Giáo án Toán Lớp 1 - Bài: Phép cộng trong phạm vi 13

HĐ2. HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM BAN ĐẦU VỀ PHÉP TRỪ

Mục tiêu:

- Học sinh khái niệm phép trừ, làm phép trừ trong phạm vi 3

Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, giảng giải

Hình thức: Lớp, cá nhân, nhóm

- Trên cành cây có mấy con chim?

- Trên cànhcây có 2 con chim. Các con hãy quan sát tiếp xem có điều gì nữa?

- Trên cành cây có 2 con chim, bay đi 1 con chim. Còn lại mấy con chim?

- Có 2 con chim bay đi 1 con chim. Còn lại 1 con chim. Vậy 2 bớt 1 còn mấy?

- “Hai bớt một còn một”

- GV giảng: Thay chữ hai bằng chữ số 2, chữ một bằng chữ số 1, chữ một bằng chữ số 1, chữ còn bằng dấu =,thay chữ“bớt” bằng dấu –

- Cô giới thiệu với các con đây là dấu –, dấu trừ được viết bằng 1 nét gạch ngang.

- GV cho HS đọc dấu trừ.

- Yêu cầu HSđọc phép tính: 2 – 1 = 1.

- GV yêu cầu cả lớp mỗi bạn lấy 3 que tính cầm trên tay. Thảo luận nhóm đôi, bớt số que tính tuỳ ý,lập phép tính tương ứng vào bảng con,dựa trên thao tác que tính vừa thực hiện.

- GV chốt ý:

 Có 3 que tính, bớt đi 1 que tính. Còn lại 2 que tính.

- Có phép tính: 3 – 1 = 2

- Yêu cầu HS đọc phép tính 3 – 1 = 2

 Có 3 que tính, bớt đi 2 que tính. Còn lại 1 que tính.

- Có phép tính: 3 – 2 = 1

- Yêu cầu HS đọc phép tính 3 – 2 = 1

- GV cho HS đọcphép trừ trong phạm vi 3 theo sự mất dần số trên màn hình.

- Giáo viên nhận xét

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 1 - Bài: Phép cộng trong phạm vi 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Số và phép tính
Nội dung: Các phép tính với số tự nhiên (phép cộng, phép trừ)
Bài: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3
(Thời gian: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về phép trừ.
Mối quan hệ song song giữa phép trừ và phép cộng.
Kỹ năng:
Biết làm tính trừ trong phạm vi 3.
Giảm được các bài toán đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 3.
Thái độ:
Giúp học sinh thể hiện sự hứng thú và yêu thích môn toán học.
Rèn học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
Thể hiện được sự hợp tác với giáo viên, với học sinh khác trong các hoạt
động học tập.
Định hướng phát triển năng lực:
Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.
Có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học vào thực hiện tính toán trong phép cộng, phép trừ.
Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyểnvấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến phép trừ.
Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm,
tương tác với giáo viên.
Định hướng phát triển phẩm chất:
Sự nhạy bén, linh hoạt trong phép tính cộng, trừ.
Tính chính xác, kiên trì.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, vấn đáp, trực quan, thực hành, thuyết trình, thi đua
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
Phương tiện thiết bị dạy học: Máy chiếu, loa, bảng.
III. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của GV:
Giáo án điện tử, ĐDDH: Thẻ từ, que tính, các vật mẫu, một số chấm tròn.
Chuẩn bị của HS:
Vở bài tập, bút, thước, bộ đồ dùng toán lớp 1.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động HS - GV
Nội dung bài dạy
7 phút
HĐ1. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
- Ôn tập kiến thức phép cộng trong phạm vi 5
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
Hình thức: Hoạt động cá nhân
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập:
5 + 0 =. 0 + 0 =.
1 + 2 =. 3 + 1 =.
4 + 0 =. 3 + 2 =.
- GV yêu cầu HS dơ bảng
GV nhận xét chung
- Mời 4 – 5HS lên bảng làm, số còn lại viết kết quả vào bảng con.
- Kết quả: 
 5 + 0 = 5 0 + 0 = 0
1 + 2 = 3 3 + 1 = 4
4 + 0 = 4 3+ 2 = 5
HS dơ bảng con
HS nhận xét bài của bạn
- Hoạt động 1 góp phần giúp học sinh phát triển năng lực tư duy toán học (thông qua việc nhớ lại những kiến thức phép cộng trong phạm vi 5), năng lực giao tiếp (trình bày cáchlàm trước lớp)
- Phát triển phẩm chất: tính chính xác (trong việc làm bài tập)
10 phút
HĐ2. HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM BAN ĐẦU VỀ PHÉP TRỪ
Mục tiêu:
- Học sinh khái niệm phép trừ, làm phép trừ trong phạm vi 3
Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, giảng giải
Hình thức: Lớp, cá nhân, nhóm
- Trên cành cây có mấy con chim? 
- Trên cànhcây có 2 con chim. Các con hãy quan sát tiếp xem có điều gì nữa?
- Trên cành cây có 2 con chim, bay đi 1 con chim. Còn lại mấy con chim?
- Có 2 con chim bay đi 1 con chim. Còn lại 1 con chim. Vậy 2 bớt 1 còn mấy?
- “Hai bớt một còn một”
- GV giảng: Thay chữ hai bằng chữ số 2, chữ một bằng chữ số 1, chữ một bằng chữ số 1, chữ còn bằng dấu =,thay chữ“bớt” bằng dấu –
- Cô giới thiệu với các con đây là dấu –, dấu trừ được viết bằng 1 nét gạch ngang.
- GV cho HS đọc dấu trừ.
- Yêu cầu HSđọc phép tính: 2 – 1 = 1.
- GV yêu cầu cả lớp mỗi bạn lấy 3 que tính cầm trên tay. Thảo luận nhóm đôi, bớt số que tính tuỳ ý,lập phép tính tương ứng vào bảng con,dựa trên thao tác que tính vừa thực hiện.
- GV chốt ý:
Có 3 que tính, bớt đi 1 que tính. Còn lại 2 que tính.
- Có phép tính: 3 – 1 = 2
- Yêu cầu HS đọc phép tính 3 – 1 = 2
Có 3 que tính, bớt đi 2 que tính. Còn lại 1 que tính.
- Có phép tính: 3 – 2 = 1
- Yêu cầu HS đọc phép tính 3 – 2 = 1
- GV cho HS đọcphép trừ trong phạm vi 3 theo sự mất dần số trên màn hình.
- Giáo viên nhận xét
- Có 2 con chim
- Có 1 con chim bay đi.
- Có 2 con chim, bay đi 1 con chim. Còn lại 1 con chim.
- HS nêu:2 bớt 1 còn 1 (cá nhân, bàn, tổ).
- HS đọc: Dấu trừ
- HS viết dấu – vào bảng con.
- HS đọc: 2 – 1 = 1 (cá nhân, tổ)
- HS thảo luận nhóm đôi thao tác trên que tính.
- HS trình bày
- HS nhận xét
- HS đọc: 3 – 1 = 2
- HS đọc: 3 – 2 = 1
- HS đọc: 2 – 1 = 1
3 – 1 = 2
3 – 2 = 1
- Hoạt động 2 góp phần giúp phát triển năng lực mô hình hoá toán học (thông qua việc hình thành phép trừ), năng lực giao tiếp (trình bày cách làm trước lớp)
- Phát triển phẩm chất: kiên trì, sự linh hoạt (trong việc hình thành khái niệm mới) 
15 phút
HĐ3. LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng các kiến thức đã học hoàn thành các bài tập về phép trừ trong phạm vi 3
Phương pháp: Thực hành, thi đua
Hình thức: Cá nhân, lớp
Bài 1: Tính
- Yêu cầu HS làm vào SGK
- GV nhận xét.
Bài 2:Tính
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2
- Khi thực hiện kết quả của các phép tính theo cột dọc em cần lưu ý điều gì?
- Yêu cầu HS làm vào SGK
- GV nhận xét
Bài 3:Viết phép tính thích hợp
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 3
- Có tất cả mấy con chim?
- Có mấy con chim bay đi?
- Yêu cầu HS viết phép tính tương ứng. 
- GV chốt ý.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu yêu cầu bài 1
- HS làm vào SGK
- HS thi đua sửa bài
- HS nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Viết kết quả thẳng cột các số với nhau.
- HS làm vào SGK.
- HS sửa bài tiếp sức 
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài 3
- Có tất cả 3 con chim
- Có 2 con bay đi
- HS dựa vào nội dung tranh viết phép tính thích hợp vào SGK.
- Cả lớp làm vào SGK.
- HS nêu: 3 – 1 = 2
- HS nhận xét
- Hoạt động 3 góp phần giúp học sinh có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề (học sinh áp dụng kiến thức về phép trừ trong phạm vi 3 trong bài tập thực tiễn), năng lực giao tiếp toán học (trình bày trước lớp cách giải của bài toán thực tiễn)
- Phát triển phẩm chất: sự nhạy bén, tính chính xác (trong việc áp dụng bài học mới vào bài tập)
3 phút
Nghĩ giải lao giữ giờ
15 phút
HĐ4. NHẬN BIẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
Mục tiêu:
- Nắm được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trong phạm vi 3
Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thực hành
Hình thức: Lớp, cá nhân, nhóm
2
3
1
- Dựa vào mô hình chấm tròn đã được học ở bài “Phép cộng trong phạm vi 3”, nêu phép tính tương ứng theo mô hình
- GV nhận xét
- Trong phép cộng vị trí các số 1 và số 2 như thế nào?
- Trong phép cộng vị trí các số 1 và số 2 đổi chỗ cho nhau thì kết quả như thế nào?
- Vậy trong phép cộng khi đổi chỗ các số thì kết quả không thay đổi.
- Vậy 2 + 1 bằng mấy cộng mấy?
- Có 3 chấm tròn, bớt 1 chấm tròn. Còn lại mấy chấm tròn?
- Có 3 chấm tròn, bớt 2 chấm tròn. Còn lại mấy chấm tròn?
- Dựa vào mô hình chấm tròn trên màn hình, hãy viết phép tính tương ứng vào bảng con. Bạn nào nhanh thực hiện 2 phép tính.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS nêu: 1 + 2 = 3
2 + 1 = 3
- HS nhận xét
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- 2 + 1 = 1 + 2
- Có 3 chấm tròn, bớt 1 chấm tròn. Còn lại 2 chấm tròn.
- Có 3 chấm tròn, bớt 2 chấm tròn. Còn lại 1 chấm tròn.
- HS viết bảng con: 3 – 1 = 2
3 – 2 = 1
- 2 bạn kiểm tra bài lẫn nhau
- HS trình bày:3 – 1 = 2
 3 – 2 = 1
- HS nhận xét
- Hoạt động 4 góp phần giúp học sinh có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề (học sinh áp dụng kiến thức đã học về phép cộng và phép trừ trong mô hình chấm tròn), năng lực giao tiếp toán học (trình bày trước lớp cách làm)
- Phát triển phẩm chất: linh hoạt trong phép tính cộng, trừ
20 phút
HĐ5. MỞ RỘNG
Mục tiêu:
- Giúp phân loại năng lực của học sinh
Phương pháp: Hoạt động cá nhân
Hình thức: Cá nhân
Bài 1: Thực hành tính (ngang)
- Cho HS nhắc lại cách tính:
Muốn tính 1 + 1 + 1 ta làm sao?
- GV sửa bài.
Bài 2:Ghi dấu (>, <, =) vào ô trống:
- Cho HS nhắc lại cách làm: Tính kết quả phép tính rồi so sánh hai kết quả mới ghi dấu
2 + 1 3
1 + 1 3
2 + 3 3
1 + 2 3
3 + 1 3
- GV sửa bài
Bài 3: Trò chơi “chim bay tìm tổ”
- GV nói cách chơi: “HS hãy tìm giúp chim chiếc tổ tương ứng với phép tính trên lưng chú chim để những chú chim tìm được về chiếc tổ của mình”
Bài 4: Ghi phép tính thích hợp theo tranh:
- GV treo tranh lên bảng và hướng dẫn HS quan sát:
Lúc đầu bạn trai có mấy quả bóng?
Bạn trai cho bạn gái mấy quả bóng?
Thực hiện tính gì?
- HS thực hành và ghi kết quả trên bảng con
1 + 1 + 1 = 2 + 1 = 3
- HS làm vào phiếu học tập
2 + 1 = 3
1 + 1 < 3
2 + 3 > 3
1 + 2 = 3
3 + 1 > 3
- HS sửa bài vào phiếu bài tập
- HS lên bảng thực hành
HS trả lời 2 quả bóng
HS trả lời 1 quả bóng
Thực hiện tính trừ
Mời 4 em lên bảng ghi phép tính, những em còn lại ghi phép tính lên bảng con.
- Hoạt động 5 góp phần giúp học sinh phát triển năng lực tính toán, giải quyết những bài toán khó(học sinh áp dụng kiến thức về phép cộng – trừ trong bài tập thực tiễn), năng lực giao tiếp toán học(trình bày trước lớp cách giải của bài toán thực tiễn)
- Phát triển phẩm chất: linh hoạt trong phép tính cộng – trừ, tính chính xác, kiên trì và sự nhạy bén (trong giải bài tập trên lớp)

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_1_bai_phep_cong_trong_pham_vi_13.doc