Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 4 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS hiểu thêm về từ đơn, từ phức. Từ đó biết phân biệt từ đơn, từ phức trong câu.
- HS tìm được từ đơn, từ ghép trong câu văn đoạn văn. Phân biệt được nghĩa một số từ đơn, từ phức.
- Ý thức học tập tự giác.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, 2, 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức? Cho ví dụ minh hoạ?
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : - GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài.
b. Thực hành:
Bài tập 1: Cho đoạn văn sau:
Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên.
Dùng dấu gạch chéo tách các từ trong câu ghép trên và xếp các từ tách được vào bảng sau.
vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên. Dùng dấu gạch chéo tách các từ trong câu ghép trên và xếp các từ tách được vào bảng sau. Từ đơn Từ phức - GV treo bảng phụ ghi đề bài lên bảng. Gọi HSTB đọc đoạn văn. - HS trao đổi theo cặp đôi yêu cầu của bài tập. - GV gọi 1 số HS lên tách câu thành các từ. - Gọi HS xếp các từ đã tách vào 2 cột từ đơn và từ ghép. GV, HS nhận xét. Bài tập 2: Gạch 1 gạch dưới từ đơn, 2 gạch dưới từ phức trong câu nói sau của Bác Hồ: Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta đựơc độc lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1HS nêu thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? HS vận dụng làm bài. - GV gọi HS lần lượt lên bảng làm bài. GV và HS nhận xét, chốt đáp án đúng. Bài tập 3: Khoanh tròn chữ cái trước câu có bộ phận gạch chân là một từ. Phân biệt nghĩa của các bộ phận gạch chân trong 2 câu sau. a) Cánh én dài hơn cánh chim sẻ. b) Mùa xuân đến, những cánh én lại bay về. - GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập. HS tự làm bài. - GV gọi lần lượt HS phát biểu ý kiến. GV, HS n. xét, chốt đáp án đúng. 3. Củng cố dặn dò: - 2 HS nêu lại khái niệm về từ đơn, từ phức. - GV nhận xét tiết học. TIẾNG VIỆT* Tập làm văn: Ôn tập văn viết thư I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS : - Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và bố cục thông thường của một bức thư . - Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi người thân, trao đổi thông tin, động viên bạn. Viết được một bức thư thể hiện tốt tình cảm của mình với người nhận thư. - Ý thức học tập tự giác II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ viết đề văn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc lại cấu tạo 3 phần của một bức thư - HS nêu mục đích của việc viết thư và nội dung từng phần của lá thư. - GV nhận xét. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học và ghi bảng tên bài. b. Hướng dẫn HS luyện tập: GV treo bảng phụ ghi đề bài lên bảng. Đề bài: 1 - Em có người bạn ở xa và đang bị ốm. Hãy viết thư cho bạn để thăm hỏi, động viên. 2 - Đã lâu em chưa có dịp về quê thăm ông bà. Em hãy viết thư thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em. - 2HS lần lượt đọc đề bài. - HS phân tích từng đề - GV kết hợp gạch chân từ quan trọng. - GV nhắc nhở HS chọn một trong hai đề để viết thư. - HS làm bài cá nhân vào vở. GV giúp đỡ HS còn lúng túng. - Một số HS đọc bức thư trước lớp. - GV cùng HS nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò: - 2, 3HS nêu lại cấu tạo 3 phần của một bức thư. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thiện bài làm nếu chưa hoàn thành. Ngày soạn : 12 - 9 - 2014 Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 9 năm 2014 Ngày soạn : 13 - 9 - 2014 Ngày giảng: Thứ tư ngày 17 tháng 9 năm 2014 KHOA HỌC Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - HS biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. Biết được để có sức khoẻ tốt phải cần phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. - Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: Cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi – ta- min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối. - GDHS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : (3’) + Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng và chất rau? (3HSTB) + Nêu vai trò của chất vi- ta- min, chất khoáng, chất xơ đối với cơ thể? ( HSK,G) - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu và ghi bảng tên bài. b. Các hoạt động (30’) * Hoạt động 1: Vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món? - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau: + Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động sống? + Để có sức khoẻ tốt chúng ta cần ăn như thế nào? + Vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món? - GV gọi lần lượt HS đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt đáp án đúng. - Gọi 2 HS đọc to mục bạn cần biết trang 17 – SGK. * Hoạt động 2: Nhóm thức ăn có trong một bữa ăn cân đối - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. - GV phát giấy và giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Yêu cầu HS quan sát thức ăn có trong hình minh hoạ trang 16 và tháp dinh dưỡng cân đối trang 17 để vẽ và tô màu các loại thức ăn nhóm chọn trong 1 bữa ăn. + Cử người đại diện trình bày tại nhóm mình lựa chọn loại thức ăn đó. + Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày trước lớp. + Các nhóm khác nhận xét - GV đặt câu hỏi: + Những nhóm thức ăn nào cần : ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít, ăn hạn chế? ( HSTB) GVKL: Một bữa ăn có nhiều loại thức ăn đủ nhóm: Bột đường, đạm, béo, Vi- ta- min, khoáng và chất xơ với tỉ lệ hợp lý như tháp dinh dưỡng cân đối chỉ dẫn là một bữa ăn cân đối. * Hoạt động 3: Trò chơi: “ Đi chợ” - GV giới thiệu trò chơi. - Hướng dẫn HS cách chơi. - HS chơi trò chơi theo nhóm. - GV gọi 1 số nhóm lên chơi trước lớp. - GV tuyên dương các nhóm thực hành trò chơi hay , tốt nhất. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - HSTB nhắc lại mục bạn cần biết - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? ĐẠO ĐỨC Bài 2: Vượt khó trong học tập ( Tiết 2) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - HS nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. Từ đó có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. - HS yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Thẻ xanh - đỏ ( HĐ3) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : (3’) + Khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì? ( HSK, G) - GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu và ghi bảng tên bài. b. Các hoạt động (30’) * Hoạt động 1: Gương sáng vượt khó - GV gọi 1 số HS kể về một số tấm gương vượt khó học tập xung quanh hoặc kể những câu chuyện về gương sáng học tập mà em biết. + Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì? ( HSTB) + Thế nào là vượt khó trong học tập? ( HSK,G) + Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì? ( HSK,G) * Hoạt động 2: Xử lí tình huống - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 , mỗi nhóm thảo luận giải quyết các tình huống sau: 1) Bố hứa với em nếu được điểm 10 em sẽ được đi chơi công viên. Nhưng bài kiểm tra, có 5 bài khó qúa em không thể làm được em sẽ làm gì? 2) Chẳng may hôm nay em đánh mất sách vở, đồ dùng học tập, em sẽ làm gì? 3) Nhà em ở xa trường, hôm nay trời mưa rất to, đường trơn, em sẽ làm gì? 4) Sáng nay em bị sốt, đau bụng, lại có giờ kiểm tra môn toán học kì, em sẽ làm gì? - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, giải thích cách xử lí. - GV chốt: Với mỗi khó khăn các em có những cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng để học tập được duy trì và đạt kết quả tốt. * Hoạt động 3: Trò chơi: “ Đúng - sai” - GV giới thiệu trò chơi. - Hướng dẫn HS cách chơi: Phát cho mỗi em 2 thẻ xanh, đỏ. GV lần lượt đưa ra các tình huống. HS giơ cao thẻ màu để đánh giá xem tình huống đó là đúng hay sai. Nếu đúng- HS giơ thẻ đỏ, nếu sai- HS giơ giấy xanh. - HS tiến hành chơi trò chơi. - GVnhận xét. * Hoạt động 4: Thực hành - GV yêu cầu HS đọc tình huống trong BT4 – SGK rồi thảo luận theo nhóm cách giải quyết. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét. - Gọi 1 số HS nhắc lại ghi nhớ – SGK. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - HSTB nhắc lại ghi nhớ - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Bày tỏ ý kiến. Ngày soạn : 16 – 9 - 2010 Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2010 TIẾNG VIỆT * Chính tả: Phân biệt ch/ tr I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Giúp HS phân biệt được các tiếng có phụ âm đầu ch/ tr - HS làm được các bài tập vận dụng. - HS có ý thức học tốt. II- ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ ( BT1, BT3). III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Kiểm tra bài cũ: 2' - GV gọi HS lên bảng viết các từ sau: chia sẻ, xót xa, mưa xuân, sắc xanh. - GV cùng HS nhận xét, GV cho điểm. 2- Bài mới: a- Giới thiệu bài:1' b- Luyện tập:36' Bài tập 1: Điền vào chỗ trống ch hay tr: a. nhà ... ọ b. cứu ... ợ c. đi..... ợ d. ... ụ cột e. điều ... ị g. chạm .... ổ - GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 1. - HS trao đổi theo cặp đôi yêu cầu của bài tập. - GV gọi lần lượt HS tiếp nối nhau lên điền âm đầu ch/ tr vào chỗ trống sao cho thích hợp. - GV, HS khác nhận xét. - 1HS đọc lại hai câu thơ, GV yêu cầu HS phát âm đúng các tiếng có âm đầu ch/tr. Bài tập 2: Những từ nào viết sai chính tả: a.che nứa b. che mưa c. chắc chắn d. bất chắc e. trở thành g. chở về h. chao liệng i. chao gửi. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi theo yêu cầu của bài tập. - GV gọi lần lượt HS nêu miệng kết quả. - GV , HS khác nhận xét. Bài tập 3: Điền tiếp vào chỗ trống 2 từ ngữ chứa tiếng cùng dòng: - trưng:............................................... - chưng:............................................. - trốc:................................................ - chốc:............................................... - GV ghi đầu bài lên bảng.1 HS nêu y/c của bài tập. - GV HDHSKT, TB làm bài. HSK,G tự làm bài. - Gọi HS lần lượt lên bảng chữa bài. GV, HS nhận xét. 3- Củng cố, dặn dò: 1' - GV nhận xét tiết học. Dặn HS vận dụng tốt kiến thức khi viết bài. KHOA HỌC Bài 8: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - HS biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể. - Nêu được ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm. - GDHS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : (3’) + Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món? (HSTB) + Thế nào là bữa ăn cân đối? ( HSTB) - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu và ghi bảng tên bài. b. Các hoạt động (30’) * Hoạt động 1: Trò chơi kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm. - GV tổ chức cho 2 đội chơi. Các thành viên trong mỗi đội chơi tiếp nối nhau lên bảng ghi tên của các món ăn chứa nhiều chất đạm. - Đội nào ghi đúng, ghi được nhiều món ăn thì đội đó thắng cuộc. * Hoạt động 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. - GV treo thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm lên bảng và yêu cầu HS đọc. - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4. - GV nêu nhiệm vụ của các nhóm: Nghiên cứu bảng thông tin vừa đọc, các hình minh họa trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Những món ăn nào vừa chứa chất đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật? + Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật? + Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá? - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. - GV cùng HS nhận xét. - Gọi HS đọc mục bạn cần biết. * Hoạt động 3: Cuộc thi tìm hiểu nhữg món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật. - GV tổ chức cho HS thi kể về các món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật . - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những HS kể được nhiều món ăn đúng yêu cầu. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - HSTB nhắc lại mục bạn cần biết - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau : Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn. LUYỆN VIẾT Bài:Tre Việt Nam I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - HS luyện viết "Ở đõu tre cũng xanh tươitre gần nhau thờm” trong bài Tre Việt Nam. - Rèn kĩ năng viết đúng kĩ thuật, đúng kiểu chữ đều đẹp. - HS cú ý thức rốn chữ viết đẹp. II- CÁCH TIẾN HÀNH: - HS mở SGK bài Tre Việt Nam- SGK- TV tập 1 trang 41. - GV đọc"Ở đõu tre cũng xanh tươitre gần nhau thờm” - HS theo dừi trong SGK. - HS tỡm những chữ viết hoa,chữ khú viết trong bài. - GV hướng dẫn HS cách viết các chữ viết hoa, chữ khó viết. - HS luyện viết ra giấy nhỏp. - HS thực hành viết vào vở. - GV quan sỏt, theo dừi, uốn nắn HS kịp thời. * GV nhận xột chung tiết học. TOÁN* HỆ THỐNG BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :Giúp HS: - Nắm chắc tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. So sánh, giải toán có lời văn liên quan đến chuyển đổi đơn vị đo khối lượng. - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng và thực hiện phép tính với số đo khối lượng. So sánh và giải đúng bài toán liên quan đến chuyển đổi đơn vị đo khối lượng. * HSKT: Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng. - GDHS yêu thích môn Toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’) - HSTB : Kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học. 2. Hệ thống bảng ĐV đo KL: ( 7ph) - HSK,G : Sắp xếp các đơn vị đo khối lượng đã học theo thứ tự từ lớn đến bé và nêu mqh giữa các đơn vị đo liền kề. - GV củng cố bảng ĐV đo KL. 3. Thực hành: ( 28’) Bài 1: GV treo bảng phụ - Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a. 8 yến = ..kg b. 7 yến 3 kg = kg c. 15 yến 6kg = kg 5 tạ = kg 4 tạ 3 yến = .kg 7 tạ 7 kg = .. kg - 1HSTB nêu y.cầu bài. 3HSTB làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở. - HSK,G nêu cách chuyển đổi từ ĐVđo KL yến, tạ, tấn sang đơn vị đo kg. - HS + GV nhận xét, chốt ý đúng. Bài 2: GV treo bảng phụ - Viết dấu > ; < ; = vào chỗ chấm a. 3 tấn 59 kg 3059 kg b, 9 tạ - 756 kg .1 tạ 4 yến 8 tạ 8 kg ..880 kg 475 kg x 8 3 tấn 80kg - 1HSTB nêu yêu cầu bài. - 3HSTB làm bài trên bảng phần a, 3HSK,G làm phần b. Cả lớp làm bài vào vở. - Một số HSK,G nêu cách so sánh từng cặp số đo. - HS + GV nhận xét, củng cố cho HS cách so sánh số đo đơn vị đo khối lượng. Bài 3: GV treo bảng phụ Năm nay nhà Lan thu hoạch được 2 tạ 16 kg đỗ và lạc, trong đó số ki- lô- gamlạc gấp ba lần số ki- lô- gam đỗ. Hỏi năm nay nhà Lan thu hoạch được mỗi loại bao nhiêu ki- lô- gam. - HSTB đọc bài. GVHDHS p. tích bài toán. 1HSK,G làm bài trên bảng. - HS + GV nhận xét, chốt kq’ đúng.( Đs: Đỗ: 162 kg ; Lạc : 54 kg) Bài 4: Có 1700 kg gạo đựng đều vào các bao, mỗi bao 50 kg gạo. Hỏi cần bao nhiêu bao để đựng hết 1700kg gạo ? - 1HSTB nêu yêu cầu bài. - GVHDHS p. tích bài toán.( GV gợi ý HS đổi 1700 kg = yến; 50 kg = yến) - 1HSK,G làm bài trên bảng. HS,GV nxét, chốt kq’ đúng. 3. Củng cố dặn dò: ( 2’) - HSTB nêu lại bảng đơn vị đo khối lượng. - HSK,G nêu mqh giữa đơn vị đo yến, tạ, tấn với đơn vị đo ki- lô- gam. TOÁN* Ôn: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên. Nhận biết được cách tìm tất cả các số có hai, ba c/số (BT3) và cách tìm số bé nhất, lớn nhất có tổng các c/số bằng 8 (BT4). - Rèn KN so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên. Nêu đúng cách tìm tất cả các số có hai, ba c/s (BT3) và cách tìm số bé nhất, lớn nhất có tổng các c/số bằng 8 (BT4). - HS yêu thích học toán. II. ĐỒ DÙNG: III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: - 2HS: Mỗi bạn tự viết trên bảng hai số, mỗi số có 7 c/s và so sánh hai số đó. - HS: Nêu cách so sánh từng cặp số bạn vừa viết trên bảng 2. Thực hành: Bài tập 1: a. Viết các số 375; 357 ; 9 529; 76 548 ; 843 267 ; 834 762 theo thứ tự từ bé đến lớn. b. Viết các số 4 803 624 ; 4 083 624 ; 4 830 246 ; 4 380 462 ; 3 864 420 theo thứ tự từ lớn đến bé. - 1HS nêu y.cầu bài. 2 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở. - HS nêu các cách so sánh và sắp xếp các số có nhiều chữ số. - GV, HS nhận xét, củng cố cho HS cách so sánh và sắp xếp các số có nhiều chữ số. Bài tập 2: Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm sao cho: a. 467 5..0 > 467 589 b. 783 52.. < 783 522 c. 846..57 > 846 910 > 846 9..5 d. 657 843 < 657..07< 657 90.. 467 589 - 1HS nêu y/c bài. HS khác nêu cách tìm c/số cần điền vào chỗ chấm. - 4 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở. GV, HS nhận xét. Bài tập 3: GV ghi đầu bài lên bảng Có bao nhiêu số có hai chữ số ? Có bao nhiêu số có ba chữ số ? - 1HS nêu yêu cầu bài. - HS lần lượt lên bảng làm bài phần a, mỗi em tìm những số có hai chữ số bắt đầu từ 10 đến 19; từ 20 đến 29; từ 30 đến 39;..đến 99. - HS nêu tất cả các số có hai chữ số và giải thích cách tìm. - 1HS làm trên bảng phần b.Cả lớp làm vào vở.GV chấm một số vở. - HS + GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài tập 4: a. Viết số bé nhất có ba chữ số và có tổng các chữ số đó bằng 8. b. Viết số lớn nhất có năm chữ số và có tổng các chữ số đó bằng 8. - 1HS nêu y/c bài. 2 HS làm bài trên bảng và giải thích cách tìm. - GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng. 3. Củng cố dặn dò: - 2HS nêu lại các cách so sánh các STN. - GV nhận xét tiết học. TẬP ĐỌC Một người chính trực I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài. - Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. HS trả lời được các câu hỏi trong SGK. - GDHS luôn trung thực, biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn : Một hôm........Trần Trung Tá để luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ : (3’) - 2HSTB đọc bài Người ăn xin - 1HSK,G nêu nội dung bài - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a . Giới thiệu bài : (5’) - HS quan sát tranh vẽ SGK tr. 35 nêu nội dung tranh. - GV giới thiệu chủ điểm : Măng mọc thẳng - GV giới thiệu tên bài học và ghi bảng. b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. (15’) *Luyện đọc - GV Gọi 1, 2HS khá - giỏi đọc bài, cả lớp đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS chia đoạn : + Đoạn 1:Từ đầu.Lý Cao Tông. + Đoạn 2 : .....Tô Hiến Thành được. + Đoạn 3 : còn lại - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài: + Lần 1 : HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cách đọc. + Lần 2: HS đọc, GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. + Lần 3 : HS đọc, GV theo dõi, uốn nắn cho HS cách đọc. - 1HS K,G đọc cả bài. - GV đọc mẫu cả bài. *Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm đoạn 1 TLCH: + Đoạn 1 kể về chuyện gì? (HSTB) + Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?(HSTB) - GV cùng HS nhận xét bổ sung. - 1, 2 HSK,G nêu ý đoạn 1. - GVcủng cố ghi bảng ý 1: lòng chính trực của Tô Hiến Thành. - HS đọc thầm đoạn 2 + 3 TLCH: + Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông? ( HSTB) + Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?( HSTB) + Vì sao nhân dân ca ngợi những gười chính trực như ông Tô Hiến Thành? ( HSK,G) - GV cùng HS nhận xét, bổ sung. - 1, 2 HSK,G nêu ý đoạn 2 và đoạn 3. - GV củng cố, ghi bảng ý 2: Sự thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành. - 1, 2HSK,G rút ra nội dung bài học (ý 2 mục I ) - GV nhận xét và ghi bảng đại ý. - 2HSTB nhắc lại đại ý. c. Luyện đọc diễn cảm (16’) - GV treo bảng phụ ghi nội dung đoạn văn luyện đọc. - GV đọc mẫu đoạn văn. - HSTB nêu chỗ ngắt nghỉ giữa các cụm từ; HSK,G nêu các từ ngữ cần nhấn giọng - GV kết hợp gạch chân. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm theo đoạn, cả bài. - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những bạn đọc tốt. 3. Củng cố, dặn dò (2’) - 1, 2 HSTB nêu lại nội dung bài học . - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Tre Việt Nam TIẾNG VIỆT* Luyện đọc: Một người chính trực I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Củng cố ND, ý nghĩa bài Một người chính trực - Rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm, thể hiện đúng tình cảm, thái độ của các nhân vật. - GDHS luôn trung thực, biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: ( 3 ph ) - Giờ tập đọc sáng nay chúng ta học bài gì? 2. Dạy bài mới: ( 34 ph ) a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học. b, HD luyện đọc: - 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm. - 4 HSTB nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (lần1). - GV theo dõi kết hợp sửa lỗi nếu có em phát âm sai. - HSKG: T
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2014_2015_nguy.doc