Giáo án Tin học Lớp 6 - Tuần 2

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Học sinh biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.

Biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện cho em biết từ máy tính em có thể làm những công việc gì

3. Thái độ: Học sinh học tập nghiêm túc, yêu thích môn học và đam mê với môn học hơn.

4. Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: + Giáo án, đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu.

 + Các ví dụ cụ thể về dạng thông tin và cách thức thu nhập thông tin.

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm diện ( 1’)

2. Dẫn dắc vào bài: GV nêu yêu cầu kiểm tra (4’)

 Câu hỏi: Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được thể hiện dưới dạng dãy bít?

 Trả lời: Để máy tính có thể trợ giúp trong hoạt động thông tin, thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng dãy bít.

GV cho học sinh nhận xét bổ sung

GV nhận xét đánh giá và chốt lại

1. Bài mới

þ Hoạt động1. Một số khả năng của máy tính. (15 phút)

(1) Mục tiêu: Học sinh biết khả năng của máy tính có thể làm được nhiều việc hữu ích cho con người.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: phát hiện và giải quyết vấn đề.

(3) Hình thức dạy học: tự học, thảo luận nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sgk, máy chiếu.

(5) Sản phẩm: học sinh vận dụng một số khả năng của máy tính để làm việc.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tin học 6 
Tuần 2
Tiết (PPCT): 3
BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
	- Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
	- Biết khái niệm và vai trò biểu diễn thông tin.
2. Kỹ năng: 
	- Có kỹ năng biễu diễn thông tin.
3. Thái độ: - Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực hoạt động trong giờ.
4. Định hướng hình thành năng lực: 
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa 
	2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Ổn định tổ chức lớp: : Ổn định, kiểm diện (1’)
Dẫn dắc vào bài: 
Câu 1: Nêu khái niệm về thông tin.
Câu 2: Vẽ sơ đồ hoạt động thông tin.
3. Bài mới
þ Hoạt động 1. Các dạng thông tin cơ bản ( 20 phút)
(1) Mục tiêu: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức dạy học: tự học, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sgk, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Liệt kê được những dạng thông tin cơ bản: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Em đã biết rằng con người thu nhận thông tin bằng các giác quan: mắt để nhìn, tai để nghe,
+ Nhìn vào bức tranh em thấy gì?
+ Hãy cho biết thông tin trong truyện tranh Doremon được tác giả biểu thị dưới dạng nào?
è Đó là các ví dụ về những dạng thông tin em thường gặp.
- Yêu cầu HS nghiên cứu sgk/12 thảo luận nhóm 3’ trả lời các câu hỏi sau: 
+ Nêu các dạng thông tin cơ bản
+ Thông tin dạng văn bản? 
+ Thông tin dạng hình ảnh? 
+ Thông tin dạng âm thanh?
- Quan sát và giúp đỡ các nhóm
- Gọi nhóm bất kỳ trả lời
- Nhóm khác nhận xét
- GV chính xác lại câu trả lời của học sinh.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong PHT1
- Gọi HS trả lời
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét
- Chú ý và suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Hoa hồng
Văn bản, hình ảnh
- Chú ý
- Nghiên cứu và thảo luận nhóm.
Câu trả lời mong muốn của GV:
3 dạng, dạng văn bản, hình ảnh và âm thanh
Dạng văn bản: những gì được ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay ký hiệu trong sách vở, báo chí.là các thông tin ở dạng văn bản.
Dạng hình ảnh: Những hình vẽ, tranh ảnh
Dạng âm thanh: Tiếng hát, đàn, tiếng cười
- Nhận xét
- Chú ý
- Nhận nhiệm vụ và thực hiện
- Trả lời
- Nhận xét
- Chú ý
1. Các dạng thông tin cơ bản
* Dạng văn bản: những gì được ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay ký hiệu trong sách vở, báo chí.là các thông tin ở dạng văn bản.
* Dạng hình ảnh: Những hình vẽ, tranh ảnh
* Dạng âm thanh: Tiếng hát, đàn, tiếng cười
Bài tập 1: Theo em, các thông tin dưới đây tồn tại dưới dạng cơ bản nào?
Thông tin
Dạng thông tin cơ bản
Văn bản
Hình ảnh
Âm thanh
Bài học trong SGK
Phim hoạt hình Doremon
Đèn giao thông tại ngã tư
Bảng tin thông báo của trường
Cuốn tạp chí
Một chương trình trên ti vi
þ Hoạt động 2. Biểu diễn thông tin ( 10 phút) 
(1) Mục tiêu: Biết khái niệm và vai trò biểu diễn thông tin.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức dạy học: tự học, cặp đôi.
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sgk, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Nêu được khái niệm, vai trò của biểu diễn thông tin.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
- Yêu cầu HS cá nhân nghiên cứu sgk/12 cho một số ví dụ về biểu diễn thông tin mà em biết
- Yêu cầu HS trả lời
- Gọi HS khác cho ví dụ
- Nhận xét
- Đưa ra một số ví dụ và chiếu hình ảnh gần gũi với HS:
+ Mỗi dân tộc có hệ thống các chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản.
+ Để tính toán, chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các con số và kí hiệu toán học.
+ Để mô tả một hiện tượng vật lí, các nhà khoa học có thể sử dụng các phương trình toán học.
+ Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể.
+ Ví dụ người nguyên thủy dùng các viên sỏi để chỉ số lượng các con thú săn được.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nghiên cứu trả lời 2 câu hỏi sau
+ Biểu diễn thông tin là gì?
+ Theo em biểu diễn thông tin có vai trò như thế nào?
- Gọi HS nhận xét
- Chốt ý. Lưu ý: Cùng một thông tin có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau. Ví dụ: Để diễn tả cùng một buổi sáng đẹp trời, họa sỹ có thể vẽ bức tranh, nhạc sĩ lại diễn đạt cảm xúc dưới dạng bản nhạc, nhà thơ có thể sáng tác một bài thơ,.
- Nhận nhiệm vụ và thực hiện
Câu trả lời mong muốn của GV
- Người khiếm thính dùng nét mặt và cử động của bàn tay để thể hiện những điều muốn nói,
- Chú ý
- Chú ý quan sát.
Câu trả lời mong muốn của GV
- Là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó
- Vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng.
- Chú ý.
2. Biểu diễn thông tin:
- Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó 
* Vai trò: Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng.
þ Hoạt động 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính ( 10 phút)
(1) Mục tiêu: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức dạy học: tự học, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sgk, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: Biểu diễn được thông tin trong máy tính
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi trong 5’:
+ Thông tin được biễu diễn dưới những dạng nào?
+ Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào?
 + Cụ thể hơn đó là ký hiệu những con số nào?
+ Vai trò của máy tính là gì?
+ Dữ liệu máy tính là gì?
- Yêu cầu các nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét
- Chốt ý và chú ý thêm cho HS:
+ Để máy tính có thể trợ giúp con người trong việc xử lý thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp. 
- Yêu cầu HS tự nghiên cứu sgk 2’ để trả lời câu hỏi sau: 
+ Máy tính có các bộ phận để đảm bảo việc thực hiện hai quá trình nào?
- HS khác nhận xét
- Nhận xét, chốt kiến thức.
- Nhận nhiệm vụ và thực hiện
- Các nhóm thảo luận
Câu trả lời mong muốn của GV:
+ Biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau
+ Biểu diễn dưới dạng các dãy bit.
+ Là dãy các ký hiệu 0 và 1.
+ Máy tính giúp con người tính toán, giải trí.
+ Là thông tin được lưu giữ trong máy tính.
- Trả lời
- Nhận xét
- Chú ý
- Nghiên cứu sgk và trả lời
+ Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bit.
+ Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
- Nhận xét.
- Chú ý và ghi bài.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính:
- Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng các dãy bit, là dãy các ký hiệu 0 và 1.
- Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính.
3. Củng cố: (3’) - Nhắc lại khái niệm:
+ Ba dạng cơ bản của thông tin là: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
+ Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau. Biểu diễn thông tin có vai trò rất quan trọng trong đối với mọi hoạt động thông tin của con người.
4. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Về nhà học bài và làm bài tập 1,2,3 sgk/14
- Đọc trước phần còn lại của bài.
Rút kinh nghiệm: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tin học 6	
Tuần 2	
Tiết (PPCT): 4
Bài 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH (T1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
Học sinh biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. 
Biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn.
2. Kỹ năng: 
Rèn luyện cho em biết từ máy tính em có thể làm những công việc gì 
3. Thái độ: Học sinh học tập nghiêm túc, yêu thích môn học và đam mê với môn học hơn.
4. Định hướng hình thành năng lực: 
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: + Giáo án, đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu.
 	 + Các ví dụ cụ thể về dạng thông tin và cách thức thu nhập thông tin.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
	1. Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm diện ( 1’)
2. Dẫn dắc vào bài: GV nêu yêu cầu kiểm tra (4’)
	Câu hỏi: Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được thể hiện dưới dạng dãy bít?
	Trả lời: Để máy tính có thể trợ giúp trong hoạt động thông tin, thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng dãy bít.
GV cho học sinh nhận xét bổ sung
GV nhận xét đánh giá và chốt lại
Bài mới
þ Hoạt động1. Một số khả năng của máy tính. (15 phút)
(1) Mục tiêu: Học sinh biết khả năng của máy tính có thể làm được nhiều việc hữu ích cho con người.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức dạy học: tự học, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sgk, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: học sinh vận dụng một số khả năng của máy tính để làm việc.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Giáo viên giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm thực hiện các phép tính sau:
142857 x 2 = ?
142857 x 4 = ?
142857 x 6 = ?
Nhóm 1 thực hiện các phép tính bằng tay.
Nhóm 2 thực hiện các phép tính bằng máy tính.
Sau khi thực hiện xong kết quả, so sánh nhóm nào thực hiện nhanh hơn, và rút ra khả năng của máy tính?
-> Giáo viên nhận xét và kết luận.
-> Ngoài ra giáo viên còn giới thiệu thêm máy tính còn có khả năng lưu trữ lớn và khả năng làm việc không ‘mệt mỏi’.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Kết quả sau khi thực hiện phép tính
142857 x 2 = 285714
142857 x 4 = 571428
142857 x 6 = 857142
Nhóm 2 thực hiện bằng máy tính kết quả tính nhanh hơn và chính xác
1/ Một số khả năng của máy tính:
- Khả năng tính toán nhanh.
- Tính toán với độ chính xác cao.
 - Khả năng lưu trữ lớn. 
 - Khả năng “làm việc” không mệt mỏi.
þ Hoạt động 2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì. (10 phút)
(1) Mục tiêu: Học sinh biết máy tính dùng để làm những việc gì.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức dạy học: tự học, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sgk, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: học sinh sử dụng máy tính để làm những công việc cụ thể.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Giáo viên giao nhiệm vụ
- Gv chia lớp thành 4 nhóm và cho HS thảo luận trong 4 phút để tìm hiểu xem máy tính điện tử có thể dùng vào những việc gì?
- Gọi đại diện từng nhóm trả lời
Giáo viên nhận xét, giải thích: Máy tính điện tử có thể được dùng vào rất nhiều lĩnh vực trong công việc và cuộc sống hàng ngày như: thực hiện các tính toán, tự động hoá các công việc văn phòng, hỗ trợ cho công tác quản lý, học tập, giải trí, điều khiển tự động và robot, liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến, 
- Cho VD để minh hoạ
Học sinh nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
- Máy tính thực hiện tính toán
- Máy tính tự động hóa các công việc văn phòng
- Máy tính hỗ trợ quản lí
- Công cụ học tập và giải trí
- Điều khiển tự động và rôbot
- Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến.
2/ Có thể dùng máy tính vào những việc gì?
 -Thực hiện các tính toán.
 -Tự động hóa các công việc văn phòng.
 - Hỗ trợ công tác quản lý.
 - Công cụ học tập và giải trí.
 - Điều khiển tự động và robot.
 - Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến.
þ Hoạt động 3. Máy tính và những điều chưa thể (10 phút)
(1) Mục tiêu: Học sinh biết máy tính không thể làm những công việc nào.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức dạy học: tự học, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sgk, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: học sinh biết máy tính không thể thay thế hoàn toàn con người.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
GV giới thiệu: - Máy tính là 1 công cụ rất tuyệt vời nhưng nó chỉ làm được khi con người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh.
Vậy máy tính có khả năng tư duy như con người không? Vì sao?
- Các em hãy cho biết việc gì máy tính chưa có khả năng làm?
-> Giáo viên nhận xét, chốt bài
Học sinh lắng nghe và nghiên cứu sgk trả lời
à Máy tính không có khả năng tư duy như con người vì nó chưa thể thay thế hoàn toàn con người.
à Phân biệt mùi vị, cảm giác.
3/ Máy tính và điều chưa thể:
 Máy tính là công cụ rất tuyệt vời. 
Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định. Do vây máy tính chưa thể thay thế con người.
4. Củng cố: : (3 phút)
- Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung.
 - Em hãy cho biết khả năng nào của máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hiệu quả?
 - Những hạn chế lớn nhất hiện nay của máy tính là gì?
5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
 - Học thuộc phần lý thuyết, đọc thêm phần mở rộng trang 20.
 - Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Rút kinh nghiệm: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BAN GIÁM HIỆU
(Duyệt)
TỔ TRƯỞNG
(Kiểm tra)

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tuan_2.doc
Giáo án liên quan