Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu: HS biết:

- Tìm một số yếu tố chưa biết của hình đã học.

- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.

- HS làm bài 1, 3. Khuyến khích HS làm thêm bài 2.

*Em Tuệ làm bài 1

II/Đồ dùng:

- Bảng phụ.

III/Hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi

Bài 1:

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- Bài tập y/c gì?

- Hãy viết côngthức tính diện tích hình tam giác.

- Hãy xác định các yếu tố đã biết trong công thức.

- Nêu cách tính độ dài đáy khi biết S và chiều cao.

Đáp số : 5/2 m.

 

doc26 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 21 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M VĂN
Lập chương trình hoạt động
I/Mục tiêu:
- HS lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK (hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương).
 II/Đồ dùng: Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS nêu tác dụng của việc lập chương trình hoạt động.
- Nêu cấu tạo của chương trình hoạt động.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
- GV treo bảng phụ viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
- Cho HS đọc đề bài.
- HS nêu đề bài mình chọn để lập chương trình.
- Một số cặp đọc.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- HS thực hành làm bài.
- Một số HS đọc bài làm của mình.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 3 :Củng cố
- Khi lập chương trình hoạt động cần chú ý những điều gì ?
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Những HS lập CTHĐ chưa tốt về nhà làm lại
Thứ tư, ngày 30 tháng 1 năm 2019
TOÁN
 Luyện tập chung
I/Mục tiêu: HS biết:
- Tìm một số yếu tố chưa biết của hình đã học.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế. 
- HS làm bài 1, 3. Khuyến khích HS làm thêm bài 2.
*Em Tuệ làm bài 1
II/Đồ dùng: 
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập y/c gì?
- Hãy viết côngthức tính diện tích hình tam giác.
- Hãy xác định các yếu tố đã biết trong công thức.
- Nêu cách tính độ dài đáy khi biết S và chiều cao.
Đáp số : 5/2 m.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2:
- HS đọc y/c bài tập.
- GV gắn hình minh họa lên bảng.
- Bài tập hỏi gì?
- Diện tích khăn trải bàn là diện tích hình nào?
- So sánh diện tích hình thoi MNPQ và diện tích hình chữ nhật ABCD?
Bài 3: 
- HS phát biểu quy tắc tính chu vi hình tròn khi biết đường kính.
- HS làm bài vào vở, gọi đại diện nhóm lên bảng chữa bài.
Đáp số : 7,299 m
Hoạt động 3 :Củng cố
- HS nhắc lại công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình thoi.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Dặn HS biết cách vận dụng công thức tính trong một số tình huống thực tế.
___________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Công dân
I/Mục tiêu:
- Mở rộng hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm Công dân; các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi của công dân.
- Vận dụng vốn từ đã học, viết một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
*Em Tuệ làm bài tập em thích
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS làm lại bài tập ở tiết LTVC trước.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
- HS đọc y/c của bài tập, GV giao việc:
 + Đọc lại các từ đã cho.
 + Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ để tạo thành cụm từ có nghĩa.
- HS làm bài và trình bày kết quả.
Nhóm 1: Nghĩa vụ công dân, quyền công dân, ý thức công dân, bổn phận công dân, trách nhiệm công dân.
Nhóm 2: công dân gương mẫu, công dân danh dự.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài 2:
- Nối 1 với b; nối 2 với c; nối 3 với a.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Bài 3: Viết một đoạn văn 5 câu nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
- HS viết bài vào vở.
- Một số HS đọc bài viết của mình, GV cùng cả lớp nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 4:Củng cố
- Thi viết lại các từ về chủ đề đã học
- HS ghi nhớ những từ mới học để sử dụng trong học tập và giao tiếp hàng ngày
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS luyện thêm bài ở nhà chuẩn bị bài sau
