Giáo án Tin học Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Hương Nga

A. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

- Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân.

- Biết khái niệm, phân loại phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính

 2. Kĩ năng:

- Biết phân loại phần mềm và nhận biệt được các bộ phận của máy tính.

- Biết cách bật/tắt máy tính

- Làm quen với bàn phím và chuột

 3. Thái độ:

- Say mê hứng thú ham thích môn học.

 4. Năng lực:

- HS có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề:

+ Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.

B. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo. Một máy tính tháo rời hoặc bo mạch chính cũ trên đó có CPU, RAM các đầu nối

2.Học sinh:

 - Sách giáo khoa, vở ghi.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc184 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Hương Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hiện các chương trình phần mềm.
4. Hệ điều hành tổ chức và quản lí các thông tin trong máy tính.
3. Vận dụng thấp
Câu 1: Em hãy lấy một số ví dụ trong cuộc sống có sử dụng đến các phương tiện, thiết bị điều khiển và cho biết vai trò của các phương tiện, thiết bị đó?
Câu 2: Hãy quan sát trên màn hình và dự đoán các phần mềm này nằm ở đâu? Nó hoạt động trên giao diện nào?
Câu 3: Hãy khởi động hệ điều hành Windows quan sát giao diện phần mềm và thực hiện một số thao tác cơ bản trên hệ điều hành windows?
4. Vận dụng cao
Ngoài việc cài đặt trên máy tính hệ điều hành còn được cài đặt trên những thiết bị nào? Em hãy kể tên một số thiết bị được cài đặt HỆ ĐIỀU HÀNH?
Nhóm: .........
STT
Người thực hiện
Nhiệm vụ
Thời gian hoàn thành
Ghi chú
1
1
Tìm hiểu về các kí hiệu, cách thức chuyển đổi 
2 ngày
2
2
Tìm hiểu sự khác nhau giữa sử dụng địa chỉ ô nhớ trong công thức và hàm với việc sử dụng giá trị số
2 ngày
3
1
Tìm hiểu lợi ích khi tính toán sử dụng hàm so với công thức
2 ngày
4
1
Tìm hiểu các minh chứng thực tế cho thấy lợi ích của hàm, của địa chỉ ô nhớ khi tính toán
2 ngày
...
...
.....
5
2
Tìm tài liệu viết báo cáo
2 ngày
6
Cả nhóm
Viết báo cáo
V. Tiến trình dạy học chủ đề
CHỦ ĐỀ 3: QUẢN LÝ THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
14 tiết từ tiết 19 - tiết 32
Tuần10	
Tiết 19
 Ngày soạn: / /2019
 Ngày dạy: / /2019
NỘI DUNG 1: HỆ ĐIỀU HÀNH
A. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
- Hiểu vì sao cần có hệ điều hành. 
- Hiểu được cái gì điều khiển máy tính hay máy tính hoạt động được là nhờ sự điều khiển của cái gì.
 2. Kĩ năng:
- Chỉ ra đúng các biểu tượng chính của giao diện Windows.
- Thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống.
 3. Thái độ:
- Say mê hứng thú ham thích môn học.
4. Năng lực
- HS có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo.Máy tính.
2.Học sinh:
 - Sách giáo khoa, vở ghi.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động : ( 5 phút)
 - Ổn định lớp : 
- Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là phần mềm hệ thống? Cho VD 
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu phần đóng khung màu vàng, kết hợp với những hiểu biết của cá nhân về máy tính để dự đoán câu trả lời cho phần ?
- HS: Thực hiện yêu cầu. Trả lời theo ý hiểu.
- GV: Vậy để trả lời chính xác cho câu hỏi “Cái gì điều khiển máy tính” chúng ta nghiên cứu nội dung bài học hôm nay.
