Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI ( khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

+ HS: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ ( Tốc độ trên 75 tiếng/phút )

- Hiểu ND chính của từng đoạn, ND của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

- GDHS học tập tích cực, tự giác.

II. ĐỒ DÙNG:

 - 18 phiếu bốc thăm ghi tên các bài TĐ - HTL từ tuần 1 đến tuần 9 (ghi rõ YC)

- 3 bảng nhóm kẻ sẵn ND BT2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1.Kiểm tra bài cũ:

- 2HS đọc nối tiếp bài Điều ước của vua Mi - đát

- HS đọc diễn cảm cả bài và nêu nội dung bài. GV nhận xét.

2. Bài mới:

a . Giới thiệu bài:

GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

 

doc34 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đi qua điểm A và một đường thẳng đi qua điểm B)
	A.	B.
Bài 3: 
	Từ điểm A cho trước hãy dựng HCN ABCD có chiều dài 5cm và chiều rộng 3cm.	
A.
3. Củng cố, dặn dò:
 	 - Nhắc lại thế nào là hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song? Cách vẽ HCN?.
 	 - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.	
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 24 - 10 - 2014
 Ngày soạn: Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014
TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì I( Tiết 5 )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI ( khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Đọc diễn cảm được đoạn văn (kịch, thơ) đã học; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học.
+ HS: Đọc diễn cảm được đoạn văn ( Thơ, kịch ) đã học; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học.
- Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học. 
- GDHS học tập tích cực, tự giác.
II. ĐỒ DÙNG:
- 18 phiếu bốc thăm ghi tên các bài TĐ - HTL từ tuần 1 - tuần 9 (ghi rõ YC) 
- Bảng phụ chép sẵn ND bài tập 3 và 3bảng nhóm kẻ sẵn ND BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ:
- 2HS đọc nối tiếp bài Điều ước của vua Mi - đát
- HS đọc diễn cảm cả bài và nêu nội dung bài. GV nhận xét.
2. Bài mới: 
 a . Giới thiệu bài: 
	 - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 
 b. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài tập 1: Kiểm tra tập đọc và HTL 
- GV nêu yêu cầu và cách thức kiểm tra: HS lần lượt lên bốc phiếu và thực hiện YC ghi trong phiếu.
- HS bốc thăm chọn bài, chuẩn bị 2 phút rồi đọc bài kết hợp TLCH. 
- GV nhận xét trước lớp.
Bài tập 2 : - 1HS nêu YC bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm bàn, thống kê các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ và nêu tên bài, thể loại, nội dung chính, giọng đọc của mỗi bài và ghi vào VBTTV tr. 67. (GV phát bảng nhóm cho 3 nhóm để ghi ND BT2 )
- Đdiện 3 nhóm gắn bảng nhóm lên bảng và lần lượt trình bày trước lớp. 
- Nhóm khác nx, bổ sung.
Bài tập 3 : - GV treo bảng phụ. 1HS nêu YC bài tập .
	- GV HDHS hoàn thành bài tập tương tự như BT2.
	- HS nêu n xét về từng nhân vật trong mỗi truyện kể vừa thống kê.
	- HS + GV nx, chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1, 2 HS nêu lại nội dung một số bài TĐ- HTL thuộc chủ đề Trên đôi cánh ước mơ 
 - GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị cho ôn tập tiết 6.
---------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Ôn tập:Danh từ, động từ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	 - Tiếp tục củng cố cho HS kiến thức về danh từ, động từ.
 - Xác định được danh từ, động từ trong đoạn văn, đoạn thơ, viết được đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng động từ. 
- Ý thức học tập tự giác
II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS nhắc lại thế nào là danh từ ; thế nào là động từ, cho ví dụ.
- GV nhận xét. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học và ghi bảng tên bài.
b. HDHS luyện tập:
Bài tập 1: Gạch 1 gạch dưới động từ, 2 gạch dưới danh từ có trong đoạn thơ sau:
 " Tiếng gà .... Rửa mặt" 
- HS nhắc lại thế nào là danh từ, thế nào là động từ .
- HS tự làm bài vào vở. GV gọi lần lượt HS lên bảng gạch dưới các danh từ, động từ có trong bài. GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài tập 2: Cho dãy các từ sau: Bạn, hải âu, chiến dịch, chiến đấu, biển, yêu, tổ quốc, bảo vệ, bộ đội, dân tộc.Hãy chia các từ sau thành 2 loại danh từ và động từ.
- HS tự làm bài. GV gọi lần lượt HS nêu kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài tập 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu có từ kỉ niệm là danh từ:
Kỉ niệm ấy tôi không bao giờ quên.
Trước khi chia tay bạn ấy đã kỉ niệm tôi một món quà nhỏ.
- HS trao đổi theo cặp đôi yêu cầu của bài tập.
- GV gọi HS phát biểu ý kiến. GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài tập 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về những việc em đã làm trong ngày chủ nhật, trong đó có sử dụng các động từ. Gạch dưới các động từ có trong bài.
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. HS tự làm bài.
- GV gọi một số HS đọc bài làm, nêu các động từ có trong bài.
- GV cùng HS khác nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS vận dụng tốt các kiến thức vào luyện tập viết văn.
--------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 48: Ôn tập:Tìm hai số
khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Củng cố cho HS cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- HS có kĩ năng giải các bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS nhắc lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Lấy ví dụ minh hoạ.
- GV nhận xét.
2. Thực hành:
Bài tập 1: Một hình chữ nhật có hiệu hai cạnh liên tiếp là 11 cm và tổng của chúng là 29 cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đã cho.
- HS tự phân tích đề toán, xác định dạng toán.
- HS tự làm bài, GV gọi HS lên bảng làm bài. GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 2: Tìm hai số chẵn liên tiếp có tổng bằng 30.
-1 HS đọc đề toán, phân tích đề toán.
- 1 HS xác định tổng, hiệu của 2 số. ( Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị. Vậy hiệu của 2 số bằng 2. Tổng của 2 số là 30)
- 1 HS lên bảng chữa bài. Dưới lớp làm vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài tập 3: Tìm hai số lẻ liên tiếp có tổng bằng 48.
- HS đọc đề toán, phân tích đề toán, xác định dạng toán.
- 1HS lên bảng làm bài, dưói lớp làm vào vở.
- GV cùng HS chữa bài.
- 1HS nêu diểm khác giữa BT1 với BT2, 3 ( BT1 cho biết tổng và hiệu; bài tập 2,3 mới cho biết tổng , hiệu bị ẩn muốn tìm hai số phải tìm hiệu trước.)
GV lưu ý cho HS: Trong trường hợp bài toán ẩn tổng hoặc hiệu thì trước tiên ta phải tìm tổng hoặc hiệu trước rồi mới tìm hai số.
Bài tập 4: Hai thùng đựng dầu có tất cả 116 lít . Nếu chuyển 6 lít từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì lượng dầu ở hai thùng bằng nhau. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?
- GV gợi ý HS: + Khi chuyển 6 lít dầu ở thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì tổng số dầu ở hai thùng có thay đổi không? 
 + Khi chuyển 6 lít dầu ở thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì số dầu ở hai thùng bằng nhau. Vậy thùng thứ nhất hơn thùng thứ hai bao nhiêu lít dầu? ( 6 x 2 = 12 lít)
- HS tự làm bài. 1 HS lên bảng trình bày.
- GV cùng HS khác nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài tập 5: Hùng và Dũng có tất cả 46 viên bi . Nếu Hùng cho Dũng 5 viên bi thì số bi của hai bạn bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi? 
- HS thực hiện tương tự bài trên.
GV lưu ý cho HS: Tổng của hai số không thay đổi khi thêm vào số hạng này và bớt đi ở số hạng kia cùng môt số đơn vị.
Bài tập 6: Một hình chữ nhật có có chu vi 120m. Nếu tăng chiều rộng thêm 5m và bớt chiều dài đi 5m thì mảnh đất hình chữ nhật đó trở thành mảnh đất hình vuông. Tính chiều dài , chiều rộng của mảnh đất.
- 1 HS đọc đề toán, phân tích đề.
- 1 HS xác định tổng, hiệu của chiều dài và chiều rộng.
- HS tự làm bài. GV gọi 1 HS trình bày trên bảng.
- Gọi HS khác nhận xét, GV chốt đáp số đúng.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn tập thêm về dạng toán trên.
Bài tập 7: An và Bình có tất cả 120 viên bi. Nếu An cho Bình 20 viên thì Bình có nhiều hơn An 16 viên. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi? 
Bài tập 8: Hai kho gạo có 155 tấn nếu thêm vào kho thứ nhất 8 tấn và kho thứ hai 17 tấn thì số gạo ở mỗi kho bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi kho có bao nhiêu tấn gạo? 
---------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
 Ôn tập: Con người và sức khoẻ (Tiết 2)
I. Môc ®Ých yªu cÇu: Tiếp tục:
	- Củng cố, hệ thống các kiến thức về: Sự trao đổi chất của con người với môi trường. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. Cách phòng tránh một số các bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
	- HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống hàng ngày.
	- Tuyên truyền cho mọi ngời những điều đã học được, yêu thích môn học 
ii. ®å dïng:
- Các tranh ảnh, mô hình (các rau quả, con giống bằng nhựa) vật thật về các loại thức ăn.
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu các loại chất dinh dưỡng có trong thức ăn? Nêu các bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng? Cách phòng tránh?
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài 
 b. HD tìm hiểu bài:
Hoạt động 3: Trò chơi chọn thức ăn hợp lí?
* Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc lựa chọn thức ăn hàng ngày.
* Cách thức tiến hành:
	- Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
	+ GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Các em sử dụng những thực phẩm mang đến, những tranh ảnh, mô hình về thức ăn sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon và bổ.
	- Bước 2: Làm việc theo nhóm
Các nhóm HS làm việc theo gợi ý trên. Nếu có nhiều thực phẩm, HS có thể làm thêm các bữa ăn khác.
	- Bước 3: Làm việc cả lớp
	+ Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình. HS nhóm khác nhận xét.
	+ GV cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
	+ GV yêu cầu HS về nói lại với cha mẹ và ngời lớn trong nhà những gì đã học 
được qua hoạt động này.
 Hoạt động 4: Thực hành: Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí
* Mục tiêu: Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
* Cách thức tiến hành:
- Làm việc cá nhân: HS làm việc cá nhân như đã HD ở mục Thực hành trang 40 SGK.
- Một HS trình bày sản phẩm của mình trước cả lớp.
- GV dặn HS về nhà nói với bố, mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chỗ thuận tiện, dễ đọc.
3. Củng cố dặn dò 
	- Nhắc lại các loại chất dinh dưỡng có trong thức ăn? Nêu các bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng? Cách phòng tránh?
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau Nước có tính chất gì?
---------------------------------------------------------
CHIỀU:
LUYỆN VIẾT
Luyện viết bài 10
i. môc ®Ých yªu cÇu:
 - HS viết đúng, đều, đẹp bài 9: Mưa xuân (Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.10).
	- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm. 
	- HS yêu thích môn học. HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. §å dïng: 
III . Ho¹t ®éng d¹y vµ häc: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- GV kiểm tra sách vở của HS
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài:
 b, HDHS luyện viết:
- GV đọc mẫu. Treo bảng phụ chép sẵn ND đoạn thơ.
- HS đọc thầm lại bài.
	+ HS: Nêu nội dung của đoạn thơ? (Tả cảnh mưa mùa xuân)
	+ HS: Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? (qua chiều, nhỏ giọt, lòng rung, sa, sáng ra,)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
	+ GV đọc từng từ ngữ.
	+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV nhận xét một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV liên hệ thực tế, giáo dục HS và nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
 	 Thành phố Đà Lạt
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết được vị trí địa lí, một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt. 
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt về khí hậu, phong cảnh, các loại rau và hoa...
 Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ( lược đồ )
 Giải thích vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh và xác lập được mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất: nằm trên cao nguyên cao - khí hậu mát mẻ, trong lành, trồng được nhiều loài hoa, quả, rau xứ lạnh, phát triển du lịch.
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG:	
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ( HĐ1)
- Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt - ( HĐ2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.Kiểm tra bài cũ :
 + HS: Kể tên một số con số con sông lớn được bắt nguồn từ Tây Nguyên và giải thích vì sao sông ở Tây Nguyên có nhiều thác ghềnh.
	+ HS: Nêu vai trò của rừng với đời sống của người dân ở Tây Nguyên, nguyên nhân rừng bị tàn phá và cách khôi phục rừng.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Các hoạt động:
	 Hoạt động1: Làm việc cá nhân
- HS qs h1 bài 5 sgk tr. 82 và các tranh, ảnh mục 1 sgk tr. 94 TLCH sau:
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? 
+ Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét ? 
+ Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào? 
+ Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt ? 
- Một số HS trình bày trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung
 - GV treo bản đồ và yêu cầu HS chỉ trên bản đồ vị trí thành phố Đà Lạt. GV nhận xét, kết luận: Nằm ở độ cao trên 1500 mét nên khí hậu ở Đà Lạt mát mẻ quanh năm. Ở đây có rất nhiều phong cảnh đẹp như thác Cam Li, hồ Xuân Hương, rừng thông xanh tốt quanh năm.. 
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV y/c HS đọc thầm mục 2, kết hợp qs lược đồ hình 3 sgk tr. 95 thảo luận TLCH:
+ Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
+ Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt ? Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch? 
	- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp - GV kết hợp ghi bảng ý chính.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận : Ở Đà Lạt khí hậu mát mẻ quanh năm lại là nơi có nhiều phong cảnh thiên nhiên thơ mộng nên Đà Lạt là thành phố du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở nước ta.
 - GV cho HS quan sát tranh, ảnh về một số công trình phục vụ cho du lịch, nghỉ mát của thành phố Đà Lạt..
Hoạt động 3 : Làm việc theo cặp
- HS qs hình 4 và đọc mục 3 sgk tr. 95 thảo luận TLCH:
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, quả và rau xanh ?
	+  Kể tên một số loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt? 
+ Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh?
 + Hoa và rau ở Đà Lạt có giá trị như thế nào ?
	- Đại diện một số nhóm trả lời trước lớp.
 - HS giải thích vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh và xác lập được mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận : Nằm trên cao nguyên cao - khí hậu mát mẻ, trong lành nên ở Đà Lạt trồng được nhiều loài hoa, quả, rau xứ lạnh, phát triển du lịch.
	- HS hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về khí hậu, phong cảnh,.ở Đà Lạt.
- GV ghi bảng : Ghi nhớ (SGK tr. 96)
- 2 HS nhắc lại ND ghi nhớ.
 3. Củng cố, dặn dò :
	- 1, 2 HS nhắc lại n.dung ghi nhớ. 
 - GV nx tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. 
----------------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ
Kiểm điểm tình hình học tập trong tuần
GDHS theo chủ điểm : nhớ ơn thầy cô
I. MỤC TIÊU:
	- Tiếp tục GDHS theo chủ điểm tháng 11: Nhớ ơn thầy cô. 
	- HS kiểm điểm về tình hình học tập của lớp trong tuần.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới.
 - Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, tự giác, tích cực trong mọi HĐ.
II. TIẾN HÀNH:
1- Ổn định tổ chức: - Lớp hát 1, 2 bài.
2- Kiểm điểm tình hình học tập của lớp trong tuần :
* Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt:
- Tổ trưởng báo cáo tình hình học tập của các bạn trong tổ ở tuần qua.
- Lớp phó học tập nhận xét chung về tình hình học tập của các bạn trong lớp.
- Ý kiến của các thành viên trong lớp.
- GV nhận xét chung ưu, khuyết điểm của HS trong tuần, nhắc nhở các em học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ của người học sinh. 
* Phương hướng tuần tới:
	 - Tiếp tục hưởng ứng tích cực phong trào thi đua chào mừng ngày NGVN 20 - 11
	 - Tiếp tục thực hiện tốt các nề nếp, nội quy, quy định của nhà trờng. 
- Duy trì tốt mọi nề nếp ra vào lớp, học tập tích cực, tự giác.
- Truy bài nghiêm túc, thể dục đều, vệ sinh sạch sẽ,.
- Chú trọng giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
3- Sinh hoạt văn nghệ 
TOÁN
Tiết 49 : Nhân với số có một chữ số
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích không quá sáu chữ số).
	- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích không quá sáu chữ số).
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS lên bảng tự lấy ví dụ và thực hiện phép nhân số có 4; 5 chữ số với số 5 hoặc số 6
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Hình thành kiến thức:
* Ví dụ 1: - GV ghi bảng phép nhân: 241324 x 2 = ?
- HS nhận xét về số chữ số trong từng thừa số của phép nhân
- HS lên bảng đặt tính và thực hiện. Cả lớp làm vào vở nháp.
- 1HS nhắc lại cách nhân – GV kết hợp ghi bảng. 
	- HS nhận xét k.quả của mỗi lần nhân và nêu: Phép x không có nhớ
* Ví dụ 2: - GV ghi bảng phép nhân: 136204 x 4 = ?
- GVHDHS thực hiện phép nhân tương tự như ví dụ 1.
	- HS nhận xét kết quả của mỗi lần nhân và nêu: Phép nhân có nhớ
	- HS nhắc lại cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số.
c. Thực hành:
Bài tập 1: - 1HS nêu y/cầu bài tập. 4HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở.
 - GV, HS nxét, chốt kquả đúng. HSTB nêu các phép x có nhớ, không có nhớ.
Bài tập 2: ( Nếu còn thời gian) 
- 1HS nêu yêu cầu của bài - GV kết hợp kẻ ND bài tập lên bảng.
	- 4HS lên bảng tính giá trị biểu thức 201634 x m.
- GV nhận xét, chốt kq’ đúng.
Bài tập 3: (phần a) 1HS nêu yêu cầu bài tập 
 - 2HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở( HS làm xong làm thêm phần b).
- HS nêu lại thứ tự thực hiện từng biểu thức
- GV cùng HS nhận xét, chốt kq’ đúng.
Bài tập 4: ( Nếu còn thời gian) 
- 1HS đọc nội dung bài tập. GVHDHS phân tích bài toán.
	- 1HS lên bảng làm bài. GV nhận xét, chốt kq’ đúng.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép nhân số số có nhiều chữ số với số có một chữ số. GV nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau: Tính chất giao hoán của phép nhân. 
 Ngày soạn : 26 – 10 - 2012
 Ngày soạn: Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2012
TIẾNG VIỆT
	 Ôn tập giữa học kì I(Tiết 4 )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc cả chủ điểm đã học( Thương người như thể thương thân, măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ). Củng cố về tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Tìm được các từ ngữ theo chủ điểm đã học. Nêu đúng tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 
- GDHS học tập tích cực, tự giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	- 3 Bảng nhóm kẻ sẵn ND BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ :(3’):
- HSTB nêu quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam, tên riêng nước ngoài.
- HSK,G nêu tác dụng và lấy ví dụ minh họa của dấu ngoặc kép, dấu hai chấm
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
 a . Giới thiệu bài : (1’) 
	- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 
 b. Hướng dẫn HS ôn tập: (34’)
 Bài tập 1: GV treo bảng phụ
- 1HSTB nêu YC bài tập.
- GV tổ chức cho HS thi tìm từ theo tổ: Trong thời gian một phút từng thành viên của tổ lần lượt ghi lên bảng một từ thuộc các chủ điểm theo yêu cầu của bài. Tổ nào ghi được nhiều từ đúng và nhanh nhất tổ đó chiến thắng.
- HS tham gia thi viết từ.
- GV cùng HS kiểm tra kết quả và tuyên dương tổ thắng cuộc 
 Bài tập 2 : 
- 1HSTB nêu YC bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm bàn tìm các câu thành ngữ, tục ngữ đã học thuộc mỗi chủ điểm nêu ở bài 1.
- HS tự đặt câu với câu thành ngữ vừa tìm được vào vở
- Đ.diện một số nhóm nêu trước lớp câu TN hoặc tục ngữ tìm được.
- HSK,G đọc câu văn vừa đặt và giải nghĩa câu thành ngữ, tục ngữ đó. 
- Nhóm khác nx, bổ sung.
Bài tập 3 : 
- 1HSTB nêu YC bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm bàn hoàn thành yêu cầu của bài và ghi vào VBTTV tr. 66. (GV phát bảng nhóm cho 3 nhóm để ghi ND BT3 )
- Đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày trước lớp. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- 1, 2 HSTB nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị cho ôn tập tiết 5. 
 Ngày soạn : 25- 10 - 2013
 Ngày soạn: Thứ năm ngày 31 tháng 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc