Giáo án Tin học Lớp 6 - Nguyễn Thị Hạnh

I/ MỤC TIÊU

- Giúp HS biết sơ lược về các thành phần cơ bản của máy tính điện tử cũng như cấu trúc chung của máy.

- Làm quen với khái niệm về phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính

- Biết phân loại được phần mềm máy tính và máy tính thì hoạt động theo chương trình.

II/ CHUẨN BỊ

* GV: Tin học giành cho THCS quyển 1, giáo án, một số linh kiện máy tính

* HS: Vở ghi, đồ dùng

III/TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ

- Biểu diễn lại mô hình quá trình xử lý thông tin trên bảng?

2. Bài mới

 

doc77 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hàng phím, các phím chức năng, phím điều khiển. Chỉ rõ cho HS biết các phím soạn thảo (khi gõ sẽ hiển thị kí tự vừa gõ trên màn hình). 
Hàng phím cơ sở:
Phím chữ F và phím chữ J là 2 phím có gai chính là nơi dùng để đặt hai ngón trỏ của 2 tay.
Hàng phím trên:
Và hàng phím dưới:
Hướng dẫn cách đặt các ngón tay cho HS thực hành. Chỉ cho HS nhận thấy được các ngón tay nào thì phụ trách những phím nào trên từng dãy phím. Không vội vàng, chủ yếu cho HS luyện tập thao tác đúng để rèn luyện về sau
HS: quan sát, tự tổng hợp kiến thức
HĐ 2: Tìm hiểu lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười ngón.
GV: ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón: Ngoài việc giúp gõ nhanh văn bản một cách chính xác còn giúp hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính. Giúp con người “thoát ly” khỏi việc gõ và tập trung tư duy vào nội dung gõ, tránh phân tán làm ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản.
HĐ 3: “Tư thế ngồi đúng khi làm việc”?
GV: ?khi làm việc với máy tính tư thế ngồi của người dùng như thế nào là đúng?
HS: thảo luận, trả lời
GV: Kết luận
	Hướng dẫn HS về mặt kỹ thuật, một số quy tắc cần tuân thủ khi luyện tập để HS có thể tự rèn luyện ở nhà hoặc tự giác kết hợp rèn luyện trong các bài thực hành sau.	
1/ Bàn phím máy tính
Khu vực chính của bàn phím bao gồm 5 hàng phím: Các hàng phím từ trên xuống dưới lần lượt là:
+ Hàng phím số
+ Hàng phím trên
+ Hàng phím cơ sở: có hai phím F và J. Đây là hai phím dùng làm vị trí đặt ngón trỏ. Tám phím trên hàng cơ sở A, S, D, F, J, K, L, ; còn được gọi là các phím xuất phát
+ Hàng phím dưới
 + Hàng phím chứa phím cách
Các phím khác: có các phím điều khiển đặc biệt như: Spacebar, Ctrl, Alt, Shift, Caps lock, Tab, Enter và Backspace.
2/ ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón
- Tốc độ nhanh hơn
- Gõ chính xác hơn
3/ Tư thế ngồi
Ngồi thẳng lưng, đầu thẳng không ngửa ra sau cũng như không cúi về phía trước, mắt nhìn thẳng vào màn hình, hai tay thả lỏng trên bàn phím
D/ củng cố
Cho HS thực hành gõ bàn phím
E/ HưÍNG DẫN Về NHà:
Rèn luyện ở nhà (nếu có), nghiêm túc trong các giờ thực hành tiếp theo
Tuần: 	 NS: //2009 
Tiết: 	 NG: //2009
Bài 6: Học gõ mười ngón
mục tiêu
Biết các loại bàn phím
Học sinh nắm được các phương pháp rèn luyện kỹ năng bàn phím.
Giới thiệu các phần mềm học tập trong chương trình
Chuẩn bị