2. Các hoạt động hình thành kiến thức : ( 30 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Vai trò của hệ thống điều khiển (10’)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu 2 quan sát trong SGK và tìm hiểu vai trò của hệ thống đèn tín hiệu giao thông (hay chiến sĩ cảnh sát giao thông) trong quan sát thứ nhất và thời khóa biểu trong quan sát thứ 2.
- HS thực nhiện nhiệm vụ theo nhóm.
? Trong quan sát thứ nhất, em có nhận xét gì về vai trò của hệ thống đèn tín hiệu giao thông hay chiến sĩ cảnh sát giao thông (CSGT).
- HS: Hệ thống đèn tín hiệu giao thông hay CSGT thực hiện nhiệm vụ điều phối hoạt động giao thông, giúp cho hoạt động giao thông thông suốt và an toàn.
? Nếu không có tín hiệu đèn giao thông hay CSGT trong quan sát trên thì điều gì sẽ xảy ra.
- HS: Các phương tiện giao thông chen lấn, tranh giành đường đi dẫn đến ùn tắc giao thông hoặc có thể xảy ra tai nạn vào giờ cao điểm.
? Vai trò của tín hiệu đèn giao thông ở đây như thế nào?
- HS: Có vai trò rất quan trọng, điều khiển hoạt động giao thông, phân luồng cho các phương tiện giao thông, giúp giao thông thông suốt và an toàn.
? Tại những điểm ùn tắc không có đèn tín hiệu giao thông thì “cái gì” sẽ điều khiển hoạt động giao thông.
- HS: Cảnh sát giao thông.
- GV: Trên ngã tư đường phố có nhiều phương tiện giao thông qua lại, vào giờ cao điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông => Cần có hệ thống đèn tín hiệu giao thông (hoặc cảnh sát giao thông) giúp điều khiển hoạt động giao thông.
? Qua quan sát 2: Hãy thử tưởng tượng trong trường học nếu không có thời khóa biểu thì điều gì sẽ xảy ra.
- HS: Giáo viên không tìm thấy lớp để dạy, HS không biết học môn gì? Các lớp học sẽ trở nên hỗn loạn.
? Em có nhận xét gì về vai trò của thời khoá biểu.
- HS: Giúp GV và HS biết được lớp nào học môn gì? giờ nào? ở đâu. Giúp việc học diễn ra theo đúng trình tự nhất định (Điều khiển hoạt động học tập trong trường học)
- GV: Qua 2 quan sát trên ta thấy đèn tín hiệu giao thông đóng vai trò là phương tiện điều khiển hoạt động giao thông, thời khóa biểu đóng vai trò là phương tiện điều khiển hoạt động học tập của nhà trường.
? Hãy nêu thêm 1 số ví dụ khác về các hoạt động trong cuộc sống để thấy rõ hơn vai trò quan trọng của phương tiện điều khiển.
- HS trả lời.
? Qua các quan sát trên em có nhận xét gì về vai trò của các hệ thống điều khiển.
- HS đưa ra nhận xét (SGK – 63)
Yêu cầu HS về nhà tự lấy các ví dụ về các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày mà có các phương tiện điều khiển.
1. Vai trò của hệ thống điều khiển
* Nhận xét (SGK – 63)
Hoạt động 2: Cái gì điều khiển máy tính (20’)
? Hãy nêu tên các thiết bị cơ bản cấu thành nên một máy tính hoàn chỉnh?
- HS: CPU, màn hình, bàn phím, chuột.
? Ngoài ra máy tính còn có thể có thêm những thiết bị nào khác.
- HS: Máy in, loa, máy quét,....
? Cùng một lúc ta mở ba phần mềm thì chúng sẽ hoạt động như thế nào.
- HS: Phần mềm kích hoạt sẽ hoạt động còn 2 phần mềm kia ở trạng thái sẵn sàng
? Nếu ta đang sử dụng bàn phím để soạn thảo văn bản thì chuột có hoạt động không.
- HS: Không, chuột ở trạng thái sẵn sàng chờ lệnh.
- GV: Máy tính là thiết bị bao gồm nhiều thành phần khác nhau: các phần mềm và các thiết bị phần cứng. Nhưng không phải mọi thành phần đều hoạt động liên tục, một số thành phần có thể ở trạng thái sẵn sàng và không tham gia trao đổi thông tin như: chuột có thể không “hoạt động” nếu ta gõ văn bản bằng bàn phím, máy in không làm việc nếu ta không ra lệnh in...
- GV: Cùng một lúc có thể có nhiều phần mềm cùng chạy trên máy tính và có thể cùng lúc yêu cầu sự tham gia của cùng 1 thành phần phần cứng (bàn phím, chuột...)
