Giáo án Tổng hợp Khối 2 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

I.Mục tiêu:

-Chép lại chính xác đoạn trích trong bài: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Qua bài tập chép, hiểu cách trình bày một đoạn văn.

-Rèn cách trình bày một đoạn văn: Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1ô.

-Yêu thích sự phong phú của ngôn ngữ.

II.Chuẩn bị:

-Giáo viên: Viết sẵn đoạn văn. Bảng phụ

-Học sinh:Vở bài tập.

III.Các hoạt động dạy học:

PP:Vấn đáp,luyện tập.

 

docx43 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 2 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t
-Đọc cho HS chép vào vở đọc với tốc độ vừa phải đảm bảo HS trong lớp viết theo kịp.(Đọc lần 2)
-Giáo viên theo dõi, uốn nắn.
-Đọc lại một lần cuối cho HS rà soát lỗi(Đọc lần 3)
-Hướng dẫn chữa bài:HS đổi vở cho nhau rà soát lỗi.
-Chấm( 5-7 vở)
c)Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
- GV hướng dẫn HS lần lượt tìm từ điền vào chỗ thích hợp với những từ nào nêu lên tên các đồ vật/ vật GV có thể dùng tranh hoặc vật thật cho HS quan sát tăng sự ghi nhớ dán từ vào phía dưới bức tranh
- Nhận xét chốt ý đúng.
-Cho HS đọc lại một lần nữa các từ 
*Bài 3:
- Hướng dẫn HS tìm chữ cái tương ứng điền vào ô trống
- Nhận xét
*Bài 4:
- Hướng dẫn HS học thuộc các chữ cái
- Kiểm tra HS đọc thuộc, viết lại các chữ cái
d) Củng cố-Dặn dò
-Hỏi HS cách trình bày đầu đoạn nên thế nào?
-Cho HS đọc thuộc lại bảng chữ cái ở bài tập 3
-Nhắc nhở HS xem bài tiếp theo
f)Nhận xét tiết học:
-HS hát
-Lắng nghe
-Vở, bút, bảng, vở bài tập.
-Vài em nhắc tựa bài.
-2 HS đọc lại
-Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Đoạn chép này là lời của bà cụ nói với cậu bé
-  Giảng giải cho cậu bé biết: kiên trì, nhẫn nại thì việc gì cũng làm được.
-Đoạn chép này có 2 câu
-Cuối mỗi câu có dấu chấm
-Mỗi, Giống
-Viết hoa và lùi vào 1 ô.
- HS viết bảng con: ngày, mài, sắt, cháu.
-HS lắng nghe lời nhắc nhở của GV
-HS chép bài vào vở.
-Lắng nghe
- Đọc yêu cầu.
- Làm bảng con/Điền trực tiếp vào sách
+ Kim khâu, cậu bé, kiên nhẫn, bà cụ.
-Đọc lại các từ
-Đọc yêu cầu.
-Làm vở bài tập.
-Đọc yêu cầu.
-Nêu miệng.
-Đầu dòng viết hoa
-HS học thuộc
-Lắng nghe
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100( TIẾP THEO)
I/ MỤC TIÊU:
-Giúp học sinh củng cố về: Đọc, viết, so sánh các số co hai chữ số.
-Phân tích số có hai chữ số theo chục và đơn vị.
-Rèn đọc, viết, phân tích số đúng, nhanh.
-Thích sự chính xác của toán học.
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Kẻ viết sẵn bảng bài tập 1.
- Học sinh: bảng con, SGK, vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
PP: trực quan,luyện tập, vấn đáp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1Ổn định lớp:Cho HS hát
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
-Kiểm tra vở bài tập của HS 
-Cho HS viết số liền trước và số liền sau của các số 20,45,67,78.( Thực hiện bảng con)
2.Dạy bài mới: (28’ ) a.Giới thiệu bài(Trực tiếp)
b.Hoạt động luyện tập
Bài 1:Trực quan: Bảng kẻ có chục, đơn vị, đọc số, viết số
-Hướng dẫn HS cách thực hiện bài tập 1 sau đó cho HS thực hiện vào SGK(Chú ý phân tích cách viết )
-GV cho HS trình bày GV sửa bài lên bảng cho HS thấy 94= 90+4
71= 70+1
85= 80+5 
36= 30+6
Chục
Đơn vị
Viết số
Đọc số
8
5
85
3
6
36
7
1
71
8
4
84
Bài 2: Viết các số 57, 98, 61, 88, 74, 47 theo mẫu: 57 = 50 + 7
-GV nhắc lại cách viết số giống như bài tập 1 và phân tích lại số 57 cho HS rõ một lần nữa.
