Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 24 - Năm học 2017-2018

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

* Kiến thức: Viết được chương trình Pascal c sư dơng vòng lặp While . do

* Kỹ năng: Biết sử dụng câu lệnh ghép.

- Rèn kỹ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp while . do

* Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản: Phân tích được các bài toán.

- Hình thành khả năng hoạt động nhóm trao đổi tìm ra kiến thức

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

- GV: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.

- HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 24 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/2/2018
Tuần: 24
Tiết: 47
BÀI TẬP 
	I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức: Viết được chương trình Pascal có sử dụng vòng lặp While ... do
* Kỹ năng: Biết sử dụng câu lệnh ghép.
Rèn kỹ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp while ... do
* Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản: Phân tích được các bài toán.
- Hình thành khả năng hoạt động nhóm trao đổi tìm ra kiến thức
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
- GV: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
- HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’
3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1:
Bài 1: Sự khác biệt giữa câu lệnh lặp với số lần lặp cho trớc và câu lệnh lặp với số lần lặp cha biết trước là ở các điểm nào:
Bài 1:
- Câu lệnh lặp với số lần lặp cho trước chỉ thị cho máy tính thực hiện một lệnh hoặc một nhóm lệnh với số lần đã được xác định từ trước, còn với câu lệnh lặp với số lần lặp cha biết trước thì số lần lặp chưa được xác định trớc. 
- Trong câu lệnh lặp với số lần cho trước, điều kiện là giá trị của một biến đếm có giá trị nguyên đã đạt được giá trị lớn nhất hay chưa, còn trong câu lệnh lặp với số lần lặp chưa biết trước, điều kiện tổng quát hơn nhiều, có thể là kiểm tra một giá trị của một số thực, cũng có thể là một điều kiện tổng quát khác, ví dụ như một số có chia hết cho 3 hay không,... 
- Trong câu lệnh lặp với số lần cho trước, câu lệnh được thực hiện ít nhất một lần, sau đó kiểm tra điều kiện. Trong câu lệnh lặp với số lần cha xác định trước, trước hết điều kiện được kiểm tra. Nếu điều kiện được thoả mãn, câu lệnh mới được thực hiện. Do đó có thể có trường hợp câu lệnh hoàn toàn không được thực hiện.
Hoạt động 2: Bài tập 2
Giáo viên đưa ra nội dung bài tập,
HS phân tích bài toán tìm hướng giải quyết.
Gv: hướng dẫn học sinh cách làm và viết chương trình lên bảng và yêu cầu học sinh đọc hiểu.
HS: đọc lại chương trình giáo viên đã viết trên bảng và tìm hiểu từng câu lệnh
GV: yêu cầu một học sinh đứng tại vị trí diễn tả tuần tự ý nghĩa của chương trình thông qua diễn tả công việc của từng lệnh trong chương trình.
GV: diễn tả lại một lần để học sinh hiểu sâu hơn về chương trình
Bài 2:a) Thuật toán 1: 10 vòng lặp được thực hiện. Khi kết thúc thuật toán S = 5.0. Đoạn chương trình Pascal tơng ứng:
S:=10; x:=0.5;
while S>5.2 do S:=S-x;
writeln(S);
b) Thuật toán 2: Không vòng lặp nào được thực hiện vì ngay từ đầu điều kiện đã không được thỏa mãn nên các bước 2 và 3 bị bỏ qua. S = 10 khi kết thúc thuật toán. Đoạn chương trình Pascal tương ứng:
S:=10; n:=0;
while S<10 do
 begin n:=n+3; S:=S-n end;
writeln(S);
Nhận xét: Trong các thuật toán và chơng trình trên, điều kiện đợc kiểm tra trớc khi các bớc lặp đợc thực hiện. Do đó nếu điều kiện không đợc thỏa mãn ngay từ đầu, các bớc lặp sẽ bị bỏ qua. Điều này đặc biệt đúng đối với câu lệnh lặp while..do.
Hoạt động 3: Bài tập 3,4
Giáo viên đưa ra nội dung bài tập,
HS phân tích bài toán tìm hướng giải quyết.
GV: đưa ra chương trỡnh: 
HS: dựa vào chương trình cho bài toán. (viết theo nhóm).
Đại diện của nhóm đứng lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, rút kinh nghiệm.
GV: Kết luận kết quả cuối cùng.
Yêu cầu một học sinh lên máy chính gõ chương trình vào máy, cả lớp sửa lỗi nếu có, cho chương trình chạy thử, học sinh quan sát kết quả.
HS: chép lại chương trình đã chạy vào.
Bài 3 : a) Chương trình thực hiện 5 vòng lặp. b) Vòng lặp trong chương trình được thực hiện vô tận vì sau câu lệnh n:=n+1; câu lệnh lặp kết thúc nên điều kiện S=0 luôn luôn đợc thỏa mãn.
Nhận xét: Trong câu lệnh thực hiện, điều kiện cần phải được thay đổi để sớm hay muộn chuyển sang trạng thái không thỏa mãn. Khi đó vòng lặp mới được kết thúc sau hữu hạn bước. Để làm đợc điều này, câu lệnh trong câu lệnh lặp while..do thường là câu lệnh ghép.
Bài 4 : a) Thừa dấu hai chấm trong điều kiện; b) Thiếu dấu hai chấm trong câu lệnh gán; c) Thiếu các từ khóa begin và end trớc và sau các lệnh n:=n+1; S:=S+n, do đó vòng lặp trở thành vô tận.
4. Hoạt động luyện tập: 
- Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học. 
- Giáo viên nhận xét tiết học, rút kinh nghiệm tiết học.
5. Hoạt động vận dụng: 
6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
- Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi, Ôn lại các kiến thức chính đã học và luyện viết, làm đi làm lại nhiều lần.
- Đọc bài mới để giờ sau học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..
Ngày soạn: 28/2/2018
Tuần: 24
Tiết: 48
BÀI TẬP (tt)	 
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức: Viết được chương trình Pascal c sư dơng vòng lặp While ... do
* Kỹ năng: Biết sử dụng câu lệnh ghép.
Rèn kỹ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp while ... do
* Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản: Phân tích được các bài toán.
- Hình thành khả năng hoạt động nhóm trao đổi tìm ra kiến thức
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
- GV: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
- HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Bài 5: Viết thuật toán và chương trình Pascal có câu lệnh lặp với số lần không xác định để tính luỹ thừa bậc n của x (tức xn), với n là số tự nhiên và x là số thực được nhập vào từ bàn phím.
Bài 7: Tính tích của N số tự nhiên đầu tiên với số lần lặp không xác định (với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím).
Bài 5:
Thuật toán:
Bước 1. Đọc các giá trị x và n. 
Bước 2. A ¬ 1, k ¬ 1. 
Bước 3. Nếu k > n, chuyển xuống bước 5.
Bước 4. A = A.x, k ¬ k + 1 và quay lại bước 3. 
Bước 5. Thông báo kết quả là A và kết thúc thuật toán.
Chơng trình Pascal:
var n,k: integer;
	 A, LT: real;
begin
write(‘Nhap so A= ‘); readln(A);
write(‘Nhap so n= ‘); readln(n);
LT:=1; k:=1;
while k<=n do begin LT:=LT*A, k:=k+1 end
end.
Bài 7: Thuật toán: 
Bước 1. Đọc giá trị n. 
Bước 2. S ¬ 0, i ¬ 2. 
Bước 3. Nếu i > n - 1, chuyển xuống bước 5.
Bước 4. Nếu n chia hết cho i, S ¬ S + i, i ¬ i + 1 và quay lại bước 3.
Bước 5. Ghi giá trị S và kết thúc thuật toán.
Chương trình có thể nh sau:
var n,i,S: integer;
begin
write('Cho so tu nhien n= '); readln(n);
i:=2; S:=0;
while i<=n-1 do
 begin
 if (n mod i)=0 then S:=S+i; 
 i:=i+1;
 end;
write('Tong cac uoc so thuc su cua ',n,' la: ',S);
readln;
end.
Bài 8: Chương trình có thể nh sau:
Uses CRT;
Var A, sum: real;
	i: integer;
Begin
	Write('cho so A: '); readln(A);
	i:=1; sum:= 0;
	While (sum<=A) do
	Begin
	sum:= sum+1/i;
	i:= i+1;
	end;
	Write('Gia tri N bang ', i:6);
	Readln;
	End.
4. Hoạt động luyện tập: 
Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
Nhấn mạnh ý nghĩa và công dụng, cách sử dụng vòng lặp While...do
5. Hoạt động vận dụng: 
Học sinh làm các bài tập:
 1. Tính tổng của n số tự nhiên đầu tiên
 2. Viết chương trình tìm xem có bao nhiêu số dương trong n số nhập vào từ bàn phím .
 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
Học kĩ lí thuyết, viết chương trình tính tổng 100 số tự nhiên, N số tự nhiên đầu tiên.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..
Khánh Hưng, ngày: 01/03/ 2018
Kí duyệt:
Phạm Huy Bình

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_24_nam_hoc_2017_2018.doc