Vậy tương tự 2 quan sát trên, để đảm bảo các phần mềm và phần cứng của máy tính được hoạt động nhịp nhàng thì máy tính cũng cần có hệ thống điều khiển. Vậy cái gì điều khiển hoạt động của máy tính? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung phần 2.
? Hoạt động chính của máy tính là các quá trình xử lí thông tin. Những đối tượng nào tham gia vào quá trình xử lí thông tin trong máy tính.
- HS: Các thiết bị phần cứng và phần mềm máy tính.
? Qua nghiên cứu nội dung phần 2 và dựa vào các quan sát trong phần 1, hãy chỉ ra khi máy tính hoạt động, những đối tượng nào cần được điều khiển? Và cái gì điều khiển các đối tượng đó.
- HS: Đối tượng được điều khiển: phần cứng, phần mềm máy tính. 
+ Hệ thống điều khiển: Hệ điều hành máy tính.
? Cụ thể công việc của HĐH là gì.
- HS: Điều khiển các thiết bị (phần cứng)
+ Tổ chức thực hiện các chương trình (phần mềm)
+ Điều khiển hoạt động của con người khai thác thông tin và dữ liệu.
? Vậy HĐH là gì. 
- HS trả lời.
? Em có nhận xét gì về vai trò của HĐH.
- HS trả lời.
- GV: Qua bài học hôm nay các em đã được biết: Hệ điều hành có vai trò rất quan trọng. Nó điều khiển mọi hoạt động trong máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm tham gia vào các quá trình xử lí thông tin. Vậy hệ điều hành là gì?Trong bài học sau chúng ta sẽ được tìm hiểu về hệ điều hành và nhiệm vụ chính của HĐH.
2. Cái gì điều khiển máy tính
- HĐH là chương trình điều khiển toàn bộ hoạt động bên trong của máy tính, là phần mềm được cài đặt và chạy đầu tiên trên mỗi máy tính.
- Hệ điều hành có vai trò rất quan trọng. Nó điều khiển mọi hoạt động trong máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm tham gia vào các quá trình xử lí thông tin.
3. Hoạt động luyện tập (3 phút)
	? Hãy nêu tên các thiết bị cơ bản cấu thành nên một máy tính hoàn chỉnh?
	? Hoạt động chính của máy tính là các quá trình xử lí thông tin. Những đối tượng nào tham gia vào quá trình xử lí thông tin trong máy tính.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
	 - Làm bài tập 1, 2, 3, 7 (sgk – 65)
	- Giải bài tập 4, 5, 6 (Sgk – 65).
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 2phút)
- Tìm hiểu về vai trò của hệ điều hành.
- Em hãy trao đổi với người thân, bạn bè hoặc qua ti vi, internet, sách báo các kiến thức về hệ điều hành.
* - Ôn lại các nội dung chính đã học, 
- Xem trước bài: HĐH làm những việc gì?
-------------------***------------------
Tuần 10 Ngày soạn: / /2019
Tiết 20 Ngày dạy: / /2019
CHỦ ĐỀ 3: QUẢN LÝ THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
NỘI DUNG 1: HỆ ĐIỀU HÀNH
A. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
- Hiểu vì sao cần có hệ điều hành. 
- Hiểu được cái gì điều khiển máy tính hay máy tính hoạt động được là nhờ sự điều khiển của cái gì.
 2. Kĩ năng:
- Chỉ ra đúng các biểu tượng chính của giao diện Windows.
- Thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống.
 3. Thái độ:
- Say mê hứng thú ham thích môn học.
4. Năng lực
- HS có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo.Máy tính.
2.Học sinh:
 - Sách giáo khoa, vở ghi.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động : ( 8 phút)
 - Ổn định lớp : 
- Kiểm tra bài cũ:
? Hệ thống đèn tín hiệu giao thông, các cô chú cảnh sát giao thông tại các ngã tư đang điều khiển những gì.
	(A) Những người đang tham gia giao thông tại các ngã tư.
	(B) Luồng đường, vỉa hè, không gian đường phố.
	(C) Biển báo vạch kẻ giao thông trên đường.
	(D) Các ngôi nhà, tòa nhà xung quanh.
? Cái gì điều khiển máy tính. Vai trò của hệ điều hành.
