Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thu Hằng

I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng:

1. Kiến thức:

- Biết đọc, viết hỗn số; biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.

2. Kĩ năng:

- Nắm vững cách đọc, viết các hỗn số, áp dụng làm các bài tập.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bài giảng điện tử

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc34 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thu Hằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó là những phần nào?
- Viết và đọc các hỗn số sau: 
phần nguyên
phần ps
3
7
- Nhận xét và đánh giá.
- HS trả lời
- HS làm bài
- HS chú ý lắng nghe
30’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- HD cách chuyển một hỗn số thành một phân số.
- GV nêu VD 
- Gợi ý để HS tự nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
- GV củng cố:
+ Tử số mới bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số. 
2. Thực hành
Bài 1. Chuyển hỗn số thành phân số.
*Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số.
Bài 2. Chuyển thành phân số rồi thực hiện phép tính.
- GV giải thích mẫu.
- GV lưu ý có thể chuyển tách riêng phần nguyên và phần phân số giúp tính nhanh hơn.
Bài 3. Chuyển thành phân số rồi tính.
- Yêu cầu học sinh thực hiện chuyển về phân số rồi mới được tính.
- GV chốt lại cách làm.
- GV chấm một số bài làm của học sinh .
- HS dựa vào hình vẽ để nhận ra hỗn số và phần phân số.
- HS có thể tự nêu cách làm.
- HS tự nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
- 4 HS nhắc lại cách chuyển.
- HS làm theo nhóm đôi (miệng).
- HS tự làm miệng.
- Lớp theo dõi và chữa.
- 1 HS làm mẫu.
- HS tự làm bài tập ® chữa.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Nêu cách làm bài -> HS làm bài
5’
C. Củng cố - dặn dò
- Hỏi lại HS cách chuyển một hỗn số thành một phân số.
- GV nhận xét tiết học
- HS trả lời
- HS chú ý lắng nghe
Trường : Tiểu học Alfred Nobel 
Thứ ngày tháng năm 2018
GV : Nguyễn Thị Thu Hằng 
Môn: Lịch sử Lớp : 5A2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Tuần: 2 Tiết: 2
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và tổng hợp thông tin.
3. Thái độ:
- Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài giảng điện tử
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung, kiến thức cơ bản
Phương pháp, hoạt động tổ chức tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A. Bài cũ
(?) Vì sao Trương Định được tôn làm : “Bình Tây Đại nguyên soái"?
(?) Trương Định đã làm gì trước mong mỏi của nghĩa quân và dân chúng?
- GV nhận xét và đánh giá.
- 2 HS trả lời
30’
B. Bài mới
 Giới thiệu bài 
Hoạt động 1. Giới thiệu về Nguyễn Trường Tộ
- GV treo tranh ảnh của Nguyễn Trường Tộ.
H: Trước mối hoạ xâm lăng, một số nhà nho yêu nước đó làm gì?
H: Thế nào là “Canh tân”?
- GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết về Nguyễn Trường Tộ
- GV chốt lại và ghi bảng:
+ Quê nhà ở Nghệ An.
+ Là người thông minh.
+ 1860, ông sang Pháp.
+ Trình lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần.
H: Em hiểu như thế nào là “bản điều trần”?
H: Qua những đề nghị canh tân đất nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì?
Hoạt động 2. Những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ:
- Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?
* GV theo dõi và nhận xét chung. ( Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước. Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế. Mở trường dạy cáhc đóng tàu, đúc súng... ).
Hoạt động 3. Thái độ của triều đình nhà Nguyễn
- Những đề nghị đó của Nguyễn Trường Tộ có được triều đình thực hiện không? Vì sao?
- Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.
* GV nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 4. Ý nghĩa
- Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?
* GV theo dõi nhận xét và bổ sung.
- Canh tân đất nước.
- Từ bỏ những cách làm cũ, lạc hậu, thực hiện cách làm mới.
- HS phát biểu
- HS ghi vở
- Bản điều trần: bản ý kiến để trỡnh lờn vua.
- Hiến mưu, hiến sức để giữ nước, làm cho ĐN ta giàu mạnh.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp theo dõi và bổ sung.
- HS làm việc cá nhân. 
- HS đưa ra ý kiến của mình
- Lớp theo dõi và bổ sung
- HS làm việc nhóm 2 " đưa ra ý kiến của mình.