GV: SGK, giáo án, bàn phím tháo rời.
HS: Vở ghi, đồ dùng
Cách thức tiến hành
HS quan sát bàn phím, thảo luận, đọc SGK và tổng hợp
HS sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập rèn luyện gõ phím
Tiến trình bài dạy
A/ Tổ chức
6A:	6B:	6C:	6D:
B/ KTBC
Gọi một số HS nhắc lại về bàn phím: hàng phím cơ sở, hàng phím trên  gồm những phím nào?
C/ Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV: Nhắc về cách đặt tay trên phím, tư thế ngồi .. Sau đó cho HS luyện tập gõ các phím theo các mục trong phần 4 SGK/28-31
HS: Luyện tập – gõ đúng các ký tự theo yêu cầu của bài luyện
4/ Luyện tập
a/ Cách đặt tay và gõ phím
b/ Luyện gõ các phím hàng cơ sở
c/ Luyện gõ các phím hàng trên
d/ Luyện gõ các phím hàng dưới
e/ Luyện gõ kết hợp các phím
g/ Luyện gõ các phím ở hàng số
h/ Luyện gõ kết hợp các phím ký tự trên toàn bộ bàn phím
k/ Luyện gõ kết hợp với phím Shift
D/ củng cố
Nhận xét về thái độ luyện tập của HS, khen các em tích cực
E/ HưÍNG DẫN Về NHà:
Luyện tập gõ phím ở nhà (nếu có) – học bài.
Chuẩn bị bài 7 “Sử dụng phần mềm mario để luyện gõ phím”
Tuần: 	 NS: //2009 
Tiết: 	 NG: //2009
Bài 7: sử dụng phần mềm mario để luyện gõ phím
Mục tiêu:
Biết cách vào/ra phần mềm Mario. Biết sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ 10 ngón.
Thực hiện được việc vào/ra phần mềm. Biết sử dụng chương trình, lựa chọn bài học phù hợp. Thực hiện được gõ bàn phím ở mức đơn giản nhất.
Chuẩn bị
GV: SGK, giáo án, phần mềm mario
HS: Vở ghi, đồ dùng
Cách thức tiến hành
Giới thiệu, hướng dẫn, minh hoạ
HS quan sát, thảo luận, thực hành
Tiến trình bài dạy
A/ Tổ chức
6A:	6B:	6C:	6D:
B/ KTBC
Gọi HS lên bảng minh hoạ các hàng phím trên bàn phím.
C/ Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
? Lợi ích của việc gõ mười ngón.
? Thế nào là tư thế ngồi làm việc đúng với máy tính.
Hoạt động 2: Giới thiệu về phần mềm Mario.
Giới thiệu bằng hình ảnh cho HS biết về các bài luyện tập và yêu cầu HS thực hiện các bài theo thứ tự bắt buộc, bắt đầu bằng việc luyện tập với hàng phím cơ sở. 
Hướng dẫn cài đặt phần mềm
Phần mềm Mario Teaches Typing (Mario dạy gõ phím, gọi tắt là Mario) là phần mềm khá phổ biến trong số các phần mềm luyện gõ bàn phím. Phần mềm được viết năm 1992 do hãng InterPlay Entertainment phát hành dự trên hình ảnh của Mario, một nhân vật nổi tiếng trong trò chơi điện tử và hoạt hình của hãng sản xuất trò chơi Nintendo. Đây là một trong các phần mềm nổi tiếng nhất về luyện gõ phím bằng 10 ngón được viết trên nền DOS trong những năm cuối thế kỷ XX, tuy nhiên vẫn có thể chạy được trên các HĐH Windows 98/2000/XP. Mario là phần mềm có bản quyền, tuy nhiên hiện tại hãng sản xuất gốc InterPlay Entertainment đã phá sản nên PM được dùng như một PM dùng chung. Phiên bản được giới thiệu là bản 2.0. Phần mềm được cài từ đĩa cứng hoặc đĩa CD. Chạy tệp Install.exe. 
Thực hiện cài đặt tuần tự theo chỉ dẫn của chương trình cài đặt. Khi được yêu cầu chọn vị trí cài đặt, chọn Install to Hard Disk và nhấn F10. Nhấn phím Enter để chấp nhận thư mục ngầm định là C:\Mario và nhấn Y để khẳng định lại. Trong các cửa sổ tiếp theo ta chọn cấu hình cho màn hình, âm thanh và tốc độ của máy cho đến khi hoàn thành.
