Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 12 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Viết đúng chữ hoa H (1 dòng), N, V (1 dòng); viết tên riêng: Hàm Nghi (1 dòng), và câu: Hải Vân bát ngát. đúng trong vịnh Hàn. (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

- Có kĩ năng viết đúng, đẹp, nối chữ đúng quy định.

- Có ý thức giữ gìn VS - CĐ.

II/ĐỒ DÙNG: - GV: chữ mẫu viết hoa H, N, V

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 1 HS nêu cấu tạo chữ hoa G, 1 HS nêu cách viết chữ hoa G.

- HS viết bảng con: Ghềnh Ráng -> Lớp, GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Trực tiêp

b. Các hoạt động:

*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con.

+ Luyện viết chữ hoa H, N, V.

 

doc34 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 12 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS làm việc theo nhóm đôi, kết hợp quan sát tranh minh hoạ gợi ý lời giải câu đố, ghi lời giải vào bảng con.
 - Lớp giơ bảng - GV nhận xét, chốt lời giải: trâu, trầu, trấu.
3. Củng cố- Dặn dò:
 - 1 HS nhắc lại bài học.
- 1 HS nhắc lại cách trình bày một bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương
TOÁN
Tiết 57: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - HS biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
 - Vận dụng để giải BT có liên quan. Làm được BT 1, 2, 3. HS làm nhanh làm thêm BT4.
 - GDHS yêu thích môn toán.
II/ ĐỒ DÙNG:
- GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS lên bảng giải bài 4 trang 56 - lớp làm vào vở nháp.
- HS - GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức. 
. GV chiếu lên màn hình. GV giới thiệu bài toán:
 . Đoạn thẳng AB dài 6dm, đoạn thẳng CD dài 2dm. Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?
 - 2 HS đọc BT -> GV đính 2 đoạn thẳng bằng băng giấy lên bảng.
 - GV thao tác: Chiếu đoạn thẳng CD lên đoạn thẳng AB lần lượt từ trái sang phải.
 - HS quan sát, nhận xét: Đoạn thẳng AB dài gấp 3 lần đoạn thẳng CD.
 (?) Muốn biết độ dài đoạn thẳng AB gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng CD ta làm thế nào? 
- Thực hiện phép tính chia : 6 : 2 = 3 - >1 HS lên giải, lớp làm vào nháp.
Bài giải :
Độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài doạn thẳng CD số lần là :
6 : 2 = 3 ( lần )
Đáp số : 3 lần
* Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé . 
-> Vậy muốn so sánh gấp mấy lần số bé ta làm thế nào ?  Ta lấy số lớn chia cho số bé
*Hoạt động 2: Thực hành.
 Bài 1(57):
- GV chiếu lên màn hình, 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- 1 HS nêu cách làm:
 + Bước 1: Đếm số hình tròn màu xanh, màu trắng.
 + Bước 2: So sánh số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng.
- HS trả lời miệng. -> GV chốt lại cách so sánh.
Bài 2(57): 
- 1 HS đọc BT. 
- Muốn so sánh số 20 gấp mấy lần số 5 ta thực hiện phép tính nào ?
-> Phép tính chia : 20 : 5 = 4 ( lần ) 
- Lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp, GV nhận xét (GV lưu ý HS viết câu lời giải).
Bài giải :
Số cây cam gấp số cây cau số lần là :
20 : 5 = 4 ( lần )
Đáp số : 4 lần
- HS- GV nhận xét
-Bài toán thuộc dạng toán gì?so sánh số lớn gấp mấy lần số bé .
 Bài 3(57): - Làm tương tự bài 2. HS lên bảng chữa bài.
- Lớp, GV nhận xét. GV chốt lại cách làm.
Bài 4(57): (HS làm thêm nếu còn thời gian).
- HS giải BT vào vở.- >2 HS chữa bài. HS khác, GV nhận xét, chốt KQ đúng.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học. 