- GV: Chiếu câu hỏi: Hệ thống đèn tín hiệu giao thông, các cô chú cảnh sát giao thông tại các ngã tư đang điều khiển những gì?
	(A) Những người đang tham gia giao thông tại các ngã tư.
	(B) Luồng đường, vỉa hè, không gian đường phố.
	(C) Biển báo vạch kẻ giao thông trên đường.
	(D) Các ngôi nhà, tòa nhà xung quanh.
- GV: Trong tiết trước các em đã biết HĐH thực hiện các công việc như:
- Điều khiển các thiết bị (phần cứng)
- Tổ chức thực hiện các chương trình (phần mềm)
- Điều khiển hoạt động của con người khai thác thông tin và dữ liệu.
Vậy cụ thể HĐH phải làm những công việc gì trong máy tính, chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.
2. Các hoạt động hình thành kiến thức : ( 25 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hệ điều hành là gì? (25’)
? Hãy nêu vai trò quan trọng của hệ điều hành máy tính.
- HS: HĐH có vai trò rất quan trọng. Nó điều khiển mọi hoạt động trong máy tính bao gồm phần cứng và phần mềm tham gia vào quá trình xử lí thông tin.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 1 trong (sgk – 41) và trả lời vào phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP: Hãy điền các thông tin còn thiếu vào chỗ trống ()
1. Hệ điều hành là .. 
2. Phần mềm được cài đặt đầu tiên trong máy tính là .
3. Hệ điều hành được dùng phổ biến nhất trong các máy tính cá nhân là ..
- HS hoạt động cặp đôi làm phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP: Hãy điền các thông tin còn thiếu vào chỗ trống ()
1. Hệ điều hành là một phần mềm máy tính
2. Phần mềm được cài đặt đầu tiên trong máy tính là hệ điều hành
3. Hệ điều hành được dùng phổ biến nhất trong các máy tính cá nhân là hệ điều hành Windows của hãng Microsoft
- GV yêu cầu các nhóm cạnh nhau đổi bài và nhận xét lẫn nhau. Chiếu chốt nội dung đúng và nhận xét chung.
? HĐH là phần mềm hay phần cứng.
- HS: HĐH là một phần mềm
- GV: Như vậy HĐH không phải là một thiết bị được lắp vào máy tính mà nó là một chương trình máy tính.
? Nhắc lại thế nào là chương trình.
- HS: Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
? Em hãy kể tên một vài phần mềm máy tính mà em biết.
- HS: Phần mềm Rapid Typing, phần mềm Solar System, phần mềm học tiếng Anh, phần mềm soạn thảo văn bản Word,
?Phần mềm HĐH có gì khác so với các loại phần mềm khác.
- HS: Là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính.
? Tại sao lại như vậy.
- HS: Vì tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động được sau khi máy tính đã được cài đặt 1 HĐH.
? Hình dáng của HĐH.
- HS: Không có hình dáng mà hệ điều hành chỉ là sản phẩm trí tuệ của con người.
? Vậy ở trong máy có bao nhiêu phần mềm? Và phần mềm HĐH được cài trước hay sau những phần mềm khác.
- HS: Có nhiều phần mềm tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng. Nhưng HĐH là phần mềm phải được cài đặt trước.
Trên thế giới có nhiều HĐH khác nhau.
? Em hãy kể tên một số HĐH mà em biết.
- HS: Windows 98, Windows XP, Windows 7, 
- GV giới thiệu một số hệ điều hành thông dụng.
Windows XP: Là một trong những hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay, ra đời năm 2001.
Windows 8: Ra đời năm 2012, là hệ điều hành được phổ biến mới nhất hiện nay.
Hệ điều hành Linux: Là hệ điều hành mã nguồn mở, đây là phần mềm miễn phí, được sử dụng phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên Thế giới, ở Việt Nam ít được sử dụng.
Hệ điều hành Macintosh: Hệ điều hành này được viết riêng cho hãng máy tính Apple.
? Ý nghĩa, vai trò các HĐH có giống nhau không.
