Giáo án Toán 1 tiết 89: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước

3. Bài mới: GTB: GV giơ thước lên hỏi: Đây là cái gì? Trên thước có gì? ( vạch cm). Chúng ta đã học xăng-ti-mét và dùng thước để đo độ dài. Vậy để vẽ một đoạn thẳng có độ dài cho trước ta làm thế nào. Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước (GV ghi tựa- HS nhắc lại)

@ Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

GV: Muốn vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước ta dùng thước có chia từng vạch xăng-ti-mét. Cô đã phóng to từng vạch xăng-ti-mét để các em dễ nhìn thấy nhưng thực tế xăng-ti-mét là vạch quy định có ghi những số đo rất nhỏ trên thước của các em.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 1 tiết 89: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 26/01/2015 KẾ HOẠCH BÀI DẠY. LỚP 1
Người dạy: Nguyễn Thị Lan MÔN: Tốn. PPCT: Tiết 89
Đơn vị:Trường tiểu học Thanh Tân 
VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Biết dùng thước có vạch chia vạch xăng-ti-mét vẽ đoạn thẳng có độ dài dưới 10cm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 _GV và HS sử dụng thước có vạch chia thành từng xăng-ti-mét
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ: 
Gv: Tiết trước học bài gì?
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
HS-GV nhận xét 
Nhận xét chung.
3. Bài mới: GTB: GV giơ thước lên hỏi: Đây là cái gì? Trên thước có gì? ( vạch cm). Chúng ta đã học xăng-ti-mét và dùng thước để đo độ dài. Vậy để vẽ một đoạn thẳng có độ dài cho trước ta làm thế nào. Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước (GV ghi tựa- HS nhắc lại)
@ Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
GV: Muốn vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước ta dùng thước có chia từng vạch xăng-ti-mét. Cô đã phóng to từng vạch xăng-ti-mét để các em dễ nhìn thấy nhưng thực tế xăng-ti-mét là vạch quy định có ghi những số đo rất nhỏ trên thước của các em.
* GV hướng dẫn: Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm thì làm như sau:
_Đặt thước (có vạch chia thành từng xăngtimet) lên bảng, tờ giấy trắng, tay trái giữ thước; tay phải cầm bút chấm 1 điểm trùng với vạch 0, chấm 1 điểm trùng với vạch 4
_Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với điểm ở vạch 4, thẳng theo mép thước
_Nhấc thước ra, viết A bên điểm đầu, viết B bên điểm cuối của đoạn thẳng. Ta vẽ được đoạn thẳng AB có độ 
dài 4 cm
3-4 HS nhắc lại cách vẽ.
* GV cho VD: Vẽ đoạn thẳng BC có độ dài 6cm
 GV nhận xét. 
@ Hoạt động 2: HS thực hành
_ Để khắc sâu hơn nội dung bài học chúng ta sang thực hành các bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu
_1 hs vẽ đoạn thảng có độ dài 5cm.
HS nhận xét – GV nhận xét, 
Lưu ý HS: Tay trái phải giữ chặt để khi vẽ thước không bị xô lệch, đoạn thẳng sẽ xấu hoặc sai.
_Cho HS tự vẽ lần lượt các đoạn thẳng theo các thao tác như trên ở bảng con, bảng lớp. Tập đặt tên các đoạn thẳng. AB, BC, CD, IK, PQ, MN
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài toán: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Tóm tắt:
Đoạn thẳng AB : 5cm
Đoạn thẳng BC : 3cm
Cả hai đoạn thẳng :cm?
GV: Bàì toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Muốn biết cả hai đoạn dài mấy xăng-ti-mét ta làm phép tính gì? 
GV thu một số vở nhận xét..
HS-GV nhận xét bảng phụ. GV nhận xét vở.
Bài 3: Vẽ hai đoạn thẳng AB, BC theo độ dài nêu trong bài 2
+ Đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC có chung điểm nào? 
-HD hs vẽ theo nhiều cách khác nhau
Liên hệ: Các con sẽ áp dụng vẽ đoạn thẳng khi gặp dạng toán giải toán có lời văn về đoạn thẳng.
4.Củng cố:
@ Hoạt động 3: HS thi đua vẽ đoạn thẳng, củng cố bài :
_ 2 HS thi đua vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm
 GV nhận xét tuyên dương HS vẽ đúng, nhanh.
GD-LHTT: Qua bài học này giúp các con biết vẽ một đoạn thẳng có độ dài cho trước nó là nền tảng để các con học tốt các lớp sau và áp dụng vào cuộc sống.
5.Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
_Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở.
_HS hát
_ Luyện tập
 8cm + 2cm = 9cm – 4cm =
14cm + 5cm = 
Bài: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
HS theo dõi.
_Đặt thước 
_Nối điểm 0 với điểm 4
_Viết tên đoạn thẳng
_ 1HS vẽ lại đoạn thẳng có độ dài 4cm ở bảng lớp –cả lớp vẽ vào nháp
_ 1HS vẽ ở bảng lớp –cả lớp vẽ vào nháp
- HS nhận xét bài của bạn về cách đặt thước, độ dài
_Vẽ đoạn thẳng có độ dài: 5 cm; 7 cm; 2cm; 9 cm.
_ Cả lớp theo dõi cách đặt thước, các điểm trùng với vạch chưa?...
_HS nêu tóm tắt
_Nêu bài toán: Đoạn thẳng AB dài 5cm, đoạn thẳng BC dài 3cm. Hỏi cả hai đoạn thẳng dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
_HS giải vào vở, 1HS làm bảng phụ
Bài giải
 Cả hai đoạn thẳng có độ dài là:
 5 + 3 = 8 (cm)
 Đáp số: 8 cm
HS nêu yêu cầu
Có chung một đầu đó là điểm B.
_HS tự vẽ vào SGK. HS đổi sách để kiểm tra. 1HS làm bảng phụ. GV nhận xét.
 A B C
Lớp cổ động.

File đính kèm:

  • docVe_doan_thang_co_do_dai_cho_truoc.doc
Giáo án liên quan