Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

* Kiến thức:

 - Biết khái niệm thuật toán, bài toán.

 - Biết các bước giải bài toán trên máy tính

 - Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể.

 - Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước

* Kĩ năng:

 - Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.

- Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số

* Thái độ:

 - Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

 Giáo viên : Giaùo aùn, SGK, máy tính, máy chiếu.

 Học sinh : Xem bài trước ở nhà, SGK, vở ghi bài.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

2. Kiểm tra bài cũ: Mô tả thuật toán tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên? Và viết chương trình?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2018	
Tuần: 10
Tiết: 19
BÀI 5: TỪ THUẬT TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (t2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức: - Biết khái niệm thuật toán, bài toán.
	- Biết các bước giải bài toán trên máy tính
	- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
	- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước
* Kĩ năng:
	- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.
- Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số
*Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản. 
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
¶ Giáo viên : Giaùo aùn, SGK, máy tính, máy chiếu.
¶ Học sinh : Xem bài trước ở nhà, SGK, vở ghi bài.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
 2. Kiểm tra bài cũ: Bài toán là gì? Để giải quyết một bài toán ta thực hiện các bước nào? Quá trình giải bài toán trên máy tính gốm mấy bước?
 3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Ä Hoạt động 1: Thuật toán và mô tả thuật toán
- Giáo viên: em hãy nhắc lại thuật toán là gì?
-Học sinh: trả lời.
- Giáo viên: trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về thuật toán.
Nhiều công việc chúng ta thường làm mà không phải suy nghĩ nhiều, tuy nhiên nếu hệ thống lại, ta có thể thấy thực chất đó là những thuật toán.
Ví dụ: Như việc giặt quần áo.
- Giáo viên: em hãy cho biết Input và Output của việc giặt quần áo.
-Học sinh: Input: quần áo bẩn, xà phòng, chậu, nước sạch, bàn chải, (nước xả nếu có).
	Output: quần áo sạch.
- Giáo viên: Em hãy cho biết các bước giặt quần áo.
-Học sinh: có thể mô tả không đầy đủ và đúng trật tự
B1: Cho quần áo bẩn vào chậu.
B2: Cho xà phòng và nước vừa đủ
B3: Vò quần áo thật sạch, có thể dùng bàn chải chà xát.
B4: Xả nước sạch lại nhiều lần cho đến khi hết xà phòng.
B5: (Ngâm nước xả)
B6: Đem quần áo đi phơi.
- Giáo viên: Việc liệt kê các bước như trên là một cách thường dùng để mô tả thuật toán. Nếu không có mô tả gì khác trong thuật toán, các bước của thuật toán được thuật hiện một cách tuần tự theo trình tự đã được chỉ ra.
Mặc dù không được nêu rõ trong khái niệm thuật toán, song thuật toán phải được mô tả đủ cụ thể để bất kỳ đối tượng nào, với cùng khả năng và điều kiện như nhau, khi thực hiện thuật toán cũng đều đạt được kết quả như nhau.
Bài toán: Giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx+c=0
- Giáo viên: em hãy cho biết Input và Output của bài toán trên.
-Học sinh: trả lời
- Giáo viên: hoàn thiện
-Học sinh: ghi nhận
- Giáo viên: Em hãy trình bày các bước giải bài toán tổng quát trên.
-Học sinh: lên bảng trình bày.
- Giáo viên: hoàn thiện bổ sung.
-Học sinh: ghi nhận
- Giáo viên: có thể trình bày thuật toán khác để giải bài toán này
Bài toán: Giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx+c=0:
Input: b, c
Output: nghiệm của phương trình bậc nhất
B1: Nếu b=0 chuyển tới bước 3
B2: Tính nghiệm của phương trình x=-c/b và chuyển tới bước 4
B3: Nếu c#0, thông báo phương trình đã cho vô nghiệm. Ngược lại (c=0) thông báo phương trình có vô số nghiệm.
B4: Kết thúc.
4. Hoạt động luyện tập: 
 - Lưu ý: một bài toán có nhiều thuật toán để mô tả giống như một bài toán có nhiều cách giải khác nhau.
 5. Hoạt động vận dụng
 - Xem lại các bài tập đã làm
 - Xem trước bài mới
 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
 IV. Rút kinh nghiệm	
..
Ngày soạn: 30/10/2018	
Tuần: 10
Tiết: 20
BÀI 5: TỪ THUẬT TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (t3)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức:
	- Biết khái niệm thuật toán, bài toán.
	- Biết các bước giải bài toán trên máy tính
	- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
	- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước
* Kĩ năng:
	- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.
- Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số
* Thái độ:
	- Nghiêm túc trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản. 
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
¶ Giáo viên : Giaùo aùn, SGK, máy tính, máy chiếu.
¶ Học sinh : Xem bài trước ở nhà, SGK, vở ghi bài.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
2. Kiểm tra bài cũ: Mô tả thuật toán tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên? Và viết chương trình?
3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Ä Hoạt động 1: Một số ví dụ về thuật toán
- Giáo viên: giải thích rõ trình tự các VD trong SGK để học sinh hiểu được.
-Học sinh: lắng nghe 
VD2: Em hãy cho biết Input và Output của Vd này.
-Học sinh: trả lời.
- Giáo viên: có thể nói input và output của vd này chỉ là 2 số a và b
để tính diện tích hình A thì em cần phải tính diện tích những hình nào?
VD2: SGK/40
Input: số a và b
Output: diện tích hình A
B1: s1ß 2ab
B2: s2ßpia2/2
B3: s=s1+s2
VD3/SGK/41 tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên
Input: dãy 100 số tự nhiên đầu tiên: 1,2,..100
Output: tổng 100 số tự nhiên đầu tiên:1+2+...100.
B1: Sumß0, iß0
B2: i=i+1
B3: Nếu i<100 thì SumçSum+i và quay lại B2
B4: thông báo kết quả và kết thúc thuật toán
VD4/SGK/42 đổi giá trị 2 biến x và y
Input: 2 số x và y
Output: giá trị x và y đã bị đổi.
B1: zßx
B2: xßy
B3: yßz
Ä Hoạt động 2: 
- Giáo viên: giải thích rõ trình tự các VD trong SGK để học sinh hiểu được.
-Học sinh: lắng nghe : Em hãy cho biết Input và Output của Vd này.
-Học sinh: trả lời.
- Giáo viên: có thể nói input và output của vd này chỉ là 2 số a và b
để tính diện tích hình A thì em cần phải tính diện tích những hình nào?
-Học sinh: Dt HCN và Dt hình bán nguyệt
để tính dt HCN em sử dụng công thức nào?
-Học sinh: 2a.b
- Giáo viên: để tính diện tích hình bán nguyệt em sử dụng công thức nào?
-Học sinh: (pi.a2)/2
- Giáo viên: vậy giả sử ta sử dụng 2 biến S1 để lưu giá trị của diện tích hcn và S2 dùng để lưu giá trị hình bán nguyệt thì khi đó diện tích hình A= dt hcn+ dt hình bán nguyệt
- Giáo viên: trình bày lại thuật toán đầy đủ.
-Học sinh: ghi nhận
- Giáo viên: tuần tự giải thích rõ các VD và học sinh lắng nghe và ghi nhận
VD5/SGK/43 cho 2 số thực a và b hãy cho biết kết quả so sánh 2 số a và b.
Input: 2 số a và b
Output: kết quả so sánh
B1: nếu a<b thì kết quả “ số a nhỏ hơn số b” và chuyển tới B3
B2: nếu a>b thì kết quả “số a lớn hơn số b” ngược lại thì kết quả “ số a bằng số b”
B3: kết thúc thuật toán
VD6SGK/44 tìm số lớn nhất trong dãy A gồm n số cho trước.
Input: A: dãy n các số 
Output: giá trị Max của dãy A
B1: Maxßa1; iß1
B2: i=i+1
B3: nếu ai>Max thì Maxßai quay lại bước 2
B4: kết thúc thuật toán.
4. Hoạt động luyện tập: 
	- Qua tiết học em đã được làm quen với những bài toán nào?
	- GV chốt lại kiến thức trọng tâm
 5. Hoạt động vận dụng
 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
IV. Rút kinh nghiệm
Khánh Hưng, ngày: 31/10/2018
Kí duyệt:
Phạm Huy Bình

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_10_nam_hoc_2018_2019.doc