- HS: Tuy các HĐH có tên gọi khác nhau nhưng chúng đều có những tính chất, công dụng giống nhau: Điều phối điều khiển các hoạt động của máy tính, quản lý tài nguyên máy tính.
- GV chốt lại: HĐH là một phần mềm, được cài đặt đầu tiên trong máy tính.
Tất cả các phần mềm khác và máy tính chỉ có thể hoạt động được sau khi máy tính được cài đặt tối thiểu 1 HĐH.
Hệ điều hành được dùng phổ biến nhất trong các máy tính cá nhân là hệ điều hành Windows của hãng Microsoft
3. Hệ điều hành là gì ? 
+ HĐH là một phần mềm máy tính.
Tuy nhiên khác với phần mềm khác:
+ Hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính.
+ Tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động được sau khi máy tính đã được cài đặt một hệ điều hành.
3. Hoạt động luyện tập (5 phút)
Câu 1: Phần mềm học gõ bàn phím bằng 10 ngón có phải là hệ điều hành không? Vì sao? Trong 3 phần mềm sau: Windows XP, Mario, Mouse skill, phần mềm nào được cài đặt đầu tiên trong máy tính?
Câu 2: Hệ điều hành có những nhiệm vụ gì? Nêu một số hệ điều hành mà em biết?
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
Câu 1: Hãy dự đoán giả sử máy tính có đầy đủ các thiết bị nhưng không cài đặt một HỆ ĐIỀU HÀNH nào thì máy tính đó có hoạt động được không? Tại sao?
Câu 2: Ghép tên cột A tương ứng với cột B
Cột A
Cột B
1.Windows
a. Bộ xử lí trung tâm
2. Mario
b. Phần mềm gõ phím
3. Monitor 
c. Hệ điều hành
4. CPU 
d. Màn hình
Câu 3: Hãy chọn đúng/sai ở những câu cho trong bảng sau:
Đúng
Sai
1. Hệ điều hành là một chương trình máy tính
2. Hệ điều hành chỉ điều khiển hoạt động của phần cứng
3. Hệ điều hành có nhiệm vụ điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình phần mềm.
4. Hệ điều hành tổ chức và quản lí các thông tin trong máy tính.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 2phút)
- Tìm hiểu về vai trò của hệ điều hành.
- Em hãy trao đổi với người thân, bạn bè hoặc qua ti vi, internet, sách báo các kiến thức về hệ điều hành.
* - Ôn lại các nội dung chính đã học, 
- Xem trước phần còn lại của bài.
Nhận xét của tổ chuyên môn
Nhận xét của hiệu phó
Nhận xét của hiệu trưởng
Tuần 11 Ngày soạn: / /2019
Tiết 21 Ngày dạy: / /2019
CHỦ ĐỀ 3: QUẢN LÝ THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
NỘI DUNG 1: HỆ ĐIỀU HÀNH
A. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
- Hiểu vì sao cần có hệ điều hành. 
- Hiểu được cái gì điều khiển máy tính hay máy tính hoạt động được là nhờ sự điều khiển của cái gì.
	- Biết và hiểu được các thành phần chính của một cửa sổ trong Windows.
 2. Kĩ năng:
- Chỉ ra đúng các biểu tượng chính của giao diện Windows.
- Thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống.
 3. Thái độ:
- Say mê hứng thú ham thích môn học.
4. Năng lực
- HS có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tự giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo.Máy tính.
2.Học sinh:
 - Sách giáo khoa, vở ghi.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động : ( 8 phút)
 - Ổn định lớp : 
- Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: Hệ điều hành là gì? Hãy nêu tên một số hệ điều hành mà em biết? Phần mềm học gõ bàn phím bằng 10 ngón có phải là hệ điều hành không? Vì sao? Trong 3 phần mềm sau: Windows XP, Mario, Mouse skill, phần mềm nào được cài đặt đầu tiên trong máy tính?
Thông qua bài học trước các em đã biết được khái niệm của HỆ ĐIỀU HÀNH và một số hệ điều hành đang được sử dụng hiện nay. Vậy hệ điều hành có nhiệm vụ gì ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay.
2. Các hoạt động hình thành kiến thức : ( 25 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 2: Nhiệm vụ chính của hệ điều hành (32’)
