Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 15 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu học Thượng Quận

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Bước đầu b¬iết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật ( người anh và người em ) trong bài.

- HS hiểu nghĩa của các từ mới. Hiểu ND câu chuyện: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em.

- Các KNS được GD trong bài: KN xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân và thể hiện sự cảm thông với hoàn cảnh của hai anh em.

- GDHS tình cảm thương yêu, sự quan tâm, lo lắng, nhường nhịn nhau giữa anh chị em trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK ).

- Các PP/ KT dạy học: PP động não, trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

2, 3 HS đọc TL một khổ thơ trong bài Tiếng võng kêu và trả lời câu hỏi về ND bài.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 15 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Huyền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu theo mẫu Ai làm gì ? Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có ô trống.
- HS tích cực, chủ động học tập .
II. CHUẨN BỊ: 
- ND một số bài tập liên quan.
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
* HĐ 1: Luyện tập từ ngữ về tình cảm gia đình.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 1: Hãy tìm 2 - 3 từ ngữ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em trong gia đình. Đặt câu với các từ vừa tìm được.
- HS đọc yêu cầu của BT, tự tìm từ và đặt câu theo yêu cầu của bài.
- Một số HS nêu miệng các từ tìm được, đọc câu đã đặt.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lại những TN và câu đúng.
. Củng cố vốn TN về tình cảm gia đình.
* HĐ 2: Luyện tập câu kiểu Ai làm gì ? 
. GV tổ chức, HDHS làm BT 2: Đặt 3 câu nói về tình cảm anh chị em trong gia đình 
( theo mẫu ). M: Em giúp chị nhặt rau.
- HS đọc yêu cầu của bài, đọc câu mẫu.
- HS phân tích câu mẫu, xác định kiểu câu: Ai làm gì ?
- HS tự làm bài, đặt câu theo mẫu đã cho. 2 HS lên bảng làm. 
- HS nhận xét, chữa bài.
. Củng cố KN đặt câu kiểu Ai làm gì ?
* HĐ 3: Luyện tập dấu chấm, dấu chấm hỏi.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 3: Hãy chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi để điền vào các ô trống dưới đây cho phù hợp:
 - Bác An có phải là người tốt không hả mẹ 
 - Sao con lại hỏi mẹ thế 
 - Vì bác ấy hay quát tháo chúng con mẹ ạ
 - Không phải đâu con ơi Bác An rất tốt Bác tuổi cao nên hơi khó tính một chút thôi mà
- HS đọc yêu cầu của bài. GV gắn bảng phụ ghi sẵn đoạn văn lên bảng.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ rồi làm bài vào vở BT.
- 1 HS lên bảng điền.
- HS nhận xét, chữa bài.
. Củng cố KN sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại ND tiết học, GV củng cố cho HS những TN về tình cảm gia đình, KN đặt câu theo mẫu Ai làm gì ? và KN sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. Nhắc HS tìm thêm các từ ngữ khác chỉ về tình cảm gia đình.
 ___________________________________________________
 Tiết 2 TOÁN (*)
 LUYỆN TẬP: 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố các phép trừ dạng 100 trừ đi một số, KN tìm số hạng trong một tổng và tìm số bị trừ, KN giải bài toán về ít hơn.
- Rèn HS kĩ năng làm tính và giải toán.
- HS vận dụng làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ: 
- ND một số bài tập liên quan.
- Vở BT Toán, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* HĐ 1: Thực hành luyện tập.
- GV tổ chức, HDHS làm các BT sau:
+ Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 100 - 5 100 - 78 100 - 65
 100 - 8 100 - 60 100 – 43
Củng cố về KN thực hiện phép trừ dạng 100 trừ đi một số.
+ Bài 2: Tìm x:
a) x + 28 = 100 b) 56 + x = 100 c) x - 20 = 56 + 24 
- Củng cố về cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, tìm số bị trừ
+ Bài 3: 
Chị gấp được 100 con hạc bằng giấy, em gấp được ít hơn chị 42 con. Hỏi em gấp được bao nhiêu con hạc bằng giấy ?
- Củng cố về cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, tìm số bị trừ
+ Bài 4 : 
Đặt đề toán theo tóm tắt sau rồi giải:
Tóm tắt: Mảnh vải xanh: 100 cm.
 Mảnh vải hoa ngắn hơn mảnh vải xanh: 20 cm.
 Mảnh vải hoa: : ... dm ?
- Củng cố về cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, tìm số bị trừ
- HS tự làm bài rồi chữa bài .
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS tự lấy thêm 5 VD về phép trừ dạng 100 trừ đi một số rồi thực hiện.
Tiết 3: TOÁN (*)
 LUYỆN TẬP: TÌM SỐ TRỪ.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố KN tìm số trừ, Biết giải bài toán dạng tìm số trừ.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành giải toán về tìm số trừ .
- HS vận dụng làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ: 
- ND một số bài tập liên quan.
- Vở BT Toán, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* HĐ 1: Thực hành luyện tập. HS làm một số bài tập trong vở Ô LVKT T tập 1 
- GV tổ chức, HDHS làm các BT sau:
+ Bài 1: Tìm x:
a) 25 - x = 10 32 - x = 14 52 - x = 5
b) 42 - x = 18 65 - x = 38 78 - x = 29
- HS nêu yêu cầu của bài, nêu thành phần cần tìm trong mỗi phép tính.
- HS nêu cách tìm số trừ.
- HS tự làm bài vào vở, một số HS lên bảng làm. - HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố KN tìm số trừ chưa biết.
+ Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
Số bị trừ
65
74
58
 72
Số trừ
36
 27
Hiệu
50
24
 29 18
- HS nêu yêu cầu của bài. - GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài.
- HS xác định thầnh phần cần tìm trong mỗi cột, nêu cách tìm.
- HS tự làm bài, một số HS lên bảng điền KQ.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại KQ đúng.
- Củng cố cách tính hiệu, cách tìm số trừ, số bị trừ.
+ Bài 3: Nam có 25 hòn bi. Nam cho em một số hòn bi, Nam còn lại 12 hòn bi. Hỏi Nam đã cho em bao nhiêu hòn bi ?
- HS đọc, nêu tóm tắt bài toán - HS xác định dạng toán, nêu cách giải.
- HS tự ghi tóm tắt rồi trình bày bài giải vào vở, 1 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét, chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
- Củng cố KN giải bài toán về tìm số trừ. 
+ Bài 4 : Tìm x: 
 a) 100 - x = 52 b) 25 - x = 8 + 7
- HS nêu yêu cầu của bài, xác định thành phần cần tìm trong mỗi trường hợp.
- GV gợi ý giúp HS xác định được hiệu ( phần b ) -> Muốn tìm được số trừ, trước hết phải tính hiệu: 8 + 7 = 15 -> đưa về dạng cơ bản: 25 - x = 15.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
* HĐ 2: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS ghi nhớ cách tìm số trừ.
 Ngày soạn: 07 - 11 - 2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 14 - 12 - 2017.
 Buổi sáng:
Tiết 1: CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT ) 
 BÉ HOA.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. Hiểu và làm đúng các BT phân biệt: ai / ay ; s / x. 
- Rèn kĩ năng nghe - viết chính tả, KN phân biệt: ai / ay; s / x.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả, viết đẹp.
II. CHUẨN BỊ: 
- Bảng phụ viết sẵn ND bài tập 3 ( a ).
- Vở BT Tiếng Việt - tập 1; Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp dưới lớp viết ở bảng con: 
 sáng sớm, thợ xây, quả gấc, tất bật, ...
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa ( nếu sai ).
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD HS nghe - viết chính tả.
- GVđọc 1 lần bài viết, 2 HS đọc lại.
- GV giúp HS nắm ND bài:
+ Em Nụ đáng yêu như thế nào ? 
- HDHS nêu nhận xét: Bài chính tả có mấy câu ? Những chữ đầu câu viết như thế nào ? Tên của bạn Hoa viết như thế nào ? 
- HS tập viết chữ khó vào bảng con. GV lưu ý một số chữ HS dễ sai: Nụ, lớn lên nhiều, tròn, đen láy, ... 
- GV đọc cho HS nghe, viết bài vào vở. GV bao quát nhắc nhở. 
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2: - 1, 2 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào bảng con, chữa bài.
- GV củng cố cách viết chính tả ai / ay.
+ BT 3 ( a ): - HS đọc yêu cầu của BT. 
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng và giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài - HS sửa bài theo lời giải đúng. 
- Củng cố KN phân biệt s / x.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt.
- Nhắc HS xem lại các bài chính tả đã làm, soát lỗi trong bài viết.
 _________________________________________________
 Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM - CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS nêu được một số TN chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật; Biết chọn từ thích hợp để đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? 
- Rèn KN sử dụng các từ chỉ đặc điểm, KN đặt câu kiểu Ai thế nào ?
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh minh hoạ BT 1 ( SGK ); Bảng phụ ghi sẵn ND BT 2, 3 ( SGK - 122; 123 ).
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS làm lại BT 1, 2 ( tiết LTVC, tuần 14) - mỗi em làm 1 bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện tập từ chỉ đặc điểm.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 1, 2 ( SGK - 122 ):
+ Bài 1: - HS đọc thầm yêu cầu của bài - 1, 2 HS đọc to trước lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh ( SGK - T. 122 ) và chọn 1 từ trong ngoặc đơn để TLCH. GV lưu ý: có thể thêm các từ khác, với mỗi câu hỏi có nhiều câu trả lời đúng.
- 1 HS làm mẫu, nhiều HS khác làm miệng.
- GV cùng HS nhận xét -> chốt câu TL đúng.
+ Bài 2: - 1, 2 HS đọc to yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm bài ( Đọc cả mẫu ).
- HS tự làm bài: Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật theo mẫu.
- Một số HS trình bày kết quả .
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
. Củng cố vốn từ ngữ chỉ đặc điểm.
* HĐ 2: Luyện tập câu kiểu Ai thế nào ?
. GV tổ chức, HDHS làm BT 3 ( SGK - 123 ):
- HS đọc yêu cầu của bài. GV gắn bảng phụ ghi sẵn các câu văn lên bảng.
- HS phân tích mẫu SGK: Mái tóc ông em ( trả lời câu hỏi: Ai ? ); bạc trắng ( trả lời câu hỏi: thế nào ? ).
- Cả lớp làm bài vào vở. GV lưu ý: viết hoa chữ đầu câu, đặt dấu chấm kết thúc câu.
- GV gọi 4 HS lên bảng làm làm bài .
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố, khắc sâu KT về câu kiểu Ai thế nào ?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND tiết học, GV củng cố cho HS những TN chỉ đặc điểm, cách đặt câu kiểu Ai thế nào ?
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. Nhắc HS tìm thêm các từ ngữ khác chỉ đặc điểm và tập đặt câu.
 Tiết 3: TOÁN
 T.74: LUYỆN TẬP.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố về phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; HS học thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm; Biết tìm số bị trừ, số trừ chưa biết trong phép trừ . 
- Rèn KN thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; KN tìm số bị trừ, số trừ .
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
- HS bảng con, thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng: + Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước A, B và nêu cách vẽ ? ( HSTB )
 + Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước C, D và chấm điểm E sao cho E thẳng hàng với C và D. TL thế nào là ba điểm thẳng hàng với nhau ? ( HS khá, giỏi ).
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành. 
. GVtổ chức cho HS làm Bài tập 1, 2, 3 ( SGK - T.74 ) rồi chữa bài:
+ Bài 1: - HS tự tính nhẩm rồi nêu miệng KQ. 
- GV củng cố các bảng trừ đã học.
+ Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách tính.
- HS tự làm bài vào vở, một số HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài .
- GV củng cố cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
+ Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài 
+ Nêu các thành phần cần tìm trong mỗi phép tính.
- HS nêu cách tìm.
- HS tự làm bài, 3 HS lên bảng làm bài - HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cách tìm số bị trừ, số trừ chưa biết.
+ Bài 4 . 
( a, b ): - GV HDHS tự vẽ đường thẳng qua hai điểm bằng thước và bút.
- GV khuyến khích HS tự tìm cách vẽ đường thẳng đi qua điểm O
- HS tự vẽ vào vở, GV bao quát lớp, giúp HS vẽ được hình theo yêu cầu.
( c ): HDHS chọn hai trong 3 điểm rồi vẽ tương tự như phần a, b.
- Bước đầu giúp HS nhận ra: 
. Có thể vẽ được rất nhiều đường thẳng đi qua một điểm cho trước.
. Chỉ vẽ được một đường thẳng đi qua hai điểm cho trước.
- Củng cố cho HS KN vẽ đoạn thẳng, đường thẳng.
+ Bài 5: 
Hai số có tổng bằng 100, số hạng thứ nhất bằng số liền trước của 42. Hỏi số hạng thứ hai bằng bao nhiêu ?
- GV gợi ý giúp HS xác định được dạng toán, HS nêu được số liền trước số 42 -> xác định được số hạng thứ nhất ( 41 ); Biết tổng của 2 số bằng 100 -> Tìm số hạng thứ hai.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS học thuộc lòng các bảng trừ đã học
 Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 TRƯỜNG HỌC.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết tên trường, địa chỉ của trường mình.
- HS nói được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường của trường em. Nói được ý nghĩa của tên trường em. 
- HS yêu quý, tự hào về trường học của mình; Có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường nhà trường sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Hình vẽ ( SGK - 32, 33 ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể tên một số thứ có thể gây ngộ độc ? 
- Em cần làm gì để phòng tránh ngộ độc trong nhà ? 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Các hoạt động:
* HĐ 1: Quan sát trường học.
+ Mục tiêu: HS biết quan sát và nói được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường; nói được ý nghĩa của tên trường em. 
- GV tổ chức cho HS đi tham quan trường học để tìm hiểu:
. Tên trường, vị trí từng khối lớp học, các phòng làm việc, sân trường ...
. Kết luận: Trường học có sân, vườn, và nhiều phòng làm việc như: phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng hội đồng, ... và các phòng học.
- HS làm việc trong lớp. 
. Nhớ lại cảnh quan của trường nói với nhau trong nhóm.
 . Đại diện HS nói trước lớp, GV cùng HS khác nhận xét. 
- GV yêu cầu HS nói về ý nghĩa của tên trường em: tên trường là tên của xã.
* HĐ 2: Làm việc với SGK.
+ Mục tiêu: Biết một số hoạt động thường diễn ra ở lớp học ...
+ Cách tiến hành: - HS làm việc theo cặp: quan sát các hình 3, 4, 5, 6 ( SGK - 33 ).
- GVHDHS thảo luận các CH sau: 
. Ngoài các phòng học, trường còn có những phòng nào ? 
. Nói về các hoạt động diễn ra ở lớp học ? 
. Bạn thích phòng nào ? Tại sao ? 
- HS làm việc cả lớp: trả lời câu hỏi trước lớp. GV cùng HS khác nhận xét. 
- GV kết luận: Ở trường, HS học tập trong lớp học, hay ngoài sân trường, vườn trường; ngoài ra, các em có thể đến thư viện để đọc và mượn sách; đến phòng y tế để khám bệnh khi cần thiết.
* HĐ 3: Trò chơi HD viên du lịch.
+ Mục tiêu: HS biết sử dụng vốn từ riêng để giới thiệu tên trường học của mình. 
+ Cách tiến hành: - GV gọi một số HS tự nguyện tham gia trò chơi.
- GV phân vai và cho HS nhập vai. HD cách chơi ( SGV - T. 55 ).
- HS diễn trước lớp. HS khác nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS liên hệ việc yêu trường, lớp; ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp để giữ môi trường nhà trường được xanh - sạch - đẹp. Cả lớp hát bài : Em yêu trường em .
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS ý thức yêu trường, lớp; Giữ gìn trường lớp khang trang, sạch đẹp. 
 Ngày soạn: 08 - 12 - 2017
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày - 15 - 12 - 2017.
 Buổi sáng:
 Tiết 2: TẬP LÀM VĂN 
 CHIA VUI. KỂ VỀ ANH CHỊ EM.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết nói lời chia vui ( chúc mừng ) hợp với tình huống giao tiếp. Viết được đoạn văn kể về anh, chị, em của mình.
- Rèn KN nói lời chia vui, KN kể về anh, chị, em của mình.
- Các KNS được GD trong bài: KN thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị và tự nhận thức về bản thân.
- HS tích cực, chủ động học tập .
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ minh hoạ BT 1 - SGK.
- Các PP/ KT dạy học: PP đặt CH; trình bày ý kiến cá nhân, BT tình huống.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2, 3 HS đọc lời nhắn tin đã viết ( BT 2, tiết TLV tuần 14 ).
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện nói lời chia vui.
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1, 2 ( SGK - 126 ):
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tiếp nối nhau nói lại lời của Nam ( Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải Nhất ).
- GV lưu ý HS nói lời chia vui một cách tự nhiên ... , khen những HS nhắc lại lời chia vui của Nam đúng nhất.
+ Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV giải thích: Em nói lời của em chúc mừng chị Liên, không nhắc lại lời của Nam.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
- GV khuyến khích HS bày tỏ lời chúc mừng của mình theo các cách khác nhau.
* HĐ 2: Luyện tập kể về anh, chị, em.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 3 ( SGK - 126 ):
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- Một số HS nêu người mà mình chọn để viết. 
- HS nhắc lại cách viết ( kể, tả ) về một người: Tên, tuổi, công việc, tính nết, hình dáng, đặc điểm nổi bật, tình cảm của mình đối với người đó, 
- HS làm viết bài vào vở theo yêu cầu, GV bao quát, giúp đỡ HS để các em hoàn thành bài.
- GV chấm, chữa một số bài + Nhận xét về cấu trúc câu, cách dùng từ đặt câu, lỗi chính tả, nội dung bài viết, ... . 
- Một số HS khác tiếp nối nhau đọc bài viết của mình. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương bài viết tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS thực hành nói lại lời chia vui khi cần thiết, xem lại BT 3.
Tiết 3: TOÁN
 T.75: LUYỆN TẬP CHUNG.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm; Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính; Biết giải bài toán với các số có kèm đơn vị cm.
- Rèn KN trừ nhẩm; làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; KN tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và giải bài toán với các số có kèm đơn vị cm. 
- HS tích cực, chủ động học tập .
II. CHUẨN BỊ: 
- Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra kết hợp khi luyện tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành luyện tập.
. GVtổ chức, HD HS làm các Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK - T.75 ) rồi chữa bài:
+ Bài 1: - HS vận dụng các bảng trừ đã học tự làm bài rồi nêu miệng kết quả.
- Củng cố KN tính nhẩm.
+ Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở, một số HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS về phép trừ có nhớ ( tính viết ).
+ Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm mẫu trường hợp ( 1 ), nêu cách làm: Thực hiện từng phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- HS tự làm bài, một số HS lên bảng làm. 
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho KN tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính.
+ Bài 5: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán.
- HS xác định dạng toán: Bài toán về ít hơn -> cách giải.
- HS tự tóm tắt và làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày tóm tắt và lời giải bài toán.
- HS nhận xét, chữa bài.
( GV lưu ý HS nên tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng ).
- Củng cố cho HS cách giải bài toán về ít hơn.
+ Bài 4 :
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hỏi về từng thành phần chưa biết trong mỗi phép tính - HS nêu cách tìm.
- HS tự làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố về tìm số hạng chưa biết, số bị trừ, số trừ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS ghi nhớ các bảng trừ đã học.
 Tiết 4 SINH HOẠT 
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - HS thấy rõ được các ưu khuyết điểm của bản thân, của bạn, của lớp về việc thực hiện hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong tuần đang thực hiện. Nắm được phương hướng hoạt động của tuần tới. 
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt, quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp. 
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
Chuẩn bị văn nghệ
III. TIẾN TRÌNH
1.Trưởng ban đối ngoại giới thiệu và mời ban văn nghệ lên điều hành.
2.Ban văn nghệ điều hành văn nghệ, mời Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành buổi sinh hoạt.
3. Chủ tịch HĐTQ điều hành buổi sinh hoạt lớp
a) Chủ tịch HĐTQ thông qua nội dung chương trình buổi sinh hoạt lớp:
- Lần lượt các ban nhận xét về các HĐ của các bạn trong tuần và nêu phương hướng HĐ cho tuần sau.
- 2 phó chủ tịch HĐTQ nhận xét về ban mình phụ trách.
- Chủ tịch HĐTQ nhận xét chung
- GV nhận xét, KL và đề ra phương hướng cho hoạt động tuần sau.
b) Chủ tịch HĐTQ mời các thành viên lên nhận xét.
- Lớp bình bầu cá nhân, nhóm, ban xuất sắc. 
c) Chủ tịch HĐTQ mời GV nhận xét chung
4. Sinh hoạt văn nghệ:
5. GV nhận xét, đánh giá những ưu khuyết điểm của lớp trong tuần 
- GV tuyên dương nhóm, ban, cá nhân thực hiện tốt các hoạt động trong tuần.
6. Phương hướng tuần sau:
- Các nhóm thảo luận và đề xuất các công việc sẽ thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Chủ tịch HĐTQ, các phó chủ tịch HĐTQ cùng GV hội ý thồng nhất các nội dung của các ban.
- Chủ tịch HĐTQ giao nhiệm vụ cho các ban nh sau : 
 + Tiếp tục duy trì tốt các nội quy, quy định của trường, lớp đề ra.
 + Phát huy ưu điểm. Hạn chế nhược điểm.
 + Học tập chăm chỉ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_15_nam_hoc_2017_2018_nguyen_thi_huyen_tru.doc