Giáo án Tổng hợp Khối 2 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Tự nhiên và xã hội

 ĐƯỜNG GIAO THÔNG

I.Mục tiêu :

- Kể tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông .

- Nhận biết được một số biển báo giao thông.

- Dành cho HS có năng khiếu: HS có năng khiếu biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường.

*GDKNS: Kĩ năng ra quyết định nên và không nên làm gì khi gặp biển báo giao thông.

II.Đồ dùng:

- Hình vẽ ở SGK và tranh biển báo giao thông,

- Tấm bìa ghi tên các loại đường giao thông.

III.Hoạt động dạy học:

 

doc27 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 2 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xét 
* Gv tập hợp ý kiến và kết luận 
- Các nhóm kiểm tra lại kết quả hoạt động của nhóm mình .
3 . Đọc tài liệu và làm thử .
- Mở vở thủ công 2 ra xem hướng dẫn gấp, cắt thiếp chúc mừng 
- Làm thử cá nhân có thể trao đổi với bạn bên cạnh . 
 - Làm thử 
 *Quy trình : 
GV cho hs quan sát mẫu và hướng dẫn từng bước
Bước 1: Cắt gấp thiếp chúc mừng 
Cắt tờ giáo viên thực hiện - Hs quan sát 
Cắt tờ giấy hình chữ nhật dài 20 ô rộng 15 ô
Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng rộng 1 ô, dài 15 ô
Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng 
 Gv hướng dẫn theo ý các em 
 Gv cho học sinh thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng 
Gv cho học sinh thực hành theo nhóm - thi đua giữa các nhóm
Nhận xét tuyên dương nhóm
VI. Dặn dò : Nhớ quy trình gấp trang trí thiếp chúc mừng để hôm sau học tiết 2 thực hành gấp . 
Toán
THỪA SỐ – TÍCH
I.Mục tiêu:
- Biết thừa số, tích.
- Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại.
- Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
- HS cả lớp làm bài 1(b.c).Bài 2(b). Bài 3.
- Dành cho HS có năng khiếu: Bài 1(a).Bài 2(a). 
II.Đồ dùng:
- Các tấm bìa ghi sẵn: Thừa số, Tích
III.Hoạt động dạy-học: 
A.Bài cũ: (5’)
- Tiết trước ta học bài gì?. (phép nhân)
- GV cho HS viết bảng con: Phép nhân: 6 + 6 + 6 = 18 ; 8 + 8 + 8 + 8 = 32
- HS làm bảng con: 6 x 3 = 18 ; 8 x 4 = 32
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn HS nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân: (7’)
- GV viết bảng lớp: 2 x 5 = 10
- HS đọc: Hai nhân năm bằng mười.
GV nêu: Trong phép nhân hai nhân năm bằng mười và chỉ 2 gọi là thừa số và gắn bảng, 5 gọi là thừa số, 10 gọi là tích.
- GV chỉ HS nêu tên thành phần của phép nhân.
GV: 2 x 5 củng gọi là tích.
3.Thực hành: (22’)
Bài 1: ( HĐ cá nhân)
- Dành cho HS có năng khiếu: (a). Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết các tổng sau dưới dạng tích (theo mẫu)
- Mẫu: 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5
- HS làm bảng con: 9 + 9 + 9 = 9 x 3 ; 2 + 2 +2 + 2 = 2 x 4 ; 
 10 + 10 +10 = 3 x 10
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 2: ( HĐ cá nhân,cặp đôi)
- Dành cho HS có năng khiếu: Bài (a). Cho HS nêu yêu cầu: Viết các tích dưới dạng tổng có số hạng bằng nhau rồi tính.
Mẫu: 6 x 2 = 6 + 6 = 12 Vậy 6 x 2 = 12
 5 x 2; 2 x 5 ; 3 x 4 ; 4 x 3
- HS làm vào vở, HS lđổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- HS nhận xét bài bạn.
Bài 3: ( HĐ cá nhân)
- Cho HS nêu yêu cầu bài. Viết phép nhân (theo mẫu) biết:
- HS đọc yêu cầu: a.Các thừa số là 8 và 2, tích là 16 Mẫu: 8 x 2 = 16
- HS làm câu b, c, d vào vở, 1HS lên bảng làm.
 b. 4 x 3 = 12 ; c. 10 x 2 = 20 ; d. 5 x 4 = 20
- GV nhận xét, chữa bài.
4.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Hôm nay ta học bài gì?
- HS nêu tên thành phần trong phép nhân 6 x 4 = 24
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại bài và xem lại bài sau.
Luyện từ và câu
 TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA. ĐẶT VÀ TRẢ CÂU HỎI KHI NÀO?
I.Mục tiêu:
- Biết gọi tên các tháng trong năm (BT1) .Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm (BT2).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ khi nào (BT3).
- Dành cho HS năng khiếu làm được hết các bài tập.HS chưa HT làm được bài 1.
II.Đồ dùng: 
-Bảng phụ ghi sẵn câu dài.
III.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:(27’)
Bài tập 1: (miệng) ( HĐ cặp đôi)
- 1HS đọc yêu cầu: Kể tên các tháng trong năm. Cho biết mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông bắt đầu từ tháng nào? Kết thúc vào mùa nào?.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm nói trước lớp.
- GV ghi bảng:
 Tháng giêng Tháng tư Tháng bảy Tháng mười
 Tháng hai Tháng năm Tháng tám Tháng mười một
 Tháng ba Tháng sáu Tháng chín Tháng mười hai
- GV gọi HS nêu tên tháng bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa.
- HS đọc lại bài tập 1.
Bài tập 2: (viết) ( HĐ nhóm)
- GV gọi HS đọc yêu cầu: Xếp các ý sau vào bảng cho đúng lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu.
- HS làm việc theo nhóm lớn.
- Các nhóm gắn ở bảng và đọc.
- Mùa xuân ý b :Làm cho cây lá tươi tốt.
- Các nhóm nhận xét, GV nhận xét .
Bài 3: (viết) ( HĐ cá nhân)
- HS đọc yêu cầu: Trả lời các câu hỏi sau.
- GV ghi bảng:
M: Ở trường, em vui nhất khi được điểm tốt.
- HS làm vào vở, HS đọc lên bài làm của mình.
- GV theo dỏi và ghi bảng những câu trả lời hay.
- GV nhận xét .
3.Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS thực hành hỏi- đáp: 1HS nêu tên xuân, những em tên xuân đứng dậy đáp.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại và học thuộc các tháng trong năm, mùa trong năm.
Tập đọc
THƯ TRUNG THU
I.Mục tiêu:	
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng câu văn trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí.
- Hiểu nội dung: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi và học thuộc đoạn thơ trong bài).
*GDKNS : Lắng nghe tích cực.
*GDQP và AN: Kể chuyện về hinh ảnh Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi trong dip Tết Trung thu.
II.Đồ dùng:
- Tranh ở SGK, bảng phụ chép sẳn bài thơ.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
- 2HS đọc bài Chuyện bốn mùa
- GV nhận xét .
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Bức tranh vẽ gì?
- HS trả lời.
- GV : Hôm nay ta học bài Thư Trung thu của Bác Hồ viết cho các cháu thiếu nhi. 
2.Luyện đọc:(15’)
a.GV đọc mẫu.
b.Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu. (HĐ cá nhân)
+ HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ trong bài, GV theo dỏi và ghi bảng những từ : ngoan ngoãn, nhiều lắm, kháng chiến, hãy.
+ HS đọc từ khó.
- Đọc đoạn trước lớp.
+ GV chia bài đọc thành 2 đoạn: Đoạn 1: Phần lời thư; Đoạn 2: Phần lời bài thơ.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+ HS đọc phần chú giải. ( HĐ cặp đôi)
- Đọc đoạn trong nhóm.
+ HS đọc theo nhóm đôi.
+ GV theo dỏi nhận xét.
-T hi đọc giữa các nhóm.
+ Đại diện một số nhóm đọc.
- HS lắng nghe
+ Lớp cùng GV nhận xét.
3.Tìm hiểu bài:(7’) ( HĐ cặp đôi)
- HS đọc thầm từng đoạn, thảo luận cặp và trả lời câu hỏi.
- Mỗi tết Trung thu Bác Hồ nhớ đến ai ? (Các cháu thiếu nhi).
- Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi?
- Câu thơ của Bác Hồ là một câu hỏi Ai yêu các nhi đồng, bằng Bác Hồ Chí Minh?
- Câu hỏi đó nóilên điều gì? (Không ai yêu nhi đồng, bằng Bác Hồ)
- Bác khuyên các em làm những điều gì? (Thi đua học hành....)
- Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu như thế nào ?(Hôn các cháu)
-GV nhận xét
4.Học thuộc lòng: (10’) ( HĐ cả lớp)
- GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn thơ.
- HS đọc đồng thanh nhiều lần.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ, GV nhận xét .
5.Củng cố, dặn dò: (3’)
