Giáo án Tin học Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Biết được bảng tính có thể lưu trữ và xử lí các kiểu dữ liệu khác nhau.

- Thực hiện được việc nhập dữ liệu văn bản, số, ngày tháng vào bảng tính.

- Tạo được bảng tính đầu tiên đơn giản và thực hiện được việc thay đổi kích thước của cột, hàng để hiển thị dữ liệu một cách phù hợp.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện được việc nhập dữ liệu văn bản, số, ngày tháng vào bảng tính.

- Tạo được bảng tính đầu tiên đơn giản và thực hiện được việc thay đổi kích thước của cột, hàng để hiển thị dữ liệu một cách phù hợp.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; nhân ái, khoan dung; tự lập, tự tin, tự chủ.

4. Năng lực, phẩm chất hướng tới:

- Năng lực: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): NL sử dụng máy tính, phần mềm; NL lập trình,

- Phẩm chất: Yêu thích môn học; nhân ái, khoan dung; tự lập, tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

1. Chuẩn bị của GV: Sổ tay lên lớp, sách HDH tin học 7, tài liệu dạy học giáo viên, phòng tin học.

2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước bài, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.

1. Kiểm tra:

 

docx104 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m và thay thế.
- Tạo được bảng, thay đổi kích thước hàng và cột, căn dữ liệu trong bảng, thêm hàng hoặc cột, xóa hàng hoặc cột, xóa hoặc kẻ thêm một cạnh trong bảng.
Mô đun 2: Chương trình bảng tính
- Biết được chương trình bảng tính điện tử và nhận biết được các thành phần cơ bản của một trang tính, bao gồm: ô, hàng, cột, ô được chọn, địa chỉ ô tính, hộp tên và thanh công thức.
- Thực hiện được các thao tác căn biên theo hàng, cột, căn biên dữ liệu chính giữa một khoảng và trình bày dữ liệu trong bảng tính cân đối, phù hợp.
2. Kỹ năng:
- Các thao tác thực hiện tìm kiếm và thay thế, tạo bảng và vẽ hình trong văn bản.
- Các thao tác với bảng tính Excel.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; nhân ái, khoan dung; tự lập, tự tin, tự chủ.
4. Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
- Năng lực: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): NL sử dụng máy tính, phần mềm; NL lập trình, 
- Phẩm chất: Yêu thích môn học; nhân ái, khoan dung; tự lập, tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của GV: Sổ tay lên lớp, sách HDH tin học 7, tài liệu dạy học giáo viên, phòng tin học, câu hỏi kiểm tra 15 phút.
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước bài, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 7a:..	7b:..
- Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ ôn tập)
2. Nội dung bài học
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Soạn thảo văn bản nâng cao. 
Mục tiêu: Ôn lại toàn bộ kiến thức trong Mô đun 1: Soạn thảo văn bản nâng cao.
Hoạt động nhóm.
Gv: Giao nhiệm vụ:
- Thảo luận nhắc lại các nội dung trong mô đun 1:
?1. Các bước tìm phần văn bản và thay thế văn bản
?2. Cho biết các đối tượng đồ hoạ trong word gồm những gì.
?3. Các bước tạo bảng, chèn thêm cột hoặc hàng và xoá cột hoặc hàng.
Hs: Thực hiện nhiệm vụ.
Gv: Quan sát hs làm việc, kịp thời phát hiện những khó khăn, vưỡng mắc và trợ giúp hs, hướng dẫn hs nếu cần.
Gv: Tổ chức cho hs báo cáo kết quả.
Hs: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Gv: Kết luận và chốt kết quả đúng của hs.
Hoạt động 2: Chương trình bảng tính. 
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức đã học trong mô đun 2 từ bài 1 đến bài 4.
Hoạt động nhóm.
Gv: Giao nhiệm vụ:
- Thảo luận nhắc lại các nội dung trong mô đun 2:
?1. Khái niệm chương trình bảng tính
?2. Thao tác lưu bảng tính.
?3. Các thành cơ bản trên bảng tính.
?4. Thao tác ngắt xuống dòng khi vượt quá độ rộng của cột.
?5. Thao tác chọn các đối tượng trên trang tính; căn biên dữ liệu trong trong ô tính; căn biên dữ liệu chính giữa một khối.
Hs: Thực hiện nhiệm vụ.
Gv: Quan sát hs làm việc, kịp thời phát hiện những khó khăn, vưỡng mắc và trợ giúp hs, hướng dẫn hs nếu cần.
Gv: Tổ chức cho hs báo cáo kết quả.
Hs: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Gv: Kết luận và chốt kết quả đúng của hs.
Hoạt động 3: Kiểm tra 10 phút
Muc tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
Gv: Cho hs làm bài trên máy tính bằng phần mềm NT.Test kết nối với máy tính giáo viên.
Hs: Nhập số báo dánh và mật khấu và chọn đáp án đúng trên phần mềm
1. Soạn thảo văn bản nâng cao. 
- Tìm phần văn bản: 
B1: Vào bảng chọn Home, nhóm lệnh Editing, chọn lệnh Find (phím tắt Ctrl+F).
B2: Nhập kí tự cần tìm trong khung Navigation xuất hiện bên trái màn hình.
Để hủy tìm kiếm nháy nút X bên phải khung Navigation.
- Thay thế:
B1: Vào bảng chọn Home, nhóm lệnh Editing, chọn lệnh Replace. Hộp thoại Find and Replace xuất hiện với trang Replace.
B2: Nhập nội dung cần tìm vào ô Find what và nhập nội dung thay thế vào ô Replace with.
B3: Nháy nút lệnh Replcace để tìm và thay thế.
- Các đối tượng đồ hoạ trong word gồm:
+ Picture: Anh chụp
+ Clip Art: Tranh ảnh có sẵn trong bộ sưu tập.
+ Shapes: mẫu hình vẽ
+ SmarArt: mẫu sơ đồ, biểu đồ
+ Chart: Biểu đồ, đồ thị
- Tạo bảng mới:
B1: Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn bảng mới.
B2: Vào bảng chọn Insert, chọn Table.
B3: Kéo thả chuột để chọn số hàng, số cột cho bảng.
- Chèn thêm hoặc xóa hàng và cột:
B1: Đặt con trỏ soạn thảo vào trong ô của bảng.
B2: Nháy chọn Talbe Tool -> Layout.
B3: Nháy chọn một trong các nút lệnh ở nhóm lệnh Rows & Columns.
2. Chương trình bảng tính.
- Khái niệm chương trình bảng tính: SGK trang 44
- Lưu kết quả bảng tính:
B1: Chọn lệnh File -> Save (hoặc nháy nút Save, ctrl +S)
B2: Gõ tên tệp vào ô File name -> nhấn Save.
- Các thành phần cơ bản trên bảng tính: hàng, cột, địa chỉ ô, ô được chọn, hộp tên, thanh công thức, khối.
- Ngắt xuống dòng khi vượt quá độ rộng của cột:
B1: Chọn ô tính (hay ột nhóm ô tính)
B2: Chọ nút lệnh Wrap Text trong nhóm lệnh Alignment của bảng Home.
- Chọn các đối tượng trên trang tính: chọn một ô, một cột hoặc một hàng, một khối, chọn đồng thời nhiều khối khác nhau.
- Căn biên dữ liệu trong ô tính:
B1: chọn ô tính (hoặc các ô tính) cần căn biên dữ liệu;
B2: Chọn các lệnh lệnh căn biên trong nhóm lệnh Alignment của bảng Home.
- Căn biên dữ liệu chính giữa một khối
B1: Chọn khối
B2: Chọn nút lệnh Merge & Center trong nhóm lệnh Alignment của bảng Home.
3. Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà:
Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức giờ sau kiểm tra 1 tiết giữa kỳ I trên lớp.
4. Phần ghi chép bổ sung của GV (Đánh giá, nhận xét quá trình học tập của HS, điều chỉnh, bổ sung nội dung, phương pháp giảng dạy, )
Tiết 19
Ngày giảng: 7A:../../2019
 7B:../../2019
KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA KỲ I
I. Mục đích kiểm tra
1) Về kiến thức.
Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN trong chương trình Tin học 7 Mô đun 1 và Mô đun 2 như sau:
Mô đun 1: Soạn thảo văn bản nâng cao:
- Biết được phím tắt tìm phần văn bản.
- Nhận biết được đối tượng chèn vào văn bản.
- Hiểu được lệnh chèn thêm hàng và xoá cột trong bảng.
- Nêu được các bước tạo bảng và liệt kê được thao tác chọn các đối tượng trong bảng.
Mô đun 2: Chương trình bảng tính (từ bài 1 đến bài 5):
- Biết được địa chỉ ô, địa chỉ khối trên bảng tính.
- Biết cách sửa dữ liệu trong bảng tính.
- Biết được thao tác khi thực hiện căn biên giữa liệu trong nhiều ô.
- Hiểu được hộp tên và thanh công thức trên trang tính.
- Hiểu được màn hình làm việc của một chương trình bảng tính.
- Hiểu được thao tác tự ngắt xuống dòng khi vượt quá độ rộng.
- Diễn giải được tác dụng của các nút lệnh căn biên dữ liệu trong ô tính.
- Trình bày được thao tác điều chỉnh độ rộng hàng tiêu đề.
- Vận dụng kiến thức để trình bày được thao tác căn biên dữ liệu giữa cột và hàng trong thực tế.
2) Về kỹ năng.
- Rèn kỹ năng tư duy, so sánh, đánh giá tổng hợp.
3) Về thái độ: Giáo dục học sinh thái độ tự giác, nghiêm túc, độc lập, sáng tạo trong quá trình làm bài.
II. Hình thức đề kiểm tra
1) Hình thức: TNKQ + Tự luận
2) Học sinh: làm bài trên lớp
III. Ma trận đề kiểm tra.
Cấp độ
Tên 
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Mô đun I: Soạn thảo văn bản nâng cao.
- Biết được phím tắt tìm phần văn bản.
- Nhận biết được đối tượng chèn vào văn bản.
- Nêu được các bước tạo bảng và liệt kê được thao tác chọn các đối tượng trong bảng.
- Hiểu được lệnh chèn thêm hàng và xoá cột trong bảng.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
2
0,5
5%
1
3
30%
2
0,5
5%
5
4
40%
Mô đun II: Chương trình bảng tính.
- Biết được địa chỉ ô, địa chỉ khối trên bảng tính.
- Biết cách sửa dữ liệu trong bảng tính.
- Biết được thao tác khi thực hiện căn biên giữa liệu trong nhiều ô.
- Hiểu được hộp tên và thanh công thức trên trang tính.
- Hiểu được màn hình làm việc của một chương trình bảng tính.
- Hiểu được thao tác tự ngắt xuống dòng khi vượt quá độ rộng.
- Diễn giải được tác dụng của các nút lệnh căn biên dữ liệu trong ô tính.
- Trình bày được thao tác điều chỉnh độ rộng hàng tiêu đề.
Vận dụng kiến thức để trình bày được thao tác căn biên dữ liệu giữa cột và hàng trong thực tế.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
4
1
10%
4
1
10%
1
2
20%
1
2
20%
10
6
60%
T.số câu
T.điểm
Tỷ lệ %
6
1,5
15%
1
3
30%
6
1,5
15%
1
2
20%
1
2
20%
15
10
100%
IV. Nội dung đề kiểm tra
1) Kiểm tra bài cũ. 
- Sĩ số: 7a:..	7b:..
2) Nội dung.
Đề 1:
A. Trắc nghiệm khách quan (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu em cho là đúng
Câu 1: Để xóa một cột trong bảng phần mềm soạn thảo em:
A. Chọn một ô trong bảng, HomeàTableàDelete Table.
B. Chọn một ô trong cột, LayoutàTableàDelete Cells.
C. Chọn một ô trong cột, LayoutàTableàDelete Columns.
D. Chọn một ô trong cột, HomeàTableàDelete Rows.
Câu 2: Để tìm nhanh một từ hay dãy kí tự trong văn bản em sử dụng tổ hợp phím nào?
A. Alt + F.	B. Ctrl + F.	C. Shift + F.	D. Ctrl + H.
Câu 3: Để chèn đối tượng vào văn bản em chọn lệnh nào?
A. SmartArt.	B. Shapes.	C. Picture.	D. Clip Art.
Câu 4: Hộp tên trên trang tính cho em biết:
A. Là nơi dùng để nhập công thức.	B. Địa chỉ của ô đang chọn.
C. Là nơi dùng để nhập dữ liệu.	D. Nội dung của ô tính
Câu 5: Địa chỉ ô E3 cho em biết gì?
A. Hàng E, cột 3.	B. Cột E, cột 3.
C. Hàng E, hàng 3.	D. Cột E, hàng 3.
Câu 6: Muốn sửa dữ liệu trong một ô tính mà không nhập lại ta phải thực hiện như thế nào?
A. Nháy phải chuột lên ô tính và sửa dữ liệu.
B. Nháy chuột lên ô và nhấn F1.
C. Nháy đúp chuột lên ô tính và sửa dữ liệu.
D. Nháy chuột lên ô tính và sửa dữ liệu.
Câu 7: Chèn thêm một hàng mới xuống dưới trong bảng phần mềm Word chọn lệnh:
A. LayoutàInsert Above.	B. LayoutàInsert left.
C. LayoutàInsert Right.	D. LayoutàInsert Below.
Câu 8: Để tự ngắt xuống dòng khi vượt quá độ rộng của cột trong Excel em chọn lệnh:
A. Chọn ô, chọn nút lệnh Merge & Center.
B. Chọn ô, chọn nút lệnh Warp Text.
C. Chọn ô, chọn nút lệnh Home.
D. Chọn ô, chọn nút lệnh Insert.
Câu 9: Chọn phương án đúng về màn hình làm việc của một chương trình bảng tính:
A. Địa chỉ một ô là cặp viết theo thứ tự tên hàng rồi đến tên cột.
B. Để kích hoạt một ô, ta nháy đúp chuột vào ô đó.
C. Trang tính được chia thành các cột và các hàng
D. Địa chỉ của một ô được hiển thị ở thanh công thức.
Câu 10: Thanh công thức của Excel dùng để:
A. Nhập địa chỉ ô đang được chọn.
B. Nhập và hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
C. Hiển thị công thức.
D. Xử lý dữ liệu.
Câu 11: Địa chỉ nào dưới đây là địa chỉ của khối ô tính thuộc các hàng 3,4 và 5?
A. 3:5	B. 3-4-5	C. 3-5	D. 3:4:5
Câu 12: Để căn biên dữ liệu trong nhiều ô tính em thực hiện thao tác nào đầu tiên?
A. Chọn môt ô tính.	B. Nháy nút lệnh căn biên.
C. Nháy đúp chuột vào ô tính.	D. Chọn khối ô.
B. Tự luận (7đ)
Câu 1 (3đ): Nêu các bước tạo một bảng mới trong Word? Kể tên các thao tác chọn được các đối tượng trong bảng sau khi tạo mới trong word.
Câu 2 (2đ): Em hãy cho biết tác dụng của các nút lệnh 
Câu 3: (2đ) Cho bảng “Điểm khảo sát đầu năm lớp 7A” sau:
Em hãy trình bày thao tác để căn biên dữ liệu vào giữa cột đối trong các ô tính ở hàng tiêu đề.
Đề 2:
A. Trắc nghiệm khách quan (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu em cho là đúng
Câu 1: Địa chỉ nào dưới đây là địa chỉ của khối ô tính thuộc các hàng 3,4 và 5?
A. 3:4:5	B. 3-4-5	C. 3:5	D. 3-5
Câu 2: Hộp tên trên trang tính cho em biết:
A. Địa chỉ của ô đang chọn.	B. Là nơi dùng để nhập công thức
C. Là nơi dùng để nhập dữ liệu.	D. Nội dung của ô tính.
Câu 3: Để tự ngắt xuống dòng khi vượt quá độ rộng của cột trong Excel em chọn lệnh:
A. Chọn ô, chọn nút lệnh Insert..
B. Chọn ô, chọn nút lệnh Warp Text.
C. Chọn ô, chọn nút lệnh Home.
D. Chọn ô, chọn nút lệnh Merge & Center.
Câu 4: Để chèn đối tượng vào văn bản em chọn lệnh nào?
A. SmartArt.	B. Picture.	C. Clip Art.	D. Shapes
Câu 5: Thanh công thức của Excel dùng để:
A. Xử lý dữ liệu.
B. . Nhập và hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
C. Hiển thị công thức.
D. Nhập địa chỉ ô đang được chọn.
Câu 6: Muốn sửa dữ liệu trong một ô tính mà không nhập lại ta phải thực hiện như thế nào?
A. Nháy đúp chuột lên ô tính và sửa dữ liệu.
B. Nháy chuột lên ô và nhấn F1.
C. Nháy phải chuột lên ô tính và sửa dữ liệu.
D. Nháy chuột lên ô tính và sửa dữ liệu.
Câu 7: Chọn phương án đúng về màn hình làm việc của một chương trình bảng tính:
A. Địa chỉ một ô là cặp viết theo thứ tự tên hàng rồi đến tên cột.
B. Để kích hoạt một ô, ta nháy đúp chuột vào ô đó.
C. Trang tính được chia thành các cột và các hàng
D. Địa chỉ của một ô được hiển thị ở thanh công thức.
Câu 8: Để tìm nhanh một từ hay dãy kí tự trong văn bản em sử dụng tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + F.	B. Shift + F.	C. Ctrl + H.	D. Alt + F.
Câu 9: Để xóa một cột trong bảng phần mềm soạn thảo em:
A. Chọn một ô trong bảng, HomeàTableàDelete Table.
B. Chọn một ô trong cột, LayoutàTableàDelete Cells.
C. Chọn một ô trong cột, HomeàTableàDelete Rows.
D. Chọn một ô trong cột, LayoutàTableàDelete Columns.
Câu 10: Để căn biên dữ liệu trong nhiều ô tính em thực hiện thao tác nào đầu tiên?
A. Chọn môt ô tính.	B. Nháy nút lệnh căn biên.
C. Chọn khối ô.	D. Nháy đúp chuột vào ô tính.
Câu 11: Chèn thêm một hàng mới xuống dưới trong bảng phần mềm Word chọn lệnh:
A. LayoutàInsert Below.	B. LayoutàInsert left.
C. LayoutàInsert Above.	D. LayoutàInsert Right.
Câu 12: Địa chỉ ô E3 cho em biết gì?
A. Cột E, cột 3.	B. Hàng E, cột 3.
C. Hàng E, hàng 3.	D. Cột E, hàng 3.
B. Tự luận (7đ)
Câu 1 (3đ): Nêu các bước tạo một bảng mới trong Word? Kể tên các thao tác chọn được các đối tượng trong bảng sau khi tạo mới trong word.
Câu 2 (2đ): Cho bảng “Điểm khảo sát đầu năm lớp 7A” sau:
Trình bày thao tác cần thiết để tăng độ cao của hàng tiêu đề trong bảng “Điểm khảo sát đầu năm lớp 7A”.
Câu 3 (2đ): Dựa vào bảng “Điểm khảo sát đầu năm lớp 7A” trên em hãy nêu thao tác để căn biên dữ liệu vào giữa hàng đối trong các ô tính ở hàng tiêu đề.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
ĐỀ 1:
A. Trắc nghiệm khách quan (3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
A
B
D
C
D
B
C
B
A
D
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
B. Tự luận (7đ)
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Các bước tạo bảng trên trang văn bản
B1: Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn bảng mới.
B2: Vào bảng chọn Insert, chọn Table.
B3: Kéo thả chuột để chọn số hàng, số cột cho bảng.
- Chọn các đối tượng của bảng:
+ Chọn một ô
+ Chọn một hàng
+ Chọn một cột
+ Chọn cả bảng
0,5
1
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Tác dụng của các nút lệnh:
1- Căn biên dưới hàng
2- Căn biên giữa hàng
3- Căn biên trên hàng.
4- Ngắt xuống dòng
5- Chọn kiểu gộp ô
6- Căn biên phải cột
7- Căn biên giữa cột
8-Căn biên trái cột
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
Thao tác để căn biên dữ liệu vào giữa cột đối trong các ô tính ở hàng tiêu đề:
B1: Chọn các ô tính chứa tiêu đề (khối ô A2:G2)
B2: Chọn nút lệnh căn biên giữa cột trong nhóm lệnh Alignment của bảng chọn Home.
1
1
ĐỀ 2:
A. Trắc nghiệm khách quan (3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
A
B
A
B
A
C
A
D
C
A
D
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
B. Tự luận (7đ)
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Các bước tạo bảng trên trang văn bản
B1: Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn bảng mới.
B2: Vào bảng chọn Insert, chọn Table.
B3: Kéo thả chuột để chọn số hàng, số cột cho bảng.
- Chọn các đối tượng của bảng:
+ Chọn một ô
+ Chọn một hàng
+ Chọn một cột
+ Chọn cả bảng
0,5
1
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Thao tác cần thiết để tăng độ cao của hàng tiêu đề:
B1: Đưa con trỏ chuột vào biên dưới hàng 3.
B2: Kéo thả chuột xuống dưới để mở rộng độ cao hàng tiêu đề.
1
1
3
Thao tác thực hiện căn biên dữ liệu vào giữa hàng tiêu đề bảng “Điểm khảo sát đầu năm lớp 7A”
B1: Chọn các ô tính chứa tiêu đề (khối A2:G2)
B2: Nháy nút lệnh căn biên giữa hàng trong nhóm lệnh Alignment của bảng chọn Home.
1
1
3) Củng cố
- Nhận xét và thu bài kiểm tra
4) Hướng dẫn học sinh tự học
- Xem lại nội dung đã kiểm tra.
- Chuẩn bị trước bài 5: Tính toán đơn giản trên bảng tính.
Ngàythángnăm 2019
Duyệt tổ chuyển môn
Người ra đề
Quan Mạnh Tuấn
Tiết 20,21,22 
Ngày giảng: 7A://. /./. /./2019
 7B://. /./. /./2019
BÀI 5. TÍNH TOÁN ĐƠN GIẢN TRÊN BẢNG TÍNH.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Hiểu cách thực hiện một số phép toán thông thường.
- Biết cách nhập công thức và dùng địa chỉ trong công thức.
- Tạo được bảng tính đơn giản có số liệu tính toán bởi công thức.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được một số phép toán thông thường.
- Nhập công thức và sử dụng địa chỉ ô trong công thức.
- Tạo được bảng tính đơn giản có số liệu tính toán bởi công thức.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; nhân ái, khoan dung; tự lập, tự tin, tự chủ.
4. Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
- Năng lực: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): NL sử dụng máy tính, phần mềm Microsoft Excel.
- Phẩm chất: Yêu thích môn học; nhân ái, khoan dung; tự lập, tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của GV: Sổ tay lên lớp, sách HDH tin học 7, tài liệu dạy học giáo viên, phòng tin học.
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước bài, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 7a:..	7b:..
- Kiểm tra bài cũ: (không)
2. Nội dung bài học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
Hoạt động cá nhân
Gv: Giao nhiệm vụ:
- Đọc nội dung HĐ khởi động.
- Em hãy đề xuất cách tính cột điểm trung bình cột Điểm trung bình?
Hs: Thực hiện nhiệm vụ.
Gv: Quan sát hs làm việc, kịp thời phát hiện những khó khăn, vưỡng mắc và trợ giúp hs, hướng dẫn hs nếu cần.
Gv: Tổ chức cho hs trả lời câu hỏi
Hs: Trả lời
Gv: Kết luận và chốt kết quả đúng của hs.
Công thức tính điểm trung bình: (Toán + văn)/2
Gv: Dẫn dắt vào nội dung HĐ hình thành kiến thức.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Sử dụng công thức để tính toán. 
Mục tiêu: Biết kí hiệu các phép toán trong Excel và cách sử dụng công thức để tính toán trong bảng tính.
Hoạt động cá nhân
Gv: Giao nhiệm vụ:
- Đọc nội dung mục 1a.
- Trả lời câu hỏi:
?1. Cho biết kí hiệu các phép toán trong Excel.
?2. Trình tự thực hiện các toán như thế nào?
Hs: Thực hiện nhiệm vụ.
Gv: Tổ chức cho hs trả lời câu hỏi
Hs: Trả lời
Gv: Kết luận và ghi bảng.
Hoạt động cá nhân và cặp đôi
Gv: Giao nhiệm vụ:
- Đọc nội dung mục 1b.
- Thực hành nhập dữ liệu theo yêu cầu
Hs: Thực hiện nhiệm vụ.
Gv: Quan sát hs làm việc, kịp thời phát hiện những khó khăn, vưỡng mắc và trợ giúp hs, hướng dẫn hs nếu cần.
Gv: Yêu cầu thảo luận kết quả thực hiện tại ô E3, Cho biết nội dung hiển thị trong ô E3
Hs: Thảo luận.
Gv: Tổ chức cho hs trả lời
Hs: Trả lời.
Gv: Kết luận và chốt kết quả đúng của hs.
Hoạt động 2: Nhập công thức. 
Mục tiêu: Biết cách nhập công thức vào một ô tính trong bảng tính.
Hoạt động cá nhân
Gv: Giao nhiệm vụ:
- Đọc nội dung mục 2a.
- Cho hs thực hành theo các bước.
- Trả lời câu hỏi:
?1. Em hãy cho biết các bước nhập công thức vào ô tính?
?2. Cho biết dấu nào được nhập vào ô tính đầu tiên.
?3. Nếu muốn biết trong ô tính chứa dữ liệu hay công thức em thực hiện thế nào?
Hs: Thực hiện nhiệm vụ.
Gv: Tổ chức cho hs trả lời câu hỏi
Hs: Trả lời
Gv: Kết luận và ghi bảng.
Hoạt động cá nhân và cặp đôi
Gv: Giao nhiệm vụ:
- Đọc nội dung mục 2 b và 2c.
- Thảo luận trả lời câu hỏi trong mục 2b và 2c.
Hs: Thực hiện nhiệm vụ.
Gv: Quan sát hs làm việc, kịp thời phát hiện những khó khăn, vưỡng mắc và trợ giúp hs, hướng dẫn hs nếu cần.
Gv: Tổ chức cho hs trả lời
Hs: Trả lời.
Gv: Kết luận và chốt kết quả đúng của hs.
Hoạt động 3: Sử dụng địa chỉ trong công thức.
Mục tiêu: Biết cách sử dụng địa chỉ trong công thức.
Hoạt động cá nhân
Gv: Giao nhiệm vụ:
- Đọc nội dung mục 3.
- Trả lời câu hỏi: Theo em việc sử dụng địa chỉ ô trong công thức đem lại lợi ích gì?
Hs: Thực hiện nhiệm vụ.
Gv: Tổ chức cho hs trả lời câu hỏi
Hs: Trả lời
Gv: Kết luận và ghi bảng.
1. Sử dụng công thức để tính toán.
a)
- Kí hiệu các phép toán trong Excel:
Phép toán
Kí hiệu toán
Kí hiệu trong Excel
Phép cộng
+
+
Phép trừ
-
-
Phép nhân
x
*
Phép chia
:
/
Phép lũy thừa
Ax (a là thừa số, x là số mũ)
^
Phép lấy phần trăm
%
%
- Trình tự thực hiện các phép toán: Các phép trong dấu ngoặc đơn “(“và”)” được hiện trước, sau

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_7_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020.docx
Giáo án liên quan