-HS làm bài vào vở
-Theo dõi học sinh làm bài
>, < , =
-GV gọi 5 em HS lên bảng làm bài chữa bài.
Bài 3: Điền dấu: 
-Hướng dẫn học sinh cách làm 34 ... 38 có cùng chữ số hàng chục là 3 hàng đơn vị 4 < 8 nên 34 < 38
-Lưu ý HS viết nhầm lẫn dấu lớn và dấu bé GV viết lên bảng cho HS thấy rõ hoặc cho HS viết lên bảng
-Tổ chức sửa bài
Bài 4.
-Giáo viên ghi bảng 33, 54, 45, 28.
-Viết các số theo thứ tự:
+Từ bé đến lớn( Từ lớn đến bé là số bé viết trước số lớn viết sau)
+Từ lớn đến bé( Ngược lại số lớn viết trước đến số bé)
Bài 5: 
- GV hướng dẫn HS làm:
+Đề cho chúng ta bao nhiêu ô trống? 
5 ô trống này tương ứng với 5 số cần điền 
+Các em quan sát các số 70, 80, 90, 100 các số này được sắp xếp theo thứ tự gì?
+Các em hãy sắp xếp các số đề cho theo thứ tự từ bé đến lớn và đền vào các ô trống theo yêu cầu của đề bài.
- Cho HS làm vào SGK
-GV cho HS trình bày kết quả 
-Gv nhận xét và chốt đáp án
4.Củng cố-dặn dò (2’)
GV nhận xét, dặn dò
-Hát
-Ôn tập các số đến 100(Tiếp theo).
-1 em nêu yêu cầu
-HS làm bài vào sách, trình bày kết quả
-1 em nêu yêu cầu.
-HS làm bài vào vở
-5 em lên bảng làm..
-1 em nêu yêu cầu.
-Làm vào SGK.
- Đọc kết quả bài làm 
-HS sửa bài
-Làm vở.
-HS làm miệng
-Sửa bài vào vở
- 5 ô trống
-Sắp xếp thoe thứ tự từ bé đến lớn
-Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn
-Làm bài vào SGK
-Trình bày
-Sửa bài
-Lắng nghe
Tự nhiên-Xã hội 
CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I.MỤC TIÊU:
-Biết được xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.Nhờ cơ xương mà cơ thể cử động được.
-Rèn kỹ năng tập thể dục đều đặn cho xương phát triển
-Ý thức bảo vệ cơ thể, giữ sức khỏe tốt.
II.CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Tranh vẽ cơ quan vận động
-Học sinh: Vở Bài tập TNXH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
-Cho HS thực hiện các hành động: Vỗ tay, khoác vai, nhún chân,...
-Tại sao các em có thể làm được các hành động trên?
-Bài học hôm nay cô sẽ dạy cho các con hiểu nhờ đâu mà các em có thể thực hiện được hoạt động mà cô yêu cầu qua bài học: “ Cơ quan vận động”.
Hoạt động 1(8’):Làm việc theo nhóm đôi
 Bước 1: Làm việc theo cặp.
Trực quan: hình 1, 2, 3, 4/ SGK tr4
-Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK và làm một số động tác như bạn nhỏ đã làm trong SGK
-Cho một số nhóm HS thực hiện lại các động tác quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình
-Cả lớp thực hiện lại các động tác
Bước 2:Xây dựng kiến thức
-Trong các động tác em vừa làm, bộ phận nào trong cơ thể cử động?
+Động tác nghiêng người?
+Động tác cúi gập người?