- HS chuẩn bị bài sau: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
CHÍNH TẢ
 Nghe-viết: Trí dũng song toàn
I/Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng chính tả một đoạn trong bài Trí dũng song toàn.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r/ d/ gi.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- GV đọc cho HS viết những từ ngữ có chứa phụ âm đầu r/d/gi.
- GV nhận xét, cho điểm.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/ Hướng dẫn chính tả
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV đọc bài chính tả.
- Đoạn văn kể về điều gì?
- Cho HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV đọc bài cho HS viết vào vở. Sau đó đọc lại cho HS khảo lỗi.
- GV chấm một số bài, nhận xét chung.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2: 
- GV cho HS làm BT 2a.
- HS đọc yêu cầu của BT và làm vào VBT.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận .
Lời giải:
+ Giữ lại để dành về sau : dành dụm , để dành
+ Biết rõ, thành thạo : rành, rành rẽ
+ Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao: cái giành
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: 
 - GV nêu yêu cầu của BT.
- HS làm bài vào vở BT.
- HS nêu bài thơ hoặc tính khôi hài của mẫu chuyện.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS thi viết chữ có phụ âm đầu d/r/gi
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài thơ : Dáng hình ngọn gió.
TẬP LÀM VĂN 
Trả bài văn tả người
I/Mục tiêu.
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi, viết lại được bài văn hay hơn.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS lần lượt đọc lại CTHĐ đã làm ở tiết trước.
- HS nhận xét - GV kết luận
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV cho HS nhắc lại 3 đề bài của tiết kiểm tra trước.
- GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp.
+Ưu điểm:
 - Xác định đúng đề bài.
 - Có bố cục đầy đủ, hợp lí.
- Biết tả hình dáng và hoạt độngc ủa người mình tả, nhiều bài văn tự nhiên, chữ đẹp như Thảo Hoà, Cẩm Trang, Hoàng.. Một số bạn tiến bộ như Tài, Trung, Gia Bảo, Hải Hà
+Tồn tại:
- Một số bài bố cục chưa chặt chẽ.
- Dùng từ chưa chính xác, câu văn nghèo hình ảnh.
- Một số bài chữ viết chưa cẩn thận như Danh, Luyến, Bảo An.
- Một sô tả con fmang tính chất kể lể, chưa biết dùng biện pháp so sánh, gợi hình ảnh
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV trả bài cho HS.
- Cho HS chữa lỗi.
- GV nhận xét và chữa lỗi trên bảng.
- Cho HS đổi vở cho nhau để sữa lỗi.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay.
- GV đọc bài văn hay của các em: Thảo Hoà, Cẩm Trang, Gia bBảo.
- HS tự viết lại 1 đoạn văn trong bài của mình cho hay hơn.
- Gọi 1 số em đọc lại đoạn văn.
C/Củng cố, dặn dò:
- 2 HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả người
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt.
- Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại bài.
_________________________
Thứ năm, ngày 28 tháng 1 năm 2019
TOÁN
Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương
I/Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình HCN và hình lập phương.
- Biết các đặc điểm về yếu tố của HHCN và HLP.
II/Đồ dùng:
- Một số HHCN và HLP có kích thước khác nhau.
- Vật thật có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS làm bài 1, 3. Khuyến khích HS làm thêm bài 2.
*Em Tuệ hoàn thành một bài tập vừa sức
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- GV kiểm tra VBT của học sinh
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài học
Hoạt động 1: Hình thành một số đặc điểm của HHCN
- GV giới thiệu mọt số vật thật có dạng HHCN: bao diêm, viên gạch.
- Giới thiệu mô hình HHCN.
 + HHCN có mấy mặt?
 + Các mặt đều là những hình gì?
 + Hãy so sánh các mặt đối diện?
 + Hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh ?đó là những đỉnh nào?
 + Hình hộp chữ nhật có mấy cạnh đó là những cạnh nào?
- GV kết luận
- HS tự nêu tên các đồ vật có dạng HHCN.
Hoạt động 2: Hình thành một số đặc điểm của hình lập phương:
- GV đưa ra mô hình HLP
+ Hình lập phương gồm có mấy mặt? Bao nhiêu đỉnh và bao nhiêu cạnh?