- GV kể cho HS nghe câu chuyện ‘Đêm trung thu độc lập’
- Cả lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã.
- GV nhận xét.
- Về đọc lại bài.
Thứ 5 ngày 21 tháng 1 năm 2021
 Tập viết
CHỮ HOA P
I.Mục tiêu:
-Viết đúng chữ hoa P (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Phong (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Phong cảnh hấp dẫn (3 lần).
II.Đồ dùng:
- Mẫu chữ P hoa đặt trong khung chữ.
II.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
- Tiết trước ta học bài gì?.
- HS viết bảng con chữ Ơn
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (1’)
2.Hướng dẫn viết chữ P hoa: (7’)
a.Hướng dẫn HS quan sát mẫu:
- GV gắn chữ mẫu lên bảng P và hỏi: Chữ hoa P có mấy nét? Độ cao mấy li?.
- HS trả lời.
- GV viết mẫu và nêu cách viết.
+Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét móc ngược trái như nét 1 của chữ B, dừng bút trên đường kẻ 2.
+Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong, dừng bút ở giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5.
- HS nhắc lại cách viết, viết trên không chữ P hoa.
- HS viết bảng con: P
3.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: (5’)
a.Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
 Phong cảnh hấp dẫn.
- 1HS đọc câu ứng dụng.
GV: Phong cảnh đẹp, làm mọi người muốn đến thăm.
b.Hướng dẫn HS quan sát cụm từ ứng dụng, nêu nhận xét.
- Độ cao của các con chữ ? dấu hỏi đặt ở đâu? Con chữ nào được viết hoa?
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng một khoảng viết chữ gì?. ( con chữ o)
- GV viết mẫu chữ Phong cở vừa.
c.HS viết bảng con: Phong
- GV nhận xét.
4.Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết: (15’)
GV: Các em viết một dòng chữ P 1 dòng cỡ nhỏ, 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng chữ Phong, 3 lần câu ứng dụng.
- HS viết vào vở tập viết.
- GV nhận xét.
5.Giáo viên nhận xét, chữa bài: (5’)
6.Củng cố, dặn dò: (1’)
- GV nhận xét giờ học.
Toán
BẢNG NHÂN 2
I.Mục tiêu:
- Lập bảng nhân 2 .
- Nhớ được bảng nhân.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2).
- Biết đếm thêm 2.
- HS cả lớp làm bài : Bài 1(b.c).Bài 2(b). Bài 3.
 II.Đồ dùng:
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
- Tiết trước ta học bài gì? (Thừa số, Tích).
- GV viết bảng: 2 x 6 = 12 đâu là thừa số, đâu là tích?.
- HS trả lời: Thừa số Tích
- GV nhận xét:
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn HS lập bảng nhân 2 (lấy 2 nhân với một số): (12’)
- GV cho HS lấy 1 tấm bìa có 2 chấm tròn đặt lên bàn.
- GV hỏi tấm bìa có mấy chấm tròn? (2 chấm tròn).
GV: 2 được lấy 1 lần ta viết 2 x 1 = 2
HS: Hai nhân một bằng hai.
- HS tiếp tục lấy 2 tấm bìa mỗi tấm 2 chấm tròn và nêu kết quả
GV: Hai được lấy mấy lần? (2 lần)
 Ta viết như thế nào? (2 x 2 = 4)
HS đọc: 
- Các phép nhân khác làm tương tự 2 x 3 = 6 ; 2 x 10 = 20.
- GV chỉ vào bảng nhân và nói đây là bảng nhân 2.
- HS đọc thuộc bảng nhân 2.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3.Thực hành: (22’)
Bài 1: Tính nhẩm: ( HĐ cặp đôi)
- HS nêu miệng kết quả.
 2 x 2 = 2 x 4 = 2 x 6 = 2 x 8 = 2 x 10 = 
- HS đọc lại bài tập 1 từ trên xuống, dưới lên, giữa ra.
Bài 2: HS đọc bài toán. ( HĐ cá nhân,nhóm)
- Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Muốn tính được 6 con gà có mấy chân ta làm phép tính gì?
- HS giải vào vở, 1HS lên bảng làm.
- Chia sẻ bài trong nhóm.
 Bài giải
 6 con gà có số chân là:
 2 x 6 = 12 (chân).
 Đáp số: 12 chân.
Bài 3: ( HĐ nhóm)
- HS nêu yêu cầu:Đếm thêm 2 rồi viết số vào ô trống thích hợp.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu và gợi ý: Thêm 2 có nghĩa làm phép tính gì?
- HS làm theo nhóm.
- Các nhóm gắn lên bảng và nhóm khác nhận xét.
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20

