Giáo án Tin học 6 tiết 6, 7 bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính

3. Máy tính – Công cụ xử lý thông tin:

- Bằng các chương trình máy tính xử lý thông tin một cách tự động

4.Phần mềm:

a. Định nghĩa: Là các chương trình chạy trên máy tính

b. Phân loại: Gồm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 tiết 6, 7 bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tết 6 – 7; Bài 4:	MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
I. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
	- Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân
	- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính
	- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình
	- Biết thế nào là một hệ tin học và phân loại phần mềm 
	II. Nội dung bài học:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Khả năng của máy tính
GV hỏi: Máy tính xử lý thông tin thực hiện qua các bước ntn? Mô hình xử lý t/t ở bài 1 được thể hiện như thế nào?
GV nêu ví dụ chỉ rõ: Khi GV soạn giáo án thì đọc sách (Đây là thông tin vào) và lọc những ý chính của bài (Xử lý) cuối cùng GV truyền đạt cho HS (Đây là t/tra)
à Từ đó GV đưa mô hình xử lý 3 bước.
GV nêu thêm một vài ví dụ để chỉ rõ
GV gọi HS nêu ví dụ
Hoạt động 2: Cấu trúc của máy tính
GV hỏi: Khi nhìn vào bề ngoài máy tính các em nhận thấy nó có những bộ phận chính nào? (Màn hình, thùng máy, chuột và bàn phím) à GV nhận xét.
GV: Nhưng bên trong thùng máy có chứa các thiết bị ngoại vi quan trọng, thùng máy là nơi để lấp đặt các thiết bị ngoại vi
- Cấu trúc máy tính có thể bao gồm: Bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ và các thiết bị vào ra
GV: 
- CPU là thiết bị quan trọng nhất, đây là thiết bị xử lý tất cả thông tin của máy
- Mainboard: Gồm các bo mạch, và khe cắm. Là thiết bị tích hợp để gắn các thiết bị như CPU, Ram, các loại card âm thanh và màn hình và bằng các thiết bị để nối với bộ nhớ ngoài
- Ram: Gồm nhiều loại và dung lượng nhớ khác nhau
- Ổ đĩa: Gồm ổ đĩa cứng, ổ mềm, ổ CD-Rom, ổ đĩa cứng di động (USB)
- Bộ nguồn: Biến đổi thành dòng điện 12V để cung cấp cho máy
Hoạt động 3: Máy tính – Công cụ xử lý thông tin
GV nêu một số ví dụ một số phần mềm để chỉ rõ mỗi phần sẽ thực hiện một công việc khác nhau và sẽ xử lý thông tin một cách tự động nhờ vào các thiết bị ngoại vi và các khối chức năng
Hoạt động 4: Phần mềm và phân loại phần mềm
- Phần mềm hệ thống rất quan trọng, có thể nói phần mềm hệ thống đem lại sự sống cho phần cứng, có phần mềm hệ thống thì ta mới có thể cài đặt các phần mềm ứng dụng
HS ghi vở
HS nghe giảng
HS nêu vídụ
HS ghi bảng
HS trả lời
HS nghe giảng
HS ghi bảng
HS nghe giảng
HS ghi bảng
HS nghe giảng
1. Mô hình xử lý 3 bước
Tất cả quá trình xử lý thông tin đều là một quá trình xử lý qua 3 bước và được mô tả:
Nhập à Xử lý à Xuất
Input Output
2. Cấu trúc chung của máy tính:
- Bộ xử lý trung tâm (CPU)
- Bảng mạch chính (Mainboard)
- Bộ nhớ: 
 + Bộ nhớ trong
 + Bộ nhớ ngoài
 + Tham số của thiết bị lưu trữ gọi là dung lượng nhớ. Đơn vị lo dung lượng là byte
1KB(Kilôbyte)=210 byte
1MB = 210KB
1GB = 210MB
- Thiết bị vào ra: 
 + T/bị vào: Bàn phím, chuột, máy quét 
 + T/b ra: Màn hình, máy in, loa, máy chiếu 
Ngoài ra máy tính có các thiết bị khác như: Bộ nguồn, vỏ máy (case, thùng máy)
3. Máy tính – Công cụ xử lý thông tin:
- Bằng các chương trình máy tính xử lý thông tin một cách tự động
4.Phần mềm:
a. Định nghĩa: Là các chương trình chạy trên máy tính
b. Phân loại: Gồm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
	III. Củng cố - Dặn dò: Nắm các ý chính của bài
	- Học bài - Trả lời câu hỏi SGK
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBai_4_May_tinh_va_phan_mem_may_tinh_20150727_110802.doc