- Các nhóm quan sát HLP, đo kiểm tra chiều dài các cạnh.
- HS trình bày kết quả đo.
 + Vậy ta rút ra kết luận gì về độ dài các cạnh của HLP?
 + Hãy nêu nhận xét về 6 mặt của HLP?
 + Nêu đặc điểm của hình lập phương?
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: GV yêu cầu đại diện một số cặp nêu kết quả, các cặp khác nhận xét. - - GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2: HS nhận xét đúng các đặc điểm, tính đúng diện tích các mặt MNPQ, ABNM, BCPN của hình hộp chữ nhật.
Bài 3: Củng cố về biểu tượng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Hoạt động 4:Củng cố
- Y/C 2 hs Phân biệt HHCN và HLP.
C/Hướng dẫn học ở nhà
-Về nhà ghi nhớ các đặc điểm của HHCN và HLP.
__________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I/Mục tiêu.
- Hiểu được thế nào là câu ghép thể hiện nguyên nhân - kết quả.
- Biết điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu để tạo câu ghép có quan hệ nguyên nhân- kết quả.
* Không dạy phần nhận xét
II/Hoạt động dạy học:
1/Bài cũ:
- Nêu đặc điểm về câu ghép
2/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
a. Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo cho nên tôi phải đâm bèo thái khoai.
 (vế 1 chỉ nguyên nhân; vế 2 chỉ kết quả)
b. Vì nhà quá nghèo,chú phải bỏ học.(vế 1 chỉ nguyên nhân;vế 2 chỉ kết quả)
c. Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được (vế 1-KQ;vế 2-NN)
d. Vàng cũng quý vì nó đắt và hiếm (vế 1: KQ;vế 2-NN)
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài 2: HS thảo luận nhóm 4 làm và nêu kết quả.
Bài 3: Chọn từ tại và nhờ để điền vào chỗ trống.
C/Củng cố, dặn dò:
- Nêu các cách nối các vế trong câu ghép?
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập.
______________________________
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I/Mục tiêu:
- HS kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử - văn hóa; ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ; việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS lần lượt kể câu chuyện đã được nghe, được đọc nói về những tấm gương sống, làm việc theo hiến pháp pháp luật.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/Các hoạt động
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Một HS đọc cả 3 đề bài, các em khác lắng nghe.
- Ba HS đọc gợi ý trong SGK.
- Một số HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể, câu chuyện đó em được chứng kiến hay tham gia.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- HS kể chuyện trong nhóm:
 + HS kể theo nhóm 4.
 + Kể sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
 + Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, khen những em kể hay.
- GV nhận xét giờ học
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Xem nội dung tranh minh họa tuần 22.
TOÁN
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
của hình hộp chữ nhật
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về S xq và S tp của HHCN.
- Biết tính Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật.
II/Đồ dùng: 
- Một số hình hộp chữ nhật có thể triển khai được.
- Bộ đồ dùng dạy Toán.
- HS làm bài 1,2. Khuyến khích HS làm thêm bài 3.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Hình hộp chữ nhật gồm mấy mặt? Là những mặt nào? Các mặt có đặc điểm gì?
- Hình hộp chữ nhật có những kích thước nào?
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/ Tìm hiểu nội dung bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
+ Hình thành công thức tính S xung quanh, S toàn phần HHCN.
a. Diện tích xung quanh.
- Cho HS quan sát mô hình trực quan về HHCN, y/c HS chỉ ra các mặt xung quanh
-Tổng diện tích 4 mặt bên của HHCN gọi là diện tích xung quanh của HHCN.
- GV nêu bài toán và gắn hình minh họa lên bảng(ví dụ SGK trang 109)
- GV tô màu phần diện tích xung quanh của hình hộp.
- HS thảo luận nhóm tính diện tích xung quanh của hình hộp.
- HS nêu cách tính:
b. Diện tích toàn phần.
GV giới thiệu: Diện tích tất cả các mặt gọi là diện tích toàn phần.
- Em hiểu thế nào là diện tích toàn phần của HHCN?
- Muốn tính diện tích toàn phần của HHCN ta làm thế nào?
- HS tính vào vở nháp, nêu kết quả.
- HS nhắc lại cách tính.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1:
- HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 2:
 HS vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần để giải toán.
Đáp số : 204 dm2
C/Củng cố, dặn dò:
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính S xung quanh, S toàn phần HHCN.
- Hoàn thành các bài tập trong VBT.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I /Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 22
- Phổ biến kế hoạch tuần 23
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Ổn định nề nếp
Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 1: Làm việc theo tổ
- Các tổ bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần 22
- Tự đánh giá hoạt động của tổ, bình bầu xếp loại thi đua cá nhân trong tổ
Hoạt động 2: Sơ kết tuần 22
Làm việc cả lớp
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần.
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
- Thực hiện tốt nội quy lớp học
- Hoàn thành các thủ tục về bảo hiểm
- HS đi học chuyên cần, đúng giờ; trong tuần không có HS vắng học. 
- Học sinh cố gắng nhiều trong học tập, đi học chuyên cần
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh tốt;
- Hăng say giải bài trên báo; sử dụng tốt tivi trong giờ học; 
- Sắp xếp bàn ghế ngăn nắp
- Giúp đỡ bạn trong học tập
- Tinh thần vượt khó tốt như Nguyên, Giang, Đường
 + Tồn tại: Tình tạng quên tắt đèn lại diễn ra; nhiều em vận dụng vào tính diện tích thực tế một số hình còn yếu do chưa nắm vững kiến thức một số bạn còn ăn quà vặt trong lớp, chữ chưa cẩn thận, bbangr cửu chương chưa thuộc như Linh, Đạt, Hải Yến.
Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 23
Làm việc cả lớp
- Thực hiện tốt nề nếp dạy và học.
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân mùa đông và vệ sinh môi trường.
- Chăm chỉ học tập chuyên cần, cần thường xuyên ôn lại bài cũ và học trước bài mới
- Giữ gìn tài sản và của công
- Luôn luôn giữ gìn vệ sinh sân trường, vườn trường
- Nắm chắc kiến thức và chịu khó làm bài tập ở nhà
- Thường xuyên có ý thức tự học
- Nghỉ tết an toàn
- Cố gắng vượt qua khó khăn vì thời tiết khắc nghiệt để đi học chuyên cần và làm bài học bài đầy đủ
- Nắm vững kiến thức tất cả các môn họ
Thứ sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2019
HỌP HỘI ĐỒNG THÁNG 2/ GẶP MẶT CBGV CUỐI NĂM
TUẦN 22
Thứ hai, ngày 5 tháng 2 năm 2018
TẬP ĐỌC
Lập làng giữ biển
I/Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng sôi nổi, phân biệt lời kể các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
II/Đồ dùng:
- Tranh minh họa trong SGK.
- Tranh ảnh về những làng ven biển.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Hai HS đọc bài Tiếng rao đêm.
- Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
B/Bài mới
1/ Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh sgk, GV giới thiệu bài đọc
2/Luyện đọc, tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- HS đọc toàn bài 1 lượt.
- HS đọc nối tiếp đoạn:
 Đoạn 1:Từ đầu...."tỏa ra hơi nước" 
 Đoạn 2: Tiếp đó...."thì để cho ai"?
 Đoạn 3: Tiếp theo..".nhường nào" 
 Đoạn 4: Phần còn lại.
- Luyện đọc từ ngữ khó: giữ biển, tỏa ra, võng, Mõm Cá Sấu.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- Bài văn có những nhân vật nào?
- Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
 - Bố Nhụ nói: "Con sẽ họp làng”chứng tỏ ông là người thế nào? 
- Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? 
- Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ? 
- Chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng ông đồng ý với con trai lập làng giữ biển?
- Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
- Em hãy rút ra nội dung chính của bài văn.
TUẦN 22
Thứ hai, ngày 28 tháng 1 năm 2019
KHOA HỌC
 Năng lượng mặt trời.
I/Mục tiêu:
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng Mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện
II/Đồ dùng: 
- Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời
III/Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
+ HS trao đổi trong bàn nói về hình 1 sgk
- Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào?
- Nêu vai trò của năng lượng mặt trời trong cuộc sống?
- Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu?
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận các nội dung:
 +Kể tên một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày(chiếu sáng, phơi khô các vật, lương thực, thực phẩm, làm muối...)
 +Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời .
 +Kể một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
+Trò chơi củng cố về vai trò của năng lượng mặt trời.
- GV vẽ hình mặt trời lên bảng.
- Cử hai nhóm HS tham gia (mỗi nhóm 5 HS).
- Mỗi HS chỉ được ghi một vai trò ứng dụng (không được ghi trùng nhau)
- Đến lượt nhóm nào không ghi tiếp được thì coi như thua cuộc.
- GV cho cả lớp bổ sung thêm.
 chiếu sáng sưởi ấm 
 .....
Hoạt động4: Củng cố
- Nêu những tác dụng của năng lượng mặt trời? Ở nhà các em thường sử dụng năng lượng mặt trời để làm gì?
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS chuẩn bị bài sau sử dụng năng lượng chất đốt
ĐẠO ĐỨC
Uỷ ban nhân dân xã phường em
I/Mục tiêu:
Học xong bài này, HS :
 - Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trong UBND xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
*GT: Không yêu cầu HS làm bài tập 4 (trang 33).
II/Tài liệu và phương tiện 
- ảnh phóng to trong bài
III/ Các hoạt động dạy học
A/Bài cũ:
Vì sao cúng ta cần phải biết yêu quê hương?
Chúng ta cần làm những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyện Đến Uỷ ban nhân dân xã phường
Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND 
- Gọi 2 HS đọc truyện trong SGK
- HS thảo luận
+ Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
+ UBND xã làm các công việc gì?
+ UBND xã có vai trò quan trọng nên mỗi người dân đều phải có thái độ như thế nào đối với UBND?
GVKL: UBND xã giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân địa phương .Vì vậy mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ UB hoàn thành công việc
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK
Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND xã, phường
+ cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ 
- HS thảo luận nhóm
- Gọi đại diện nhóm trình bày
KL: UBND xã phường làm các việc b, d, đ, e, h, i 
Hoạt động 3: làm bài tập 3 trong SGK
Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã, phường
+ Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- HS làm việc cá nhân
- GV gọi hS trình bày ý kiến
KL: (b) , ( c) là hành vi việc làm đúng
 ( a ) Là hành vi không nên làm.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Tìm hiểu về UBND xã em tại nơi em ở, các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã đã làm.
________________________________
KĨ THUẬT
Vệ sinh phòng bệnh cho gà
I/Mục tiêu.
HS cần phải:
- Nêu được mục đích , tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II/Đồ dùng dạy học.
- Một số tranh ảnh minh hoạ.
III/Hoạt động dạy học.
A/Bài cũ:
-Chúng ta cần chắmocs gà như thế nào? Ỏ nhà em thường giúp mẹ những việc gì để chăm sóc đàn gà của gia đìn?
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
-GV nêu mục tiêu bài học
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Hướng dẫn HS đọc mục 1 và đặt câu hỏi để HS kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
+Thế nào là vệ sinh phòng bệnh cho gà và tại sao phải phòng bệnh cho gà?
- Gọi một số HS trả lời câu hỏi trên theo cách hểu của các em.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
HS nhắc lại những công việc vệ sinh phòng bệnh.
- Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống.
- Vệ sinh chuồng nuôi.
- Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà.
+Kể những việc cần làm để vệ sinh phòng bệnh cho gà?
- Nhận xét giờ học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Hướng dẫn HS ôn lại các bài trong chương 2 và đọc trước bài 24 để ôn tập kiểm tra chương 2.
Thứ ba, ngày 29 tháng 2 năm 2019
KHOA HỌC
 Sử dụng năng lượng chất đốt.
I/Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số loại chất đốt.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng c

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_21_nam_hoc_2018_2019.doc