Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu.

- Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và ứng dụng trong giải toán.

- HS làm bài 1(a, b), bài 2, bài 3 SGK. Khuyến khích HS có năng khiếu hoàn thành cả 4 bài tập.

-Em Tuệ ghi được bài 1

II/Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ:

- HS chữa bài tập 2,3 sgk

B/Bài mới:

1/Khởi động:

-HS thi nhắc lại các dạng toán tỉ số phần trăm

2/Các hoạt động:

 

doc27 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị bài sau.
____________________________
Thứ tư, ngày 26 tháng 12 năm 2018
TOÁN
 Luyện tập
I/Mục tiêu.
- Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và ứng dụng trong giải toán.
- HS làm bài 1(a, b), bài 2, bài 3 SGK. Khuyến khích HS có năng khiếu hoàn thành cả 4 bài tập. 
-Em Tuệ ghi được bài 1
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS chữa bài tập 2,3 sgk 
B/Bài mới:
1/Khởi động:
-HS thi nhắc lại các dạng toán tỉ số phần trăm
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1: HS làm, sau đó gọi HS chữa bài trên bảng lớp, giải thích cách làm.
 a, 320 x 15 : 100 = 48 (kg)
 b, 235 x 24 : 100 = 56,4(m2)
 c, 350 x 0,4 : 100 = 1,4
Bài 2:
- HS đọc đề bài.
GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS tìm ra cách giải: Tính 35% của 120 kg.
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng để chữa bài.
 Đáp số : 42kg.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 3:
- HS đọc đề, nêu bước tính giải:
-Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật.
-Tính 20% của diện tích đó.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ để chữa bài.
Bài 4: HS tự đọc đề vài giải theo các bước sau:
 -Tính 1% của 1200 cây.
 -Tính 5% của 1200 cây.
 Đáp số: 300 cây.
Hoạt động 3: Củng cố
- HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm vừa ôn. Nhận xét giờ học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Dặn HS về nhà hoàn thành các bài tập còn lại (nếu ở lớp chưa làm kịp).
_____________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tổng kết vốn từ
I/Mục tiêu:
- Tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm. 
-Em Tuệ đọc được bài và chép được bài 1 vào vở
II/Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ. Từ điển Tiếng Việt.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS làm bài tập 2, 4 tiết LTVC trước.
B/Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- Y/C các em tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm. 
2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận theo N4; mỗi nhóm tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với 1 trong số các từ, viết kết quả thảo luận vào phiếu và 4 N viết vào bảng phụ.
Từ
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
Nhân hậu
Nhân ái, nhân nghĩa, nhân đức, phúc hậu, thương ngườingười,
Bất nhân, bất nghĩa, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo,
Trung thực
Thành thực, thành thật, thật thà, thực thà, thẳng thắn, chân thật,
Dối trá, gian trá, gian manh, gian xảo, giả dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc,
Dũng cảm
Anh dũng, gan dạ, bạo dạn, mạnh bạo, dám nghĩ dám
hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược,
 Cần cù
Chăm chỉ, chuyên cần,
Lười biếng, lười nhác, đại lãn,
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài. GV kẻ bảng.
- HS nối tiếp nhau nêu từ ngữ tìm được, GV ghi vào bảng những từ ngữ đúng.
 Tính cách
Chi tiết, từ ngữ minh họa
Trung thực, thẳng thắn
Chăm chỉ
Giản dị
Giàu tình cảm, dễ xúc động
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS về nhà xem lại bài tập 2.
_______________________________
CHÍNH TẢ
Nghe-viết: Về ngôi nhà đang xây
I/Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây. 
- Làm được bài tập 2 a ; tìm được những tiếng để hoàn chỉnh mẩu chuyện ở bài 3.
-Em Tuệ chép được 4 dòng thơ trong bài
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS làm bài tập 2 tiết trước.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
- Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây hoàn thành BT 2a và BT3
2/ Hướng dẫn chính tả
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
a. Nắm nội dung bài viết:
- Yêu cầu HS đọc bài viết.
- Cho HS nhắc lại nội dung bài thơ.
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS đọc, tìm từ khó khi viết chính tả ( xây dở, huơ huơ, sẫm biếc, giống).
- Yêu cầu HS luyện viết các từ vừa tìm được.
c. Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài.
Nhắc HS viết chữa đầu dòng thẳng hàng.
d. Soát lỗi và đánh giá bài làm HS.
- GV đọc cho HS khảo bài.
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài tập 2: HS làm BT 2a.
- HS làm việc theo nhóm 4, báo cáo kết quả theo hình thức thi tiếp sức.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung từ ngữ mới vào bài làm của mình.
Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cách thực hiện tương tự BT2.
Lời giải: rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị.
- Sau khi chữa bài, GV gọi HS đọc lại mẩu chuyện và trả lời câu hỏi của GV để hiểu câu chuyện buồn cười ở chỗ nào.
Hoạt động 3:Củng cố
- HS thi viết đúng và viết đẹp các tiếng đầu dòng thơ trong bài chính tả
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài.
_______________________________
Thứ năm, ngày 27 tháng 12 năm 2018
TẬP LÀM VĂN
Tả người
(Kiểm tra viết)
I/Mục tiêu:
- HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy.
-Em Tuệ chép được ba câu em thích
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng lớp viết sẵn 4 đề bài.
III/Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài
- Gv nêu y/c kiểm tra
2/Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Gọi HS đọc 4 đề kiểm tra trên bảng.
- GV nhắc HS: Các em đã quan sát ngoại hình, hoạt động của nhân vật, lập dàn ý chi tiết, viết đoạn văn miêu tả hình dáng, hoạt động của người mà em quen biết. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả người hoàn chỉnh.
- Hỏi 1 số HS : Em chọn đề bài nào?
- GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có).
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- HS làm bài vào vở Tập làm văn
- GV giúp đỡ HS khó khăn
- GV nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Dặn HS ôn lại bài và chuẩn bị bài Tổng kết vốn từ
_____________________________
TOÁN
 Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp)
I/Mục tiêu:
 Giúp HS biết:
- Cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
-Vận dụng giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết một phần trăm của nó. HS làm bài 1, 2- SGK. Khuyến khích HS làm thêm bài tập 3 
-Em Tuệ chép được bài 1
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS chữa bài tập tiết trước
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
a, Giới thiệu cách tính một số biết 52,5 % của nó là 420.
- GV đọc bài toán và ghi tóm tắt lên bảng.
- HS cặp đôi thực hiện cách tính.
- HS phát biểu quy tắc .
b, Giới thiệu một bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS đọc bài toán trong SGK.
- HS trao đổi cặp đôi giải vào vở nháp, đại diện một cặp HS giải vào bảng phụ.
- Treo bảng phụ, nhận xét chữa bài.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài sau đó chữa bài.
 ĐS : 600 học sinh.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4
Bài 2: 
- HS thảo luận nhóm 4 tự đọc đề và làm bài.
 ĐS: 800 sản phẩm.
Bài 3: - HS tự đọc đề và làm bài.
- Hướng dẫn HS : 10% = 25% = 
Nhẩm :
 a, 5 x 10 = 50 tấn b, 5 x 4 = 20 tấn.
Hoạt động 4: Củng cố
- Gọi HS nhắc lại quy tắc.
- Nhận xét giờ học
C/Hướng dẫn học ở nhà
-Chuẩn bị bài sau Luyện tập tiếp
_____________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tổng kết vốn từ
I/Mục tiêu:
- HS tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.
- HS tự kiểm tra được khả năng dùng từ của mình.
-Em Tuệ làm được bài 1
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS làm lại bài tập 1, 2 tiết trước.
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1: GV giúp HS nắm vững y/c bài tập
a, Các nhóm từ đồng nghĩa:
- đỏ, điều, son, tía - xanh, biếc, lục, lam.
- trắng, bạch. - hồng, đào.
b, 
- Bảng màu đen gọi là bảng đen. - Mèo màu đen gọi là mèo mun.
- Mắt màu đen gọi là mắt huyền. - Chó màu đen gọi là chó mực.
- Ngựa màu đen gọi là ngựa ô. - Quần màu đen gọi là quần thâm.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 2: 
- Một HS đọc bài văn Chữ nghĩa trong văn miêu tả. Cả lớp đọc thầm.
- HS tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
- HS tìm hình ảnh so sánh, nhân hóa trong đoạn 2.
-Tìm câu văn có chứa cái mới, cái riêng.
Bài 3:
- HS tự đặt câu.
- Nối tiếp nhau trình bày câu văn đã đặt.
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Dặn HS học thuộc những từ ngữ vừa tìm được ở bài 1a
- Chuẩn bị bài sau Ôn tập về từ và cấu tạo từ.
______________________________
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I/Mục tiêu:
-Kể lại được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý trong SGK.
II/Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình.
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS kể lại câu chuyện em đã được nghe, đọc về những người đã góp sức mình chống lại nghèo đói, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài.
- Giờ học y/c các em kể lại câu chuyện em đã được nghe, đọc về những người đã góp sức mình chống lại nghèo đói, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
2/ Các hoạt động
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý và chuẩn bị dàn ý kể chuyện.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện trước lớp.
+) HS kể chuyện theo cặp: 
- 2 HS trong nhóm kể cho nhau nghe 
- Sau khi kể xong thì trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
+) Thi kể chuyện trước lớp:
- HS tiếp nối nhau thi kể chuyện và nói lên suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình.
 - Cả lớp theo dõi, nhận xét. Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Dặn HS chuẩn bị trước tiết kể chuyện tuần sau 
___________________________________
Thứ sáu, ngày 28 tháng 12 năm 2018
TẬP LÀM VĂN( Giảm tải)
Tổng kết vốn từ 
I/Mục tiêu: 
- HS tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.
- Tự kiểm tra khả năng dùng từ đặt câu của mình.
- Viết được câu văn tả 2 loài hoa màu trắng.
-Em Tuệ làm được bài 1
II/Hoạt động dạy học:
1/Khởi động
-Ba tổ thi tìm các danh từ , động từ, tính từ
-GV nhận xét và giới thiệu bài
2/Các hoạt động
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1: Nối các từ ngữ chỉ vật ở bên trái với màu của nó ở bên phải.
a. dải lụa đào
b. môi son
c. tấm nhiễu điều Màu trắng(1)
d. cành lá biếc Màu xanh(2)
e. con ngựa bạch	 Màu đỏ(3)
g. hồ lục thuỷ
Bài 2: Điền từ chỉ màu lông của từng loài chim vào chỗ trống.
a. Chim bạch yến có lông màu..
b. Chim hoàng yến có lông màu.
Bài 3: Nối từ chỉ vật ở bên trái với từ chỉ màu đen ở bên phải để tạo thành các từ ghép chỉ vật có màu đen.
a. ngựa mun (1)
b. mèo thâm (2)
c. chó ô (3)
d. mắt mực (4)
e. quần áo huyền (5)
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 4: Điền tiếp từ vào chỗ trống theo yêu cầu.
a. 5 từ phức chỉ màu đỏ: đỏ rực,. 
b. 5 từ phức chỉ màu đen: đen tuyền,
- Đại diện các nhóm sua khi thảo luận kết quả, HS thi nối trên bảng lớp , GV nhận xét sửa sai
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Bài 5: Viết 2 câu văn tả 2 loài hoa màu trắng, mỗi câu dùng một từ tả màu trắng khác nhau.
- GV chấm chữa bài, nhận xét bài làm của học sinh; chọn bài viết hay cho hs đọc cả lớp nghe.
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Dặn HS về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau
_____________________________
TOÁN
 Luyện tập
I/Mục tiêu: Biết làm 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm:
-Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
-Em Tuệ chép được bài 1
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS nhắc lại các dạng toán tính phần trăm đã học.
- Kiểm tra vở những HS tiết trước chưa hoàn thành bài 3 tại lớp.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
2/Các hoạt động
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1: - HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 37 và 42.
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng để chữa bài.
Đáp số: a) 88,09% ; b) 10,5%.
Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS nêu cách tìm 30% của 97.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS làm ở bảng.
- Chữa bài.
 Đáp số: a) 29,1%; b) 900 000 đồng.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 3: - Gọi HS đọc đề toán.
- Cho HS nêu cách tìm 1 số biết 30% của nó là 72.
- HS làm bài vào vở. Một HS làm bài ở bảng phụ .
- Chữa bài.
Đáp số: a) 240; b) 4 tấn.
Hoạt động 3: Củng cố
- Gọi HS nhắc lại cách giải 3 dạng toán về tỉ số phần trăm.
- Nhận xét giờ học; 
C/Hướng dẫn học ở nhà
-HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau 
_______________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần qua và phổ biến kế hoạch tuần tới
II/Chuẩn bị : 
- Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình.
- Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo.
III/Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động trò chơi, hát về chú bộ đội
- Ổn định nề nếp, GV giới thiệu bài học
Hoạt động 2: Làm việc tổ đánh giá hoạt động tuần qua
- HS đánh giá về các mặt: nề nếp; học tập; vệ sinh; các hoạt động khác
- Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua về nề nếp, học tập, vệ sinh và cá hoạt động khác
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
*GV đánh giá bổ sung tuần qua
+ Nề nếp: HS đi học chuyên cần, không vắng buổi nào; thực hiện tốt nội quy nhà trường và an toàn giao thông; sinh hoạt 15 phút có hiệu quả. Chú trọng đến việc ôn bài và trả bài; Ban cán sự lớp hướng dẫn lớp tự quản tốt. Không còn hiện tượng nói leo.
+ Học tập: Tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài học bài và làm bài đầy đủ; chuẩn bị tốt đồ dùng học tập, khôgn còn hiện tượng chưa thuộc bài
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng
- Hoạt động khác: Giải bài trên báo kịp thời
Tuyên dương: Ban cán sự lớp, tổ trưởng, Thuỷ, Huy, Hiệp, ...
Nhắc nhở: Tuệ chưa giữ trật tự trong giờ sinh hoạt tập thể.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp 
* GV phổ biến kế hoạch tuần tới:
- Thi đua lập thành tích mừng Đảng mừng Xuân 2019
- Tiếp tục duy trì sĩ số , nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
-Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT, TKB 
- Dạy theo đối tượng , chú trọng chất lượng đại trà
- Khắc phục tình trạng ồn khi đi học giờ bộ môn.
- Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt.
- Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học.
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra.
- Đẩy mạnh phong trào giữu vở và viết chữ đẹp
- Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp
- Rèn kĩ năng hợp tác
- Tham gia tập luyện dự thi HKPĐ cấp Huyện 
-Tuệ ngồi học nghiêm túc và ghi chép bài đầy đủ
-Nghỉ tết Dương đúng lịch
Hoạt động 5: Làm việc cả lớp 
- Thi vẽ tảnh về chủ đề chú bộ đội giữa ba tổ, bình chọn tranh đẹp và khen ngợi.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài cho tuần học sau
TUẦN 18
Thứ tư, ngày 2 tháng 1 năm 2019
TẬP ĐỌC
Ngu công xã Trịnh Tường
I/ Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi ông Lìn cần cù sáng tạo, giám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II/Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
III/Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: Làm việc cặp đôi
- Đọc lại bài Thầy cúng đi bệnh viện trả lời câu hỏi về bài đọc
- GV nhận xét 
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- HS quan sát tranh sgk, GV giới thiệu bài đọc
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- 1 HS đọc hay đọc cả bài
- HS đọc cá nhân, đọc tiếp nối từng phần của bài văn. Bài có thể chia thành 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến .... vỡ thêm đất hoang trồng lúa
+ Phần 2: Từ con nước nhỏ... như trước nữa
+ Phần 3: Đoạn còn lại
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
TUẦN 17
Thứ hai, ngày 24 tháng 12 năm 2018
KHOA HỌC
Chất dẻo
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
II/Đồ dùng:
- HS chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa.
- Tranh minh họa trang 64, 65 SGK.
III/Hoạt động dạy học:
 A/Bài cũ:
- Hãy nêu tính chất của cao su? Cao su thường được sử dụng để làm gì? Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su ta cần chú ý điều gì?
B/Bài mới:
1/Tình huống xuất phát 
- HS nối tiếp kể tên các đồ dùng bằng chất dẻo
- GV nhận xét và nêu tình huống : Đồ dùng bằng nhựa có đặc điểm chung gì?
2/ Bộc lộ quan điểm ban đầu
- Theo em chất dẻo có những tính chất gì? Cần bảo quản như thế nào?
- Thảo luận nhóm 2, dựa vào hiểu biết của em nêu những suy nghĩ ban đầu về chất dẻo
3/Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và nêu phương án thực nghiệm
- HS viết đề xuất câu hỏi và GV chốt lại:
+ Chất dẻo được làm ra từ nguyên liệu nào?
+ Chất dẻo có tính chất gì?
+ Có mấy loại chất dẻo?Là những loại nào?
+ Khi sử dụng đồ dùng bằng chất dẻo cần chú ý điều gì?
 + Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
4/ Tiến hành tìm tòi nghiên cứu
- HS thí nghiệm và nêu ý kiến của mình, GV khéo léo nêu câu hỏi để chốt lại kiến thức
5/Kết luận kiến thức mới:
- Chất dẻo được làm ra từ than đá và dầu mỏ nên nó không có sẵn trong tự nhiên. 
- Chất dẻo có tính chất chung là cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
- Ngày nay, các sản phẩm làm ra từ chất dẻo được dùng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thủy tinh, vải và kim loại vì chúng không đắt tiền, tiện dụng, bền và có nhiều màu sắc đẹp
- Khi sử dụng xong các đồ dùng bằng chất dẻo cần rửa sạch hoặc lau chùi như những đồ dùng khác cho hợp vệ sinh.Không phơi đồ dùng bằng chất dẻo ngoài trời vì như vậy sẽ bạc màu, giòn và mau hỏng
6/Củng cố
- HS nhắc lại tính chất, công dụng và cách bảo quản của chất dẻo; GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
Về nhà học thuộc bảng thông tin về chất dẻo.
ĐẠO ĐỨC
 Hợp tác với những người xung quanh(tiết 1)
I/Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. HS khá, giỏi biết được thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng thêm niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người .
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS liên hệ những việc em đã làm để giúp đỡ phụ nữ.
B/Bài mới:
1/Khởi động:
-GV tổ chức trò chơi Mưa rơi
-Nhận xét và giới thiệu bài
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
- HS thảo luận theo nhóm 4 xử lí tình huống sau: Hôm đó, ba bạn An, Hảivà Ba được tổ phân công làm trực nhật lớp - quét dọn lớp, lau bàn ghế, sắp xếp bàn ghế ngay ngắn...
Ba bạn cần thực hiện công việc như thế nào cho nhanh, cho tốt?
-Từng nhóm HS thảo luận đưa ra cách giải quyết.
- GV chốt lại cách giải quyết đúng nhất.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập 1, 2 trong VBT.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung. GV chốt lại kết quả đúng.
 Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch
- HS tự suy nghĩ ý kiến của mình về hợp tác một việc nào đó với những người xung quanh.
- Trao đổi với bạn bên cạnh về dự kiến của mình để bạn góp ý.
- HS trao đổi dự kiến của mình trước lớp.
- Các bạn đặt câu hỏi, yêu cầu bạn trả lời.
- GV tổng kết.
C/Hướng dẫn học ở nhà
-Thực hiện việc hợp tác với những người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày rồi ghi công việc và kết quả vào phiếu rèn luyện.
_____________________________
KĨ THUẬT
Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
I/Mục tiêu.
HS biết:
- Kể được tên một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- Biết liên hệ thực tế với việc nuôi gà ở gia đình.
II/Đồ dùng dạy học.
Tranh ảnh minh hoạ.
III/Các hoạt động dạy học.
1/Khởi động 
- GV tổ chức trò chơi Con gà
+ Gà có ích lợi gì? ở Việt Nam có những giống gà nào?
- GV giới thiệu bài
2/C

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_5_tuan_16_nam_hoc_2018_2019.doc
Giáo án liên quan