Giáo án theo chủ đề môn Âm nhạc Lớp 6 - Chủ đề: Mùa xuân

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

 - Mục tiêu: HS đạt được:

+ Biết tác giả của bài Khát vọng mùa xuân là nhạc sĩ Mô Da, được nhạc sĩ Tô Hải phỏng dịch lời. Biết nội dung bài hát Miêu tả một mùa xuân tràn đầy tình yêu thương. HS nêu được cảm nhận về bài hát. HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát, vận dụng kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

+ Hiểu được ý nghĩa, sắc thái nhịp 6/8.

+ Đọc được giai điệu bài TĐN số 5

 + Biết được vài nét và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và nội dung bài hát Biết ơn võ Thị Sáu

- Phương thức: Diễn giảng, thuyết trình, trực quan, thực hành, hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm,

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Âm nhạc Lớp 6 - Chủ đề: Mùa xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 5: MÙA XUÂN
Ngày soạn: .
Tiết theo PPCT: 19,20,21
Tuần dạy: 20,22,23
I. Nội dung chủ đề: 
- Học hát: Bài Khát vọng mùa xuân
	- Tập đọc nhạc: TĐN số 5
	- Nhạc lí: Nhịp 6/8
	- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
II. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Khát vọng mùa xuân, nhạc: Mô Da, lời Việt: Tô Hải
- HS đọc đúng nốt nhạc và giai điệu bài TĐN số 5- Làng tôi
- Biết được nhịp 6/8 và tính chất của nhịp 6/8. 
- HS biết nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn là tác giả có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc hiện đại, và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu là 1 tác phẩm xuất sắc của ông.
2. Kỹ năng: 
	- Biết hát kết hợp gõ đệm, trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, và một vài cách hát tập thể như: hát hòa giọng, hát lĩnh xướng.
- HS đọc nhạc biết kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp 6/8.
3. Thái độ:
- Qua nội dung bài hát giáo dục các em yêu thích về mùa xuân.
- Qua bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu các em biết được tấm gương hy sinh anh dũng của Chị Võ Thị Sáu khi tuổi còn rất trẻ qua đó giáo dục HS tinh thần yêu nước, trân trọng và biết ơn những chiến sĩ Cộng sản đã hi sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc.
4. Định hướng năng lực hình thành: 
- HS biết trình bày hoặc biễu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, đọc nhạc, đánh nhịp, vận động,với nhiều hình thức và phong cách.
- HS biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật được thể hiện trong tác phẩm. Biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể.
- HS biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, tư duy âm nhạc để phân tích và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc và phong cách biểu diễn.
- HS biết kết nối các năng lực, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm âm nhạc vào thực tiễn. Hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ văn hóa, xã hội và các loại hình nghệ thuật khác,
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Chuẩn bị của GV:
	+ Đàn ogran.
	+ Bảng phụ bài hát Khát vọng mùa xuân, TĐN số 5
	+ Đàn và hát thuần thục bài hát Khát vọng mùa xuân
	+ Tranh ảnh minh họa cho bài hát, ảnh Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, ảnh Võ Thị Sáu. 
	+ Một số bài hát của nhạc sĩ Mô Da, bài hát Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
- Chuẩn bị của HS:
	+ Sách Âm nhạc 8, vở ghi bài 
IV. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS thực hiện:
+ Trình bày bài hát Khát vọng mùa xuân;
+ Nêu ý nghĩa nhịp 6/8;
+ Đọc lại TĐN số 5 kết hợp gõ đệm;
+ Nêu vài nét về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, và nội dung bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
3. Thiết kế tiến trình dạy học:
 3.1. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: HS cần đạt được:
+ Hứng thú vào bài mới
+ Biết được sơ lược về ý nghĩa, sắc thái nhịp 6/8
+ Nhận biết được tên nốt nhạc của bài TĐN số 5
+ Biết sơ lược về đặc diểm âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
- Phương thức: Nêu vấn đề, gợi mở, trực quan, thực hành, thuyết trình,hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm,
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS nghe trích đoạn hoặc 1 – 2 bài hát về chủ đề Mùa xuân.
- GV cho HS nghe một bài hát hoặc một bản nhạc viết ở nhịp 6/8.
- GV đàn cao độ bài TĐN số 5 
- GV cho hs nghe giai điệu một số bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
- Cho hs xem hình ảnh nhạc sĩ và ảnh chị Võ Thị Sáu.
- Nghe nêu hình ảnh có trong bài hát, nêu cảm nhận khi nghe xong.
- Nghe cảm nhận sắc thái của nhịp 6/8.
- HS nghe nêu cảm nhận giai điệu.
 - HS nghe cảm nhận
- Xem hình ảnh
- Mùa xuân tình bạn, Chim hót đầu xuân, Một mùa xuân nho nhỏ, ...
- Làng tôi, Chỉ có một trên đời,
- TĐN số 5: Làng tôi ( Nhạc và lời: Văn Cao)
- Hà Nội một trái tim hồng, Tình em biển cả,
- Hình ảnh
- Dự kiến sản phẩm (Gợi ý sản phẩm): HS biết
+ Chuẩn bị học bài hát về chủ đề mùa xuân
+ Cảm nhận được sắc thái của nhịp 6/8
+ Yêu thích giai điệu bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
+ Biết được hình ảnh của người nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
- Giáo viên nhận xét.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
	- Mục tiêu: HS đạt được:
+ Biết tác giả của bài Khát vọng mùa xuân là nhạc sĩ Mô Da, được nhạc sĩ Tô Hải phỏng dịch lời. Biết nội dung bài hát Miêu tả một mùa xuân tràn đầy tình yêu thương. HS nêu được cảm nhận về bài hát. HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát, vận dụng kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
+ Hiểu được ý nghĩa, sắc thái nhịp 6/8.
+ Đọc được giai điệu bài TĐN số 5
	+ Biết được vài nét và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và nội dung bài hát Biết ơn võ Thị Sáu
- Phương thức: Diễn giảng, thuyết trình, trực quan, thực hành,hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
I. Học hát: Khát vọng mùa xuân
- HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
+ Bài hát gồm có mấy đoạn? Mỗi đoạn bắt đầu và kết thúc ở chỗ nào?
+ Bài hát viết ở loại nhịp nào?
+ Bài hát có những kí hiệu âm nhạc nào? Hãy chỉ ra những tiếng hát có dấu luyến?
- Khởi động giọng (luyện theo mẫu Mi ma..)
- GV tập hát từng câu
+ GV đàn và hát từng câu sau đó cho hs nhắc lại
+ GV tập hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài
+ GV nghe sửa sai(chú ý dấu hóa bất thường)
+ GV nghe sửa sai
+ GV cho hs hoat động theo nhóm, lần lượt các nhóm trình bày và các nhóm còn lại nghe nhận xét.
- GV cho hs nêu nội dung bài hát
II. Nhạc lý: Nhịp 6/8
- GV hát một đoạn của bài hát nhịp 6/8
- GV đặt câu hỏi câu hỏi:
+ Nhịp 6/8 là nhịp có mấy phách?
+ Giá trị của mỗi phách của nhịp 6/8 có độ dài như thế nào?
+ Nhịp 6/8 là nhịp có mấy trọng âm, trọng âm rơi vào phách thứ mấy?
+ Nhịp 6/8 là nhịp có tính chất như thế nào?
III. Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 5- Làng tôi
- GV ghi bảng và giới thiệu sơ lược về nhạc sĩ Văn Cao. 
- GV đặt câu hỏi:
 + Bài TĐN viết ở nhịp mấy ?
 + Trường độ của bài?
 + Cao độ của bài? 
 + Bài TĐN chia làm mấy câu? 
- GV gọi HS đọc tên nốt trên khuông
- GV hướng dẫn HS đọc tiết tấu 
- GV đàn giai điệu TĐN
- GV đàn gam Đô trưởng 
- GV đàn đàn giai điệu tập đọc tùng câu theo móc xích đến hết bài.
- GV đàn cho HS đọc nhạc hoàn chỉnh TĐN.
- GV tổ chức cho Hs đọc bài theo tổ, nhóm.
IV. ÂNTT: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu:
- GV yêu cầu
- Từng nhóm HS giới thiệu một vài nét về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, kể tên một vài bài hát của ông.
- HS theo dõi 
- HS nhìn SGK trả lời
- HS luyện giọng
- HS nghe
- Thực hiện theo hướng dẫn
- Nêu nội dung bài hát
- Học sinh nghe cảm nhận
- HS tìm thông tin trong SGK để trả lời
- HS ghi bài và nghe
- HS trả lời :
- HS chỉ bảng và đọc tên nốt
- HS thực hiện
- HS nghe
- HS đọc gam
- HS nghe giai điệu và lặp lại.
- Thực hiện
- HS tự đọc bài viết về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và chị Võ Thị Sáu trong sách giáo khoa để biết được thông tin về tác giả và bài hát.
- HS thực hiện
I. Học hát: Khát vọng mùa xuân
+ Bài hát chia làm 3 đoạn: a- b- a’;
+ Nhịp 6/8;
+ Kí hiệu: dấu nối, dấu luyến, lặng đen, lặng đơn, dấu hóa bất thường
- Mẫu luyện thanh: Mi.Ma..
- Tập hát từng câu theo lối móc xích.
- Nội dung: Bài hát ca ngợi cảm xúc lạc quan, yêu đời với những ước mơ dạt dào của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống.
II. Nhạc lý: Nhịp 6/8
- Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ, Làng tôi,.
- Nhịp 6/8: có 6 phách, mỗi phách có giá trị bằng một nốt đơn. Mỗi nhịp có 2 trọng âm, trọng âm thứ nhất nhấn vào phách một, trọng âm thứ 2 nhấn vào phách thứ 4.
III. Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 5- Làng tôi
- Nhạc sĩ Văn Cao (1923- 1995) quê ở Hải Phòng. Một số tác phẩm: Tiến quân ca, Thiên thai, Trường ca Sông Lô
- Nhịp 6/8
- Trường độ: Nốt đơn, nốt đen, nốt đen chấm dôi.
 + Cao độ: Đô, rê, mi, pha, son, la, si ,( Đô)
 + Chia câu: 2 câu
IV. ÂNTT: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu:
- Sách giáo khoa
- Nguyễn Đức Toàn sinh ngày 10/3/1929 tại Hà Nội, Mất ngày 07/10/1916.
- Tác phẩm tiêu biểu: Biết ơn Võ Thị Sáu, Hà Nội một trái tim hồng, Tình em biển cả,
3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: HS thực hiện được:
+ Hát được bài Khát vọng mùa xuân và thể hiện sắc thái của bài hát.
+ Thể hiện được sắc thái nhịp 6/8 vào bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.
+ Đọc hoàn chỉnh bài TĐN số 5 kết hợp gõ đệm.
- Phương thức: Trình bày, luyện tậpHoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
I. Học hát: Khát vọng mùa xuân
- GV yêu cầu các nhóm luyện tập bài hát (GV chỉnh sai cho các em nếu có)
- GV chỉ định 1 – 2 nhóm trình bày bài hát trước lớp (yêu cầu các nhóm khác nhận xét đúng/ sai) GV kết luận động viên
- GV chia lớp (nam, nữ, cả lớp) tập hát đối đáp và hòa giọng
II. Nhạc lý: Nhịp 6/8
- GV cho HS trình bày và gõ đệm theo phách bài hát Mùa xuân nho nhỏ
- Tổ chức cho nhóm luyện tập, sau đó chỉ định một vài nhóm đọc trước lớp (các em nhận xét lẫn nhau)
- GV nhận xét đánh giá
III. Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 5- Làng tôi
- GV tổ chức cho HS đọc TĐN, hát lời ca theo nhóm, cá nhân kết hợp gõ đẹm theo phách.
- GV nhận xét- đánh giá.
IV. ÂNTT: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu:
+ GV đàn cho cả lớp nghe bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu
+ Tổ, nhóm trình bày nội dung bài hát
+ Cho hs xem hình ảnh tiêu biểu của Chị Võ Thị Sáu và hình ảnh của nữ quân nhân Việt Nam- qua những hình ảnh trên các em nhận xét gì?
- HS thực hiện
- Các nhóm thực hiện
- HS nam, nữ, cả lớp thực hiện
- Thực hiện
- Thực hiện- nhận xét
- Nghe nhạc
- Trình bày
- Xem ảnh, phát biểu nhận xét khi xem xong.
I. Học hát: Khát vọng mùa xuân
- Cả lớp tập hát đối đáp và hòa giọng
- Cả lớp tập hát nối tiếp và hòa giọng
+ HS được phân làm 4 nhóm, các nhóm hát liên tục theo cách chia các câu hát của hát đối đáp và hòa giọng
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
II. Nhạc lý: Nhịp 6/8
III. Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 5- Làng tôi
IV. ÂNTT: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu:
- Sự hy sinh anh dũng của người nữ liệt sĩ trẻ tuổi, vì độc lập tự do của dân tộc.
- Dự kiến sản phẩm (Gợi ý sản phẩm):
+ Hát hoàn chỉnh bài hát với nhiều hình thức 
+ Thể hiện được phách mạnh, phách nhẹ của nhịp 6/8.
+ Thực hiện tốt TĐN số 5 kết hợp gõ đệm.
+ HS hiểu được nội dung bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu và sự hy sinh anh dũng đã ngã xuống vì độc lập tự do cho dân tộc- tích hợp giáo dục liên hệ thực tế.
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá
3.4. Hoạt động vận dụng:
- Mục tiêu: HS đạt được:
+ Hát được bài hát mới ở nhiều nơi (ở lớp, ở trường, gia đình, xã hội)
+ HS đọc, hát bài TĐN và đọc được những bài nhạc khác ở mức độ đơn giản.
+ HS hát được 1- 2 câu bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
- Phương thức: Câu hỏi, trực quan, thực hành, trình bàyHoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm
- Dự kiến sản phẩm (Gợi ý sản phẩm): 
+ HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường lớp: Hát bài Khát vọng mùa xuân kết hợp vận động theo nhạc và cá trình bày trong các hoạt động của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng.
+ Đọc nhạc, sau đó hát lời ca, kết hợp gõ đệm một trong các hình thức đã học
+ HS hát được 1- 2 câu bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu: HS đạt được:
+ Hiểu nội dung và chủ đề của bài học
+ So sánh nhịp 6/8 và nhịp 3/4.
+ Chép được bài TĐN vào vở
+ Biết thêm một số sáng tác của Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn
- Phương thức: Nghiên cứu tài liệu, làm bài tập, trải nghiệm thực tế cuộc sống.
- Dự kiến sản phẩm (Gợi ý sản phẩm):
+ HS sẽ có được nhiều bài hát và vẽ một bức tranh theo chủ đề bài học.
+ Biết được sự giống và khác nhau của nhịp 6/8, nhịp 3/4
+ Sưu tầm một số bài hát của nhạc sĩ Nguyễn ĐứcToàn.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá

File đính kèm:

  • docgiao_an_theo_chu_de_mon_am_nhac_lop_6_chu_de_mua_xuan.doc