- Cả lớp bổ sung ý kiến của mình.
5’
C. Củng cố - dặn dò
- Qua bài học em thấy nhân dân đánh giá về Nguyễn Trường Tộ là người như thế nào? Triều đình nhà Nguyễn lúc đó ra sao?
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- HS xác định và trả lời.
- HS chú ý lắng nghe
Trường : Tiểu học Alfred Nobel 
Thứ ngày tháng năm 2018
GV : Nguyễn Thị Thu Hằng 
Môn: Chính tả Lớp : 5A2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Tuần: 2 Tiết: 2
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung bài: Giới thiệu về Lương Ngọc Quyến 
- Nắm được mô hình cấu tạo vần.
2. Kĩ năng:
- Nghe viết đúng bài chính tả: Lương Ngọc Quyến 
- Viết đúng tốc độ yêu cầu, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi 
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ 
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung, kiến thức cơ bản
Phương pháp, hoạt động tổ chức tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A. Bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng viết các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ng/ngh, c/k, gh/g, nêu qui tắc viết ng/ngh,g/gh, c/k
- GV nhận xét bài viết tuần trước .
- HS lên bảng viết.
30’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung của bài, ghi bài
2. Hướng dẫn nghe viết:
* Tìm hiểu nội dung bài viết:
- GV gọi HS đọc bài.
+ Lương Ngọc Quyến xuất thân trong gia đình như thế nào?
+ Tìm chi tiết cho thấy tấm lòng yêu nước của ông?
* Hướng dẫn trình bày:
- Em có nhận xét gì về cách viết ngày tháng trong bài?
- Tìm tên riêng có trong bài?
- GV cho HS tự viết từ khó vào nháp
- GV nhận xét bài viết của các em 
* Viết chính tả:
- Giáo viên yêu cầu HS gấp SGK 
- Giáo viên quan sát nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- Giáo viên đọc bài yêu cầu các em đổi vở soát lỗi cho bạn, yêu cầu các em tổng kết lỗi ra lề vở
- Giáo viên thu vở chấm 7-10 bài
- Giáo viên nhận xét bài viết
3. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Lưu ý HS chỉ viết phần vần 
Bài 3.
- Yêu cầu HS quan sát GV làm mẫu
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
- GV nhận xét bài, chốt kết quả
 + Em có nhận xét gì về cấu tạo vần?
+ Trong mô hình cấu tạo đó em thấy phần nào kg thể thiếu trong phần vần?
- HS chú ý lắng nghe
- HS đọc bài
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS viết bài vào vở
- Đổi vở soát lỗi, tổng kết lỗi
- Làm bài vào vở
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV gọi HS chữa bài
Chữa bài
5’
C. Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại mô hình cấu tạo vần, lấy ví dụ minh hoạ
- GV nhận xét tiết học
- HS trả lời
- HS chú ý lắng nghe
Trường : Tiểu học Alfred Nobel 
Thứ ngày tháng năm 2018
GV : Nguyễn Thị Thu Hằng 
Môn: Tập đọc Lớp : 5A2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Tuần: 2 Tiết: 4
SẮC MÀU EM YÊU
I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
2. Kĩ năng:
Đọc trôi chảy, lưu loát, biết đọc diễn cảm bài bài thơ với giọng nhẹ nhàng tha 
thiết.
3. Thái độ:
- HS yêu thích, tích cực tham gia môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo án điện tử
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung, kiến thức cơ bản
Phương pháp, hoạt động tổ chức tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A. Bài cũ
- Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
- Qua bài Nghìn năm văn hiến em nhận thấy điều gì?
- 2-3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
30’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : Sắc màu em yêu
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: GV tổ chức cho HS đọc "sửa lỗi cho HS. GV kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó, giọng đọc. (HS đọc mỗi em một khổ thơ).
+ Hướng dẫn HS đọc phần chú giải " giảng từ.
+ Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp, cá nhân.
+ GV đọc mẫu.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- HS luyện đọc nối tiếp nhau từng đoạn
- HS đọc thầm phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp, 1HS đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
Câu 1. Đọc thầm, đọc lướt và trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào? (đỏ, xanh, tráng, vàng, đen, tím, nâu).
Câu 2. Mỗi sắc màu gắn với những hình ảnh nào? 
