Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Bài 7. THỰC HÀNH : QUAN SÁT CUỘC SỐNG XUNG QUANH TRƯỜNG (T3)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS đạt được :

* Về nhận thức khoa học :

Nhận ra được những địa điểm quen thuộc và các loại toà nhà , đường phố , . xung quanh trường học .

 Giới thiệu được về hoạt động sinh sống và đi lại của người dân ở quanh trường bằng những hình thức khác nhau ( vẽ , viết , đóng vai , . ) . - Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát .

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh :

 Biết cách quan sát , ghi chép và trình bày kết quả quan sát ,

* Về vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học :

 Định vị được mình đang đứng ở chỗ nào hoặc đang đi đến đâu ở cộng đồng xung quanh trường học .

II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC:

 Học liệu điện tử

VBT Tự nhiên và Xã hội 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc25 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 64 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành vòng 
xoắn nhỏ. Cách viết: đặt bút ở khoảng giữa ĐK 2 và ĐK 3, viết nét móc hai đầu, cuối nét kéo dài tới gần ĐK 3 thì lượn trái, tới ĐK 3 thì nối với một nét thắt, tạo thành vòng xoắn ở cuối nét, dừng bút gần ĐK 3.
 + Tiếng v'. viết chữ v trước, chữ e sau.
+ Chữ y: cao 5 li; viết 1 nét hất, 1 nét móc ngược phải, 1 nét khuyết ngược. Cách viết: Đặt bút trên ĐK 2 (trên), viết nét hất, đến ĐK 3 (trên) thì dừng. Từ điểm dừng của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải. Từ điểm dừng của nét 2, rê bút thẳng lên ĐK 3 (trên) rồi chuyển hướng ngược lại, viết nét khuyết ngược (kéo dài xuống đường kẻ 4 phía dưới), dừng bút ở ĐK 2 (trên).
Hoạt động 2. HS tô, viết các chừ, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một:(15').
Tập tô, tập viết: ch, qu, chia quà (như mục b):
GV vừa viết mẫu, vừa hướng dẫn:
+ Chữ ch, ghép từ hai chữ c và h.
+ Chữ qu. ghép từ hai chữ q và u.
+ Tiếng chia, viết ch trước, ia sau. / Tiếng quà, viết qu trước, a sau, dấu huyền đặt trên a.
Tập viết: ân, cân, ât, vật (như mục b).
C. Củng cố, dặn dò: (2')
----------------------------------------------------------------------------------------
 LUYỆN TIẾNG VIỆT
 LUYỆN ĐỌC VIẾT ÂN,ÂT
I.MỤC TIÊU;
HS củng cố việc đọc, viết được ân,ât đã học.
HS củng cố kĩ năng viết .
Rèn tư  thế ngồi viết, cách cầm bút, kỹ năng viết
II. ĐỒ DÙNG :
Vở HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài : (2’) 
GV giới thiệu nội dung giờ học; ghi mục bài lên bảng.
HS nhắc lại tên bài
2.Luyện tập
 Hoạt động 1 : Củng cố việc đọc: (14’)	
 HS đọc ở sách giáo khoa 
Đọc sách giáo khoa 
HS đọc nhóm 2 - GV bao quát chung
Các nhóm thi đọc -Thi đọc cá nhân
Lớp, GV nhận xét
Hoạt động 2 : Củng cố việc viết : (17')
GV cho HS viết đúng cỡ chữ từng bài theo quy trình sau:
+ GV đọc và hướng dẫn các chữ cần viết 
+ HS đọc lại các chữ
+ GV đọc từng tiếng, HS rồi viết vào vở
+ HS đọc lại chữ vừa viết
 Đánh giá, nhận xét bài viết của HS.
 Tuyên dương những bài viết đẹp, đặt dấu thanh đúng. Đặc biệt động viên khen ngợi những HS có tiến bộ.
3. Củng cố, dặn dò : (2’) 
GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN
 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
 Giúp HS cũng cố về:
 Biết làm tính trừ trong phạm vi 6 . Tập biểu thị tình huống trong hình bằng phép tính trừ đã học. 
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt đông1. Củng cố kiến thức. ( 5') 
1. HS làm vào bảng con: Điền số vào chỗ chấm
Tổ1: 6 - 1 = Tổ 2: 5 - 2 = Tổ 3: 6 - 3 = 
Hoạt động 2. Luyện tập vào vở ô ly: (28 ')
 HS làm vào bảng con nối tiếp nêu
Bài 1: Tính GV hướng dẫn HS tính được kết quả của các phép rồi điền kết quả
 6 5 6 6 6 4
 - - - - - -
 2 1 4 0 4 2
 Bài 2 : Tính GV hướng dẫn HS tính được kết quả của các phép tính rồi điền
 5 + 1 = 4 + 2 = 3 + 3 =
 6 – 5 = 6 – 2 = 6 – 3 =
 6 – 1 = 6 – 4 = 6 – 6 =
HS làm ở bảng lớp , cả lớp làm vào vở
 GV theo dõi - giúp đỡ thêm những em còn chậm và yếu.
GV nhận xét 
 Bài 3 : Tính GV hướng dẫn HS tính được kết quả của các phép tính rồi điền
 6 – 4 – 2 = 6 – 2 – 1 = 
 6 – 2 – 4 = 6 -1 -2 =
HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu làm bài. VD: 2 - 1 - 0 = ? ( Lấy 2 trừ 1 bằng 1, lấy 1 trừ 1 bằng 0 )
GV theo dõi - giúp đỡ thêm những em còn chậm và yếu.
GV nhận xét 
Bài 4 : GV hướng dẫn HS nêu bài toán rồi viết phép tính ứng với tình huống trong tranh
GV hướng dẫn HS cách điền số vào các ô sau đó tính và điền kết quả của phép tính. 
 HS nêu. HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
6
-
1
=
5

GV theo dõi - giúp đỡ thêm những em còn chậm và yếu.
GV nhận xét 
Chữa bài.
III. Nhận xét - dặn dò:(2')
Tuyên dương những em làm bài tốt.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 2 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
Bài 60:en et
 	(2 tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Nhận biết vần en, et; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần en, et.
Làm đúng trò chơi xếp trứng vào hai rổ vần en, vần et.
Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Phố Lò Rèn.
Viết đúng các vần en, et; các tiếng xe ben, vẹt (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ dùng lớp 1(Học liệu điện tử) , máy chiếu
 HI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5')
2 HS đọc bài Tập đọc Chủ nhật (bài 59).
GV nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: vần en, vần et.(2')
Hoạt động 1: Chia sẻ và khám phá(14')
Mở học liệu điện tử.
 (BT 1: Làm quen)
 1.1.Dạy vần en
HS nhận biết: e, n; đọc: e - nờ - en. / Phân tích vần en. / Đánh vần và đọc: e - nờ - en / en.
HS nói: xe ben / ben. (GV giải nghĩa: Xe ben là loại xe chuyên dùng để chở các loại vật liệu như cát, sỏi, than, đá,... Xe có 1 thùng riêng, có thể nâng lên, hạ dốc xuống để đổ vật liệu nhanh, dễ dàng). / Phân tích tiếng ben. / Đánh vần và đọc: bờ - en - ben / ben.
Đánh vần, đọc trơn: e - nờ - en / bờ - en - ben / xe ben.
1.2.Dạy vần et (như vần en)
Đánh vần, đọc trơn: e - tờ - et / vờ - et - vet - nặng - vẹt / vẹt.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới học: en, et, 2 tiếng mới học: ben, vẹt.
 HS cài bảng cài vần ươm, ươp
 Hoạt động 2: Luyện tập mở rộng vốn từ .(14')
 Mở học liệu điện tử.
 (BT 2: xếp trứng vào hai rỗ cho đúng)
GV chỉ từng vần (ở rổ), từng từ cho 1 HS đọc, cả lớp đọc: en, et, đèn, khen,...
GV nói cách chơi: Mỗi HS phải xếp nhanh 6 quả trứng từ vào rổ vần tương ứng: trứng có vần en xếp vào rổ vần en; trứng có vần et xếp vào rổ vần et.
HS làm bài trong VBT - dùng bút nối nhanh trứng vào từng rổ.
1 HS nói kết quả: Trứng có tiếng đèn xếp vào rổ vần en. Trứng có tiếng mẹt xếp vào rổ vần et... (GV dùng bút nối trứng với rổ hoặc dùng kĩ thuật vi tính xếp nhẹ nhàng từng quả trứng vào rổ). / GV chỉ từng quả trứng từ, cả lớp nói nhỏ: Tiếng đèn có vần en. Tiếng mẹt có vần et,...
2.Tập viết (bảng con - BT 4)
a. GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
Vần en: viết e trước, n sau. Các con chữ đều cao 2 li. vần et: viết e trước, t sau. Chữ t cao 3 li. Chú ý nối nét từ e sang n, e sang t.
(xe) ben: viết b (cao 5 li) rồi đến vần en.
vẹt: viết v trước, et sau, dấu nặng đặt dưới e.
b. HS viết: en, et (2 lần). Sau đó viết: (xe) ben, vẹt.
Tiết 2
Hoạt động 3. Tập đọc: (33')
Học liệu điện tử
3.Tập đọc (BT 3)
a.GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu: Bài Phố Lò Rèn cho các em biết một vài đặc điểm của phố, của nghề rèn.
b. GV đọc mẫu, hỏi: Các em có biết người thợ rèn làm ra những gì không? (Thợ rèn làm ra dao, kiếm, liềm,...). Thợ rèn nung sắt trong lửa than đỏ rực cho sắt mềm ra rồi dùng búa đập mạnh, dát mỏng, làm ra lưỡi dao, lưỡi kiếm, liềm cắt cỏ, lưỡi cuốc, lưỡi cày, các dụng cụ lao động khác. Xưa, cả phố của Bi làm nghề rèn. Giờ chỉ còn năm ba nhà làm nghề rèn.