- GV chốt lại:
- GV nhận xét, chữa bài.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS đọc lại bảng nhân 2.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà nhớ học thuộc bảng nhân 2 và xem trước bài sau.
Toán 
 CÔ YẾN DẠY 
 Chính tả 
 THƯ TRUNG THU
I.Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng, trình bày đúng 12 dòng thơ trong bài Thư Trung thu theo cách trình bày thơ 5 chữ.
- Làm bài tập phân biệt âm đầu l / n, dấu hỏi, dấu ngã.
II.Đồ dùng:
- Lá , quả, nón, len.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
- HS viết bảng con: vỡ tổ, bão táp, lưỡi trai.
- GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’) 
- Nêu mục đích, yêu cầu.
2.Hướng dẫn nghe-viết: (20’)
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc 12 dòng thơ của Bác.
- 2HS đọc lại.
GV: Nội dung bài thơ nói lên điều gì? (Bác Hồ rất yêu thiếu nhi)
- Hướng dẫn HS nhận xét.
+ Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào? (Bác, các cháu)
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? (Các chữ đầu dòng viết hoa)
- Chữ Bác viết hoa để tỏ lòng thành kính, ba chữ Hồ Chí Minh vì tên riêng.
-Viết vào bảng con: ngoan ngoãn, tuổi, tuỳ, gìn giữ.
- GV nhận xét.
b.GV đọc từng dòng thơ.
- HS nghe GV đọc và viết vào vở.
- HS vết xong, GV đọc thong thả cho HS khảo bài.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau, nhận xét bài bạn.
c.GV nhận xét, chữa bài:
- HS ngồi tại chổ, GV đi từng bàn nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’)
Bài 1a: (HĐ cặp đôi)
- HS đọc yêu cầu: Điền chữ l hay n? viết tên các vật.
- GV đưa vật mẫu ra và cho HS nêu tên.
- HS nêu miệng: Lá điền chữ l hay n? (l)
 Nón, len, quả HS trả lời tương tự.
Bài 2b: ( HĐ cá nhân)
- HS đọc yêu cầu: Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm.
- (đỏ, đỗ) thi.............; ...........rác
- (giả, giã) .......vờ (đò); ...........gạo
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét lời giải đúng: thi đỗ, đổ rác, giả vờ (đò), giã gạo
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Các em vừa viết bài thơ thuộc thể thơ mấy chữ? (5 chữ)
- GV nhận xét giờ học.
-Về nhà nhớ viết lại cho đẹp hơn.
Thứ 6 ngày 22 tháng 1 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân2.
- Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm tên đơn vị đo với một số.
- Biết giải toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2).
- Biết thừa số, tích.
- Các bài tập cần làm : Bài 1,2,3,. Bài 5( cột 2,3,4).
- Dành cho HS có năng khiếu: Bài 4.Bài 5(cột 1,5,6).
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ chép sẵn bài tập 5.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
- 5HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2.
- GV nhận xét .
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’)
Bài 1: (miệng)
- Cho HS đọc yêu cầu bài. 1HS đọc yêu cầu bài tập: (Số )
 x3 x8 x5 x2 +5
 2 6 ; 2 16 ; 2 ......... ; 2	. ....
- HS trả lời, GV ghi bảng kết quả.
Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính (theo mẫu)
- HS đọc yêu cầu, GV làm mẫu: 2cm x 3cm = 6cm.
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
 2cm x 5cm = 10cm ; 2kg x 4kg = 8 kg.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 3: HS đọc bài toán.
GV: Bài toán cho biết gì?
- HS tóm tắt: Mỗi xe đạp: 2 bánh
 8 xe đạp : ....bánh?
- HS giải vào vở: Bài giải: 
 8 xe đạp có số bánh là:
 2 x 8 = 16 (bánh)
 Đáp số: 16 bánh
-1HS lên bảng giải, GV cùng lớp nhận xét.
Bài 4: - Dành cho HS có năng khiếu: - Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
10
2
8
5
7
9
6
4
 x
2

