Giáo án Tiết đọc thư viện Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021
Sáng thứ 3 ngày 3 tháng 10 năm 2020
Mĩ thuật lớp 1
CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT
BÀI 4: NÉT THẲNG, NÉT CONG ( tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Phẩmchất
- Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS các phảm chất như chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, thông qua một số biểu hiện cụ thể sau:
-Yêu thích cái đẹp thông qua biểu hiện sự đa dạng của nét trong tự nhiên, cuộc sống và tác phẩm mĩ thuật.
- Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu, phục vụ học tập, tự giác tham gia hoạt động học tập.
- Không tự tiện lấy đò dùng học tập của bạn; chia sẻ ý kiến theo đúng cảm nhận của mình.
- Biết giữ vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
2. Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
2.1 Năng lực mĩ thuật
- Tạo được sản phẩm đơn giản bằng nét thẳng , nét cong.
- Bước đầu chia sẻ được nhận biết về nét thẳng, nét cong ở đối tượng thẩm mĩ và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
2.2 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động trong hoạt động học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.
2.3 Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ:thông qua trao đổi, thảo luận theo chủ đề.
- Năng lực thể chất: thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.
TUẦN 8 Chiều thứ 2 ngày 2 tháng 11 năm 2020 Tiết đọc thư viện lớp 3 ĐỌC CÁ NHÂN: ĐỌC TRUYỆN CỔ TÍCH ( Tiết 1) I. MỤC ĐÍCH. - Giúp HS biết chọn sách theo chủ đề để đọc và cảm nhận được nội dung câu chuyện. - Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích; - HS biết chia sẻ về cuốn sách các em đọc, từ đó phát triển sự tự tin của các em. - Giúp HS phát triển thói quen đọc. II. CHUẨN BỊ: Sách truyện cổ tích phù hợp với trình độ đọc của HS. Chổ ngồi phù hợp với HS. III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Ổn định tổ chức (1p). 2. GV giới thiệu bài, giới thiệu danh mục sách (2p). Hoạt động 1: Đọc cá nhân (20p). - GV yêu cầu một vài HS nhắc lại mã màu cho HS cả lớp cùng cùng nhớ. - Nhắc học sinh về cách lật sách đúng. Mời lần lượt 6-8 học sinh lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc - GV giúp đỡ, hỗ trợ thêm cho những HS gặp khó khăn khi chọn sách. - HS đọc sách mình đã chọn. - GV theo dõi, quan sát, giúp đỡ HS trong quá trình đọc. - Nhắc học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc. * Sau khi đọc: - Mời 3-4 học sinh chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc. - Giáo viên chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng học sinh chia sẻ: + Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao? + Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao? + Câu chuyện xảy ra ở đâu? + Điều gì em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc? + Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao? + Nếu em là . (nhân vật), em có hành động như vậy không? + Câu chuyện em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? Điều gì làm cho em cảm thấy sợ hãi? Điều gì làm cho em cảm thấy vui? Điều gì làm cho em cảm thấy buồn? + Em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không? + Theo em, các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? Tại sao? + Theo em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này? Sau khi mỗi học sinh chia sẻ xong GV hướng dẫn học sinh mang sách để vào đúng vị trí kệ sách đã lấy. Hoạt động 2: Hoạt động mở rộng (10p). - Chia nhóm học sinh: Viết, vẽ, sắm vai - GV giải thích hoạt động. - Hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động một cách có tổ chức. - GV di chuyển đến các nhóm hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm. - Đặt câu hỏi cho nhóm, khen ngợi hỗ trợ học sinh. - Sau thời gian hoạt động GV hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm một cách trật tự. - Mời 2-3 nhóm chia sẻ. - GV cùng HS nhận xét, khen ngợi các nhóm. 4. Nhận xét, dặn dò (2p). - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS mượn sách đọc thêm. Sáng thứ 3 ngày 3 tháng 10 năm 2020 Mĩ thuật lớp 1 CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT BÀI 4: NÉT THẲNG, NÉT CONG ( tiết 2) I. Mục tiêu bài học 1. Phẩmchất - Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS các phảm chất như chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực,thông qua một số biểu hiện cụ thể sau: -Yêu thích cái đẹp thông qua biểu hiện sự đa dạng của nét trong tự nhiên, cuộc sống và tác phẩm mĩ thuật. - Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu,phục vụ học tập, tự giác tham gia hoạt động học tập. - Không tự tiện lấy đò dùng học tập của bạn; chia sẻ ý kiến theo đúng cảm nhận của mình. - Biết giữ vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 2. Năng lực Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau: 2.1 Năng lực mĩ thuật - Tạo được sản phẩm đơn giản bằng nét thẳng , nét cong. - Bước đầu chia sẻ được nhận biết về nét thẳng, nét cong ở đối tượng thẩm mĩ và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động trong hoạt động học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và nhận xét sản phẩm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm. Năng lực đặc thù khác - Năng lực ngôn ngữ:thông qua trao đổi, thảo luận theo chủ đề. - Năng lực thể chất: thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay. II. Chuẩn bị của học sinh và giáoviên 1/ Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; đồ dùng, vật liêu như mục Chuẩn bị trang 18 SGK, màu vẽ, vật liệu dạng sợi, que tính, sợi dây, 2/ Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; phương tiện, họa cụ, họa phẩm, và vật liệu dạng que ( que tính, thước kẻ, que diêm,), dạng sơi, giấy màu,Đồ dùng trực quan các dạng hình kỉ hà, hình nét cong đơn giản. - Hình minh họa trang 21 - Một số bức tranh, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật sử dụng nét thẳng, nét cong. III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu. - Phương phápdạyhọc: Pháp vấn/ đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vần đề, trò chơi, thực hành, gợi mở, - Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, - Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Ổn định lớp, khởi động, giới thiệu bài học (4p) - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Khởi động: Giáo viên cho HS chơi trò chơi thi vẽ hình bằng nét thẳng và nét cong. - Giáo viên giới thiệu bài học. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Thực hành, sáng tạo (18p) Tổ chức HS quan sát 1 số sản phẩm GV chuẩn bị với hình thức, chất liệu khác nhau. + Cho HS nêu hình ảnh trong sản phẩm? + Em thấy các sản phẩm được tạo bằng nét gì ? - HS quan sát, suy nghĩ, chia sẻ. * GVKL: Có nhiều hình thức thể hiện: Vẽ, xé cắt dán, nặn... Các em có thể lựa chọn theo sở thích của mình để tạo sản phẩm của mình, nhóm mình. GV cho HS tiếp tục thực hành hoàn thành sản phẩm ở tiết 1. * Lưu ý: Những HS đã hoàn thành ở tiết 1 GV cho HS thực hành theo nhóm tạo sản phẩm khác bằng hình thức khác nhau theo ý thích vào giấy A4. - HS thực hành. - GV theo dõi, hướng dẫn, gợi ý thêm cho HS. Hoạt động 2: Cảm nhận, chia sẻ (10p) - GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm – Gợi mở HS giới thiệu: Hình được tạo từ nét thẳng hay nét cong, hay kết hợp cả hai? - HS giới thiệu về sản phẩm của mình ? - HS khác nhận xét. - GV hỏi gợi mở. + Em đã tạo ra sản phẩm như thế nào ? + Em thích sản phẩm của bạn nào? Vì sao? + Qua bài học này em biết thêm điều gì? - HS chia sẽ. - GV có thể tổ chức lớp “bình chọn” sản phẩm thích nhất và động viên, khích lệ HS. - Dựa trên sự trao đổi chia sẽ của HS, GV đánh giá kết quả thực hành, kích thích HS nhớ lại quá trình thực hành; gợi mở HS liên hệ với thực tiễn. Hoạt động 3: Vận dụng (1p) - GV tổ chức HS quan sát hình ảnh minh họa SGK trang 22 ở nội dung Vận dụng; Gợi ý HS có thể sáng tạo sản phẩm từ các nét thẳng, nét cong bằng nhiều hình thức khác nhau, chất liệu khác nhau mà em thích. 3. Tổng kết bài học (2p) - GV tóm tắt nội dung chính. - Nhận xét, đánh giá: Ý thức học tập, thực hành, thảo luận,của HS ( cá nhân, nhóm, toàn lớp ) * GV nhắc HS: + Xem nội dung bài 5 và yêu cầu chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ học tập cần thiết ở mục chuẩn bị SGK. Sáng thứ 3 ngày 3 tháng 11 năm 2020 Mĩ thuật lớp 4A CHỦ ĐỀ 3: NGÀY HỘI HOÁ TRANG ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Học sinh phân biệt và nêu được đặc điểm một số loại Mặt nạ sân khấu Chèo, tuồng, lễ hội dân gian Việt Nam, và một số lễ hội Quốc Tế. - Biết cách tạo hình mặt nạ. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: 1. Phương pháp: + Tạo hình từ vật tìm được, trình diễn sắm vai. 2. Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 4. - Tranh minh họa về một số lễ hội. - Một số bài vẽ hóa trang của hoc sinh nếu có. HS chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 4. - Giấy vẽ A4, giấy màu, kéo, hồ, keo IV . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Kiểm tra đồ dùng học tập (1p) 2.Khởi động(2p) Trò chơi đoán bạn “ Tôi là ai”. 3.Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p) Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu (13p) - Hướng dẩn học sinh hoạt động theo nhóm - Cho HS xem tranh giáo viên chuẩn bị hoặc hình minh họa trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh quan sát . - Giáo viên đặt một số câu hỏi gợi ý, học sinh thảo luận nhóm tìm hiều . + Em thấy mặt nạ thường có những hình gì? + Mặt nạ sử dụng khi nào, ở đâu? + Em thấy trang trí màu sắc trên mặt nạ như thế nào? + Mặt nạ làm bằng các chất liệu gì? - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. - HS nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tóm tắt: Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện (17p) - Giáo viên cho HS quan sát hình 3.2 sách HMT 4 hoặc tranh GV chuẩn bị. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Để làm mặt nạ, mũ em cần chuẩn bị những vật liệu gì? + Em sẽ thực hiện như thế nào để tạo ra mặt nạ, mũ? - GV nhận xét tóm tắt. - GV hướng dẫn cách thực hiện tạo hình mặt nạ để học sinh hiểu. - 1 -2 HS nhắc lại cách thực hiện tạo hình mặt nạ. - GV nhận xét, nhắc lại cho HS ghi nhớ. - Yêu cầu hs quan sát hình 3.3 để có thêm ý tưởng ( hoặc hình ảnh GV chuẩn bị). - Còn thời gian GV cho HS thực hành tạo hình mặt nạ theo ý thích. 4. Nhận xét- Dặn dò(1p) - Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ. Chiều thứ 3 ngày 3 tháng11 năm 2020 Kĩ năng sống lớp 2 BÀI 2: NGƯỜI KHÁCH LỊCH SỰ ( Tiết 2) I.Mục tiêu: - HS thấy rõ lợi ích khi là một người khách lịch sự. - HS thực hiện thành thạo các phép lịch sự khi là một người khách. II.Đồ dùng dạy học: Sách thực hành kĩ năng sống. III. Các hoạt động dạy học: 1.Ổn định tổ chức (1p) 2.Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p) Hoạt động 1: Giữ trật tự (20p) - GV yêu cầu học sinh thảo luận: Vì sào em cần giữ trật tự khi đến nhà người khác? - Học sinh đưa ra ý kiến – GV ghi – Nhận xét - GV yêu cầu học sinh làm bài tập. 1.Khi đến nhà người khác, em cần giữ trật tự trong trường hợp nào? - Học sinh quan sát tranh và chọn. 2.Giữ trật tự nghĩa là: - Học sinh đọc thầm và chọn. - Gọi học sinh đọc bài làm – Nhận xét. - Giáo viên nêu bài học:SGK Hoạt động 2: Lắng nghe (12p) - Yêu cầu học sinh đọc truyện: Vị khách đáng yêu - HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Vì sao Bốp được mẹ Bi khen vào chào đón? + Vì sao đến nhà người khác em cần chú ý lắng nghe chủ nhà căn dặn? - GV nhận xét, tóm tắt. * Bài tập: Các biểu hiện của cách lắng nghe chưa hiệu quả là gì? - HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập. - HS trả lời – GV nhận xét. - HS đọc bài học: Lắng nghe hiệu quả. - HS đọc sinh đọc thuộc bài : Người khách lịch sự. 3.Dặn dò(1p): - Dặn HS đóng vai một vị khách đến nhà mình chơi, thể hiện cách ứng xử của một vị khách lịch sự cho bố mẹ xem và nhờ bố mẹ nhận xét về cách ứng xử của em. - Dặn HS luôn là người khách lịch sự khi đến nhà người khác. Sáng thứ 4 ngày 4 tháng 11 năm 2020 Mĩ thuật lớp 2 CHỦ ĐỀ 3: ĐÂY LÀ TÔI ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu quý. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC. 1. Phương pháp: Gợi mở, trực quan, luyện tập, thực hành. Có thể áp dụng quy trình Vẽ biểu cảm. 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: 1. GV chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề. - Một số sản phẩm của học sinh. 2. HS chuẩn bị: - Sách học mĩ thuật lớp 2. Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Kiểm tra đồ dùng (1p). 2. Bài mới: Hoạt động : Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm(32p) - HS chỉnh sửa bài vẽ của mình, trang trí thêm khung tranh. - GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm của mình. - GV gợi ý các HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc và học tập lẫn nhau. - HS trình bày – GV hỏi thêm. +Em thích bức vẽ chân dung của bạn nào nhất? + Bức tranh vẽ chân dung đó có cân đối với trang giấy không? Màu sắc đậm, nhạt đã được thể hiện rõ trong bức tranh chưa? + Em thấy bức tranh chân dung nào vẽ giống người mẫu nhất? +Em có thấy thú vị khi vẽ chân dung của mình/ của bạn không? Hãy giới thiệu về mình cho các bạn biết. + Em cảm nhận thế nào về bức tranh chân dung mà bạn vẽ về mình? - HS nêu cảm nhận. - GV nhận xét. 3. Tổng kết chủ đề (2p). - Đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài. - Vận dụng - sáng tạo: Gợi ý HS vẽ chân dung người thân hoặc vẽ bức tranh về gia đình mình. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho giờ học sau. Mĩ thuật lớp 4B CHỦ ĐỀ 3: NGÀY HỘI HOÁ TRANG ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Học sinh phân biệt và nêu được đặc điểm một số loại Mặt nạ sân khấu Chèo, tuồng, lễ hội dân gian Việt Nam, và một số lễ hội Quốc Tế. - Biết cách tạo hình mặt nạ. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: 1. Phương pháp: + Tạo hình từ vật tìm được, trình diễn sắm vai. 2. Hình thức tổ chức: + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 4. - Tranh minh họa về một số lễ hội. - Một số bài vẽ hóa trang của hoc sinh nếu có. HS chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 4. - Giấy vẽ A4, giấy màu, kéo, hồ, keo IV . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Kiểm tra đồ dùng học tập (1p) 2.Khởi động(2p) Trò chơi đoán bạn “ Tôi là ai”. 3.Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p) Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu (13p) - Hướng dẩn học sinh hoạt động theo nhóm - Cho HS xem tranh giáo viên chuẩn bị hoặc hình minh họa trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh quan sát . - Giáo viên đặt một số câu hỏi gợi ý, học sinh thảo luận nhóm tìm hiều . + Em thấy mặt nạ thường có những hình gì? + Mặt nạ sử dụng khi nào, ở đâu? + Em thấy trang trí màu sắc trên mặt nạ như thế nào? + Mặt nạ làm bằng các chất liệu gì? - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. - HS nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, tóm tắt: Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện (17p) - Giáo viên cho HS quan sát hình 3.2 sách HMT 4 hoặc tranh GV chuẩn bị. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Để làm mặt nạ, mũ em cần chuẩn bị những vật liệu gì? + Em sẽ thực hiện như thế nào để tạo ra mặt nạ, mũ? - GV nhận xét tóm tắt. - GV hướng dẫn cách thực hiện tạo hình mặt nạ để học sinh hiểu. - 1 -2 HS nhắc lại cách thực hiện tạo hình mặt nạ. - GV nhận xét, nhắc lại cho HS ghi nhớ. - Yêu cầu hs quan sát hình 3.3 để có thêm ý tưởng ( hoặc hình ảnh GV chuẩn bị). - Còn thời gian GV cho HS thực hành tạo hình mặt nạ theo ý thích. 4. Nhận xét- Dặn dò(1p) - Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ. Chiều thứ 5 ngày 5 tháng 11 năm 2020 Luyện mĩ thuật lớp 1 CLB MĨ THUẬT: CHỦ ĐỀ MÀU SẮC VÀ CHẤM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Biết sử dụng màu sắc và chấm tạo được sản phẩm yêu thích theo nhóm. - Biết trưng bày, giới thiệu nhận xét và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn. II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN * GV: SGK , Một số sản phẩm minh họa. * HS : SGK, giấy vẽ, giấy màu, đất nặn, bút chì, bút màu III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề. 2. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc nhóm. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học(1p). 