Hoạt động 3: Rèn luyện với phần mềm Mario
GV thao tác mẫu hướng dẫn HS khởi động, nhập tên để đăng ký sử dụng. Hướng dẫn HS về cách đặt mức độ kĩ năng cần đạt, chọn biểu tượng người dẫn đường bằng chuột. . . nên hướng dẫn HS lựa chọn các bài học bắt đầu từ dễ rồi nâng dần lên.
Giải thích cho HS về màn hình của Mario tự động đánh giá kết quả rèn luyện của HS. Hướng dẫn HS về cách tự đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm về quá trình học tập rèn luyện của bản thân nhờ sự đánh giá tự động của PM.
Hướng dẫn HS cách thoát khỏi PM.
Tạo Shortcut trên màn hình Desktop.
Mở thư mục Mario trên ổ đĩa cứng đã cài đặt phần mềm. Nháy chọn tệp Mario.exe và nháy chuột phải/ chọn Send To/ Desktop biểu tượng của PM sẽ được tạo trên màn hình.
Menu của phần mềm Mario: Các Menu chính là: File, Student và Lessons. Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím để có thể xem và chọn các lệnh trên các bảng chọn này.
Các lệnh con của File
About: Thông tin về phần mềm.
Help: Hiện thông tin trợ giúp trên một màn hính nhỏ
Demo: Tự động giới thiệu và trình diễn PM
Keboard: Hiển thị hình ảnh cảu bàn phím với các màu sắc mô tả các ngón tay và các phím được gõ tương ứng.
Music: Bật/tắt tiếng nhạc nền của PM.
Sound F/X: Bật/tắt âm thanh.
Speech: Bật/tắt tiếng nói thuyết minh.
Quit: Thoát.
Các lệnh của Student:
New: Khởi tạo 1 HS mới.
Load: Mở thông tin của một HS.
Edit: Nhập, điều chỉnh thông tin về bài học của HS.
Lesson Times: Đặt thời gian cho các mức bài học.
Certificates: Xem thông tin.
Các lệnh con của Lessons:
Home Row Only: Bài tập hàng cơ sở
Add Top Row: Thêm các phím ở hàng trên.
Add Bottom Row: Thêm các phím ở hàng dưới.
Add Numbers: Thêm các phím ở hàng phím số.
Add Symbols: Thêm các phím kí hiệu.
All Keyboard: Toàn bộ bàn phím.
Khuyến cáo HS chỉ cần làm đúng không cần nhanh, không nên nóng vội và kiểm tra sau mỗi bài tập trước khi chuyển sang phần kế tiếp.
Tổ chức cho học sinh thực hành
HS tình nguyện phát biểu
HS quan sát và làm theo hướng dẫn của GV trên phòng máy.
HS quan sát và tập rèn luyện.
Học sinh quan sát, theo dõi và thực hiện bài rèn luyện theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh nghiêm túc thực hành trong phòng máy.
D/ củng cố
Cho HS luyện tập ở mức 1 hoặc 2 xem ai nhanh và chính xác nhất, tuyên dương các em luyện tập tốt, nhanh và chính xác
E/ HưÍNG DẫN Về NHà:
Luyện tập ở nhà với phần mềm mario (nếu có).
Tuần: 	 NS: //2009 
Tiết: 	 NG: //2009
Bài 7: sử dụng phần mềm mario để luyện gõ phím
Mục tiêu:
Biết cách vào/ra phần mềm Mario. Biết sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ 10 ngón.
Thực hiện được việc vào/ra phần mềm. Biết sử dụng chương trình, lựa chọn bài học phù hợp. Thực hiện được gõ bàn phím ở mức đơn giản nhất.
Chuẩn bị
GV: SGK, giáo án, phần mềm mario
HS: Vở ghi, đồ dùng
Cách thức tiến hành
Giới thiệu, hướng dẫn, minh hoạ
