm bài vào bảng con 2 em làm ở bảng lớp
8 - 3 = 7 - 5 = 9 - 4 = 
GV nhận xét
B.Bài mới: GT bài
Hoạt động1.(7') 
HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau (theo cặp hoặc nhóm bàn):
Quan sát bức tranh trên HLĐT.
Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ, chẳng hạn:
+ Có 7 bạn, 1 bạn đã rời khỏi bàn. Còn lại bao nhiêu bạn?
+ Đếm rồi nói: Còn lại 6 bạn đang ngồi quanh bàn.
Làm tương tự với các tinh huống còn lại.
Chia sẻ trước lớp: HS đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép trừ mà mình quan sát được.
Hoạt động2. thực hành, luyện tập: (20')
GV mở HLĐT cho HS quan sát
Bài 2.
HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
Đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện.
Lưu ý: Ở bài này, HS có thể tìm kết quả phép tính bằng nhiều cách khác nhau có thể nhẩm, có thể dùng thanh chấm tròn, que tính, ngón tay,...), GV nên quan sát cách HS tìm ra kết quả phép tính hơn là chỉ chú ý đến kết quả của phép tính.
HS cá nhân chia sẻ kết quả
GV - HS nhận xét
Bài 3.
GV mở HLĐT cho HS quan sát
Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Vi dụ: Có 9 mảnh gỗ cần sơn. Đã sơn được 7 mảnh. Hỏi còn lại mấy mảnh gỗchưa sơn? Phép tính tương ứng là: 9 - 7 = 2.
GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. GV khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
GV chốt lại cách làm bài.
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả
GV - HS nhận xét
 Hoạt động vận dụng:(3')
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong chạm vi 10.
III.
C. Củng cố, dặn dò:(2')
Bài học hôm nay, các em biết thêm được điều gì? HS có thể xem lại bức tranh khởi động trong sách (hoặc trên bảng) nêu phép trừ tưong úng.
Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đon giản để nhận biết về cách tìm kết quả phép trừ trong phạm vi 10, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép trừ hai số, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 10 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
Bài 67:on ot
(2 tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Nhận biết các vần on, ot; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần on, ot.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có van on, vần ot.
Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Mẹ con cá rô (1).
Biết nói lời xin phép.
Viết đúng các vần on, ot, các tiếng (mẹ) con, (chim) hót (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Bộ đồ dùng lớp 1
 Học liệu điện tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:(5')
2 HS tiếp nối nhau đọc bài Nam Yết của em (bài 66). HS 3 trả lời câu hỏi: Nói điều em biết về đảo Nam Yết qua 1 tấm ảnh.
GV nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: vần on, vần ot.(2')
 Hoạt động 1: Chia sẻ và khám phá(14')
 Mở học liệu điện tử.
 (BT 1: Làm quen)
 1. 1 Dạy van on
 HS đọc: o - nờ - on. / Phân tích vần on. / Đánh vần và đọc: o - nờ - on / on.
HS nói: mẹ con / con. / Phân tích tiếng con. / Đánh vần, đọc: cờ - on - con / con. / Đánh vần, đọc trơn: o - nờ - on / cờ - on - con / mẹ con.
1.2.Dạy vần ot (như vần on)
Đánh vần, đọc trơn: o - tờ - ot / hờ - ot - hot - sắc - hót / chim hót.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: on, ot, 2 tiếng mới học: con, hót.
 HS cài bảng cài vần on, ot
 Hoạt động 2: Luyện tập mở rộng vốn từ .(14')
 Mở học liệu điện tử.
 (BT 2: Tìm từ ngữ ứng với mỗi hình)
HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ: nón lá, quả nhót, rót trà,...
HS làm bài trong VBT; nói kết quả. GV nối trên bảng từng hình ảnh với từ ngữ.
GV chỉ từng hình, cả lớp: 1) rót trà, 2) nón lá, 3) sọt cá,...