-GV kết luận (SGVtr 18): để thực hiện được các động tác trên thì các bộ phận trên cơ thể đầu, mình(chỉ bộ phân trung tâm của rất nhiều bộ phận,từ đó nối ra đến cổ, tay, chân.Thân mình bao gồm cả vùng ngực và bụng.) tay, chân
Hoạt động 2 (8’):Giới thiệu cơ quan vận động
Bước 1: Thực hành:
Yêu cầu HS sờ,nắm bàn tay,cổ tay, cánh tay của mình
Hỏi đáp: Dưới lớp da của cơ thể có gì?
Bước 2: 
-GV cho HS thực hành cử động nắm tay, bàn tay, cánh tay, cổ.
-Nhờ đâu mà các bộ phận cử động được?
Bước 3:Rút ra kết luận:
-GV đưa ra tranh vẽ như SGK 
-Rút ra kết luận:
+Xương và cơ được gọi là cơ quan vận động(chỉ vào hình)
+Hai hình mô phỏng cùng một tư thế đang chạy lúc này cả cơ và xương cùng hoạt động.Như vậy, nhờ sự phối hợp hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
Hoạt động 3 (8’):Giáo dục cách rèn luyện
-GV đưa ra ví dụ vận động viên đền kinh, vận động viên thể hình để đưa ra câu hỏi:
+Các em thấy vận động viên đền kinh, vận động viên thể cơ thể của họ như thế nào?(Biểu hiện cơ thể khỏe mạnh)
+Muốn có cơ thể khỏe mạnh nhanh nhẹn chúng ta phải làm gì?
3.Củng cố - Dặn dị. (3’).
-Hỏi HS: 
+Cơ quan vận động bao gồm cơ quan nào?
+Làm sao để chúng cử động được?
-Nhận xét.	
-Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết học.
-Xem lại bài, tập thể dục đều.
-Thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của GV 
-HS nêu ý kiến do có các xương,...
-Cơ quan vận động.
-Quan sát và làm theo động tác.
-Đại diên nhóm thực hiện động tác: giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình.
-Cả lớp thực hiện các động tác.
- mình, cổ, tay.
-đầu, cổ, tay, bụng,hông
-3 HS nhắc lại
-Học sinh tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay.
-Xương và bắp thịt.
-Học sinh thực hành cử động: nắm tay, bàn tay, cánh tay, cổ.
-Phối hợp của cơ và xương.
-Quan sát tranh
-Nhiều em nhắc lại.
-Cơ thể cân đối, thân hình khỏe mạnh.
-Chúng ta phải thường xuyên tập thể dục, chơi các trò chơi thể thao, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí,...
-Cơ và xương
-Nhờ sự phối hợp của cơ và xương
Thứ tư, ngày 25 tháng 9 năm 2019
Tập đọc
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Nắm được nghĩa của từ, các câu thơ.
-Nắm được ý của mỗi khổ thơ.
-Nắm được ý cả bài:Thời gian rất quý, không lãng phí thời gian
2.Kỹ năng: 
-Đọc đúng các từ có vần khó: oa, oai.
-Biết nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy giữa các dòng thơ, các cụm từ
3. Thái độ: Tính cẩn thận, biết quý thời gian.
II. Chuẩn bị:
- GV: Quyển lịch
- HS: SGK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
GV cho HS đọc lại bài theo đoạn “Có công mài sắt , có ngày nên kim” yêu cầu HS trả lời:
+Câu chuyện muốn khuyên chúng ta đều gì?
3 Bài mới:
a)Giới thiệu bài:
GV cho HS xem quyển lịch giới thiểu cho HS: Đây là quyển lịch gồm 365 tờ tương ứng với 365 ngày trong một năm.Nếu như mỗi ngày em bốc tờ lịch đó là tờ ghi ngày hôm qua.Trên quyển lịch lại xuất hiện một ngày mới.Có một bạn nhỏ cầm tờ lịch cũ trên tay băn khoăn “ Ngày hôm qua đâu rồi?” Thế ngày hôm qua có mất đi hay không? Bài tập đọc ngày hôm nay sẽ giúp cho các em trả lời các câu hỏi trên “Ngày hôm qua đâu rồi?”
b)Hoạt động 1: Luyện đọc
-GV đọc mẫu bài thơ cho HS nghe lưu ý phải đọc đúng giọng điệu thắc mắc của cậu bé và giọng của người bố khi trả lời câu hỏi của con.Ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của bài thơ.