8

















-HS có năng khiếu trả lời kết quả.
Bài 5: - Dành cho HS có năng khiếu: (cột 1,5,6).
- Cho HS đọc yêu cầu bài: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).
GV: Tính, tính có nghĩa là làm phép nhân rồi điền kết quả vào.
- GV phát phiếu cho HS thảo luận 2 bàn một nhóm.
- HS nêu số, GV gắn bảng phụ và viết kết quả.
- HS đọc lại bài tập 5 đã hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, chữa bài.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- 3HS đọc lại bảng nhân 2.
- GV nhận xét giờ học.
- Về tiếp tục học lại bảng nhân 2.
Tự nhiên và xã hội
 ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I.Mục tiêu :
- Kể tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông .
- Nhận biết được một số biển báo giao thông.
- Dành cho HS có năng khiếu: HS có năng khiếu biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường.
*GDKNS: Kĩ năng ra quyết định nên và không nên làm gì khi gặp biển báo giao thông.
II.Đồ dùng:
- Hình vẽ ở SGK và tranh biển báo giao thông,
- Tấm bìa ghi tên các loại đường giao thông.
III.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
- Em hãy tên một số biển báo giao thông và nêu tác dụng của mỗi biển báo giao thông đó?
- GV ghi bảng tên bài.
Hoạt động 1: 10’ .Biết được các loại đường giao thông.(HĐ cả lớp)
Mục tiêu : Biết có 4 lọai đường giao thông: đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV dán 5 bức tranh lên bảng, 
- HS quan sát tranh.
- GV gọi 5 HS lên phát cho mỗi em 1 tấm bìa.
- HS gắn vào tranh cho phù hợp.
Bước 2: 
- HS nhận xét.
- GV kết luận: Có 4 loại đường giao thông là: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Trong đó đường thuỷ có đường sông và đường biển.
- HS nhắc lại.
Hoạt động 2: 10’. Biết tên các phương tiện giao thông.(HĐ cặp đôi)
Mục tiêu: Biết tên các phương tiện giao thông trên từng loại đường giao thông.
Cách tiến hành:
Bước1: Làm việc theo cặp
- GV cho HS quan sát tranh ở SGK và câu hỏi
- HS làm việc.
- Đường bộ dành cho những phương tiện giao thông nào ?.
- Loại phương tiện nào được đi trên đường sắt?.
- Hãy nêu tên các loại tàu, thuyền đi trên sông , biển mà bạn biết?.
- Đố bạn máy bay đi được ở loại đường nào ?.
Bước 2: Trình bày ý kiến
- GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV và HS thảo luận một số câu hỏi sau.
- Ngoài ra em còn biết phương tiện nào khác?.
- Kể tên các loại đường và phương tiện ở địa phương em ?.
*Kết luận: Đường bộ dành cho xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô.........; Đường sắt dành cho tàu hoả ; Đường thuỷ dành cho ca nô, phà, thuyền, tàu thuỷ..... ; còn đường hàng không dành cho máy bay.
Hoạt động 3: 10’.Trò chơi “Biển báo nói gì” ( HĐ nhóm)
Mục tiêu:Nhận biết các biển báo giao thông đường bộ.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh biển báo ở SGK hình 3.
- HS làm việc (một HS đặt câu hỏi, 1em trả lời)
- HS chỉ và hỏi.
- Loại biển báo nào thường có màu xanh, màu đỏ
- Bạn lưu ý điều gì khi gặp biển báo này
Bước 2 :
- HS trả lời trước lớp.
 - Đối với biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn thì các em: không có xe lửa thì nhanh chống vượt qua
Nếu xe lửa sắp đi tới thì mọi người phải dừng cách đường sắt 5 mét.
- Vì sao chúng ta phải nhận biết một số biển báo trên đường giao thông?.
Bước 3: 
GV chia cho mỗi nhóm một bộ bìa, một HS một tấm
- Khi GV hô “Biển báo nói gì?” 
- HS nhanh chống , HS có tấm bìa vẽ và HS có tấm bìa ghi nội dung ứng với hình vẽ thì chạy lại với nhau tạo thành một đôi.
