Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 12 - Năm học 2013-2014

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh biết :

- Sau cách mạng tháng tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “ giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”

- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại giặc đói, giặc dốt, : Quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ

* Học sinh giỏi : Nắm được 3 loại giặc : Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, nêu được cảm nghĩ qua việc làm của Bác Hồ.

II. CHUẨN BỊ:

- Phiếu học tập của học sinh

- Hình minh họa SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc39 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 12 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Chuẩn bị bài sau: Đồng và hợp kim của đồng 
+2HS trả lời câu hỏi:
+ Mọc thành bụi, có đốt, lá nhỏ, được dùng làm đồ dùng trong gia đình 
+Làm nhà, nông cụ, đánh bắt cá, làm lạt, đan lát, làm bàn ghế, làm đồ mĩ thuật, làm dây buộc, đóng bè
+ HS quan sát đồ dùng 
+ HS thảo luận theo nhóm 6
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ Làm ra từ quặng sắt 
+ Đều làhợp kim của sắt vàcácbon
+ Gang cứng và không thể uốn hay kéo thành sợi. Thép có ít các bon hơn gang và có thêm một vài chất khác nên bền và dẻo hơn gang 
+ HS quan sát theo cặp đôi 
Hình 1: Đường ray xe lửa được làm từ thép hoặc hợp kim của sắt 
Hình 2: Ngôi nhà có lan can được làm bằng thép 
Hình 3: Cầu sử dụng thép để xây dựng 
Hình 4: Nồi làm bằng gang
Hình 5: Dao, kéo, cuộn dây thép làm bằng thép 
Hình 6: Cờ lê, mỏ lết làm bằng sắt thép 
+ Cày cuốc, dây phơi quần áo, cầu thang, hàng rào sắt, song cửa sắt, đầu máy xe lửa, xe ô tô, cầu, xe đạp, xe máy, làm nhà
+ Dao: sử dụng xong phải rửa sạch cất nơi khô ráo không bị gỉ 
+ Kéo :sử dụng xong phải rửa sạch treo nơi khô ráo 
+ Cày, cuốc, bừa: Sử dụng xong phải rửa sạch, để nơi khô ráo 
+ Hàng rào sắt phải sơn để chống gỉ 
+ Nồi gang, chảo gang phải treo để nơi an toàn, nếu bị rơi sẽ vỡ vì rất giòn 
+ Một vài HS nhắc lại 
+ HS nêu lại nội dung bài học
 PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM 
Sắt
Gang
Thép
Nguồn gốc
Có trong thiên thạch và trong quặng sắt 
Hợp kim của sắt và các bon 
Hợp kim của sắt các bon và thêm một số chất khác 
Tính chất
Dẻo, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, dập, có màu trắng xám , có ánh kim 
Cứng, giòn không thể uốn hay kéo thành sợi 
Cứng, bền, dẻo, có loại bị gỉ trong không khí ẩm có loại không 
 Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2013
KỂ CHUYỆN
Tiết 12: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ,ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường, lời kể rõ ràng, ngắn gọn 
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể, biết nghe và nhận xét đúng lời kể của bạn .
* Học sinh giỏi : Biết tìm được và kể câu chuyện, nêu ý nghĩa của câu chuyện. 
* Giáo dục bảo vệ môi trường : Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh 
* Phương thức tích hợp : Khai thác trực tiếp nội dung bài 
II. CHUẨN BỊ: 
- Sưu tầm một số câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường 
- Bảng phụ viết gợi ý tiêu chuẩn đánh giá câu chuyện 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: HS kể lại câu chuyện Người đi săn và con nai, nêu ý nghĩa của câu chuyện 
- GV nhận xét và bổ sung cho điểm 
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học 
b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện: 
-GV viết đề bài lên bảng 
-Gạch chân các từ: Bảo vệ môi trường 
- HS đọc lại gợi ý SGK 
- HS giới thiệu về câu chuyện mình kể 
- Lập dàn ý ra nháp
c. HS thực hành kể chuyện : 
- HS kể chuyện theo nhóm và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện 
- HS kể chuyện trước lớp 
- Thi kể chuyện hay nhất ( Học sinh giỏi ) 
- GV nhận xét và tuyên dương những HS kể chuyện hay nhất và nêu được ý nghĩa của câu chuyện 
3. Củng cố dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có nhiều tích cực trong học tập và kể chuyện hay nhất , giáo dục học sinh 
- Chuẩn bị bài sau: Kể về một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường 
+ 2HS kể lại câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện 
+ HS đọc lại đề bài và chú ý các cụm từ gạch dưới 
+ HS đọc lại gợi ý SGK 
+ Vài HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể 
+ HS lập dàn ý ra nháp 
+ HS thực hành kể chuyện theo nhóm và nêu ý nghĩa câu chuyện 
+ HS kể chuyện cá nhân trước lớp 
+ 1HS kể lại được toàn bộ câu chuyện và nêu đầy đủ ý nghĩa của câu chuyện ( Học sinh giỏi ) 
 Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2013
TẬP ĐỌC
Tiết 24: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
- Biết đọc trôi chảy, rành mạch và diễn cảm toàn bài, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát .
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời ( trả lời các câu hỏi SGK và thuộc 2 khổ thơ cuối bài ) 
* Học sinh giỏi : Đọc diễn cảm toàn bài, nêu nội dung chính của bài. 
II. CHUẨN BỊ: 
-Tranh minh họa bài đọc SGK 
-Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:2 HS trả lời câu hỏi : 
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh ? 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
2. Dạy bài mới
a: Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học 
b: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu
* Luyện đọc: 
- HS đọc nối tiếp toàn bài 
- HS đọc từ khó 
- HS luyện đọc theo cặp 
- 2HS đọc cả bài 
- GV đọc mẫu toàn bài và cho HS quan sát tranh SGK 
* Tìm hiểu bài:
+ Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong ? 
+ Bầy ong bay đến tìm mật ở những nơi nào 
+ Nơi ong đến có vẻ gì đặc biệt ? 
+ Câu thơ “ Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” nghĩa thế nào ? ( Học sinh giỏi ) 
+ Qua hai dòng thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói gì về công việc của loài ong ? ( Học sinh giỏi ) 
+ Nêu nội dung chính của bài ( Học sinh giỏi ) 
* Đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu diễn cảm 
- HS đọc nối tiếp đoạn diễn cảm 
- HS luyện đọc theo cặp 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp và thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài 
- Bình chọn HS đọc hay nhất, diễn cảm nhất và thuộc hai khổ thơ 
3. Củng cố dặn dò: 
-HS nêu lại nội dung bài
- GV nhận xét tiết học và giáo dục HS 
- Chuẩn bị bài sau: Người gác rừng tí hon 
+ 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi 
+Mùi thơm đặc biệt quyến rũ, gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, nếp áo nếp khăn cũng thơm 
+ Qua một năm nữa ..lấn chiếm không gian 
- HS đọc nối tiếp 
- HS đọc lại từ khó 
-HS đọc theo cặp
-2 HS đọc cá nhân 
- HS quan sát tranh 
+Đôi cánh của bầy ong đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đường xa, bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận 
+ Rừng sâu, biển, quần đảo 
+ Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban, có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa, có loài hoa nở như là không tên 
+ Đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật đem lại hương vị ngọt ngào cho đời 
+ Ong giữ hộ cho người những mùa hoa tàn chắt vị ngọt, mùi hương của hoa những giọt mật tinh quý. Thưởng thức mật ong con người như thấy những mùa hoa như sống lại không tàn phai 
+ Bầy ong cần cù làm việc để góp ích cho đời 
+ HS đọc nối tiếp 
+ HS đọc theo cặp 
+ HS đọc cá nhân 
- 2HS nêu nội dung bài 
 Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2013 
TOÁN
Tiết 58: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I . MỤC TIÊU:Giúp học sinh biết : 
- Nhân một số thập phân với một số thập phân 
- Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán 
* Học sinh giỏi : Làm hết các bài tập SGK 
II . CHUẨN BỊ: Phiếu học tập của HS 
- Bảng phụ viết nội dung của bài và bảng ở BT2 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 3HS lên bảng chữa bài 1b và bài 2c,d và bài 4 
-GV nhận xét chung 
2 . Dạy bài mới: 
a . Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học 
b. Hướng dẫn nhân một số thập phân với một số thập phân :
- GV nêu bài toán SGK 
+ Muốn tính diện tích của hình chữ nhật ta làm thế nào ? 