2. Bài mới. Hoạt động 1: Hoạt động quan sát, nhận biết (3p). - GV tổ chức cho học sinh xem một số sản phẩm, tranh vẽ có màu sắc, chấm khác nhau và cảm nhận chia sẻ . - HS quan sát, suy nghĩ và chia sẻ cảm nhận. Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm (20p). - GV cho HS chọn nhóm yêu thích: Vẽ, xé dán, nặn - GV đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu về cách chọn nội dung chủ đề: Em và các bạn sẽ sáng tạo những hình ảnh gì, cách nào? Chọn màu sắc, chấm như thế nào để thực hiện sản phẩm? - Đại diện các nhóm nêu lựa chọn của nhóm mình. - HS thực hành theo nhóm, tạo sản phẩm yêu thích. - GV bao quát lớp, hướng dẫn gợi ý thêm cho HS các nhóm. - GV có thể tạo sự thi đua và gây hứng thú giữa các nhóm bằng cách sẽ chọn bức tranh nào đẹp mắt trưng bày ở phòng Mĩ thuật. Hoạt động3: Trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ (10p). - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của nhóm lên bảng lớp. - GV gợi ý cách chia sẻ sản phẩm bằng một số câu hỏi: Hình ảnh, màu sắc, chấm - GV gợi ý HS nhận xét sản phẩm : Cảm xúc của mình về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn - HS chia sẻ, thảo luận và bình chọn ra sản phẩm được yêu thích nhất, hình ảnh ấn tượng nhất. - GV khen ngợi và khuyến khích các em. - GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành và ý kiến của học sinh. Thông qua bài học GV giáo dục học sinh về tác dụng, vẽ đẹp của màu sắc và chấm. 3. Nhận xét, dặn dò (1p). - Nhận xét ý thức học tập của học sinh. - Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho bài học sau. Chiều thứ 6 ngày 6 tháng 11 năm 2020 Luyện mĩ thuật lớp 2 CLB MĨ THUẬT: CHỦ ĐỀ MẸ VÀ CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nhận biết hình ảnh, nội dung chủ đề: Mẹ và cô giáo. - Biết cách thực hiện chủ đề: Mẹ và cô giáo II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN * GV: SGK , Một số sản phẩm của học sinh. * HS : SGK, giấy vẽ, giấy màu, vật liệu tìm được, bút chì, bút màu III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề. 2. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học(1p). 2. Bài mới. Hoạt động 1: Hoạt động quan sát, nhận biết (5p). - GV tổ chức cho học sinh xem một số sản phẩm với hình thức chất liệu khác nhau. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm hiệu nội dung chủ đề: + Em hãy nêu hình ảnh, nội dung, màu sắc ở mỗi sản phẩm. + Cho biết hình thức, chất liệu thể hiện? - HS quan sát, thảo luận và chia sẻ cảm nhận. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2:. Hướng dẫn thực hiện (5p). - GV hướng dẫn minh họa cách thực hiện chủ đề cho cả lớp xem. - Một vài HS nhắc lại cách thực hiện. - HS nhận xét và kết luận. Hoạt động 3: Thực hành, sáng tạo sản phẩm (17p). - GV đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu về cách chọn nội dung chủ đề: Em và các bạn sẽ thực hiện nội dung gì? bằng hình thức, chất liệu gì? - Đại diện các nhóm nêu lựa chọn của nhóm mình. - HS thực hành theo nhóm. - GV bao quát lớp, hướng dẫn gợi ý thêm cho HS các nhóm. - GV có thể tạo sự thi đua và gây hứng thú giữa các nhóm bằng cách sẽ chọn bức tranh, sản phẩm nào đẹp để triển lãm ở phòng Mĩ thuật. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ (6p). - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của nhóm lên bảng lớp. - GV gợi ý cách chia sẻ sản phẩm bằng một số câu hỏi: Hình ảnh, màu sắc, cách thực hiện - GV gợi ý HS nhận xét sản phẩm : Cảm xúc của mình về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn - HS chia sẻ, thảo luận và bình chọn ra sản phẩm được yêu thích nhất, hình ảnh ấn tượng nhất. - GV khen ngợi và khuyến khích các em. - GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành và ý kiến của học sinh. Thông qua bài học GV giáo dục học sinh luôn biết kính trọng, yêu quý người mẹ và cô giáo của mình. 3. Nhận xét, dặn dò (1p). - Nhận xét ý thức học tập của học sinh. - Nhắc HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho bài học sau
File đính kèm:
giao_an_tiet_doc_thu_vien_lop_3_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.doc