 VD: màu đỏ: màu máu, màu khăn quàng, màu cờ. Vì sao bạn nhỏ lại yêu tất cả các sắc màu đó?
Câu 3. Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với đất nước " nội dung của bài.
* GV nhận xét và bổ sung: 
- HS đọc thầm và trả lời " lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung.
- Tổ trưởng điều khiển tổ trả lời " các tổ khác nhận xét và bổ sung.
- HS thảo luận nhóm 2 " thống nhất "các nhóm nhận xét và bổ sung.
- HS nhắc lại nội dung chính của bài.
c. HD học sinh đọc diễn cảm: 
- Bốn HS đọc diễn cảm nối tiếp - GV đọc diễn cảm mẫu.
- HD HS luyện đọc diễn cảm " sửa lỗi cho học sinh.
* Nội dung chính của bài là gì?
- GV ghi nội dung lên bảng " HS ghi vào vở.
Luyện đọc thuộc lòng: Đọc những khổ thơ ưa thích.
* Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc diễn cảm, đọc theo cặp.
- HS nêu và ghi nội dung chính của bài vào vở.
- HS giải thích tại sao thích thuộc khổ thơ đó.
5’
C. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Lòng dân.
- HS chú ý lắng nghe
Trường : Tiểu học Alfred Nobel 
Thứ ngày tháng năm 2018
GV : Nguyễn Thị Thu Hằng 
Môn: Tập đọc Lớp : 5A2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Tuần: 2 Tiết: 3
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là những bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
3. Thái độ: 
- HS yêu thích, tích cực tham gia môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài giảng điện tử
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung, kiến thức cơ bản
Phương pháp, hoạt động tổ chức tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A. Bài cũ
- Gọi HS đọc bài: Quang cảnh ngày mùa và TLCH 3,4 của bài.
- GV nhận xét 
- HS đọc và TLCH
- HS chú ý lắng nghe
30’
B. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung của tranh trong SGK và nêu nội dung của bài. 
b. Luyện đọc:
- GV gọi 1 HS đọc mẫu toàn bài : GV chia đoạn gọi 3 HS nối tiếp đọc bài. 
+ Lần 1: GV kết hợp sửa phát âm cho HS .
+ Lần 2: GV cho HS kết hợp giải nghĩa các từ khó trong bài (giao lưu câu hỏi) GV ghi từ giải nghĩa lên bảng. GV yêu cầu đặt câu với từ “văn hiến”
+ Lần 3: GV cho HS đọc kết hợp ngắt câu.
Đoạn chia như SGK
GV cho các em đọc bài theo nhóm
c. Tìm hiểu bài:
- GV cho các em đọc thầm trả lời câu hỏi của bài
- GV yêu cầu các em đọc lướt đoạn 1 TLCH:
- Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên về điều gì?
- GV yêu cầu các em đọc thầm bảng thống kê trao đổi với bạn ngồi cạnh câu hỏi 2 của bài.
- GV gọi các em nối tiếp nêu câu trả lời
* Vì sao triều Hồ tổ chức ít khoa thi nhất?
d. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV cho HS nối tiếp đọc bài nêu giọng đọc chung của bài 
- GV hướng dẫn các em luyện đọc đoạn 3 của bài
- Cho các em thi đọc trước lớp
- GV và HS nhận xét bạn đọc bài
- GV gọi 1 em đọc cả bài
- HS lắng nghe, ghi bài
- HS lắng nghe, đọc thầm
- Nối tiếp đọc và sửa phát âm nếu có (muỗm, nền, văn hiến)
- HS đọc và trả lời 
- Nối tiếp đọc bài, nêu giọng đọc (thể hiện tình cảm trân trọng tự hào, đọc rõ ràng mạch lạc)
5’
C. Củng cố - dặn dò
(?) Bài văn giúp em hiểu được điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?
(?) Em sẽ làm gì để xứng đáng với truyền thống văn hoá đó?
- GV nhận xét tiết học => Về tiếp tục luyện đọc bài, chuẩn bị bài đọc sau.
- HS nêu, ghi nội dung vào vở
- HS chú ý lắng nghe
Trường : Tiểu học Alfred Nobel 
Thứ ngày tháng năm 2018
GV : Nguyễn Thị Thu Hằng 
Môn: Khoa học Lớp : 5A2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Tuần: 2 Tiết: 4
CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết cơ thể mỗi con người được hình thành sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh yêu thích, tìm tòi khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài giảng điện tử
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung, kiến thức cơ bản
Phương pháp, hoạt động tổ chức tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A. Bài cũ
- Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người? (cơ quan tiêu hoá, cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan sinh dục).
- GV nhận xét đánh giá chung.
- HS trả lời.
30’
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Giảng giải:
- GV tổ chức cho HS trả lời: 
+ Cơ quan sinh dục nam có khă năng gì? ( Tạo ra trứng, tạo ra tinh trùng).
+ Cơ quan sinh dục nữ có khả năng tạo ra gì?(Tạo ra trứng, tạo ra tinh trùng?)
* KL: GV giảng một số từ: Sự thụ tinh; hợp tử; bào thai.
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK:
Sự thụ tinh và phát triển của thai nhi:
a. Hướng dẫn học sinh quan sát hình 10 (1,a;1b;1c) đọc phần chú thích và trình bày theo yêu cầu.
- Giáo viên theo dõi và giúp đỡ thắc mắc của các nhóm.
- Giáo viên theo dõi và nhận xét đánh giá chung.
b. Quá trình phát triển của thai nhi:
+ Tổ chức cho HS quan sát hình 2,3,4,5 để tìm ra thai nào được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
* GV nhận xét và kết luận chung:
- HS xác định và trả lời.
- HS theo dõi tranh " thảo luận nhóm 2. Trình bày về quá trình thụ tinh.
- HS các nhóm trình bày trước lớp " lớp trao đổi và nhận xét bổ sung.
- HS quan sát tranh trong SGK, tìm hiểu nội dung.
- HS xác đinh và trả lời.
- 2 HS đọc phần bạn cần biết trong SGK.
5’
C. Củng cố - dặn dò
- Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
- Bào thai được nuôi dưỡng và phát triển ở đâu?
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Cần làm gì để mẹ và em bé đều khoẻ?
- HS xác định và trả lời.
- HS chú ý lắng nghe
Trường : Tiểu học Alfred Nobel 
Thứ ngày tháng năm 2018
GV : Nguyễn Thị Thu Hằng 
Môn: Khoa học Lớp : 5A2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Tuần: 2 Tiết: 3
NAM HAY NỮ? (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- HS biết phân biệt các đặc điểm sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
2. Kĩ năng:
- HS nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
3. Thái độ:
- HS có ý thức tôn trọng bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam hay nữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài giảng điện tử
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung, kiến thức cơ bản
Phương pháp, hoạt động tổ chức tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A. Bài cũ
- Đặc điểm nào sau đây không phải của nam giới? Dịu dàng, kiên nhẫn, chăm sóc con, mang thai.
- Về mặt sinh học Nam giới khác nữ giới như thế nào?
- GV theo dõi và nhận xét chung.
- Kiểm tra 2 HS.
30’
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Quan niệm xã hội về nam và nữ:
- GV cho HS nêu câu hỏi HS xác định và trả lời: Em có đồng ý với các ý kiến sau không? vì sao?
- Công việc nội trợ là của phụ nữ.
- Đàn ông là người kiếm tiền để nuôi gia đình.
- Con gái nên học nữ công, con trai nên học kỹ thuật.
- Đánh giặc là của đàn ông?
- GV theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
KL: Không nên có phân biệt đối xử giữa nam và nữ.
* Trong gia đình, những yêu cầu hay xư xử của cha mẹ với con trai và con giá có khác nhau không? Như vậy có hợp lý không?
(Con trai được đi học, con gái không được đi học)
* Trong lớp ta có sự phân biệt nam và nữ không?
* Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ.
( KL: Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi học sinh đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ, hành động của mình, từ gia đình, trong lớp học ).
- HS làm việc cá nhân.
" Trình bày ý kiến của mình. 
- Cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS làm việc cá nhân.
+ HS tự ghi tóm tắt nội dung vào vở.
5’
C. Củng cố - dặn dò
- Tại sao không nên phân biết đối xử giữa nam và nữ?
- Tổ chức cho HS đóng tiểu phẩm về tránh phân biệt đối xử giữa nam và nữ.
- Nhận xét giờ học.
- HS xác định và trả lời.
- Nhóm HS đóng tiểu phẩm.
- HS chú ý lắng nghe
Trường : Tiểu học Alfred Nobel 
Thứ ngày tháng năm 2018
GV : Nguyễn Thị Thu Hằng 
Môn: Địa lí Lớp : 5A2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Tuần: 2 Tiết: 2
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của VN, ¾ diện tích là đồi núi và ¼ diện tích đồng bằng. Nêu tên một số khoáng sản chính của VN: than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
2. Kĩ năng:
- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đò): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung. Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam ...
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, ham tìm hiểu về thiên nhiên, đất nước về địa lí Việt Nam
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài giảng điện tử	
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung, kiến thức cơ bản
Phương pháp, hoạt động tổ chức tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A. Bài cũ
- Phần đất liển của nước ta giáp với nước nào?
- Diện tích nước ta khoảng bao nhiêu km2?
- GV nhận xét và đánh giá chung.
- Kiểm tra 2 học sinh.
30’
B. Bài mới
1. Hoạt động 1. Địa hình
- GV nêu yêu cầu của hoạt động 1.
+ Chỉ vị chí đồi núi và đồng bằng trên lược đồ.
+ Kể tên và chỉ được dãy núi chính ở nước ta. Dãy núi nào có hướng Tây Bắc - Đông Nam; dãy núi nào có hình cánh cung?
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ đồng bằng lớn ở nước ta.
* GV theo dõi nhận xét và sửa cho Hs nếu có.
KL: 3/4 diện tích nước ta là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ.
2. Hoạt động 2. Khoáng sản
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4.
- GV nêu yêu cầu hoạt động nhóm.
- GV theo dõi và giúp đỡ thắc mắc của các nhóm.
* GV theo dõi và nhận xét đánh giá chung.
Nhóm làm việc theo biểu:
Tên khoáng sản
Kí hiệu
Nơi phân bố chính
Công dụng
Than
Sắt
Apatit
Bô xit
Dẩu mỏ
- HS làm việc cá nhân.
- Trao đổi với bạn " thống nhất các đặc điểm. 
- HS nêu ý kiến của mình và xác định trên lược đồ.
- HS theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS đọc thông tin và tranh trong SGK. " thảo luận nhóm theo hệ thống câu hỏi.
- Thư ký của nhóm ghi lại ý kiến thống nhất của nhóm mình.
- HS các nhóm trình bày trước lớp " lớp trao đổi và nhận xét bổ sung.
5’
C. Củng cố - dặn dò
+Chỉ trênbản đồ dãy Hoàng Liên Sơn.
+Chỉ trên bản đồ đồng bằng Bắc bộ.
+Chỉ trên bản đồ nơi có than đá...
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Khí hậu
- HS xác định và trả lời.
- HS chú ý lắng nghe
Trường : Tiểu học Alfred Nobel 
Thứ ngày tháng năm 2018
GV : Nguyễn Thị Thu Hằng 
Môn: LTVC Lớp : 5A2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Tuần: 2 Tiết: 3 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC
I. Mục tiêu: Sau tiết học, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 
- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc.
2. Kĩ năng: 
- Tìm được các từ có liên quan đặt câu được với các từ nói về Tổ quốc , quê hương.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS yêu quý Tiếng Việt, sự phong phú của Tiếng Việt
II. Đồ dùng dạy học:
- Bài giảng điện tử.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung, kiến thức cơ bản
Phương pháp, hoạt động tổ chức tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A. Bài cũ
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ như thế nào được gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
- Chữa bài tập 3.
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Kiểm tra 2 HS.
- HS chú ý lắng nghe
30’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
a. Bài tập 1:
- Y/C HS đọc yêu cầu bài 1 :
- Cho HS đọc lướt bài Thư gửi các học sinh và bài Việt Nam thân yêu " tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- Vì sao em biết chúng là từ đồng nghĩa? 
* Củng cố từ đồng nghĩa.
b. Bài tập 2: 
- HD HS làm BT2.
+ GV theo dõi và nhận xét thống nhất từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. 
c. Bài tập 3: GV giải thích nghĩa của tiếng quốc trong từ tổ quốc " nêu yêu cầu của bài 3.
VD: quốc huy, quốc ca....
- GV theo dõi và thống nhất. quốc kỳ, quốc hiệu , quốc hội...
- Y/c HS giải thích nghĩa của một trong số các từ vừa tìm được.
d. Bài tập 4: 
- Đặt câu với mối từ tìm được:
- Tổ c

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_2_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.doc