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
________________________________________________________________
	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 23: Phòng cháy khi ở nhà
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Nêu được 1 số thiệt hại do cháy gây ra.
- Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.
- Giáo dục HS có ý thức phòng cháy ở mọi nơi, mọi lúc.
GDKNS:
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, xử lí thông tin về các vụ cháy.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phóng cháy khi đun nấu ở nhà.
-Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy): Tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách.
II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
 Sưu tầm 1 số mẩu tin về hoả hoạn.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy kể những người trong họ nội, họ ngoại của em.
- Gia đình em gồm mấy thế hệ? Đó là những thế hệ nào?
- HS - GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra.
+ Mục tiêu: Xác định được một số vật dễ cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. Nói được thiệt hại do cháy gây ra.
+ Cách tiến hành: 
. Bước 1: Làm việc theo cặp.- >GV yêu cầu HS làm việc theo cặp
- HS QS hình 1, 2 (44, 45) để trả lời các câu hỏi sau: 
	 Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
	 Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?
	 Điều gì xảy ra nếu can dàu hoả hoặc đống củi khô bị bắt lửa?
- GV đi đến từng bàn giúp đỡ các em trao đổi
. Bước 2: Đại diện một số cặp lên trình bày trớc lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GVLH một số vụ cháy nhà, chợ ở quê để các em thấy được thiệt hại do cháy gây ra.
*Hoạt động 2: Thảo luận 
+ Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận xa tầm tay trẻ em.
+ Cách tiến hành:
. Bước 1: Động não
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn?
- HS lần lượt nêu một số vật dễ cháy hiện đang có trong nhà mình và nơi cất giữ chúng, theo các em là chưa an toàn.
. Bước 2: HS thảo luận theo nhóm đôi về nguyên nhân dễ gây đến hoả hoạn ở nhà.
. Bước 3: Đại diện một số nhóm đôi trình bày.
- GV kết luận về cách phòng cháy khi ở nhà .
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.
- GV liên hệ: Em hãy kể một số vụ cháy mà em biết?
 Em đã làm được những gì để phòng cháy khi ở nhà?...
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Buổi chiều:
	TIẾNG VIỆT *
Ôn TLV: Tập viết thư và phong bì thư
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cách viết thư và phong bì thư.
- Có kĩ năng thực hành viết thư và phong bì thư cho người thân. 
- Có tình cảm đối với người thân của mình. 
II/ ĐỒ DÙNG:
GV: Bức thư, một phong bì thư
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - HS nêu các phần của một lá thư?
 - Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt đông 1. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: 
- GV chép lên bảng đề bài:
- Dựa theo mẫu viết thư đã học . Em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân của mình. 
- GV gợi ý cho HS một số lưu ý sau: 
 + Ghi dòng đầu thư( nơi gửi, ngày, tháng, năm) 
 + Ghi lời xưng hô với người nhận thư.
 + Gh nội dung thư.
 + Ghi lời cuối thư.
- HS dựa vào gợi ý để thực hành viết thư.
- GV quan sát hướng dẫn HS từng bước.
- HS viết một bức thư.
- Gọi một số HS đọc nội dung bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét. 
* Bài 2: 
- Làm phong bì thư.
- 2 HS nhắc lại cách làm phong bì thư.
- GV hướng dẫn HS tự làm phong bì thư.
- HS tự viết vào phần thong tin ( Người gửi- Người nhận)
3. Củng cố- Dặn dò: 
- HS nói lại cách viết thư và làm phong bì thư. 
- GV nhận xét tiết học.
 TOÁN*
Ôn luyện : Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS cách đặt tính và tính nhân số có ba chữ số có ba chữ số với số có một chữ số. 
- Củng cố kỹ năng thực hành giải toán có phép nhân.
- HS có ý thức tính toán cẩn thận, chính xác khi học toán. 
II/ ĐỒ DÙNG: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ- 2 HS đặt tính rồi tính: 34 x 2; 78 x4.
- HS- GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thực hành
Bài 1: Tính: 
 381
x
 2
 628
x
 4
 241
x
 2
 445
x
 2
 341
x
 2
- HS dưới lớp làm bài. 5 HS lên bảng thực hiện phép tính.
- HS, GV nhận xét.
- GV củng cố cho HS cách thực hiện nhân số có ba chữ số với số có 1 chữ số.
*Bài 2: Đặt tính rồi tính:
 181 x 5 318 x 7 752 x 4 800 x 5
- HS đọc yêu cầu BT. 4 HS lên bảng. -> HS dưới lớp làm vở. HS, GV chữa bài.
- GV củng cố cho HS cách đặt tính rồi tính nhân số có ba chữ số với số có 1
*Bài 3: Mỗi chuyến bay chở được 200 người. Hỏi 5 chuyến máy bay như thế chở được bao nhiêu người?
- HS đọc yêu cầu BT. GV h/d HS cách làm. - HS tự làm bài sau đó GV chữa bài.
*Bài 4: Tìm x:
 	X : 5 = 102 X : 7 = 107
- HS đọc yêu cầu BT. HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
- HS, GV nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Gọi 2 HS nhắc lại các bước nhân số có ba chữ số với số có một chữ sô.
 - GV nhận xét tiết học. 
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Bài 3: Em là người thân thiện (Tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc thân thiện với mọi người.
- HS biết cách tạo thiện cảm với người khác.
- Giáo dục HS biết trân trọng và tầm quan trọng của việc thân thiện với bạn bè, người thân
II/ ĐỒ DÙNG:
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ: 
- Em đã nêu thời gian biểu mà mình đã lập.
- Việc lập thời gian biểu mang cho em lợi ích gì?
- HS nêu miệng.-> HS, GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu câu hỏi?
+ Em đã bao giờ thân thiện với một ai đó chưa? -> Dạ! rồi
+ Việc thân thiện đó là gì?
+ Để làm quen người bạn mới, em đã tươi cười rồi bắt chuyện với bạn,
+ Em đã khen ngợi bạn khi được cô giáo khen
Các em đã biết được một số việc làm thân thiện với người khác, để xem ngoài những việc các em đã kể trên thì để trở thành một người thân thiện còn có những việc làm nào nửa, thì hôm nay, lớp chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: Em là người thân thiện
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Lợi ích của việc thân thiện
a. Mục tiêu: HS biết được lợi ích của việc thân thiện với mọi người.
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc truyện: Lớp trưởng thân thiện
GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
1) Vì sao các bạn trong lớp bầu chọn Trung làm lớp trưởng mà không chọn Thảo?
-> Vì bạn trung thì vừa học giỏi, vừa vui vẻ, hòa đồng. Trung còn giúp các bạn học yếu hơn tiến bộ trong học tập.
Ngược lại với Trung thì Thảo là người học giỏi nhưng lại kiêu căng, không thân thiện với các bạn trong lớp.
2) Vì sao em cần thân thiện với mọi người xung quanh.
-> Em cần thân thiện với mọi người xung quanh vì chỉ có như vậy thì em mới được bạn bè, mọi người tin yêu.
- HS thảo luận nhóm và đại diện trả lời:
- Đại diện các nhóm trả lời.
- GV nhận xét và kết luận: Để được mọi người yêu quý, kính trọng, thương yêu, Thì các em cần phải luôn thân thiện với mọi người xung quanh mình.
*Hoạt động 2: Thể hiện sự thân thiện
a.Mục tiêu: HS nhận biết được các hoạt động thể hiện sự thân thiện.
b. Cách tiến hành:
GV hỏi:
µHành động mà em cho là thể hiện sự thân thiện với mọi người là:
HS trả lời:
þ Tươi cười
þ Giúp đỡ
þ Chơi với bạn
þ Làm quen với bạn mới
þ Khen ngợi, động viên bạn
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Để trở thành một người thân thiện em cần làm những việc như đã nêu trên.
Hoạt động 3: Bày tỏ
a. Mục tiêu: HS biết cách kể lại những việc mình đã làm thể hiện sự thân thiện
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc đề: Ghi lại những việc em đã làm thể hiện sự thân thiện với những người xung quanh.
1) Em đã quạt cho bà ngủ trưa.
2) Khi gặp bài toán khó, em hiểu cách làm và đã hướng dẫn cho bạn Huy
3) Em đã giúp một em nhỏ qua đường
4) Em đã phụ mẹ trông em
5) Em cùng các bạn chơi trò nhảy dây rất vui
6) Em hát cho các bạn nghe.
- Khi em thể hiện sự thân thiện, thái độ của mọi người đối với em như thế nào? -> Khi em thể hiện sự thân thiện, mọi người càng yêu thương và quý trọng em hơn.
- GV cho HS làm việc cá nhân. - >HS làm việc cá nhân.
- HS nêu miệng trước lớp.-> HS NX, GV NX.
- GV nhận xét và kết luận: Các em đã biết làm rất nhiều các việc thể hiện sự thiện cảm. Vậy, từ nay các em hãy dựa vào đó và làm theo. Chắc chắn các em sẽ nhận được nhiều tình cảm từ mọi ngưởi.
Hoạt động 4: Lịch sự với người nước ngoài.
a.Mục tiêu: HS biết được cách thể hiện sự thân thiện với người nước ngoài.
b. Cách tiến hành:
GV hỏi:
µThể hiện sự thân thiện đối với người nước ngoài đến địa phương em du lịch:
HS trả lời:
þ Cười và vẫy tay chào
þ Chào hỏi và giúp chỉ đường
þ Giúp phiên dịch. 
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Các em không những thể cần hiện sự thân thiện với mọi người xung quanh, mà còn phải thể hiện sự thân thiện với cả những người khách nước ngoài .
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Em hãy kể lại một số việc làm thể hiện sự thân thiện mà em đã từng làm.
- GV nhận xét tiết học.
 Ngày soạn : 2/ 11/2016
 Ngày dạy:Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2016
Buổi sáng:
	TẬP ĐỌC
Cảnh đẹp non sông
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ.
 - Biết các địa danh trong bài qua chú thích. Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. Thuộc 2- 3 câu ca dao trong bài. HS thuộc cả bài thơ.
- Tự hào về các cảnh đẹp có trên đất nước, từ đó biết giữ gìn và bảo vệ các cảnh đẹp đó.
II/ĐỒ DÙNG: - GV: Tranh một số cảnh đẹp trên đất nước ta.
 	 Máy tính, màn hình ti vi, bài giảng trình chiếu Powerpoint.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:- 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Nắng phương nam
- Tại sao các bạn nhỏ lại chọn cành mai làm quà Tết cho Vân? 
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?-> Lớp, GV n/x.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
. GV đọc mẫu, nêu cách đọc. 
. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng dòng thơ:- >HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ đến hết bài.
- GV phát hiện từ sai sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Đọc từng đoạn trước lớp:- >HS nối tiếp nhau đọc 6 câu ca dao của bài.
- GV hdẫn cách đọc, kết hợp ngắt nghỉ hơi trên bảng phụ và giải nghĩa 1 số từ khó trong bài: Tô Thị, Tam Thanh, Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Báivà giới thiệu cảnh đẹp.
+ Đọc đoạn trong nhóm, thi đọc giữa các nhóm. Lớp n/x, bình chọn.
+ Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm các câu ca dao.
- GV nêu câu hỏi 1 (98): + Kể tên những vùng trong mỗi câu ca dao ?
HS đọc thầm và trả lời: + Lạng Sơn, Hà Nội, Nghệ An, Hà tĩnh Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai , Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp. 
- GV bổ sung: 6 câu ca dao trên nói về cảnh đẹp của 3 miền Bắc, Trung, Nam trên
đất nước ta. Câu 1, 2 nói về cảnh đẹp ở miền Bắc, câu 3, 4 nói về cảnh đẹp ở miền
Trung, câu 5, 6 nói về cảnh đẹp ở miền Nam.
- GV nêu câu hỏi 2+3 (98): HS trả lời.
+ Mỗi vùng của đất nước ta có cảnh đẹp gì? -> Ở Lạng Sơn: có phố Kì Lừa, có nàng Tô Thị... ; Hà Nội: có Hồ Tây ....
+ Theo em, ai đã tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?-> Do cha ông ta gây dựng và giữ gìn cho non sông ngày càng đẹp hơn. 
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn HS học thuộc 6 câu ca dao.-> HS thuộc 2 - 3 câu trong bài.
- HS thi đọc thuộc bài trước lớp.
- Lớp, GV nhận xét tuyên dương các nhóm đọc.
3. Củng cố- dặn dò: 
	- 1 HS nhắc lại tên bài học.
 - Bài vừa học giúp em hiểu điều gì? 
 - GV LH: Em hãy nêu 1 số cảnh đẹp của đất nước mà em biết?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
___________________________________________________________________
	TOÁN
Tiết 58: Luyện tập
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Biết thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần.
- Vận dụng giải bài toán có lời văn. Làm được BT 1, 2, 3, 4.
 - HS có ý thức học tập tốt.
II/ ĐỒ DÙNG: 
- GV: Bảng phụ kẻ NDBT 4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 2 HS đọc bảng nhân 8.
 - Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào? 
 - Lớp, GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số lớn gấp mấylần số bé.
- HS trả lời từng câu hỏi :
a/ 18 : 6 = 3 lần ; 18 m gấp 3 lần 6m 
b/ 36 : 5 = 7 lần ; 35 kg gấp 7lần 5 kg
- GV củng cố lại nội dung bài tập.
Bài 2:
- 2 HS đọc đề toán, xác định dạng toán.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- GV thu 1 số bài, nhận xét, rút kinh nghiệm từng bài.
Bài giải :
Số bò gấp số trâu số lần là :
20 : 4 = 5 (lần )
 Đ/ S : 5 lần
-GV củng cố dạng toán.
 Bài 3:
- 1 HS đọc đề bài, xác định dạng toán giải bằng 2 phép tính.
- GV tóm tắt bài toán, đặt câu hỏi phân tích dề bài.
- HS giải vào vở.
- GV thu 1 số bài và nhận xét. 
- HS nêu bài làm trên bảng.
- HS- GV nhận xét, chốt kết quả.
Bài giải :
Số ki – lô- gam cà chua thửa ruộng thứ hai thu hoạch là: 
 127 x 3 = 381 (kg )
Số ki- lô- gam cà chua cả 2 thửa ruộng thu hoạch được: 
 127 + 381 = 508 ( kg)
 Đ/ S : 508 kg cà chua.
- GV củng cố dạng toán giải bằng hai phép tính.
Bài 4:
- 1 HS nêu yêu cầu, GV treo bảng phụ hướng dẫn mẫu: 
- 1 HS đọc cột đầu tiên của bảng.
- Muốn tính số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào? 
- Vài HS lên bảng làm bài.
- Lớp, GV nhận xét, chốt KQ đúng.
3. Củng cố- Dặn dò:
 - 1 HS nhắc lại tên bài học. 
 - GV hệ thống lại nội dung bài tập.
 - So sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào? 
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
_______________________________________________________________
Ngày soạn : 2/ 11/2016
 Ngày dạy:Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2016
Buổi sáng:
	CHÍNH TẢ 
Nghe - viết: Cảnh đẹp non sông
I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nghe viết chính xác 4 câu ca dao cuối bài: Cảnh đẹp non sông. Viết tiếng chứa âm đầu tr/ ch.
- Trình bày đúng câu thơ theo thể thơ lục bát, thể song thất, viết đúng các tiếng có chứa âm đầu tr/ ch.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II/ĐỒ DÙNG: 
- GV: Bảng phụ viết bài tập 2a HĐ2).
- HS: Vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS viết các từ có vần oóc.
- HS viết bảng lớp và giấy nháp.
- GV nhận xét và sửa sai.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
. Hướng dẫn chuẩn bị:
- HS đọc 4 câu ca dao, lớp theo dõi SGK.
- GV hướng dẫn chính tả: 
	+ Bài chính tả có những tên riêng nào? 
	+ Ba câu ca dao thể lục bát trình bày như thế nào? 
	+ Câu ca dao viết theo thể 7 chữ trình bày như thế nào? 
. Viết từ khó:
- HS tự đọc đoạn văn tìm từ khó viết ra nháp, bảng lớp: quanh quanh, non xan, nghìn trùng, sừng sững, lóng lánh.
- GV nhận xét HS viết.
. Viết bài:
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết.
. Đánh giá, nhận xét, chữa bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
- GV thu 5 - 7 bài nhận xét từng bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
 - GV treo bảng phụ đã chép nội dung bài tập 2a.
 - 2 HS đọc yêu cầu bài tập, HS làm bài cá nhân.
 - GV gọi HS lên chữa bài.
 - HS - GV nhận xét bài làm, chốt lại câu đúng. 
 - 2 HS đọc lại bài đã làm.
3. Củng cố-Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.
 - 2 HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể thơ lục bát, song thất.
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
__________________________________________________________________	
	TOÁN
Tiết 59: Bảng chia 8
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Dựa vào nhân 8 để lập bảng chia 8, thực hành làm bài trong bảng chia 8.
- Học thuộc bảng chia 8 và vận dụng vào làm tính và giải toán.
- Biết hợp tác trong học tập và yêu thích môn toán.
II /ĐỒ DÙNG: - GV: Bộ đồ dùng biểu diễn.
 - HS: Bộ đồ dùng thực hành.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc xuôi bảng nhân 8, HS đọc ngược bảng nhân 8.
- Bài 3(58): 1 HS làm bảng lớp, cả lớp theo dõi.
- GV chữa bài, củng cố dạng toán về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng chia 8.
- GV yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn.
- HS lấy trong bộ đồ dùng 1 tấm bìa có 8 chấm tròn.
- 8 chấm tròn lấy một lần được mấy? Viết thành phép nhân nào? 
- GV Lấy 8 tấm tròn chia theo các nhóm, mỗi nhóm có 8 chấm tròn thì được mấy
nhóm? Viết thành phép tính nào? 
- Tương tự GV cho HS lấy 2,3 tấm bìa và hỏi tương tự.
- Lập bảng chia 8.
- GV yêu cầu HS lấy vở nháp lập các phép tính còn lại trong bảng chia 8.
- GV gọi từng HS đọc bảng chia 8.
- Hướng dẫn HS học thuộc bảng chia 8.
*Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1(59): cột 1, 2, 3. 
- 1 HS nêu yêu cầu BT, GV chiếu BT lên màn hình..
 - HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép chia. -> 2 HS đọc lại bảng chia 8.
Bài 2(59): cột 1, 2, 3.
- Hướng dẫn làm tương tự bài 1
- GV củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và chia.
Bài 3(50):
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài toán trên màn hình.
 - GV tóm tắt bài toán, đặt câu hỏi phân tích đề.
 - HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp.
 - GV thu 1 số bài, nhận xét, chốt lại cách làm.
Bài giải :
Chiều dài mỗi mảnh vải là :
32 : 8 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_12_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc
Giáo án liên quan