- GV hướng dẫn HS cách tính như SGK 
6,4m=64dm ; 4,8m = 48dm
64 x 48 = 3072dm2 = 30,72m2
- Gọi vài HS giới thiệu về cách tính của mình
- GV viết tiếp 4,75 x 1,3 yêu cầu HS làm bài 
+ Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm thế nào ? 
c.Luyện tập – thực hành: 
Bài 1(a,c) : GV viết lên bảng các số trong SGK và yêu cầu HS làm vào bảng con , nhắc lại cách nhân một số thập phân với một số thập phân 
Bài 2 : HS đọc lại yêu cầu đề bài 
-GV giao việc và phát phiếu cho HS thảo luận theo nhóm 6 ( Học sinh giỏi ) 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét 2 kết quả a x b = b x a và rút ra nhận xét về tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân ( Học sinh giỏi ) 
- GV viết lên bảng 2 phép tính ở cột b cho HS viết nhanh kết quả
3 . Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học và giáo dục học sinh 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập 
+ 1HS lên bảng chữa bài 1b:
 8,05 x 10 = 80,5
 8,05 x 100 = 805 
 8,05 x 1000 = 8050
 8,05 x 10000 = 80500
+ 1HS chữa bài 2c,d 
 c) 12,82 x 40 = 512,80 
 d) 82,14 x 600 = 49284,00 
+ 1HS chữa bài 4: 
 Ta có: 2,5 x 0 = 0 < 7 
 2,5 x 1 = 2,5 < 7 
 2,5 x 2 = 5 < 7 
 2,5 x 3 = 7,5 > 7 
 Vậy x = 0,1,2
+ 2HS đọc lại bài toán 
+ Chiều dài nhân với chiều rộng 
+ HS theo dõi cách tính của GV 
+ Vài HS nêu cách tính 
+ 1HS lên bảng tính kết quả 
 4,75 x 1,3 = 6,175 
+ Vài HS đọc lại ghi nhớ SGK 
+ HS làm vào bảng con và nêu lại cách tính 
 a) 25,8 x 1,5 = 38,70 
 c) 0,24 x 4,7 = 1,128
+ HS đọc lại yêu cầu 
+ HS làm bài theo nhóm 
a) 2,36 x 4,2 =4,2 x 2,36 = 14,112 
b) 3,05 x 2,7 = 2,7 x 3,05 = 8,235
+ HS nêu nhận xét SGK : Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi
+ HS thi đua tìm kết quả nhanh
a) 4,34 x 3,6 = 3,6 x 4,34 =15,624
b) 9,04 x16 = 16 x 9,04 = 144,64 
+ Vài HS nhắc lại nội dung bài 
+ HS làm bài 1b,d, bài 3 ở nhà
 Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2013 
ĐỊA LÍ
Tiết 12: CÔNG NGHIỆP ( TIẾT 1 )
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp 
+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí 
+ Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,.. 
- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp 
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp 
* Học sinh giỏi : nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta, nhiều nghề, nhiều thợ, khéo tay, nguồn nhiên liệu sẵn có 
* Địa lý địa phương : HS biết liên hệ với địa phương về các ngành công nghiệp và nghề thủ công nghiệp , ảnh hưởng của các nghề đó đối với đời sống và sản xuất của người dân. 
* Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 
+ SDTK&HQNL trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp nước ta 
+ SDTK&HQ sản phẩm của các ngành công nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ, điện,
*Mức độ : Liên hệ 
* Giáo dục bảo vệ môi trường : Ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất do dân số đông, hoạt động sản xuất ở Việt Nam, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí, xử dụng chất thải công nghiệp, phân bố lại dân cư giữa các vùng 
* Mức độ tích hợp : Liên hệ 
II. CHUẨN BỊ: 
- Hình minh họa SGK 
- Phiếu học tập cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: 2 HS trả lời câu hỏi :
+ Ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì ? 
+ Nêu đặc điểm của ngành thủy sản của nước ta ?
- GV nhận xét và cho điểm HS
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học 
Hoạt động 1: Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng
- HS quan sát hình SGK 
+ Hãy kể tên các ngành công nghiệp có ở nước ta ? 
+ Hãy nêu tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp ? 
+ Các hình ảnh trong SGK thể hiện ngành nào ? 
 + Hãy kể tên một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu mà em biết ? ( Học sinh giỏi ) 
+ Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất ? ( Học sinh giỏi ) 
- GV kết luận : Nước ta có nhiều ngành công nghiệp, tao ra nhiều mặt hàng công nghiệp, trong đó có mặt hàng có giá trị xuất khẩu , các sản phẩm của ngành công nghiệp giúp đời sống con người thoải mái, hiện đại hơn, nhà nước ta đang đầu tư để phát triển công nghiệp thành ngành sản xuất hiện đại, theo kịp các nước công nghiệp trên thế giới 
Hoạt động 2: Nghề thủ công và đặc điểm của nghề thủ công nước ta 
- HS quan sát hình SGK theo nhóm 
+ Nêu tên các nghề thủ công và sản phẩm thủ công ? 
+ Nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta ? 
+ Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất của người dân ? ( Học sinh giỏi ) 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
+ Ở địa phương em có những nghề thủ công nào ? ( địa lí địa phương ) 
- GV kết luận : Nước ta có rất nhiều nghề thủ công nổi tiếng, các sản phẩm thủ công có giá trị cao về xuất khẩu, nghề thủ công lại tạo việc làm cho nhân dân, tận dụng nguồn nhiên liệu rẻ trong nước. Chính vì thế mà nhà nước đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề thủ công truyền thống 
3. củng cố dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung bài học 
+ Cần phải làm gì đối với nghề thủ công ở địa phương em ? 
- GV nhận xét tiết học và giáo dục học sinh 
- Chuẩn bị bài sau: Công nghiệp ( tiết 2 ) 
+ 2HS trả lời câu hỏi:
+ Trồng rừng, ươm cây, khai thác gỗ 
+ Ngành thủy sản phát triển mạnh ở các vũng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng 
+ HS quan sát hình SGK 
+ Điện, luyện kim, hóa chất, dệt, may mặc, cơ khí, khai thác khoáng sản ..
+ Than, điện, phân bón, vải, gạo, đường, dụng cụ y tế ..
a)công nghiệp cơ khí
b) Công nghiệp điện 
c) d) ngành sản xuất hàng tiêu dùng 
+ Dầu mỏ, than, quần áo, giày dép, cá tôm, đông lạnh. 
+ Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống và sản xuất 
+ HS quan sát tranh SGK 
+ Gốm sứ ( bình hoa, lọ hoa, chậu cảnh ) Cói ( chiếu cói, tranh cói, làng cói ) lụa Hà Đông ( vải lụa, quần áo lụa ) mây, tre, đan ( tủ mây, làn mây, lọ hoa ) 
+ Nghề thủ công có nhiều nghề nổi tiềng như lụa Hà Đông, gốm sứ Bát Tràng, gốm Biên Hòa, Chiếu Nga Sơn. Đó là các nghề chủ yếu dựa vào truyền thống và sự khéo léo người thợ và nguồn nhiên liệu sẵn có trong thiên nhiên 
+ Tạo công ăn việc làm cho người lao động, tận dụng nguồn nhiên liệu dễ kiếm trong dân gian, có giá trị cao trong xuất khẩu 
+ Vài HS phát biểu 
+ HS nhắc lại nội dung bài 
+ Vài HS phát biểu ý kiến 
 Thứ năm,ngày 14 tháng 11 năm 2013 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 23: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
- Nắm được cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người ( ND ghi nhớ 
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình. 
* Học sinh giỏi : biết lập hoàn chỉnh được dàn ý của bài văn tả người thân trong gia đình 
II. CHUẨN BỊ : 
- Bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ) của bài Hạng A Cháng 
- Một số dàn ý chi tiết cho bài văn tả người thân trong gia đình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại lá đơn kiến nghị đã viết ở tiết trước
- HS nhắc lại cấu tạo 3 phần của bài văn tả người đã học 
- GV nhận xét và bổ sung 
2. Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học
b.Phần nhận xét : 
- HS đọc lại bài Hạng A Cháng và quan sát tranh trong SGK 
- HS trao đổi theo cặp đôi trả lời câu hỏi 
+ Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào ? 
+ Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì nổi bật ? 
+ Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào ? ( Học sinh giỏi ) 
+ Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó ? 
+ Từ bài văn trên , em hãy nêu nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người như thế nào ? ( Học sinh giỏi ) 
- HS đọc lại phần ghi nhớ SGK
c. Phần luyện tập : 
- HS đọc lại yêu cầu của đề bài 
- GV giao việc và phát phiếu cho HS thảo luận theo nhóm 
+ Cần bám sát vào cấu tạo 3 phần của bài văn tả người
+ Chú ý đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc, những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó
+ Vài HS nêu lại đối tượng trong gia đình mình định tả
- Đại diện nhóm trình bày kết quả ( Học sinh giỏi ) 
- GV nhận xét và chốt lại 
- GV dán bảng phụ lên bảng cho HS đọc lại 
3. Củng cố dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài học 
- GV nhận xét tiết học và giáo dục học sinh 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả người ( chọn lọc chi tiết ) 
+ 1HS đọc lại lá đơn 
+ 1HS nhắc lại cấu tạo 3 phần của bài văn tả người 
+2 HS đọc lại bài và quan sát tranh 
+ HS trao đổi theo cặp đôi 
+ Từ đầu đẹp quá. Tác giả giới thiệu bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình khỏe đẹp của A cháng 
+ Mười tám tuổi.cột đá trời trồng , trông anh hùng.đeo cung ra trận 
+ Người lao động rất khỏe, rất giỏi, cần cù, say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc 
+ Sức lựcnúi Tơ Bo. Ca ngợi sức lực tràn trề của hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ hạng 
+ Vài HS nêu
+ HS đọc lại ghi nhớ SGK 
+ HS đọc lại yêu cầu 
+ HS thảo luận theo nhóm 
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả 
+ HS đọc lại dàn ý trên bảng 
+ HS nhắc lại nội dung bài 
 PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM 
 DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH 
I. Mở bài : Giới thiệu về ba em 
II. Thân bài : 
+ Hình dáng: Bốn mươi lăm tuổi, tóc có vài sợi trắng, vừa người, khỏe khắn, mặt chữ điền, cương nghị 
+ Đức tính : Hay lao động, chịu vất vả vì con, thường dẫn em đi dạo, ba là ông thầy thứ hai 
III. Kết bài : 
Nhờ ba má cả gia đình em được hạnh phúc 
 Thứ năm, ngày 14 tháng 11 năm 2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 24: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh: 
- Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu ( BT1 và BT2 ) 
- Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3, biết đặt câu với quan hệ từ BT4 
* Học sinh giỏi : Biết đặt được nhiều câu có quan hệ từ . 
* Giáo dục bảo vệ môi trường : BT3 nói về vẻ đẹp của môi trường có tác dụng giáo dục cho học sinh ý thức BVMT 
* Phương thức tích hợp : Khai thác trực tiếp nội dung bài 
II.CHUẨN BỊ : 
- Vở bài tập TV5/1
-Phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_12_nam_hoc_2013_2014.doc