HS quan sát, thảo luận, thực hành
Tiến trình bài dạy
A/ Tổ chức
6A:	6B:	6C:	6D:
B/ KTBC
Cách thiết đặt các lựa chọn để luyện tập trong phần mềm mario?
C/ Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV: Hướng dẫn học sinh luyện tập gõ phím với phần mềm mario
HS: luyện tập nâng cao mức độ gõ phím: nhanh hơn, chính xác hơn.
GV: Quan sát HS thực hành tại phòng máy, uốn nắn HS luyện tập nghiêm túc, HD cụ thể các HS còn yếu.
Luyện tập: gõ phím với phần mềm mario
Nghiêm túc tập luyện
D/ củng cố
Cho HS luyện tập gõ một đoạn văn bản không dấu và theo dõi xem ai gõ nhanh hơn, Tuyên dương những HS gõ nhanh và chính xác
E/ HưÍNG DẫN Về NHà:
Luyện tập ở nhà (nếu có)
Chuẩn bị bài 8 “Quan sát Trái đất và các vì sao trong hệ Mặt trời”
Tuần: 	 NS: //2009 
Tiết: 	 NG: //2009
Bài 8: quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời
Mục tiêu:
Học sinh biết dùng máy tính để học một môn học khác ngoài tin học.
Tập cho học sinh làm quen với việc trình bày một vấn đề trước lớp.
Biết dùng tài liệu tin học để tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề liên quan
Chuẩn bị
GV: SGK, giáo án, phần mềm Solar Systems 3D Simulator
HS: Vở ghi, đồ dùng
Cách thức tiến hành
Học sinh thảo luận về hệ mặt trời dựa trên những kiến thức có sẵn về thiên văn.
Cho HS làm việc theo nhóm và yêu cầu trình bày trước lớp để cùng xem và trao đổi.
Giới thiệu, hướng dẫn, minh hoạ
HS quan sát, thực hành
Tiến trình bài dạy
A/ Tổ chức
6A:	6B:	6C:	6D:
B/ KTBC
Cách thiết đặt các lựa chọn để luyện tập trong phần mềm mario?
C/ Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Lưu ý: Về kiến thức và kỹ năng HS phải biết vào/ra chương trình. Sử dụng được các nút lệnh điều khiển quan sát để tìm hiểu về hệ mặt trời.
Trọng tâm của bài là rèn luyện kĩ năng sử dụng chuột. Tập tác phong tự khám phá phần mềm dựa trên những kiến thức, kĩ năng và thông tin đã có như: phán đoán, thử và quan sát hiệu ứng để tìm hiểu về chức năng các lệnh, nút lệnh, thanh trượt...đây là một thói quen cần thiết và là đặc thù của Tin học khi tiếp cận một phần mềm mới.
Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
Ngày nay chúng ta có thể qua tin học (Internet và các phần mềm ...) để có thể tìm hiểu các vấn đề chung quanh chúng ta. Đây là một chủ đề mới về thiên văn: “Hệ mặt trời”. ở đây ta có thể tìm hiểu các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực thông qua các giả lập của chương tình. Đây là thể hiện rõ nét về Tin học hỗ trợ học tập các môn học khác. Qua phần mềm Solar System 3D Simulator các em có thể tìm hiểu về hệ mặt trời, giải thích được một số hiện tượng thiên nhiên như nhật thực,nguyệt thực. . .
? Các em hãy cho biết hệ mặt trời gồm mấy hành tinh, kể tên các hành tinh mà em biết.
Sao Thuỷ
Sao Hoả
Trái Đất
Sao Kim
Mặt Trời
Sao Mộc
Sao Thổ
Sao Thiên Vương
Sao Hải Vương
Hoạt động 2: Giới thiệu “Solar System 3D Simulator” (Tạm dịch là: Mô phỏng 3 chiều hệ mặt trời)
Giới thiệu Solar System 3D Simulator: Gv giới thiệu màn hình giao diện và cách sử dụng chương trình.
