Giáo án Tin học 6 tiết 38 bài 13: Làm quen với soạn thảo văn bản (tt)
a. Bảng chọn
- Các lệnh được sắp xếp theo từng nhóm và được đặt trong thanh bảng chọn.
- Để thực hiện một lệnh nào đó ta thực hiện nháy chuột vào bảng chọn đó và chọn lệnh tương ứng trong bảng chọn.
- Ví dụ: Để mở một cửa sổ mới soạn thảo văn bản ta chọn bảng chọn File và chọn New
b. Nút lệnh
- Giáo viên giới thiệu lần lượt các nút lệnh cơ bản trên thanh công cụ.
Tiết: 38 Ngày dạy: 04/01/2010 LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN (TT) I. Mục tiêu Kiến thức Học sinh biết được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word (gọi tắt là Word) là phần mềm soạn thảo văn bản, nhận biết được biểu tượng của Word và biết thực hiện thao tác khởi động Word. Biết và phân biệt được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word: thanh bảng chọn, các nút lệnh trên thanh công cụ, Hiểu được vai trò của các bảng chọn và các nút lệnh, sự tương đương về tác dụng của các nút lệnh trên thanh công cụ và thanh bảng chọn, biết sử dụng các lệnh cần thiết từ thanh bảng chọn hoặc từ các nút lệnh. Kỹ năng Thao tác trên các bảng chọn và các nút lệnh có hiệu quả. Biết sử dụng các tổ hợp phím thông dụng. Thao tác nhanh, chính xác. Thái độ Học tập nghiêm túc. II. Chuẩn bị Thầy giáo Phòng máy tính đã cài đặt chương trình Microsoft Word. Học sinh Chuẩn bị bài trước ở nhà. III. Phương pháp dạy học Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với thực hành. Diễn giải, đàm thoại. IV. Tiến trình dạy học Ổn định Kiểm diện học sinh Kiểm tra bài cũ Không Bài mới Hoạt động của thầy & trò Nội dung ghi của trò * Nội dung 4: Có gì trên cửa sổ Word Giáo viên yêu cầu học sinh khởi động và nhìn vào cửa sổ Word. Nút lệnh Các bảng chọn Giáo viên giới thiệu các thành phần chính trên cửa sổ Word. Thanh cuốn dọc Con trỏ soạn thảo Vùng soạn thảo Thanh cuốn ngang Ngoài việc nhập nội dung văn bản em còn phải thao tác tới văn bản bằng các nút lệnh. Các lệnh này tồn tại ở hai dạng: trong bảng chọn và trên thanh công cụ lệnh. a. Bảng chọn Các lệnh được sắp xếp theo từng nhóm và được đặt trong thanh bảng chọn. Để thực hiện một lệnh nào đó ta thực hiện nháy chuột vào bảng chọn đó và chọn lệnh tương ứng trong bảng chọn. Ví dụ: Để mở một cửa sổ mới soạn thảo văn bản ta chọn bảng chọn File và chọn New b. Nút lệnh Giáo viên giới thiệu lần lượt các nút lệnh cơ bản trên thanh công cụ. Các nút lệnh Các nút lệnh trên đều có tên và công dụng riêng biệt. Giáo viên hướng dẫn các nút lệnh trên và sự tương đương của nút lệnh với lệnh chọn từ các bảng chọn. * Nội dung 5: Mở văn bản Để mở tệp văn bản đã có trên đĩa máy tính, em nháy nút lệnh (Open) trên thanh công cụ hoặc vào Menu File à Open hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+O và thực hiện các bước dưới đây trên hộp thoại Open: Nháy chọn văn bản Nháy nút Open Nếu không muốn mở thì nháy Cancel hoặc bấm nút ESC để đóng hộp thoại lại. * Nội dung 6: Lưu văn bản Sau khi soạn thảo văn bản xong nếu em muốn lưu lại để dùng về sau, em có thể thực hiện như sau: vào File à Save (Save As) hoặc nháy vào nút trên thanh công cụ hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+S hộp thoại Save As xuất hiện như sau: Bước 1: Gõ tên tệp cần lưu vào ô File name Bước 2: Vào Save in để chọn nơi lưu trữ văn bản lại Bước 3: Nháy chuột vào Save để lưu. Lưu ý: Nếu văn bản đã dược lưu một lần rồi thì khi lưu (Save) những lần tiếp theo nữa hộp thoại Save As không hiện trở lại. Nếu muốn lưu lại với tên khác thì em phải vào File à Save As thì hộp thoại mới xuất hiện trở lại. * Nội dung 7: Kết thúc Kết thúc việc soạn thảo Sau khi làm hoàn tất việc soạn thảo và lưu trữ lại văn bản các em có thể đóng màn hình soạn thảo văn bản hoặc thoát khỏi Word bằng cách vào File à Close (đóng), vào File à Exit (thoát) hoặc nháy chuột vào biểu tượng chữ x trên góc phải trên của màn hình như hình hướng dẫn sau: Đóng văn bản lại 3. Có gì trên cửa sổ Word 4. Mở văn bản 5. Lưu văn bản 6. Kết thúc Củng cố và luyện tập Hãy liệt kê một số hoạt động hàng ngày có liên quan đến soạn thảo văn bản. Hãy trình bày lại các cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word. Yêu cầu các em nêu lại các thao tác Mở, Lưu, Đóng văn bản. Em đang soạn thảo một văn bản đã lưu trước đó, em đang gõ thêm vào một số nội dung và bất ngờ mất điện. Vậy khi có điện trở lại văn bản đánh thêm ở trên có được tồn tại trong văn bản của em không? Vì sao? Hướng dẫn học ở nhà Học thuộc lòng ghi nhớ. Xem lại phần còn lại của bài. V. Rút kinh nghiệm Ä- Kiến thức: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Kĩ năng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Tồn tại: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hướng khắc phục: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Kết quả: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
- TIET 38.doc