- GV: Hiện nay có rất nhiều hệ điều hành khác nhau cho ta lựa chọn để cài đặt trên máy.
? Với mỗi HĐH khác nhau thì chức năng có khác nhau không.
- HS: Tẩt cả các HĐH đều có những chức năng chung.
- GV: Vậy chức năng, nhiệm vụ chính của hệ điều hành là gì? Ta nghiên cứu nội dung phần 2.
Nghiên cứu nội dung mục a)
? Qua nghiên cứu em hãy cho biết nhiệm vụ đầu tiên của hệ điều hành là gì.
- HS: Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính
? Tại sao nói đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của mọi hệ điều hành.
- HS: Vì tài nguyên của máy tính (CPU, bộ nhớ,) chỉ có giới hạn (giống như đường phố thì chật hẹp), nhưng các phần mềm luôn muốn hoạt động tối đa (giống như người và phương tiện tham gia giao thông). Nếu không được điều khiển, hiện tượng tranh chấp tài nguyên của máy tính sẽ xảy ra, hệ thống sẽ hoạt động hỗn loạn (giống như hiện tượng tắc nghẽn giao thông trên đường phố)
Chiếu hình ảnh minh họa:
Chiếu: Cho HS quan sát hình ảnh một bức tranh sự tranh chấp các tài nguyên của máy tính (màn hình, con chuột, bàn phím,)
Cụ thể: Hiện tượng tranh chấp tài nguyên
? Vậy nếu không có HĐH thì điều gì sẽ xảy ra.
- HS: Hệ thống sẽ bị hỗn loạn do tranh chấp tài nguyên (hình 3.9)
? Như vậy, theo em hệ điều hành máy tính sẽ có nhiệm vụ như thế nào.
- HS: HĐH sẽ có nhiệm vụ là điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính.
? Nhờ có hệ điều hành, hoạt động của toàn bộ hệ thống sẽ trở nên nhịp nhàng hơn. (hình 3.10)
Em hãy liên hệ một ví dụ trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày để minh hoạ cho hoạt động của hệ điều hành.
- HS: Trên đường phố, xe cộ đông nhưng ai cũng muốn đi nhanh, đường sá lại chật hẹp điều này đòi hỏi phải có sự phân chia tuyến đường hợp lý, phải có các cột đèn tín hiệu giao thông để phân luồng giao thông sao cho người tham gia giao thông đi lại có trật tự tránh ùn tắc giao thông.
? Khi máy tính đã cài đặt một hệ điều hành thì ta thấy những gì trên màn hình máy tính.
- HS: Thấy giao diện của hệ điều hành.
? Vậy nhiệm vụ chính thứ 2 của hệ điều hành là gì.
- HS: Cung cấp giao diện cho người dùng.
? Giao diện là gì.
- HS: Giao diện là môi trường giao tiếp cho phép con người trao đổi thông tin với máy tính trong quá trình làm việc.
- GV: Cho HS quan sát các hình ảnh khác nhau của giao diện hệ điều hành
 + Phần mềm ứng dụng đang được chạy trên nền và giao diện của HĐH
+ Vậy HĐH còn cung cấp môi trường giao diện giúp người và máy tính có thể giao tiếp với nhau.
? Người sử dụng máy tính và hệ điều hành có liên quan gì không.
- HS: Tất cả các phần mềm khi làm việc đều có sự giao tiếp giữa người dùng thông qua các thiết bị vào ra của máy tính: Bàn phím, chuột, màn hình... với sự điều phối, kiểm soát chặt chẽ của hệ điều hành.
? Ngoài ra HĐH còn có nhiệm vụ nào khác.
- HS: Tổ chức và quản lý thông tin trong máy tính
- GV: Nhờ HĐH mà thông tin trong máy tính được lưu trữ và quản lí một cách khoa học giúp cho việc tìm kiếm và xử lí thuận lợi
+ Việc tổ chức thông tin trong máy tính là một nhiệm vụ chính khác của hệ điều hành chúng ta sẽ được nghiên cứu kĩ hơn trong bài sau.
+ Ngoài các nhiệm vụ cơ bản trên thì HĐH còn có những nhiệm vụ sau:
- Chuyển thông tin giữa các đĩa, bộ nhớ, giữa đĩa và đĩa.
- Tìm kiếm thông tin trên đĩa.
- Tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm 1 cách tối ưu.
- Thi hành các chương trình ứng dụng.
-

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_nam_hoc_2019_2020_tran_thi_huong_nga.doc