Hoạt động 3: Học sinh tìm hiểu.
	Gv giới thiệu sơ lược về chương trình này.
	Hướng dẫn cách điều chỉnh khung nhìn, sử dụng các nút lệnh trong cửa sổ của phần mềm. Các nút lệnh này sẽ giúp điều chỉnh vị trí quan sát, góc nhìn từ vị trí quan sát đến Hệ mặt trời và tốc độ chuyển động của các vì sao trong hệ.
HS: tình nguyện phát biểu và lưu ý rằng, mới đây Hiệp hội thiên văn quốc tế đã thống nhất tiêu chí để phân loại để xác định một thiên thể là một hành tinh, theo tiêu chí mới này thiên thể Diêm vương không còn được gọi là một hành tinh trong Hệ mặt trời, như vậy Hệ mặt trời hiện tại chỉ còn 8 hành tinh.
HS quan sát và học cách điều khiển.
Học sinh làm việc theo nhóm.
I/ Các lệnh điều khiển quan sát
Nháy chuột vào nút để làm hiện lên (hoặc ẩn đi) quỹ đạo chuyển động của các hành tinh.
Nháy chuột vào nút sẽ làm cho vị trí quan sát tự động chuyển động trong không gian. Chức năng này cho phép chọn vị trí quan sát thích hợp nhất.
Dùng chuột di chuyển thanh cuốn ngang trên biểu tượng để phóng to, thu nhỏ khung nhìn, khoảng cách từ vị trí quan sát đến mặt trời sẽ thay đổi theo.
Dùng chuột di chuyển thanh cuốn ngang trên biểu tượng để thay đỏi vận tốc chuyển động của các hành tinh.
Các nút lệnh dùng để nâng lên hay hạ xuống vị trí quan sát hiện thời so với mặt phẳng ngang của toàn Hệ mặt trời.
Các nút lệnh dùng để dịch chuyển toàn bộ khung nhìn lên trên, xuống, sang trái, phải. Dùng nút để đặt lại vị trí mặc định của hệ thống, đưa mặt trời về vị trí trung tâ của khung nhìn.
 Nháy chuột vào nút để xem chi tiết thông tin về các vì sao.
D/ củng cố
Cho HS tự thực hành quan sát các hành tinh trong hệ mặt trời với phần mềm Solar Systems 3D
E/ HưÍNG DẫN Về NHà:
Tìm hiểu thêm về Trái đất, các hành tinh trong hệ Mặt trời chuẩn bị cho giờ sau, tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi SGK/38.
Tuần: 	 NS: //2009 
Tiết: 	 NG: //2009
Bài 8: quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời
Mục tiêu:
Học sinh biết dùng máy tính để học một môn học khác ngoài tin học.
Tập cho học sinh làm quen với việc trình bày một vấn đề trước lớp.
Biết dùng tài liệu tin học để tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề liên quan
Chuẩn bị
GV: SGK, giáo án, phần mềm Solar Systems 3D Simulator
HS: Vở ghi, đồ dùng
Cách thức tiến hành
Học sinh thảo luận về hệ mặt trời dựa trên những kiến thức có sẵn về thiên văn.
Cho HS làm việc theo nhóm và yêu cầu trình bày trước lớp để cùng xem và trao đổi.
Giới thiệu, hướng dẫn, minh hoạ
HS quan sát, thực hành
Tiến trình bài dạy
A/ Tổ chức
6A:	6B:	6C:	6D:
B/ KTBC
Kể tên các hành tinh trong hệ mặt trời
C/ Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ1: Cho HS thực hành quan sát Trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời với phần mềm Solar Systems 3D
HS: thực hành trên phòng máy
GV: Cho các câu hỏi trong sách giáo khoa và đề nghị cả lớp thảo luận.
HS: thảo luận nhóm dựa trên sự quan sát được trên máy tính, chuẩn bị kết quả.
Hoạt động 4: Học sinh bao cáo kết quả