-Luyện đọc:
+Lần 1:Cho HS đọc nối tiếp câu kết hợp phát âm các từ khó đọc: ngoài sân, xoa đầu, cành hoa, tỏa hương, gặt hài, chín vàng.
+Lần 2:Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó hiểu( Các từ trong SGK )
+Lần 3: Cho HS đọc cả bài kết hợp giọng điệu của từng đoạn:
+Đoạn 1:Lời của thắc mắc của cậu bé hỏi bố.
+Đoạn 2,3,4:Lời của người bố nói với con.
GV nói đại ý của từng đoạn
+Đọc từng đoạn trong nhóm
+Thi đọc giữa các nhóm
+Lớp đọc đồng thanh
c)Tìm hiểu bài:
Trả lời các câu hỏi ttrong sgk:
1.Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1
Nhắc nhở HS trả lời câu trọn ý 
2.Nối tiếp ý của mỗi khổ thơ sau cho thành câu:
GV gợi ý cho HS câu trả lời của người bố trả lời cho con biết ngày hôm qua ở lại trong những nơi nào (Các sự vật, việc trong cuộc sông hằng ngày)
-GV nhận xét chốt đáp án.	
-Hỏi HS: Vì sao ngày hôm qua ở lại trên cành hoa, hạt lúa, vở hồng? (CÂU NÂNG CAO) có thể gợi ý cho HS nếu như chúng ta không học, không làm việc thì ngày đó có để lại cho chúng ta kí ức gì không?
3.Em cần làm gì để không phí thời gian?(Liên hệ bản thân-đáp án mở)
GV nhận xét chỉnh sửa câu trả lời của GV.
4.Học thuộc khổ thơ em thích
d)Tìm hiểu nội dung của bài:
Bài thơ muốn nói với em điều gì? Đưa ra hai câu hỏi gợi ý:
+Thời gian có quý không?
+Có nên lãng phí thời gian không?
Chốt:Thời gian rất quý, chúng ta không nên lãng phí thời gian.
e)Luyện đọc diễn cảm: 
HS chia thành từng nhóm thi đua đọc giữa các nhóm.
4.Củng cố-Dặn dò
-HS nêu ND của bài thơ
-Học thuộc lòng khổ thơ em thích
-Đọc lại bài
-Làm việc gì cũng phải kiên trì, chăm chỉ thì mới thành công
-Lắng nghe
-Nhắc lại tựa bài
-Lắng nghe gv đọc mẫu
-Đọc nối tiếp từng câu kết hợp phất âm các từ khó đọc
-Đọc nối tiếp đoạn, giải nghĩa các từ trong SGK
-Đọc lại hết bài đúng giọng điệu
-Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm
-Thi đọc các nhóm
-Đọc đồng thanh cả lớp.
1.Bạn nhỏ hỏi bố:Ngày hôm qua đâu rồi?
2.Đọc khổ thơ 2,3,4 trả lời câu hỏi số 2:
-Ngày hôm qua ở lại,trên cành hoa trong vườn.
-Ngày hôm qua ở lại, trong hạt lúa mẹ trồng.
-Ngày hôm qua ở lại trong vở hồng của con.
-Nếu như chúng ta không học, không làm việc thì ngày đó mất đi, không để lại gì.Nếu như ta làm việc học hành có kết quả thì kết quả ấy chính là dấu vết còn lại của ngày hôm đó.
-Chúng ta phải chăm học, giúp đỡ cha mẹ,
-Chọn và học thuộc khổ thơ.
-Thời gian rất quý
-Chúng ta không nên lãng phí thời gian
-Nhắc lại nội dung
-Luyện đọc diễn cảm theo từng nhóm
-Thời gian rất quý chúng ta không nên lãng phí thời gian
Luyện từ và câu
Từ và câu.
I.Mục tiêu:
-Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu. Biết tìm từ, biết đặt câu đơn giản.
-Tìm từ đặt câu đúng , có nghĩa.
-Yêu thích sự phong phú của ngôn ngữ.
II.Chuẩn bị:
-Giáo viên:Tranh minh họa. bảng phụ ghi BT 2.
-Học sinh: Vở BT, Sách TV.
III.Các hoạt động dạy học:
PP:Vấn đáp, thảo luận nhóm, trực quan.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức(1’)
2.Kiểm tra bài cũ(1’)
3.Bài mới:
a)Giới thiệu bài: GV đưa ra từ học sinh, yêu cầu HS nói một câu có chứa từ học sinh
Hôm nay cô và trò chúng ta sẽ cùng nhau học tiết luyện từ và câu qua bài: Từ và câu.
Hoạt động 1:Cung cấp các biểu tượng về từ.
Bài tập 1: Chọn tên gọi của mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây.
-GV dán 8 bức tranh lên bảng
-GVcho HS xác định yêu cầu của bài tập đọc các từ gợi ý ở phía dưới
-GV phân tích mẫu: 1.trường 5.hoa hồng 
+Xác định vị trí số 1 và số 
+Nơi mà để HS đến để học tập đó gọi là gì? Hoa có màu đỏ phía dưới cành có gai là hoa gì?(Dùng thẻ từ gắn lên bảng)
+Bài tập này yêu cầu ta lựa chọn từ ngữ thích hợp với từng tranh
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi sau đó trình bày trước lớp sau mỗi lần phát biểu HS mời HS khác nhận xét sau đó GV chốt đáp án.
1.Nhà trường 2.Học sinh 3.Chạy 4.Cô giáo 5.Hoa hồng 6.Nhà 7.Xe đạp 8.Múa
-Thầy chỉ vào hình vẽ cho HS đọc từ.
- Thầy chốt: Tên gọi cho mỗi người, vật, việc, đó là từ. Từ có nghĩa
Hoạt động 2:Luyện tập về từ
Bài tập 2: Tìm các từ
-GV cho HS đọc lại yêu cầu của bài tập 
-Hướng dẫn HS làm:
+Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập quan sát trên bàn, trong lớp học, có những gì
+Chỉ hoạt động của tức các hoạt động thực hiện 
+Chỉ tính nết của HS quan sát bạn mình như thế nào tính nết gì?
-Chia lớp thành 2 đội thi đua thực hiện bài tập này sau đó viết vào phiếu học tập phát cho mỗi nhóm trong thời gian là 5 phút đội nào viết được nhiều từ nhanh, chính xác nhất là đội chiến thắng.
-GV quan sát và nhận xét kết quả hai nhóm tuyên bố đội chiến thắng
GV giáo dục HS phải biết giữ gìn các đồ dùng học tập.
Hoạt động 3: Luyện tập về câu
-GV hỏi:Các em đã biết chọn từ, tìm từ. Bây giờ chúngta sẽ tập dùng từ để đặt thành 1 câu nói về ngườihoặc cảnh vật theo tranh
.- Treo tranh (1)Hãy tìm hiểu xem:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Trong tranh có những ai?
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
Tranh 2 tương tự tranh 1 
-Sau đó yêu cầu HS làm vào vở 
-Sau đó GV yêu cầu HS đọc những câu mình viết khoảng 2-3 HS các em HS còn lại GV sửa lỗi trong tập nhận xét về cách viết câu, lỗi chính tả
4.Củng cố-Dặn dò:
- Tên gọi của các vật, việc được gọi là từ. Ta dùng từ đặt thành câu trình bày 1 sự việc.
-Giáo dục tư tưởng.
-Học ôn bảng chữ cái.
5.Nhận xét tiết học
-Ổn định tổ chức
-Lắng nghe
-Quan sát 8 bức tranh lên bảng
-Đọc lại yêu cầu bài tập
-Chỉ và đọc các số tương ứng với các bức tranh
-Đó là trường học
-Hoa hồng 
-Lắng nghe
-Thảo luận nhóm đôi giải quyết bài tập 1
-Trình bày trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét .
-Đọc lại các từ tương ứng với các bức tranh
-Lắng nghe
-2HS đọc lại yêu cầu của bài tập
-Lắng nghe
-Quan sát trên vàn học của mình có những dụng cụ gì.
-Về hai đội thực hiện bài tập 2
-Kiểm tra lại kết quả
-Tranh vẽ Công viên, vườn hoa, vườntrường
- Các bạn học sinh
- Đang dạo chơi, ngắm hoa
-HS thực hiện viết câu vào vở
-Lắng nghe
Toán
SỐ HẠNG, TỔNG.
I.Mục tiêu: 
-Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.
-Củng cố về phép cộng các số cĩ 2 chữ số và giải tốn cĩ lời văn.
-Gọi tên , làm tính đúng, nhanh chính xác.
-Yêu thích học tốn.
IIChuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ + thẻ từ.
- Học sinh: bảng con, vở BT, nháp.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
PP: vấn đáp, luyện tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động(1’):
2.Kiểm tra bài cũ(1’):
3.Bài mới(30’):
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức.
- Giáo viên viết bảng 
21 + 36 = 57
 œ œ œ
Số hạng Số hạng Tổng
-Giáo viên chỉ vào từng số trong phép cộng và nêu.
21 gọi là số hạng.
36 gọi là số hạng.
57 gọi là Tổng.
-Đây là phép tính ngang, bài toán có thể được ghi bằng phép tính dọc như sau:
+
 21 ® Số hạng
 36® Số hạng
 59® Tổng.
-Trong phép cộng 21 + 36 = 57
57 gọi là tống.
21 + 36 cũng gọi là tổng vì 21 +36 có giá trị là 59.
-Em ghi 1 phép tính cộng khác rồi ghi kết quả thành phần và tên gọi hoặc giáo viên có thể cho một phép tính cộng nữa để làm ví dụ(Trường hợp 0+ với 1 số cần lưu ý hoặc 0+0=0)
Hoạt động 2:Luyện tập
Bài tập 1: Viết số thích hợp vào ô trống (Theo mẫu)
-GV phân tích mẫu: 12+5=17
+Xác định thành phần trong phép tính
+Muốn tìm tổng ta làm như thế nào?
+Em hãy nêu phép tính để tìm tổng?
GV Kết luận: Ta lấy hai số hạng cộng với nhau để tìm được tổng .
-GV cho HS làm bài vào sách giáo khoa 
-Tổ chức sửa bài
Số hạng
12
43
 5
65
Số hạng 
 5
26
22
 0
Tổng
17
69
27
65
Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng( theo mẫu), biết:
-GV phân tích mẫu;
+Xác định thành phần trong phép tính
+Phép tính thực hiện theo hàng gì?
+Nhắc lại cách thực hiện phép tính theo cột dọc .
-Gọi HS nêu cách viết, cách thực hiện phép tính 30 + 28 và 9 + 20
*GV lưu ý cho HS với phép tính 9 và 20 thì nên cho số hạng bé ở dưới để tránh HS nhầm lẫn
-GV cho HS làm bài vào tập
-GV tổ chức sửa bài gọi 3 em lên bảng làm bài
-GV nhận xét
Bài 3: Bài toán có lời giải
-Yêu cầu HS đọc lại bài toán
-GV tóm tắt cho HS bài toán:
Buổi sáng: 12 xe đạp
Buổi chiều: 20 xe đạp 
Tất cả: ....?..... xe đạp
-Hướng dẫn HS làm bài:
-Bài toán hỏi ta điều gì?
-Muốn tìm số xe đạp bán trong hai buổi ta thực hiện phép tính gì? Ta lấy gì cộng với gì?
-Ta ghi lời giải bài toán này như thế nào? HS phát biểu GV nhận xét nếu HS không biết thì GV yêu cầu bỏ chữ hỏi và bỏ chữ ban nhiêu .
-GV cho HS làm bài vào vở
-GV tổ chức sửa bài:
Số xe đạp cửa hàng bán được trong hai buồi là:
12+20=32( xe đạp) 
Đáp số: 12 xe đạp.
4. Củng cố dặn dò:
-Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”GV mời 1 HS nêu ra một phép tính cộng sau đó chỉ định bạn mình xác định các thành phần trong phép tính đó cứ như thế cho đến hết lớp
-Muốn tìm tổng ta làm thế nào?