c. Luyện đọc từ ngữ: lò rèn, dăm nhà, phố xá, san sát, đỏ lửa, chan chát, phì phò, khét lẹt. GV giải nghĩa: dăm (nhà), số lượng không nhiều, không ít, khoảng trên dưới năm hoặc ba, bốn nhà. (Nhà cửa) san sát: rất nhiều nhà và liền nhau như không còn có khe hở.
e.Luyện đọc câu
GV: Bài có 7 câu. / GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ.
Đọc tiếp nối từng câu. GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở câu: Giữa phố xá nhà cửa san sát / mà lò rèn đỏ lửa như ở chợ quê.
Thi đọc đoạn, bài. Chia bài làm 2 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
Tim hiểu bài đọc
GV nêu YC, chỉ từng ý a, b cho HS đọc.
HS làm bài trong VBT hoặc viết ý đúng lên thẻ, giơ thẻ báo cáo kết quả. / GV chốt lại: Ý b đúng (Lò rèn ở phố đỏ lửa như ở chợ quê). Ý a (Giờ thì cả phố làm nghề rèn) là ý sai vì giờ chỉ còn dăm nhà giữ nghề rèn.
Cả lớp nhắc lại: Ý b đúng (Lò rèn ở phố đỏ lửa như ở chợ quê).
GV: Qua bài đọc, em biết gì về nghề rèn? (Nghề rèn có cả ở thành phố. / Nghề rèn giờ chỉ còn rất ít nhà làm. / Nghề rèn rất ồn ào vì búa đập chan chát, bễ thở phì phò. / Nghề rèn rất nóng bức vì lửa than đỏ rực, khét lẹt. / Nghề rèn rất thú vị.)
C. Củng cố, dặn dò:(2')
-----------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài 26. PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 (T4)
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Tìm được kết quả các phép trừ trong phạm vi 6 và thành lập Bảng trừ trong phạm vi 6.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ:
Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính trừ trong phạm vi 6.
Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ: (3')
HS cả lớplàm bài vào bảng con 2 em làm ở bảng lớp
4 - 3 = 6 - 3 = 4 - 4 = 
GV nhận xét
B.Bài mới: GT bài
 Khởi động: (5')
Chia sẻ các tình huống có phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 6 đã học.
 Hoạt động1. hình thành kiến thức: (10')
GV mở HLĐT cho HS quan sát
HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
Tìm kết quả từng phép trừ trong phạm vi 6 (thể hiện trên các thẻ phép tính), chẳng hạn: 2 - 1 = 1;3 - 2=1;4 - 1=3;5 -3 = 2.
Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo cặp/nhóm: Bạn A rút một thẻ; đọc phép tính, đố bạn B nêu kết quả phép tính (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau).
Sắp xếp các thẻ phép trừ theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng trừ như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một bảng trừ trước mặt.
GV giới thiệu Bảng trừ trong phạm vỉ 6 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng.
HS nhận xét về đặc điểm của các phép trừ trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng trừ trong phạm vi 6.
HS đưa ra phép trừ và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).
GV tổng kết: Có thể nói:
Dòng thứ nhất được coi là Bảng trừ: Một số trừ đi 1.
Dòng thứ hai được coi là Bảng trừ: Một số trừ đi 2.
Dòng thứ sáu được coi là Bảng trừ: Một số trừ đi 6.
 Hoạt động2. thực hành, luyện tập: (12')
Bài 3
GV mở HLĐT, cho HS quan sát
Cá nhân HS tự làm bài 3 ở VBT:
 HS tự làm bài 3: 
Căn cứ vào bảng trừ trong phạm vi 6, thảo luận với bạn về chọn phép tính thích hợp cho từng ô?, lí giải lí do lựa chọn bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lớp.
 GV chốt lại cách làm bài.
Lưu ý bài 3b. Quan sát tranh rồi nêu tình huống
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả
GV - HS nhận xét
Bài 4. GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép trừ hai số bằng nhau và phép trừ cho số 0. GV khuyến khích HS lấy thêm các ví dụ về phép trừ có kết quả là 0 và phép trừ cho số 0.
Cá nhân HS tự làm bài 4 ở VBT:
HS cá nhân chia sẻ kết quả
GV - HS nhận xét
Bài 5
GV mở HLĐT, cho HS quan sát
Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Vỉ dụ: Bạn trai tạo được 5 bong bóng. Có 1 bong bóng bị vỡ. Còn lại bao nhiêu bong bóng? Chọn phép trừ 5 - 1 = 4 . Còn lại 4 bong bóng.
HS là tương tự với các trường hợp còn lại.
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả
GV - HS nhận xét
GV nên khuyến khích HS tập kể chuyện theo mỗi phép tính để thành một câu chuyện.
 Hoạt động vận dụng: (3')
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
C. Củng cố, dặn dò: (2')
Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách thực hiện phép trừ có kết quả đến 6 và thành lập Bảng trừ trong phạm vi 6, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 7. THỰC HÀNH : QUAN SÁT CUỘC SỐNG XUNG QUANH TRƯỜNG (T3)
MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS đạt được : 
* Về nhận thức khoa học : 
Nhận ra được những địa điểm quen thuộc và các loại toà nhà , đường phố , ... xung quanh trường học . 
 Giới thiệu được về hoạt động sinh sống và đi lại của người dân ở quanh trường bằng những hình thức khác nhau ( vẽ , viết , đóng vai , ... ) . - Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát . 
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh :
 Biết cách quan sát , ghi chép và trình bày kết quả quan sát , 
* Về vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học :
 Định vị được mình đang đứng ở chỗ nào hoặc đang đi đến đâu ở cộng đồng xung quanh trường học .
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
 Học liệu điện tử
VBT Tự nhiên và Xã hội 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
MỞ ĐẦU
1.GV giới thiệu bài học: (3')
Bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về quang cảnh và con người ở nơi em sống . Bài học hôm nay , chúng ta cùng nhau đi quan sát cuộc sống của người dân ở xung quanh trường chúng ta .
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
 3.Trình bày kết quả quan sát
Hoạt động 3 : Xử lí kết quả “ Quan sát cuộc sống xung quanh trường ”(15')
 * Mục tiêu 
Hình thành kĩ năng so sánh,đối chiếu các kết quả quan sát của các thành viên trong nhóm, kĩ năng ra quyết định,giải quyết vấn đề
 Trình bày kết quả quan sát 
 * Cách tiến hành 
HS làm việc theo nhóm : 
Từng cá nhân báo cáo kết quả các em đã quan sát và ghi chép của mình với nhóm
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách nhóm sẽ trình bày kết quả quan sát của nhóm mình . 
Gợi ý :
Sử dụng giấy khổ to ( A0 ) để trình bày lại kết quả quan sát theo đúng mẫu phiếu trong SGK. Các em có thể sử dụng bút màu để trình bày và trang trí. Đồng thời thay nhau tập trình bày kết quả quan sát được . 
Vẽ hình ( hoặc dùng giấy màu cắt , dán ) trên giấy thể hiện các nhà ở, cửa hàng, chợ, các cơ quan, các cơ sở sản xuất , đường phố, xe cộ đi lại, ... kèm theo những nhận xét ngắn gọn và tập trình bày giới thiệu kết quả quan sát được. 
Đóng kịch / kịch câm ... thể hiện một số nét nổi bật của cuộc sống xung quanh trường mà các em quan sát được . 
 Hoạt động 4: Tổ chức triễn lãm:(10')
 * Mục tiêu 
Trình bày được kết quả quan sát dưới các hình thức khác nhau .
 * Cách tiến hành
HS ở các nhóm trưng bày “ triển lãm tranh ảnh và mẫu vật sưu tầm được về a phương hoặc biểu diễn kịch ngắn , tiểu phẩm .
 Các nhóm nhận xét , góp ý lẫn nhau .
 GV nhận xét , đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt. 
Lưu ý : Kết thúc tiết học , GV dặn HS giữ lại các sản phẩm để dùng trong bài ôn tập về chủ đề Cộng đồng địa phương. 
IV.ĐÁNH GIÁ:(7')
+ Đánh giá kiến thức và kĩ năng: GV có thể sử dụng các câu 1 , 2 , 3 của Bài 7 VBT để đánh giá HS . | 
Tự đánh giá : GV có thể dựa vào câu 4 của Bài 7 ( VBT ) để biết được HS tự đánh giá sau khi đi quan sát cuộc sống xung quanh trường của các em . 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 3 tháng 12 năm 2020
TIẾNG VIỆT
 Bài 61: ên êt
 (2 tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Nhận biết các vần ên, êt; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ên, êt.
Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ên, vần êt.
Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc về quê ăn Tết.
Viết đúng các vần ên, êt; các tiếng tên (lửa), tết (trên bảng con).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng lớp 1
Học liệu điện tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tiết 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:(5')
GV kiểm tra 2 HS đọc bài Phố Lò Rèn (bài 60). 1 HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc, em biết điều gì về nghề rèn?
GV nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: vần ên, vần êt.(2')
Hoạt động 1: Chia sẻ và khám phá(14')
Mở học liệu điện tử.
 (BT 1: Làm quen
1.1.Dạy vần ên
HS đọc từng chữ ê, n, vần ên. / Phân tích vần ên. / Đánh vần và đọc: ê - nờ - ên / ên.
HS nêu từ ngữ: tên lửa / tên. / Phân tích tiếng tên. / Đánh vần, đọc: tờ - ên - tên / tên. / Đánh vần, đọc trơn: ê - nờ - ên / tờ - ên - tên / tên lửa.
1.2.Dạy vần êt (như vần ên); Đánh vần, đọc trơn: ê - tờ - êt / tờ - êt - têt - sắc - tết / tết. * Củng cố: HS nói 2 vần mới học: ên, êt, 2 tiếng mới học: tên, tết.
HS cài bảng cài vần ên, êt
Hoạt động 2: Luyện tập mở rộng vốn từ .(14')
Mở học liệu điện tử.
 (BT 2: Tiếng nào có vần ên? Tiếng nào có vần êt?)
(Như những bài trước) Xác định YC. / Nói tên sự vật, hành động. / Tìm tiếng có vần ên, êt, nói kết quả. / Cả lớp đồng thanh: Tiếng nến có vần ên. Tiếng tết có vần êt;...
HS nói thêm 3-4 tiếng ngoài bài có vần ên (đến, hến, lên, nên, bên, trên...); có vần êt (mệt, bết, hết, hệt, nết, vết,...).
2. Tập viết (bảng con - BT 4)
GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu
Vần ên: viết ê trước, n sau. vần êt: ê viết trước, t (cao 3 li) viết sau.
tên: viết t rồi đến vần ên. / tết: viết t rồi đến vần êt, dấu sắc đặt trên ê. (Chú ý nối nét từ t sang ê, ê sang n/t)
HS viết: ên, êt (2 lần). Sau đó viết: tên (lửa), tết.
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc (33')
Học liệu điện tử
 (BT 3)