	Công bố kết quả cách làm việc của từng nhóm. Chọn mấy HS tiêu biểu cho trình bày trước lớp và GV đưa ra nhận xét đánh giá và cho điểm.
HS báo cáo kết quả trên máy của nhóm mình thực hành, các nhóm khác theo dõi, tham khảo và đặt câu hỏi. Kết luận.
2/ Thực hành:
- Khởi động phần mềm: kích đúp vào biểu tượng trên màn hình
- Điều khiển khung hình, quan sát các hành tinh trong hệ Mặt trời
- Quan sát chuyển động của Trái đất và Mặt trăng
- Quan sát hiện tượng nhật thực
- Quan sát hiện tượng nguyệt thực
D/ củng cố
	Hướng dẫn HS sử dụng phần mềm này kết hợp với các phần mềm khác để tìm hiểu kỹ hơn về:
Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt trời.
Kích thước của các hành tinh.
Lập tỉ số so sánh độ lớn của các hành tinh so với mặt trời và cho biết hành tinh nào lớn nhất, bé nhất.
Tìm hiểu thêm về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực bán phần.
Qua bài này sẽ tạo được sự ham thích học tập và phương pháp làm việc cho học sinh: Biết sử dụng tài liệu và tìm hiểu, không học vẹt.
E/ HưÍNG DẫN Về NHà:
Ôn lại các bài đã học chuẩn bị kiểm tra 45’
 Tuần: 11	NS: //2009 	NG: //2009
Tiết 22 - bài 10: Tổ chức thông tin trong máy tính
Mục tiêu:
Học sinh nắm lại những kiến thức, khái niệm đã học về thông tin.
Nắm được những cách tổ chức thông tin của hệ điều hành.
Nắm được một số khái niệm về tệp tin, thư mục, đường dẫn...
Chuẩn bị
GV: SGK, giáo án, phòng máy
HS: Vở ghi, đồ dùng
Cách thức tiến hành
Học sinh thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 
Tiến trình bài dạy
A/ Tổ chức
6A:	6B:	6C:	6D:
B/ KTBC:
Thông tin là gì? Các dạng của thông tin? Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào?
C/ Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Khi chúng ta làm việc trên máy tính thông tin hay dữ liệu do chúng ta tạo ra nếu không được lưu giữ lại thì khi tắt máy mọi thông tin sẽ bị mất hết. Nhưng máy lưu trữ dữ liệu ở đâu?
GV đưa ra một số mô hình của các thiết bị lưu trữ: ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, USB...
? Em có thể cho ví dụ về tệp tin. 
(Có thể là một bài toán, một bài văn, bài thơ ...)
? Tại sao tệp tin lại cần có phần mở rộng.
(Dùng để mô tả kiểu dữ liệu của tệp tin)
? Tên tệp tin có thể không cần phần mở rộng được không.
(được nhưng ta sẽ khó phân biệt được tệp tin đó là kiểu dữ liệu số, là kiểu dữ liệu văn bản hay đó là tệp tin chương trình...)
? Như vậy tệp tin có những yếu tố nào.
(Tên, thời gian, độ lớn, kiểu dữ liệu. Trong đó tên và phần mở rộng (được ngăn bởi dấu chấm) rất quan trọng).
Tên tệp tin
Độ lớn
Kiểu dữ liệu
Ngày khởi tạo
GV lấy một số ví dụ về tệp tin: Baitap.doc; Danh sach.xls; Setup.exe ...
? Ta có thể đặt tên tệp tin trùng với tệp tin đã có ở thư mục hiện hành không? Vì sao?
Thiết bị lưu trữ thông tin:
Thông tin được lưu trữ trong các thiết bị đặc biệt, thường được gọi là đĩa.
Có nhiều loại đĩa khác nhau để lưu trữ thông tin. Những loại đĩa thường dùng trên thực tế như: Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa quang, đĩa USB...
Các loại đĩa lưu trữ có thể được gắn bên trong máy tính (đĩa cứng) hay bên ngoài máy tính khi cần (USB)
Tệp tin (File)
- Các thông tin được lưu trữ trên đĩa thành các tệp tin, như vậy tệp tin là các đơn vị thông tin được lưu trữ và quản lý trên đĩa.
- Những yếu tố cần chú ý đến tệp tin:
+ Tên tệp tin phải có một tên duy nhất.
+ Tên tệp tin gồm có 2 phần: phần tên và phần mở rộng được ngăn cách nhau bởi dấu chấm.
+ Ngoài ra ta còn chú ý đến các yếu tố khác như: thời gian tạo tệp tin, độ lớn của tệp tính bằng đơn vị Byte.
Thư mục (Folder)
Thư mục là các không gian trên đĩa dùng để lưu trữ các tệp tin.
Thư mục cũng có các thông số như:
+ Tên thư mục
+ Thời gian khởi tạo thư mục.
+ Thư mục không có tham số về độ lớn và thông thường cũng không có phần mở rộng.
+ Thư mục có thể lưu trữ các thư mục con bên trong nó.
D/ củng cố
Trong máy tính thông tin được tổ chức như thế nào?
Câu hỏi 1, 2 SGK/47
E/ HưÍNG DẫN Về NHà:
Học bài, chuẩn bị bài cho tiết 2: Đọc các phần còn lại của bài + Đọc phần 1 của bài 12 “Hệ điều hành Windows”
Tuần: 12	NS: //2009 	NG: //2009
Tiết 23 - bài 10: Tổ chức thông tin trong máy tính
Bài 11: Hệ Điều hành windows
Mục tiêu:
Học sinh nắm lại những kiến thức, khái niệm đã học về thông tin.
Nắm được những cách tổ chức thông tin của hệ điều hành.
Nắm được một số khái niệm về tệp tin, thư mục, đường dẫn...
Học sinh làm quen với hệ điều hành Windows.
Học sinh thấy được những ưu điểm hệ điều hành Windows so với hệ điều hành khác(hệ điều hành MS DOS) và sự giống nhau của các phiên bản khác nhau của Windows (Windows 95, Windows 98).
Chuẩn bị
GV: SGK, giáo án, phòng máy
HS: Vở ghi, đồ dùng
Cách thức tiến hành
Học sinh thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 
Tiến trình bài dạy
A/ Tổ chức
6A:	6B:	6C:	6D:
B/ KTBC:
Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa tệp tin và thư mục?
Có thể đặt tên 2 tệp tin giống nhau trong cùng một thư mục không?
C/ Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV giới thiệu một dạng của thư mục trên máy tính.
	Ta đã biết về tệp tin, thư mục, nhưng để đến được vị trí của tệp tin cũng như thư mục ta cần phải có đường dẫn.
VD: D:\PM hoctap\Mario\Mario.exe
Là đường dẫn cho ta đến tệp tin Mario.exe của thư mục PM hoctap mà Mario là thư mục con của PM hoctap.
? Nếu chỉ không đúng đường dẫn thì máy có thực hiện đúng yêu cầu của người sử dụng không? Tại sao?
? Em hãy cho một vài ví dụ về thư mục, tệp tin, đường dẫn. . .
? GV giới thiệu một số thao tác chính với thư mục, tệp tin: Xem một File văn bản; Duyệt các tệp tin của một thư mục nào đó; Tạo một thư mục; Tệp tin mới...
GV giới thiệu hệ điều hành Windows XP (phiên bản được dùng phổ biến nhất hiện nay), sau đó so sánh với các phiên bản trước đó của Windows.
? Học sinh có thể tự nhận xét sự khác biệt giữa các phiên bản khác nhau của HĐH Windows.
? Từ màn hình làm việc chính của Windows các em hãy cho biết công dụng của một số biểu tượng (mỗi học sinh trả lời một vài bi

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12683695.doc