2. Tập viết (bảng con - BT 4)
a. GV viết mẫu, giới thiệu
Van on: viết o trước, n sau. Các con chữ đều cao 2 li. Chú ý nối nét giữa o và n.
Vần ot: viết o trước, t sau. Viết o rồi rê bút nối sang t.
con: viết c trước, vần on sau.
hót: viết h (cao 5 li) rồi viết vần ot, dấu sắc đặt trên o.
c. HS viết: on, ot (2 lần). Sau đó viết: (mẹ) con, (chim) hót.
 Tiết 2
 Hoạt động 3: Luyện đọc (33')
 Học liệu điện tử
Tập đọc (BT 3)
a. GV chỉ hình, giới thiệu: Bức tranh vẽ cảnh cá rô mẹ đang nói gì đó với rô con. Các em hãy lắng nghe để biết chuyện của mẹ con cá rô (phần 1).
b. GV đọc mẫu.
c. Luyện đọc từ ngữ: cá rô, kiếm ăn, dặn con, liền, tót ra ngỗ, lên bờ, cá cờ can. GV giải nghĩa từ: tót (di chuyển, chạy rất nhanh); can (khuyên ngăn đừng làm).
Luyện đọc câu
GV: Bài có mấy câu? (9 câu).
GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.
Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
Thi đọc đoạn, bài (có thể nhìn SGK). Chia bài làm 2 đoạn: 3 câu / 6 câu.
 Tìm hiểu bài đọc
 BT a: GV nêu YC; chỉ từng ý cho cả lớp đọc.
+ HS đánh dấu chọn ý đúng trên VBT hoặc viết ý đúng lên thẻ (ý thứ nhất hoặc ý thứ hai).
+ GV: Ý nào đúng? Cả lớp: Ý đúng: Rô mẹ vừa đi - Rô con đã rủ cá cờ lên bờ.
+ GV: Ý nào sai? Cả lớp: Ý sai: Rô mẹ vừa đi - Cá cờ đã rủ rô con đi xa.
BT b: + GV nêu YC của BT (Lẽ ra trước khi đi chơi, rô con phải xin phép mẹ thế nào?). HS phát biểu tự do. VD: Mẹ ơi, con xin phép mẹ ra bờ hồ chơi nhé. / Con xin phép mẹ lên bờ xem ở đó có gì lạ, mẹ nhé!...
+ GV nhận xét lời xin phép của HS (lễ phép, thật thà); nêu câu hỏi: Nếu rô mẹ biết rô con định lên bờ chơi thì rô mẹ sẽ làm gì? HS phát biểu. GV kết luận: Nếu rô mẹ biết con định lên bờ chơi thì chắc chắn rô mẹ sẽ ngăn cản con, giải thích cho con hiểu làm việc đó sẽ nguy hiểm thế nào và đã không xảy ra sự việc rô con suýt mất mạng.
+ GV: Bài đọc cho em biết gì về tính cách của rô con? (Rô con không nghe lời mẹ. / Rô con không nghe lời bạn. / Rô con bướng bỉnh, tự cho là mình hiểu biết).
* Củng cố: HS đọc lại bài 67; đọc 8 vần vừa học trong tuần (chân trang 122).
 C. Củng cố, dặn dò: (2')
--------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài 30. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Củng cố kĩ năng làm tính trừ trong phạm vi 10.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ:
BỘ ĐD Toán 1
VBT, Học liệu ĐT
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YỂU:
A. Hoạt động1. khởi động:(5')
HS thực hiện các hoạt động sau:
Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập phép trừ trong phạm vi 10.
Chia sẻ: Cách thực hiện phép trừ của mình; Để có thể tính nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?
B. Hoạt động2. thực hành, luyện tập:(25')
Bài 1. Số?
GV mở HLĐT, HS quan sát
Cá nhân HS làm bài 1:
+ Quan sát các thẻ chấm tròn. Đọc hiểu yêu cầu đề bài.
+ Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.
+ Chọn số thích hợp đặt vào ô ? .
HS đặt câu hỏi, nói cho nhau về tình huống đã cho và phép tính tương ứng.
HS cá nhân chia sẻ kết quả
GV - HS nhận xét
Bàỉ 2. Tính
HS làm bài cá nhân.
Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
Đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện.
Lưu ý: GV nên quan sát cách HS tìm ra kết quả phép tính hơn là chỉ chú ý đến kết quả của phép tính.
GV chốt lại cách làm bài.
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả
GV - HS nhận xét
Bài 3. Chỉ ra các phép tính có kết quả sai và sửa lại cho đúng
Cá nhân HS tự làm bài 3:
a.Thực hiện các phép tính trừ để tìm kết quả, từ đó chỉ ra các phép tính sai. Cụ thể, các phép tính sai là: 10-5 = 4; 10 – 4 = 7; 7 – 2 = 9.
b.Sửa các phép tính sai cho đúng: 10-5 = 5; 10 – 4 = 6; 7 – 2 = 5.
HS thảo luận với bạn về cách làm bài rồi chia sẻ trước lóp.
HS cá nhân chia sẻ kết quả
GV - HS nhận xét
Bài 4. Nêu phép tính thích hợp với mỗi tranh vẽ
- Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ: a) Có 7 chiếc mũ bảo hiểm. Các bạn lấy ra 2 chiếc để đội. Còn lại mấy chiếc mũ bảo hiểm trên bàn? Thực hiện phép trừ 7 – 2 = 5. Còn 5 chiếc mũ bảo hiểm trên bàn. Vậy phép tính thích hợp là 7 – 2 = 5.
HS làm tương tự với hai trường hợp b), c).
GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.
GV chốt lại cách làm bài.
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả
GV - HS nhận xét
 Hoạt động vận dụng:(3')
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10.
C .Củng cố, dặn dò:(2')
Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua luyện tập thực hành tính trừ trong phạm vi 10, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc nhận biết các bài toán từ các tranh ảnh minh hoạ hoặc tình huống thực tế và sừ dụng các kí hiệu toán học để diễn tả bài toán, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL mô hình hoá toán học.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 11 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
TẬP VIẾT
(1 tiết - sau bài 66, 67)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Viết đúng yên, yêt, on, ot, yên ngựa, yết kiến, mẹ con, chim hót - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét.
II. ĐÔ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ viết các vần, tiếng cần viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:(5')
 Cả lớp viết các chữ yên, yêt, on, ot, yên ngựa vào bảng con 
 GV nhận xét
 B. DẠY BÀI MỚI:
 1.Giới thiệu bài. GV nêu MĐYC của bài học.: (1')
 Hoạt động 1:.Luyện tập:(12")
a. Cả lớp đánh vần, đọc trơn các vần, tiếng vừa học.
b. Tập viết: yên, yên ngựa, yết, yết kiến.
1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần yên, yêt, độ cao các con chữ.
GV vừa viết mẫu từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn:
+ Vần yên: chữ y cao 5 li. Vần yêt: chữ t cao 3 li.
+ yên ngựa: g cao 5 li, dấu nặng dưới ư. /yết kiến, dấu sắc đặt trên ê. - HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một.
+ Chữ v: cao 2 li; viết 1 nét móc hai đầu, phần cuối nối với nét thắt, tạo thành vòng 
 xoắn nhỏ. Cách viết: đặt bút ở khoảng giữa ĐK 2 và ĐK 3, viết nét móc hai đầu, cuối nét kéo dài tới gần ĐK 3 thì lượn trái, tới ĐK 3 thì nối với một nét thắt, tạo thành vòng xoắn ở cuối nét, dừng bút gần ĐK 3.
 + Tiếng yên'. viết chữ y trước, chữ ên s

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_tuan_13_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan