Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Chiều

Tập đọc

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Nhóm trưởng tổ chức KT các thành viên trong nhóm:

+ Đọc nối tiếp đoạn bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.

+ Vì sao cụ già người pháp lại gọi Si- le là nhà văn quốc tế ?

- Nhóm trưởng báo cáo.

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới :

*Giới thiệu bài: (2’)

- HD học sinh quan sát tranh minh họa chủ điểm. Gv giới thiệu chủ điểm: Con người với thiên nhiên.

- Giới thiệu bài:

+ Tổ chức cho HS trò chơi truyền điện : Kể tên các loài cá.

+ GV cho HS quan sát tranh cá heo, giới thiệu bài: Con người và thiên nhiên luôn gắn bó, hài hòa với nhau. Bài tập đọc “Những người bạn tốt” sẽ cho các em thấy rõ hơn về cá heo - một người bạn trong thiên nhiên của con người.

- GV ghi bảng mục bài. HS ghi mục bài vào vở.

- GV nêu mục tiêu bài học.

*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc (10’)

- Gọi 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi phân đoạn (4 đoạn)

- HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng, .; HD đọc từ khó (A- ri- ôn , Xi- xin, boong tàu, và các từ có dấu ngã)

- HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2. GV HD học sinh hiểu nghĩa một số từ : boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt. (giải nghĩa thêm các từ HS đề xuất – nếu có)

- Tổ chức HĐ nhóm luyện đọc:

+ LPHT điều hành chung lệnh hoạt động nhóm luyện đọc bài

+ Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc bài: đọc theo cặp: mỗi em 2 đoạn - đọc trước nhóm: mỗi em 1 đoạn.

+ LPHT điều hành gọi 1 nhóm đọc bài. Nhận xét.

+ Báo cáo GV.

+ GV nhận xét,

- GV HD giọng đọc. GV đọc diễn cảm bài.

*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (10’)

- HD học sinh đọc thầm bài trả lời các câu hỏi:

? Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A-ri-ôn? (Ông đoạt giải nhất ở đảo Xi- xin với nhiều tặng phẩm qúy giá, bọn thủy thủ trên tàu nổi lòng tham đòi giết ông)

? Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (Vì ông không muốn chết trong tay bọn thủy thủy nên đã nhảy xuống biển)

? Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (Khi A-ri-ôn cất tiếng hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã vây đến bơi quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn và đa ông trở về đất liền nhanh hơn tàu của bạn cớp)

? Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở chổ nào? (Cá heo là con vật thông minh, biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp khi người gặp nạn.)

? Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy và của đàn cá heo đối với nghệ sỹ A-ri-ôn.)

- GV: Hãy nêu nội dung chính của bài. (HS nêu)

- GV bổ sung, ghi bảng.

 

docx36 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc (10’)
- Gọi 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi phân đoạn (4 đoạn)
- HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng, ...; HD đọc từ khó (A- ri- ôn , Xi- xin, boong tàu, và các từ có dấu ngã)
- HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2. GV HD học sinh hiểu nghĩa một số từ : boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt. (giải nghĩa thêm các từ HS đề xuất – nếu có)
- Tổ chức HĐ nhóm luyện đọc:
+ LPHT điều hành chung lệnh hoạt động nhóm luyện đọc bài 
+ Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc bài: đọc theo cặp: mỗi em 2 đoạn - đọc trước nhóm: mỗi em 1 đoạn.
+ LPHT điều hành gọi 1 nhóm đọc bài. Nhận xét.
+ Báo cáo GV.
+ GV nhận xét, 
- GV HD giọng đọc. GV đọc diễn cảm bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (10’)
- HD học sinh đọc thầm bài trả lời các câu hỏi:
? Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A-ri-ôn? (Ông đoạt giải nhất ở đảo Xi- xin với nhiều tặng phẩm qúy giá, bọn thủy thủ trên tàu nổi lòng tham đòi giết ông)
? Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (Vì ông không muốn chết trong tay bọn thủy thủy nên đã nhảy xuống biển)
? Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (Khi A-ri-ôn cất tiếng hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã vây đến bơi quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn và đa ông trở về đất liền nhanh hơn tàu của bạn cớp)
? Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở chổ nào? (Cá heo là con vật thông minh, biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp khi người gặp nạn.)
? Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy và của đàn cá heo đối với nghệ sỹ A-ri-ôn.)
- GV: Hãy nêu nội dung chính của bài. (HS nêu)
- GV bổ sung, ghi bảng.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc lại (7’)
- GV: các em thích đoạn nào trong bài nhất? (HS nêu).
- GV hướng HS chọn đoạn 3. GV treo bảng phụ có ghi đoạn 3: HS xung phong đọc mẫu (Nếu HS đọc chưa tốt thì GV đọc mẫu)
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp; tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
C. Củng cố dặn dò: (2’)
- 1HS nêu lại nội dung bài.
-Qua câu chuyện cho thấy con người cần có thái độ và hành vi gì đối với loài vât?
- Các nhóm trưởng báo cáo KQ hoạt động, sự hợp tác và thái độ học tập của các thành viên trong nhóm.
- GV nhận xét tiết học. HD học sinh chuẩn bị bài tiết sau: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
________________________________________
Khoa học 
Tiết 14: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I. MỤC TIÊU:
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não..
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
Tranh minh họa trang 31, 32 trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: (4’)
- Nhóm trưởng điều hành KT :
+ Nêu tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết ?
+ Hãy nêu cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết ?
- Đại diện 2 nhóm nêu, cả lớp nhận xét.
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài: (2’)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài. 
- HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
*Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh của bệnh viêm não (10’)
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng” trang 30 SGK
- GV phân nhóm và nêu cách chơi
- HS chơi
- HS trả lời các câu hỏi trong bài theo ghi nhớ của mình.
+ Tác nhân gây bện viêm não là gì?
+ Lứa tuổi nào thường hay mắc bệnh nhất?
+ Bệnh viêm não lây truyền như thế nào?
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
- GV kết luận, HS đọc lại phần kết luận.
*Hoạt động 2: Cách phòng bệnh viêm não (10’)
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4: quan sát tranh minh họa trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 + Người trong hình minh họa đang làm gì?
 + Làm như vậy có tác dụng gì?
 + Theo em tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì? (giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh, không để ao tù nước đọng; diệt muỗi, diệt bọ gậy. Có thói quen ngủ màn)
- GV kết luận: 
*Hoạt động 2: Thi tuyên truyền viên phòng bệnh viêm não (7’)
- GV nêu tình huống:Viêm não là một bệnh rất nguy hiểm đến tính mạng của con người . Em hãy tuyên truyền để mọi người biết được điều đó.
- HS hoạt động nhóm 3 tuyên truyền về bệnh viêm não.
- Cho 3 HS thi tuyên truyền trước lớp. Khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
- Cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền hay, đúng, thuyết phục nhất.
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Chốt nội dung bài. HS đọc nội dung ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học: Tinh thần và hiệu quả học tập của nhóm, cá nhân. Tuyên dương học sinh.
- HD học sinh chuẩn bị bài tiết sau: Phòng bệnh viêm gan A. 
 ______________________________________________
Thứ Tư, ngày 4 tháng 11 năm 2020 
Luyện từ và câu
Tiết 13: 	 TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa.
- Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa (BT1, mục III); tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2).
- Khuyến khích HS làm được toàn bộ BT2 (mục III).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Nhóm trưởng tổ chức KT các thành viên trong nhóm:
+ Đặt câu để phân biệt từ đồng âm : nước
- Nhóm trưởng báo cáo.
- GV nhận xét, đánh giá. 
B. Bài mới :
*Giới thiệu bài mới: (2’)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài. HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
*Hoạt động 1: Phần Nhận xét (15’)
- Lớp trưởng nêu nhiệm vụ (Hoạt động nhóm hoàn thành BT1, BT2, BT3 - Phần Nhận xét.)
- NT điều hành nhóm hoạt động theo quy trình.
- LT điều hành chia sẻ trước lớp (Tổ chức trò chơi truyền điện). Báo cáo GV.
- GV nhận xét.
Bài 1: Kết luận đúng: răng-b; mũi- c; tai- a 
Bài 2,3: Nghĩa của các từ tai, răng, mũi ở hai bài tập có gì giống nhau?
+ Răng : đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.
+ Mũi: cũng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
+ Tai : cũng chỉ bộ phận mọc ra hai bên chìa ra như tai người.
- GV kết luận: 
+ Cái răng cào không dùng để nhai mà vẫn gọi là răng vì chúng cùng nghĩa gốc là từ răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.
+ Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi như mũi người và mũi động vật nhưng vẫn gọi là mũi vì chúng có chung nột nghĩa là cùng chỉ một bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
+ Tai của cái ấm không dùng để nghe vẫn được gọi là tai vì nó có nghĩa gốc chung là cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chìa ra như hai cái tai.
- GV nêu kết luận: Từ răng, mũi, tai trong các câu trên là từ nhiều nghĩa.
- GV hỏi về từ nhiều nghĩa:
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa ? (có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển)
+ Thế nào là nghĩa gốc ? (Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ)
+ Thế nào là nghĩa chuyển ? (nghĩa của từ được suy ra từ được suy ra từ nghĩa gốc)
- HS nối tiếp trả lời
*GV: Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau, nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc. Nó khác hẳn với từ đồng âm, nghĩa của từ đồng âm hoàn toàn khác nhau.
*Hoạt động 2 : Phần Ghi nhớ (5’)
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Lấy một số ví dụ minh họa.
*Hoạt động 3 : Luyện tập (15’)
Bài 1 : GV ghi nội dung BT lên bảng
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung của BT
- Nhắc HS gạch một gạch dưới từ mang nghĩa gốc, gạch hai gạch dưới từ mang nghĩa chuyển. HS làm bài vào vở.
- Gọi một em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi chữa bài.
Chẳng hạn: Đôi mắt của em bộ mở to.
 Quả na mở mắt
- GV có thể hỏi về và giải thích nghĩa của từng từ.
+ Mắt: bộ phận của người hay động vật dùng để nhìn. Mắt trong quả na mở mắt là bộ phận giống hình con mắt ở vỏ ngoài của quả.
+ Chân: bộ phận dưới cùng của người hay động vật dùng để đi lại. Kiềng ba chân : chân là bộ phận dưới cùng của đồ dùng có tác dụng đỡ các bộ phận khác. 
+ Đầu: bộ phận trên cùng của thân thể con người hay phần trước nhất của cơ thể động vật nơi có bộ óc và nhiều giác quan. Đầu nguồn : là điểm xuất phát của một khoảng không gian.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung của BT.
- Yêu cầu HS làm BT theo nhóm 3.
- HS làm bài và ghi vào phiếu. Gọi một nhóm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận các từ đúng:
+ Lưỡi: lưỡi liềm, lươi hỏi, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi rìu
+ Miệng : miệng bát, miệng hũ, miệng bình, miệng túi, miệng hố, miệng núi lửa
+ Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ bình, cổ tay, 
+ Tay: tay áo, tay nghề, tay quay, tay tre, tay chân, tay bóng bàn,
+ Lưng: lưng áo, lưng đồi, lưng đèo, lưng núi, lưng đồi, lưng đê, lưng trời,
- Có thể gọi HS giải nghĩa một số từ. GV bổ sung.
C. Củng cố dặn dò: (2’)
- 1HS nêu lại nội dung ghi nhớ.
- Các nhóm trưởng báo cáo KQ hoạt động, sự hợp tác và thái độ học tập của các thành viên trong nhóm.
- GV nhận xét tiết học. HD học sinh chuẩn bị bài tiết sau
____________________________
To¸n
Kh¸i niÖm sè thËp ph©n
I. Môc tiªu:
 BiÕt ®äc, viÕt c¸c sè thËp ph©n ë d¹ng ®¬n gi¶n.
*BT cần làm: BT1, BT2.
II. §å dïng d¹y vµ häc:
- B¶ng phô
III. ho¹t ®éng d¹y- häc:
 *Giới thiệu bài: (2’)
- GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng. 
 - HS ghi mục bài vào vở.
 - GV nêu mục tiêu bài học.
*Ho¹t ®éng 1: (10’) Giíi thiÖu kh¸i niÖm ban ®Çu vÒ sè thËp ph©n
a) Hướng dẫn HS tự nªu nhận xÐt từng hàng trong bảng ở phần (a) để nhận ra, chẳng hạn:
- Cã 0m 1dm tức là cã 1dm, viết lªn bảng: 1dm = m
- GV giới thiệu: 1dm hay m cßn được viết thành 0,1m; viết 0,1m lªn bảng cïng hàng với m.
- Tương tự với : 0,01m ; 0,001m
- GV nªu : C¸c ph©n số thËp ph©n : ; ; được viết thành : 0,1; 0,01; 0,001.
- GV vừa viết lªn bảng vừa giới thiệu: 0,1 đọc là: kh«ng phẩy một.
- Giới thiệu tương tự với : 0,01 ; 0,001. GV chỉ vào : 0,1 ; 0,001; 0,001 gọi là số thập ph©n.
- Yªu cầu HS đọc c¸c số thËp ph©n trªn.
b) Làm hoàn toàn với bảng ở phần (b) để HS nhận ra : 0,5 ; 0,07; 0,009 cũng là số thập ph©n.
- Yªu cầu HS đọc c¸c số thËp ph©n trªn
- GV h­íng dÉn c¸ch ®äc vµ viÕt nh­ SGK.
- GV kÕt luËn: C¸c sè 0,1; 0,01; 0,001 ; 0,5; 0,07; 0,009 ®Òu lµ sè thËp ph©n.
*Ho¹t ®éng 3: LuyÖn tËp (22’)
Bµi 1:
a) GV chỉ vào từng vạch trªn tia số cho HS đọc ph©n số thËp ph©n và số thập ph©n ở vạch đã. Chẳng hạn: một phần mười, kh«ng phẩy một, hai phần mười, kh«ng phẩy hai,..
Bµi 2: Viết số thập ph©n thÝch hợp vào mẫu
Mẫu:a) 7 dm = m = 0,7m b) 9 cm = m = 0,07m
- GV hướng dẫn HS viết theo mẫu của từng phần (a), (b)
- Cho HS tù lµm bµi råi ch÷a bµi. Yªu cầu HS giải thÝch c¸ch làm
- GV kÌm cÆp thªm cho HS CHT.
*Cñng cè, dÆn dß: (2’)
- GV nh¾c l¹i c¸ch ®äc, viÕt sè thËp ph©n.
- GV nhận xét về kết quả và tinh thần học tập của HS. Tuyên dương học sinh.
- HD học sinh chuẩn bị bài tiết sau: Khái niệm số thập phâp (tiếp theo)
______________________________________________
 Tập làm văn
Tiết 13: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1); hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2, 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
VBT Tiếng Việt 5 tập một.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: (4’)
- Kiểm tra 1 HS trình bày dàn ý bài văn tả cảnh sông nước.
- GV nhận xét.
B. Bài mới :
*Giới thiệu bài: (2’)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài. 
- HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
*Hướng dẫn làm bài tập: (27’)
Bài 1.
- HS hoạt động theo nhóm đôi.
- Đọc đoạn văn Vịnh Hạ Long và trả lời các câu hỏi cuối đoạn văn.
- GV kết hợp đưa tranh vịnh Hạ Long HS quan sát và trả lời
+ Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên.
 a.Mở bài: Vịnh Hạ Long nước Việt Nam.
 b.Thân bài: Cái đẹp của Hạ Long  ngân lên vang vọng.
 c.Kết bài: Núi non, sông nước tươi đẹpmãi mãi giữ gìn.
+ Phần thân bài gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả những gì?
Đoạn 1: Tả sự kì vĩ thiên nhiên ở Hạ Long.
Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của Vịnh Hạ long.
Đoạn 3: Tả nét riêng biệt, hấp dẫn lũng người của Hạ Long qua mỗi mùa.
+ Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài văn?
(Là câu mở đầu mỗi đoạn , nêu ý bao trùm cả đoạn, đồng thời liên kết các đoạn trong bài với nhau.)
- GV giảng thêm: Vịnh Hạ Long có những nét đẹp kì lạ mà chỉ riêng Hạ Long mới có. Tác giả tả mỗi đặc điểm đó thành một đoạn.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 3 làm bài.
- GV gợi ý: Đọc thật kĩ đoạn văn và câu mở đoạn cho sẵn, điền nhẩm từng câu xem câu mở đoạn nào khớp với các câu tiếp theo.
- Kết luận:
- Đoạn 1. Câu mở đoạn b
- Đoạn 2 : Câu mở đoạn c
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn đã hoàn chỉnh.
 Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- HS làm bài tập vào Vở bài tập 
- GV hướng dẫn HS 
- Gọi 2 HS viết vào giấy khổ to dán bài lên bảng và lần lượt đọc bài của mình.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Gọi 3 HS đoạn viết của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa, cho những HS viết đạt chưa yêu cầu.
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Chốt lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học: Tinh thần và hiệu quả học tập của nhóm, cá nhân. Tuyên dương học sinh.
- HD học sinh chuẩn bị bài tiết sau.
_________________________________
Thứ Năm, ngày 5 tháng 11 năm 2020
 Tập đọc
Tiết 14:	 TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. MỤC TIÊU:
- Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Cảnh đẹp kì vĩ của cụng trường thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ).
- Khuyến khích HS thuộc cả bài thơ và nêu được ý nghĩa của bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình.
+ Bảng phụ viết đoạn thơ cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Nhóm trưởng tổ chức KT các thành viên trong nhóm: đọc ba đoạn bài Những người bạn tốt và nêu nội dung bài.
- Nhóm trưởng báo cáo.
- GV nhận xét, đánh giá. 
*Giới thiệu bài: (2’)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài. 
- HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc (10’)
- 1 HS đọc bài thơ.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. HD đọc từ khó (ba-la-lai-ca, bỡ ngỡ, ...)
- HS đọc nối tiếp lượt 2. GV HD học sinh hiểu nghĩa một số từ khó (trong chú giải)
- Tổ chức HĐ nhóm luyện đọc:
+ LPHT điều hành chung lệnh hoạt động nhóm luyện đọc bài 
+ Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc bài: đọc theo cặp: mỗi em 2 đoạn - đọc trước nhóm: mỗi em 1 khổ thơ.
+ LPHT điều hành gọi 1 nhóm đọc bài. Nhận xét.
+ Báo cáo GV.
+ GV nhận xét, 
- GV HD giọng đọc. GV đọc diễn cảm bài.
(Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, ngân nga thể hiện niềm xúc động; nhấn giọng những từ ngữ: ngón tay đan, cả công trường, nhô lên, sóng vai nhau, ngân nga, lấp loáng, bỡ ngỡ, lớn, muôn ngả, đầu tiên)
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’)
- HD học sinh đọc thầm bài trả lời các câu hỏi sau :
+ Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vằ tĩnh mịch vừa sinh động tên sông Đà? (cả công trường say ngủ cạnh dòng sông, những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ, những xe ủi, xe ben súng vai nhau nằm nghỉ)
+ Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà? (chỉ còn tiếng đàn ngân nga- với một dũng trăng lấp loáng sông Đà gợi lên sự gắn bó hòa quyện giữa con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông.)
+ Những câu thơ nào trong bài thể hiện phép nhân hóa? (Cả công trường say ngủ cạnh dũng sụng; Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ; Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ; Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên; Sông Đà chia ánh nắng đi muôn ngả.)
- GV giảng: Để làm công trình thủy điện này, người ta đó xây dựng một chiếc đập lớn ngăn dũng nước từ đầu nguồn đổ xuống ở vùng cao hồ chứa nước mênh mông tựa biển. Hình ảnh “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” nói lên sức mạnh kì diệu của con người. Tác giả dùng từ “bỡ ngỡ” làm cho biển có tâm trạng như con người, ngạc nhiên vì sự xuất hiện kì lạ của mình giữa vựng cao .
+ Hãy nêu nội dung của bài? (HS nêu)
- GV kết luận và ghi nội dung lên bảng, vài HS nhắc lại
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại và HTL bài thơ (7’)
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 3.
+ GV treo bảng viết khổ 3
+ GV đọc mẫu và yêu cầu HS theo dõi. HS theo dõi và phát hiện giọng đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp,.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ 
C. Củng cố dặn dò: (2’)
- HS nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học: Tinh thần và hiệu quả học tập của nhóm, cá nhân. Tuyên dương học sinh.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ. HD chuẩn bị bài tiết sau.
____________________________________
Toán
Tiết 33: 	 	 KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (TIẾP THEO) 
I. MỤC TIÊU:
- Đọc, viết các số thập phân (các dạng đơn giản thường gặp.)
- Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân.
* BT cần làm: BT1, BT2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ: (4’)
- Nhóm trưởng tổ chức KT các thành viên trong nhóm:
Viết các phân số thập phân sau thành các số thập phân
 = . m; dm =. dm; mm = .mm;
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV nhận xét, đánh giá. 
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài: (2’)
- Tổ chức trò chơi truyền điện: Tôi là số thập phân.
- Giới thiệu bài, ghi bảng mục bài. HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
*Hoạt động 1: Giới thiệu về số thập phân (8’)
a) Ví dụ 1. GV treo bảng phụ viết sẵn bảng số ở phần bài học, yêu cầu HS đọc.
 - HS viết 2m7dm dưới dạng có đơn vị đo là mét.
- GV giới thiệu 2m được viết thành 2,7m.
- GV giới thiệu cách đọc: 2,7m đọc là hai phẩy bảy mét.
- Tương tự giới thiệu 8,56m; 0,195m.
- GV nêu kết luận: các số 2,7 ; 8,56 ; 0,195 cũng là các số thập phân. HS nhắc lại.
*Hoạt động 2: Giới thiệu cấu tạo số thập phân (10’)
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 3 tìm hiểu về cấu tạo của các số thập phân: 
+ Dãy 1: số 2,7	
+ Dãy 2: số 8,56
+ Dãy 3: Số 0,195
- Nhóm trưởng điều hành nhóm HĐ: Cá nhân làm - trình bày trước nhóm – trao đổi thống nhất kết quả.
- GV điều hành HS trình bày kết quả thảo luận. Kết luận.
- Hướng dẫn HS để HS rút ra:
Mỗi số thập phân gồm 2 phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấy phẩy.
Những chữ số ở bên trái dấy phẩy thuộc phần nguyên, những chữ số bên phải dấu phẩy thuộc phần thập phân.
- Minh họa thêm một số ví dụ.
*Hoạt động 3: Luyên tập (10’)
Bài 1: Đọc mỗi số thập phân sau:
 9,4 ; 7,98 ; 25, 477 ; 206,075 ; 0,307.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm:
+ LPHT nêu nhiệm vụ.
+ NT điều hành nhóm hoạt động theo quy trình.
+ LPHT điều hành chia sẻ trước lớp (trình bày miệng). Báo cáo GV.
- GV nhận xét. Gọi một số HS đọc lại, hỏi để HS nêu phần nguyên, phần thập phân.
- Chốt lại cách đọc số thập phân.
Bài 2 : Viết các hỗn số sau thành số thập phân rồi đọc các số đó:
- HS làm bài cá nhân. GV giúp đỡ thêm một số HS. Đánh giá một số vở.
- Chữa bài: 2 HS thi làm bài nhanh ở bảng lớp. Nhận xét, thống nhất bài làm đúng.
C. Củng cố dặn dò. (2’)
- HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- HD học sinh chuẩn bị bài tiết sau: Hàng của số thập phân- Đọc, viết số thập phân.
___________________________________
Luyện từ và câu
Tiết 14: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. MỤC TIÊU: 
 Giúp HS:
- Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1,BT2); hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3.
- Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ (BT4).
- Khuyến khích HS biết đặt câu để phân biệt cả hai từ ở BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: (4’)
- Nhóm trưởng điều hành KT :
+ Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ?
+ Tìm nghĩa chuyển của các từ: miệng, cổ.?
- Đại diện 2 nhóm nêu, cả lớp nhận xét.
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài: (2’)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài. 
- HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
*Hướng dẫn HS làm bài tập: (27’)
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Cả lớp làm bài vào vở
- Một HS làm trờn bảng lớp, gọi HS nhận xột bài làm của bạn.
- Kết luận lời giải đúng : 1- d ; 2- c ; 3-a ; 4- b .
 Bài 2:
- Các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa gì chung ?
- Gọi HS đọc nét nghĩa của từ chạy được nêu tro

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_5_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.docx
Giáo án liên quan