a.GV giới thiệu bài Về quê ăn Tết. cảnh gia đình Bi bên bàn thờ đêm 30 Tết.
b.GV đọc mẫu. Nói thêm: Ngày Tết là ngày đoàn tụ của các gia đình. Gia đình Bi ở thành phố, ngày Tết cả nhà về quê ăn Tết với bà. Bên bàn thờ, bà “chấm chấm khăn lên mắt”: bà rơi nước mắt vì vui khi con cháu trở về sum họp.
c.Luyện đọc từ ngữ: ăn Tết, về bến, phàn nàn, chậm như sên, làm lễ, bàn thờ, lầm rầm khấn, chấm chấm khăn, sum họp.
Luyện đọc câu
GV: Bài có mấy câu? (8 câu). / GV chỉ chậm từng câu cho HS đọc vỡ. Có thể đọc liền 2 câu: Mẹ phàn nàn: “Chậm như sên ”
Đọc tiếp nối từng câu. GV nhắc HS nghỉ hơi ở câu: Cả năm / bà đã chờ nhà Bivề sum họp / bên mâm cơm Tết.
Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 2 đoạn: mỗi đoạn 4 câu).
 Tìm hiểu bài đọc
GV nêu YC: Nói tiếp (theo nội dung bài đọc) để hoàn chỉnh câu.
Một vài HS nói tiếp câu. / Cả lớp nhắc lại: a) Nhà Bi về quê ăn Tết. b) Đêm 30, cả nhà Bi làm lễ bên bàn thờ.
Qua bài đọc, em biết điều gì? (Gia đình Bi rất yêu quý bà, về quê ăn Tết với bà cho bà vui. / Bà Bi rất cảm động vì con cháu trở về cùng bà đón năm mới. / Ngày Tết là ngày gia đình sum họp..)
C. Củng cố, dặn dò:(2')
 GV dặn HS về nhà xem trước bài 
--------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài 28. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:	
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 6.
Vận dụng đuợc kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ:	
Bộ đồ dùng lớp 1. Học liêu điện tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ: (3')
HS cả lớp làm bài vào bảng con 2 em làm ở bảng lớp
5 - 3 = 6 - 4 = 4 - 2 = 
GV nhận xét
B.Bài mới: GT bài
Khởi động: (5') 
HS chia sẻ các tình huống có phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 6 đã học.	
Hoạt động1. thực hành, luyện tập: (20')
GV mở HLĐT và hướng dẫn HS làm bài
Bài 1.
 HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (thể hiện trong các thẻ ghi phép tính)
GV chốt lại cách làm, có thể làm mẫu 1 phép tính. Gọi một vài cặp HS chia sẻ cách tính nhẩm cho cả lớp nghe.
HS cá nhân chia sẻ kết quả các bạn nhận xét
GV nhận xét
Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm: một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác tìm kết quả và ngược lại.
Bài 2.	
Cá nhân HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể tính nhẩm hoặc dùng Bảng trừ trong phạm vi 6 để tính).
HS đổi vở, đặt và trả lời các câu hỏi để kiểm tra kết quả các phép tính vừa thực hiện.
Lưu ý: Bài này yêu cầu tính nhẩm rồi nêu kết quả. GV nhắc HS lưu ý những trường hợp xuất hiện số 0 trong phép trừ. GV cũng có thể nêu ra một vài phép tính trừ để HS củng cố kĩ năng hoặc HS tự nêu phép trừ rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.
HS các nhóm chia sẻ kết quả các bạn nhận xét
GV nhận xét
Bài 3.
Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và lựa chọn số thích hợp vào mỗi ô dấu ? của từng phép tính tương ứng sao cho các phép tính trong mỗi ngôi nhà có kết quả bằng số ghi trên mái nhà. Từ đó, HS tìm kết quả cho các trường hợp còn lại trong bài.
GV chốt lại cách làm, gợi ý HS xem còn phép trừ nào cho kết quả bằng số ghi trên mái nhà nữa không.
HS cá nhân chia sẻ kết 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_tuan_12_nam_hoc_2020_2021.doc