-Cách thực hiện phép tính theo cột dọc
-Dặn dò xem lại bài chuẩn bị bài luyện tập trang 6
5.Nhận xét tiết học:
-Ổn định tổ chức
-Quan sát
-Lắng nghe
-HS ghi phép tính xác định thành phần ví dụ:24+16=40 , 24 và 16 là số hạng 40 là tổng hoặc 24+16
-12 và 5 là số hạng 17 là tổng
-Lấy số hạng cộng với số hạng
-Phép tính cộng 
-Làm bài vào sách 
-Sửa bài
-42 và 36 là số hạng, 78 là tổng
-Theo hàng dọc
-Viết số hạng thứ nhất rồi viết tiếp số hạng kia xuống dưới sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục, viết dấu 
+Kẻ gạch ngang. 
+Tính từ phải sang trái
- Viết 30 rồi viết 28 dưới 30 sao cho 8 thẳng cột với 0 và 2 thẳng 3. Viết dấu + và kẻ vạch ngang. 0 cộng 8 bằng 8, viết 8 thẳng hàng đơn vị, 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 thẳng hàng chục.
-HS làm bài 
-3 HS lên bảng làm bài
-Vài em đọc bài toán
-Theo dõi
-Hai buổi cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu xe đạp.
-Ta thực hiện phép tính cộng
-HS nêu lời giải
-Sửa bài 
-Ta lấy số hạng cộng với số hạng
-Nêu câu trả lời
Thủ công-Kỹ thuật
GẤP TÊN LỬA(Tiết 1-Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
-Biết cách gấp cái tên lửa. Gấp được cái tên lửa.
-Rèn luyện đôi tay khéo léo , gấp đẹp.
-Học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình.
II.CHUẨN BỊ:
-Giáo viên :Mẫu cái tên lửa được gấp bằng giấy thủ Quy trình gấp tên lửa.
-Học sinh: Giấy thủ cơng, giấy nháp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
Kiểm tra chuẩn bị dụng cụ.
2.Dạy bài mới: (30’)
a)Giới thiệu bài:GV cho HS xem hình ảnh tên lửa gấp bằng giấy cho HS quan sát.Cô cho các con xem một só hình ảnh tên lửa gấp bằng giấy các con có muốn gấp được tên lửa không? Để gấp được tên lửa cô và trò chúng ta cùng nhau tì hiểu qua bài học “Gấp tên lửa”
b)Hoạt động 1:Hướng dẫn HS quan sát nhận xét vật mẫu:
 Trực quan:
-Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu gấp tên lửa.
Hỏi đáp:
-Tên lửa có hình dáng như thế nào?
-Tên lửa gồm có mấy phần?
c)Hoạt động 2:Hướng dẫn HS gấp tên lửa
-Giáo viên mở dần mẫu gấp tên lửa rồi
gấp lại từng bước cho học sinh xem.
Hỏi đáp: Để gấp được tên lửa em làm qua mấy bước?
Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
-Giáo viên làm mẫu bước 1.(SNT/tr 192)
Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng.
- Muốn phóng tên lửa em cầm vào nếp gấp tên lửa. 2 cánh tên lửa ngang ra, phóng chếch lên không trung.
Hoạt động 3:Thực hành gấp tên lửa
-HS thực hành gấp tên lửa
-Theo dõi, uốn nắn.
Hoạt động 4:Trình bày sản phẩm
-Các nhóm gắn sản phẩm của mình vào giấy sau đó trình bày lên bảng
-Cho các nhóm nhận xét lẫn nhau theo tiêu chí GV đưa ra
-Lựa chọn nhóm có sản phẩm đẹp nhất
3.Củng cố: (5’):
-Em vừa tập gấp hình gì?
-Giáo dục tư tưởng cho HS 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: HS về nhà tập gấp lại cho thành thạo.
-Giấy thủ công, giấy nháp.
-Nhắc lại tựa bài
-Gấp tên lửa. 
-Qu

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_khoi_2_tuan_1_nam_hoc_2019_2020.docx
Giáo án liên quan