- Đội nào nhanh và đúng đội đó thắng
- HS chơi thử, chơi thật.
* Kết luận: Các biển báo được dựng lên ở các đường giao thông nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông
IV.Củng cố, dặn dò: (3’)
- Hãy kể tên các lọai đường giao thông và các biển báo giao thông vừa học?
- GV nhận xét giờ học.
- Các em nhớ thực hiện tốt luật giao thông
Tập làm văn
ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I.Mục tiêu:
- Biết nghe và biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
- Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3).
*GDKNS: Giao tiếp: ứng xử văn hoá.
II.Đồ dùng:
-Tranh ở SGK.
III.Hoạt động dạy-học:
1.Giới thiệu bài: (2’) .
- Khi đáp lời chào với người khác em phải đáp như thế nào?.
- Nêu mục đích, yêu cầu.
2.Hướng dẫn làm bài tập: (32’)
Bài tập 1: (miệng)
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận theo cặp một em hỏi, 1 em đáp và ngược lại.
- HS quan sát tranh ở SGK.
- 1số HS trả lời trước lớp.
VD:Chị phụ trách: Chào các em.
- Các bạn nhỏ : Em chào chị ạ!
- Chị phụ trách : Chị tên là Hương chị được cử phụ trách sao của các em.
 Các bạn nhỏ! Chúng em mời chị vào lớp ạ!
Bài tập2: (miệng)
- 1HS đọc yêu cầu bài tập: Cả lớp đọc thầm lại.
GV nhắc HS: Một người lạ mà em chưa bao giờ gặp đến nhà em, gõ cữa và tự giới thiệu là bạn của bố mẹ em. Em sẽ nói thế nào, xử sự thế nào trong trường hợp: Bố mẹ có ở nhà; Bố mẹ không ở nhà?.
- 4HS tạo thành 1 nhóm để tự giới thiệu-đáp lời giới thiệu.
- HS đáp lời giới thiệu.
VD: Nếu bố mẹ có ở nhà: Cháu chào chú ạ! Chú chờ bố cháu chút ạ.
 Nếu bố mẹ đi vắng? Bố mẹ cháu lên thăm ông bà nội cháu. Chú có nhắn gì không ạ?
- GV cùng HS nhận xét, bạn xử sự đúng và hay.
Bài tập 3: (viết)
- HS đọc yêu cầu: Viết lời đáp của bạn Nam vào vở.
- GV cùng 1 HS làm mẫu: HS làm vào vở.
- Chào cháu.
- Cháu chào cô ạ!
- Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không?.
- Dạ đúng ạ. Cháu là Nam đây ạ!.
- Tốt quá. Cô là mẹ bạn sơn đây.
- Thế ạ. Mời cô vào nhà.
- Sơn bị sốt.Cô nhờ cháu chuyển giúp cô đơn xin phép cho Sơn nghỉ học.
- 5HS đọc bài làm của mình.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài cho HS.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Hôm nay ta học bài gì?.
- GV nhận xét giờ học.
-Về nhà tập làm thêm và xem trước bài sau.
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
 I.Mục tiêu:
-HS biết được ưu, nhược điểm của tổ mình cũng như các thành viên trong tổ. trong tuần.
-Qua đó HS có ý thức hơn ở tuần sau.
-Kế hoạch trong tuần tới.
-HS làm vệ sinh lớp học.
II.Hoạt động dạy-học:
1.Đánh giá:
-GV cho HS sinh hoạt tổ.
-Ba tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận.
-Tổ trưởng của từng tổ lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình ở sổ theo dỏi các thành viên.
-Tổ khác nhận xét.
-GV nhận xét chung: 
- Nề nếp: Duy trì nề nếp và sĩ số
 -Học tập: Một số em vẫn chậm tiến như em ...
+Vệ sinh: Sạch sẽ
2.Kế hoạch tuần tới:
-Duy trì nề nếp.
-Học tập: Dành nhiều giờ học tốt để mừng Đảng mừng xuân.
-Vệ sinh sạch sẽ.
-Tiếp tục rèn đọc và viết cho em: Hoàng Công, Hiếu..
-Tiếp tục bồi dưỡng HS NK và bồi dưỡng chữ đẹp cho em Linh Chi, Ngọc, Khánh Chi, Trà My.
-Nhắc nhở HS tham gia tốt An toàn giao thông tronng dịp tết.
-Nghỉ tết đúng qui định.
-Nhắc nhở HS không được s

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_2_tuan_19_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan