Giáo án môn Toán lớp 4 - Tuần 2

 I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:

 - Củng cố về đọc, viết các số có sáu chữ số.

 - Làm được bài tập 1, 2, 3 ( a, b, c ), 4 (a, b ).Dành cho HS khá giỏi làm hết bài 4.

 - GD: Có ý thức trong học tập. Biết vận dụng kiến thức vào trong thực tế.

II. Đồ dùng dạy- học:

III. Hoạt động dạy- học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 

doc13 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán lớp 4 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chính là cách viết các số có 6 chữ số. Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp.
 *Giới thiệu cách đọc số 432 516
 -GV: Bạn nào có thể đọc được số 432516 ?
 -Nếu HS đọc đúng, GV khẳng định lại cách đọc đó và cho cả lớp đọc. Nếu HS đọc chưa đúng GV giới thiệu cách đọc: Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu.
 -GV hỏi: Cách đọc số 432516 và số 32516 có gì giống và khác nhau.
 -GV viết lên bảng các số 12357 và 312357; 
81759 và 381759; 32876 và 632876 yêu cầu HS đọc các số trên.
 d. Luyện lập, thực hành :
 Bài 1
 -GV gắn các thẻ ghi số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để biểu diễn số 313214, số 523453 và yêu cầu HS đọc, viết số này.
 -GV nhận xét, có thể gắn thêm một vài số khác cho HS đọc, viết số. Hoặc có thể yêu cầu HS tự lấy ví dụ, đọc số, viết số và gắn các thẻ số biểu diễn số.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS tự làm bài (Nếu HS kém GV có thể hướng dẫn để HS thấy cột thứ nhất trong bảng là Viết số, các cột từ thứ hai đến thứ 7 là số trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị của số, cột thứ tám ghi cách đọc số. )
 -GV gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc các số trong bài cho HS kia viết số.
 -GV hỏi thêm HS về cấu tạo thập phân của các số trong bài. Ví dụ: Số nào gồm 8 trăm 8 nghìn, 3 chục nghìn, 7 trăm, 5 chục, 3 đơn vị ?
 Bài 3
 -GV viết các số trong bài tập (hoặc các số có sáu chữ số khác) lên bảng, sau đó chỉ số bất kì và gọi HS đọc số.
 -GV nhận xét.
 Bài 4(a,b)
 -GV tổ chức thi viết chính tả toán, GV đọc từng số trong bài (hoặc các số khác ) và yêu cầu HS viết số theo lời đọc.
 -GV chấm, chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau: Luyện tập (tr 10)
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
VD: x + 875 = 9936 x : 3 = 1532
 x = 9936 – 875 x = 1532 x 3
 x = 9061 x = 4596
-HS nghe.
-Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
+10 đơn vị bằng 1 chục. (1 chục bằng 10 đơn vị.)
+10 chục bằng 1 trăm. (1 trăm bằng 10 chục.)
+10 trăm bằng 1 nghìn. (1 nghìn bằng 10 trăm.)
+10 nghìn bằng 1 chục nghìn. (1 chục nghìn bằng 10 nghìn.)
+10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn. (1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn.)
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào bảng con: 100000.
-6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
-HS quan sát bảng số.
-Có 4 trăm nghìn.
-Có 3 chục nghìn.
-Có 2 nghìn.
-Có 5 trăm.
-Có 1 chục.
-Có 6 đơn vị.
-HS lên bảng viết số theo yêu cầu.
-2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào giấy nháp (hoặc bảng con): 432516.
-Số 432516 có 6 chữ số.
-Ta bắt đầu viết từ trái sang phải: Ta viết theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp: hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
-1 đến 2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS đọc lại số 432516.
-Khác nhau ở cách đọc phần nghìn, số 432516 có bốn trăm ba mươi hai nghìn, còn số 32516 chỉ có ba mươi hai nghìn, giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết.
-HS đọc từng cặp số.
-1 HS lên bảng đọc, viết số. HS viết số vào VBT:
 a) 313241
 b) 523453
-HS tự làm bài vào vở nháp, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. (HS có thể dùng bút chì để làm vào SGK)
-HS nêu: Tám trăm ba mươi hai nghìn bảy trăm năm mươi ba và lên bảng viết 832753.
-HS lần lượt đọc số trước lớp, mỗi HS đọc từ 3 đến 4 số. 
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở chấm. Yêu cầu viết số theo đúng thứ tự GV đọc, hết số này đến số khác.
- HS khá giỏi làm câu a, b, c, d.
-HS cả lớp.
Bổ sung 
§7 LUYỆN TẬP
 I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: 
 - Củng cố về đọc, viết các số có sáu chữ số.
 - Làm được bài tập 1, 2, 3 ( a, b, c ), 4 (a, b ).Dành cho HS khá giỏi làm hết bài 4.
 - GD: Có ý thức trong học tập. Biết vận dụng kiến thức vào trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy- học: 
III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng làm các bài tập 4 tiết trước đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV:Giờ học toán hôm nay các em sẽ luyện tập về đọc viết các số có sáu chữ số.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1
 -GV kẻ sẵn nội dung bài tập lên bảng và yêu cầu 1 HS làm bài trên bảng, các HS khác dùng bút chì làm bài vào SGK.
 Bài 2a
 -GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau lần lượt đọc các số trong bài cho nhau nghe, sau đó gọi 4 HS đọc trước lớp.
 -GV yêu cầu HS làm bài phần b.
 -GV có thể hỏi thêm về các chữ số ở các hàng khác. Ví dụ:
 -Chữ số hàng đơn vị của số 65243 là chữ số nào ?
 -Chữ số 7 ở số 762543 thuộc hàng nào ? 
 Bài 3: (a, b, c )
 -GV yêu cầu HS tự viết số vào vở.GV chấm bài chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 4: (a, b). HS khá, giỏi làm a, b, c, d, e
 -GV yêu cầu HS tự điền số vào các dãy số, sau đó cho HS đọc từng dãy số trước lớp.
 -GV cho HS nhận xét về các đặc điểm của các dãy số trong bài.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm lại bài tập trên, chuẩn bị sau: Hàng và lớp.
-3 HS lên bảng làm bài, HS khác nhận xét. 
VD: a. 63115; b. 723936; c. 943103; d. 863372
-HS nghe.
-HS làm bài theo yêu cầu.
-Thực hiện đọc các số: 2453, 65243, 762543, 53620.
-4 HS lần lượt trả lời trước lớp:
Chữ số 5 ở số 2453 thuộc hàng chục, ở số 
65243 thuộc hàng nghìn, ở số 762543 thuộc hàng trăm, ở số 53620 thuộc hàng chục nghìn.
+Là chữ số 3.
+Thuộc hàng trăm nghìn.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
VD: a. 4300; b. 24316; c. 24301.
-HS làm bài và nhận xét:
a) Dãy các số tròn trăm nghìn
b) Dãy các số tròn chục nghìn.
c) Dãy các số tròn trăm.
d) Dãy các số tròn chục.
e) Dãy các số tự nhiên liên tiếp.
-HS cả lớp.
Bổ sung 
§8 HÀNG VÀ LỚP
I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: 
 -Biết được các hàng trong lớp đơn vị gồm 3 hàng là: đơn vị, chục, trăm; lớp nghìn gồm 3 hàng là: nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.( BT1)
 - Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số.( BT2)
 - Biết viết số thành tổng theo hàng.( BT3).
 - Dành cho HS khá, giỏi BT4,5.
 -HS có ý thức học tập tốt, vận dụng kiến thức trong thực tiễn. 
II.Đồ dùng dạy- học: 
 -Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có sáu chữ số như phần bài học SGK:
Số
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
 GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột).
III.Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập3 và kiểm tra VBT về nhà của HS.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: GV ghi đề 
 b.Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn: 
 -GV: Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn ?
 -GV giới thiệu: Các hàng này được xếp vào các lớp. Lớp đơn vị gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
 -GV hỏi: Lớp đơn vị gồm mấy hàng, đó là những hàng nào ?
 -Lớp nghìn gồm mấy hàng, đó là những hàng nào ?
 -GV viết số 321 vào cột số và yêu cầu HS đọc.
 -GV gọi 1 HS lên bảng và yêu cầu: hãy viết các chữ số của số 321 vào các cột ghi hàng.
 -GV làm tương tự với các số: 654000, 654321.
 -GV hỏi: Nêu các chữ số ở các hàng của số 321.
 -Nêu các chữ số ở các hàng của số 65 000.
 -Nêu các chữ số ở các hàng của số 654321.
c.Luyện tập, thực hành:
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS nêu nội dung của các cột trong bảng số của bài tập.
 -Hãy đọc số ở dòng thứ nhất.
 -Hãy viết số năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
 -Nêu các chữ số ở các hàng của số 54312.
 -Yêu cầu HS viết các chữ số của số 54312 vào cột thích hợp trong bảng.
 -Số 54312 có những chữ số hàng nào thuộc lớp nghìn ?
 -Các chữ số còn lại thuộc lớp gì ?
 -GV yêu cầu HS làm tiếp bài tập.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 -Có thể hỏi thêm về các lớp của các số:
 +Lớp nghìn của số 45213 gồm những chữ số 
nào ?
 +Lớp đơn vị của số 654300 gồm những chữ số nào ?
 Bài 2a
 -GV gọi 1 HS lên bảng và đọc cho HS viết các số trong bài tập, sau đó hỏi:
 +Trong số 46307, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào ?
 +Trong số 56032, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào ?
 +GV hỏi tương tự với các số còn lại.
 -GV có thể hỏi thêm. Ví dụ:
 +Trong các số trên, số nào có chữ số 6 ở hàng chục nghìn ?
 +Những số nào có chữ số hàng đơn vị là 7 ? 
Bài 2b
 -GV yêu cầu HS đọc bảng thống kê trong bài tập 2b và hỏi: Dòng thứ nhất cho biết gì ? Dòng thứ hai cho biết gì ?
 -GV viết lên bảng số 38753 và yêu cầu HS đọc số.
 -Trong số 38753, chữ số 7 thuộc hàng nào, lớp nào ?
 -Vậy giá trị của chữ số 7 trong số 38753 là bao nhiêu ?
 -GV nêu lại: Vì chữ số 7 thuộc hàng trăm nên giá trị của chữ số 7 là 700.
 -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3: Cho HS làm vở chấm
 -GV viết lên bảng số 52314 và hỏi: Số 52314 gồm mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
 -Hãy viết số 52314 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
 -GV nhận xét cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS cả lớp làm các phần còn lại của bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4 (Dành cho HS khá, giỏi )
 -GV lần lượt đọc từng số trong bài cho HS viết số.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 5 ( Dành cho HS khá, giỏi ) 
 -GV viết lên bảng số 823573 và yêu cầu HS đọc số đó.
 -GV hỏi: Lớp nghìn của số 823573 gồm những chữ số nào ?
 -GV nhận xét và yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm lại bài tập trên và chuẩn bị bài sau: So sánh các số có nhiều chữ số.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
VD: 180715; 307421; 999999, ...
-HS nghe.
-HS nêu: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
-Gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
-Gồm ba hàng đó là hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
-Ba trăm hai mươi mốt.
-HS viết số 1 vào cột đơn vị, số 2 vào cột chục, số 3 vào cột trăm.
-HS: Số 321 có chữ số 1 ở hàng đơn vị, chữ số 2 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm.
-Số 654000 có chữ số 0 ở các hàng đơn vị, chục, trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn, chữ số 6 ở hàng trăm nghìn.
-Số 654321 có chữ số 1 ở hàng đơn vị, chữ số 2 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn, chữ số 6 ở hàng trăm nghìn.
-Bảng có các cột: Đọc số, viết số, các lớp, hàng của số.
-HS đọc: Năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
-1 HS lên bảng viết 54312
-Số 54312 có chữ số 2 ở hàng đơn vị, chữ số 1 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn.
-1 HS lên bảng viết, cả lớp nhận xét và theo dõi.
-Chữ số 5 hàng chục nghìn và 4 hàng nghìn thuộc lớp nghìn.
-Lớp đơn vị.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở nháp
-HS nêu.
-1 HS đọc cho 1 HS khác viết các số 46307, 
56032, 123517, 305804, 960783.
+Trong số 46307 chữ số 3 ở hàng trăm, lớp đơn vị.
+Trong số 56032 chữ số 3 ở hàng chục, lớp đơn vị.
+HS trả lời.
+Số 960783 có chữ số 6 ở hàng chục nghìn.
+Có hai số có chữ số hàng đơn vị là 7 đó là số 46307 và số 123517.
-Dòng thứ nhất nêu các số, dòng thứ hai nêu giá trị của chữ số 7 trong từng số của dòng trên.
-HS đọc: Ba mươi tám nghìn bảy trăm năm mươi ba.
-Thuộc hàng trăm, lớp đơn vị.
-Là 700.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
-Số 52314 gồm 5 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 4 đơn vị.
-1 HS lên viết.
52314 = 50000 + 2000 + 300 + 10 + 4
-1 HS lên bảng làm bài, Hs cả lớp làm bài vào vở.
-HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-HS đọc: tám trăm hai mươi ba nghìn năm trăm bảy mươi ba.
-HS: Lớp nghìn của số 823573 gồm các chữ số 8, 2, 3.
-HS làm bài vào VBT, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi và kiểm tra.
-HS cả lớp.
Bổ sung 
§9 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I.Mục đích , yêu cầu: 
 -Giúp HS: 
 -Biết so sánh các số có nhiều chữ số.
 -Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 6 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 -Xác định được số bé nhất, số lớn nhất có ba chữ số, số bé nhất, lớn nhất có sáu chữ số ở bài tập 4 ( Dành cho học sinh khá giỏi). 
-GD: HS có ý thức học tốt toán, biết vận dụng vào thực tiễn.
II.Đồ dùng dạy - học: 
III.Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 3.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết cách so sánh các số có nhiều chữ số với nhau.
 b.Hướng dẫn so sánh các số có nhiều chữ số :
 *So sánh các số có số chữ số khác nhau
 -GV viết lên bảng các số 99578 và số 100000 yêu cầu HS so sánh 2 số này với nhau
 -Vì sao ?
 -Vậy khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta thấy số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
 *So sánh các số có số chữ số bằng nhau
 -GV viết lên bảng số 693251 và số 693500, yêu cầu HS đọc và so sánh hai số này với nhau.
 -Nếu HS so sánh đúng, GV yêu cầu HS nêu cách so sánh của mình. Sau đó hướng dẫn HS cách so sánh như phần bài học của SGK đã hướng dẫn:
 +Hãy so sánh số chữ số của 693251 với 
693500.
 +Hãy so sánh các chữ số ở cùng hàng của hai số với nhau theo thứ tự từ trái sang phải.
 +Hai số có hàng trăm nghìn như thế nào ?
+Ta so sánh tiếp đến hàng nào ?
 +Hàng chục nghìn bằng nhau, vậy ta phải so sánh đến hàng gì ?
 +Khi đó ta so sánh tiếp đến hàng nào ?
 -Vậy ta có thể rút ra điều gì về kết quả so sánh hai số này ?
 -Bạn nào có thể nêu kết quả so sánh này theo cách khác ?
 -Vậy khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, chúng ta làm như thế nào ?
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
	9999 < 10000	653211 = 653211
	99999 < 100000	43256 < 432510
	726585 > 557652	845713 < 854713
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của một số HS.
 -GV yêu cầu HS giải thích cách điền dấu ở 2 đến 3 trường hợp trong bài. Ví dụ:
 +Tại sao 43256 < 432510 ?
 +Tại sao 845713 < 854713 ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 -GV hỏi:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Muốn tìm được số lớn nhất trong các số đã cho chúng ta phải làm gì ?
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV hỏi:Số nào là số lớn nhất trong các số: 59876, 651321, 499873, 902011,vì sao?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì ?
 -GV yêu cầu HS so sánh và tự sắp xếp các số. HS làm vào vở chấm.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4 (Dành cho học sinh khá giỏi)
 -GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 4.
 -GV yêu cầu HS làm vào vở nháp.
 -Số có ba chữ số lớn nhất là số nào ? Vì sao ?
 -Số có ba chữ số bé nhất là số nào ? Vì sao ?
 -Số có sáu chữ số lớn nhất là số nào ? Vì sao ?
 -Số có sáu chữ số bé nhất là số nào ? Vì sao ?
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm lại bài tập trên.Chuẩn bị bài triệu và lớp triệu. 
-HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-99578 nhỏ hơn 10 000
-Vì 99578 chỉ có 5 chữ số còn 100000 có 6 chữ số.
-HS nhắc lại kết luận.
-HS đọc hai số và nêu kết quả so sánh của mình.
+Hai số cùng là các số có 6 chữ số.
+Là 6.
+So sánh đến hàng chục nghìn. Hàng chục nghìn đều bằng 9.
+Đến hàng nghìn, hai số cùng có hàng nghìn
 là 3.
+So sánh tiếp đến hàng trăm nghìn thì được 
2 < 5.
-Vậy 693251 < 693500.
-693500 > 693 251.
-Khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau ta cần:
+So sánh số các chữ số của hai số với nhau, số nào có nhiều chữ số hơn, thì số đó lớn hơn và ngược lại.
+Hai số có cùng số chữ số thì ta so sánh các cặp chữ số ở cùng hàng với nhau, lần lượt từ trái sang phải. Nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo.
-So sánh số và điền dấu , = thích hợp vào chỗ trống.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS nhận xét.
+Vì 43256 có năm chữ số còn 432510 có sáu chữ số.
+Vì hai số cùng có sáu chữ số. So sánh đến các cặp số cùng hàng thì ta thấy hai số cùng có hàng trăm nghìn là 8, so sánh tiếp đến hàng chục nghìn thì có 4 < 5 nên 845713 < 854713.
-Tìm số lớn nhất trong các số đã cho.
-Phải so sánh các số với nhau.
-HS chép lại các số rồi khoanh tròn vào số lớn nhất.
-Số 902011 là số lớn nhất trong các số đó vì:
+Trong các số đã cho, số 59876 là số duy nhất có 5 chữ số nên nó là số bé nhất. Các số còn lại có 6 chữ số.
+So sánh hàng trăm nghìn của các số còn lại thì có 9 > 6 > 4
+Vậy số 902011 có hàng trăm nghìn lớn nhất nên là số lớn nhất.
-Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn.
-Phải so sánh các số với nhau.
-1 HS lên bảng ghi dãy số mình sắp xếp được, các HS khác viết vào vở.
Sắp xếp theo thứ tự: 2467, 28092, 932018, 943567
-HS đọc bài.
-Là số 999. Vì tất cả các số có ba chữ số khác đều nhỏ hơn 999.
-Là số 100, vì tất cả các số có ba chữ số khác đều lớn hơn số 100.
-Số có sáu chữ số lớn nhất là số 999999, vì tất cả các số có sáu chữ số khác đều bé hơn 
999999.
-Số có sáu chữ số bé nhất là số 100000, vì tất cả các số có sáu chữ số khác đều lớn hơn 
100000.
-HS cả lớp.
Bổ sung 
§10 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I.Mục đích, yêu cầu: 
 - Giúp HS:
 -Biết được lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu.
 -Biết đọc, viết các số tròn triệu.
 -Củng cố về lớp đơn vị, lớp nghìn, thứ tự các số có nhiều chữ số, giá trị của chữ số theo hàng.(Dành cho HS khá giỏi).
 -GD HS học tốt toán, biết vận dung vào trong thực tế. 
II.Đồ dùng dạy - học: 
 -Bảng các lớp, hàng kẻ sẵn trên bảng phụ:
Đọc số
Viết số
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm Nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
III.Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 9.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các hàng, lớp lớn hơn các hàng lớp đã học.
 b.Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu: 
 -GV hỏi: hãy kể các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
 -Hãy kể tên các lớp đã học.
 -GV yêu cầu HS cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn.
-GV giới thiệu: 10 trăm nghìn còn được gọi là 1 triệu.
 -GV hỏi: 1 triệu bằng mấy trăm nghìn ?
 -Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? 
 -Bạn nào có thể viết số 10 triệu ?
 -Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
 -GV giới thiệu: 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu.
 -GV: Bạn nào có thể viết được số 10 chục triệu?
-GV giới thiệu: 10 chục triệu còn được gọi là 100 triệu.
 -1 trăm triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ?
 -GV giới thiệu: Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu.
 -Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào ?
 -Kể tên các hàng lớp đã học.
 c.Các số tròn chục triệu từ 1000000 đến 
10000000 (bài tập 1) :
 -GV hỏi: 1 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu ?
 -2 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu ?
 -GV: Bạn nào có thể đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu ?
 -Bạn nào có thể viết các số trên ?
 -GV chỉ các số trên không theo thứ tự cho HS đọc.
 d.Các số tròn chục triệu từ 10000000 đến 100000000 (bài tập 2)
 -1 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu triệu ?
 -2 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu triệu ?
 -Hãy đếm thêm 1 chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu.
 -1 chục triệu còn gọi là gì ?
 -2 chục triệu còn gọi là gì ?
 -Hãy đọc các số từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu theo cách khác.
 -Bạn nào có thể viết các số từ 10 triệu đến 100 triệu ?

File đính kèm:

  • doctoan 4_t2.doc