Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Lớp 6 chuẩn và đầy đủ nhất

CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 - 2

MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN

Hoạt động 1

Thi tìm hiểu về truyền thống văn hoá của quê hương đất nước

1. Yêu cầu giáo dục:

- Giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương đất nước trong không khí mừng Xuân đón Tết cổ truyền của dân tộc.

- Học sinh có niềm tự hào và yêu mến quê hương, đất nước.

- Học sinh biết tôn trọng và giữ gìn bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam.

2. Nội dung và hình thức hoạt động:

a. Nội dung:

- Những phong tục tập quán tốt đẹp mang nét đẹp văn hoá đón Tết, mừng Xuân của quê hương đất nước.

- Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hoá của quê hương.

- Các bài hát, bài thơ, truyện kể về truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương đất nước.

b. Hình thức hoạt động:

- Thi tìm hiểu giữa các đội về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng Xuân đón Tết của quê hương đất nước.

- Văn nghệ.

3. Chuẩn bị hoạt động:

a. Về phương tiện hoạt động:

- Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi về những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng Xuân đón Tết của quê hương đất nước; của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của các nước trên thế giới.

- Các bài hát, bài thơ, truyện kể về phong tục tập quán của Việt Nam.

- Đáp án và thang điểm cho các câu hỏi và câu đố; Chuông.

- Phần thưởng cho đội thắng cuộc.

 

doc37 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Lớp 6 chuẩn và đầy đủ nhất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn trong năm học này.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Hoạt động 1
Lễ đăng ký tuần học tốt với chủ đề : “Hoa điểm giỏi dâng lên thầy cô”
Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với các em.
Học sinh có ý chí quyết tâm thi đua tu dưỡng học tập tốt, tiếp thu sự dạy dỗ của thầy cô; rèn luyện kỹ năng trao đổi ý kiến và các kỹ năng khác trong học tập.
Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Trao đổi và tìm hiểu về công lao và tình cảm của thầy cô đối với học sinh.
Phát động và đăng ký thi đua giành hoa điểm tốt kính đang thầy cô.
Vui chơi ca múa.
Hình thức hoạt động:
Thảo luận; tìm hiểu
Lễ đăng ký thi đua
Văn nghệ.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Sưu tầm các bài viết, truyện kể, bài thơ ca ngợi tấm lòng vì học sinh thân yêu của thầy cô giáo.
Câu hỏi để học sinh trao đổi và thảo luận.
Một số tiết mục văn nghệ.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu ý nghĩa, nội dung và định hướng hoạt động cho học sinh.
Gợi ý và hướng dẫn cho cán bộ lớp và chi đội.
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Phân công người điều khiển chương trình.
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Nhiệm vụ của học sinh:
Các tổ trao đổi và viết đăng ký thi đua tuần học tốt theo chủ đề “Hoa điểm giỏi dâng thầy cô ”. Nội dung đăng ký nên ngắn gọn cụ thể theo 2 chỉ tiêu:
+ Kỷ luật giờ học. 
+ Số điểm tốt đạt được của cá nhân trong tổ và của cả tổ. 
Họp tổ phân công công việc: Sưu tầm tranh ảnh, thơ, truyện, văn nghệ
Ban thi đua đề ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các tổ:
+ Mỗi điểm 9,10 là 1 bông hoa
+ Mỗi điểm 1,2,3,4 bị trừ đi 1 bông hoa.
Kết thúc mỗi tuần sẽ căn cứ vào số hoa điểm tốt của mỗi tổ để xếp thi đua tuần của các tổ.
Các cá nhân được phân công công việc cụ thể phải có ý thức làm thật tốt phần việc của mình.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: Giáo viên chủ nhiệm tham gia cuộc họp cùng đại diện ban phụ huynh lớp.
Bắt nhịp bài hát tập thể: “Cô giáo em”
Thảo luận “Công ơn của thầy cô”:
Bạn lớp trưởng lần lượt nêu các câu hỏi liên quan đến chủ đề thầy cô giáo cho các bạn tham gia thảo luận theo tổ và đại diện các tổ đứng lên trả lời.
Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận nhằm khắc sâu nhận thức về “Tình nghĩa thầy trò”, “Công ơn của thầy cô giáo”.
Bạn lớp trưởng tổng kết ý kiến của các bạn trong lớp.
Trong quá trình thảo luận có thể xen kẽ những tâm sự của học sinh về những kỷ niệm cũ của học sinh đối với các thầy cô giáo cũ của các em.
Đăng ký thi đua “Tuần học tốt”:
Bạn lớp trưởng lần lượt nêu mục đích, yêu cầu, nội dung thi đua và cách đánh giá thi đua của tuần học tốt.
Đại diện các tổ lần lượt lên đăng ký thi đua.
Thư ký ghi chỉ tiêu thi đua lên bảng
Văn nghệ:
 Ban văn nghệ giới thiệu các bài hát ca ngợi tình cảm yêu thương, quý trọng thầy cô giáo của các em học sinh.
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm cảm ơn tình cảm mà các em học sinh đã giành cho các nhà giáo nói chung và giáo viên trong lớp nói riêng.Mong các em nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao trong kỳ thi hết học kỳ I tới đây và đó chính là món quà quý nhất mà các em tặng thầy cô. 
Hoạt động 2
Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và về mái trường thân yêu.
Giáo dục học sinh thái độ, tình cảm yêu quý và biết ơn vâng lời thầy cô.
Rèn luyện kỹ năng và phong cách biểu diễn văn nghệ. 
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện... theo chủ đề “Thầy cô và mái trường thân yêu”.
Hình thức hoạt động:
Biểu diễn cá nhân, tập thể.
Mời thầy cô cùng tham gia.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Các tiết mục văn nghệ.
Cây “Hoa dân chủ” với các bông hoa yêu cầu hát, đọc thơ, kể chuyện
Phấn, bảng, lọ hoa trang trí.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu ý nghĩa, nội dung và định hướng hoạt động cho học sinh.
Hội ý cán bộ lớp cùng cán bộ Đội để phân công công việc cụ thể:
+ Phân công người điều khiển chương trình.
+ Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
+ Phân công các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ của tổ mình.
+ Phân công các bạn viết giấy mời và đi mời các thầy cô giáo dạy lớp mình.
+ Phân công cán bộ lớp chuẩn bị cây hoa dân chủ và các yêu cầu trong mỗi bông hoa.
Nhiệm vụ của học sinh:
Thực hiện các công việc được giao.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: Giáo viên chủ nhiệm tham gia cuộc họp cùng các thầy cô bộ môn.
Bắt nhịp bài hát tập thể: “Em vui bước đến trường”
Văn nghệ:
 Ban văn nghệ giới thiệu các bài hát ca ngợi tình cảm yêu thương, quý trọng thầy cô giáo của các em học sinh.
Trong phần “Hái hoa dân chủ” bạn nào thực hiện đúng yêu cầu trong mỗi bông hoa sẽ được trao phần thưởng, nếu ai không thực hiện được yêu cầu thì phải nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp.
Kết thúc hoạt động:
 - Lớp trưởng thay mặt lớp cảm ơn các thầy cô giáo đã tham dự cuộc vui với các em đồng thời cảm ơn các thầy cô đã tận tình dạy dỗ các em nên người, hứa cố gắng học tốt để không phụ công lao của thầy cô giáo.
 - Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến: nhận xét kết quả hoạt động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 20 – 11. 
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Hoạt động 1
Tìm hiểu về những người con anh hùng của quê hương đất nước
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu được sự hi sinh xương máu cho tự do, độc lập dân tộc đem lại hoà bình cho đất nước của những người con thân yêu của đất mẹ Việt Nam.
Học sinh có niềm tự hào và biết ơn các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng và toàn thể quân đội nhân dân Việt Nam.
Học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc học tập, rèn luyện và tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Sưu tầm các tài liệu nói về những người con anh hùng của quê hương đất nước.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể ca ngợi chiến công của các chiến sĩ quân đội, các anh hùng lực lượng vũ trang, các liệt sĩ, thương binh bệnh binh
Hình thức hoạt động:
Báo cáo kết quả sưu tầm, trao đổi và thảo luận.
Thi ngâm thơ, ca hát, kể chuyện về những người con anh hùngcủa quê hương, đất nước.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Tư liệu sưu tầm về các anh hùng liệt sĩ của quê hương đất nước.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể về các anh hùng, liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội anh hùng, các cựu chiến binh có nhiều công lao đóng góp cho quê hương, đất nước.
Một số câu hỏi về truyền thống cách mạng của quê hương.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp để nêu yêu cầu và nội dung và hình thức hoạt động đồng thời hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiện nói trên.
Lớp thảo luận để thống nhất kế hoạch, chương trình hoạt động và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Từng tổ phân công người trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình, kể 1 câu chuyện, hát hoặc ngâm thơ.
Cử ban giám khảo.
Phân công người điều khiển chương trình.
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Cử người viết giấy mời và cùng giáo viên chủ nhiệm đi mời các bác cựu chiến binh trong xã.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm cùng các bác cựu chiến binh tham gia cuộc họp.
Bắt nhịp bài hát tập thể: “Qua miền Tây Bắc” của nhạc sĩ: Nguyễn Thành
Trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu được về truyền thống cách mạng của quê hương:
Mời đại diện từng tổ lên báo cáo kết quả sưu tầm của tổ mình.
Lớp thảo luận góp ý kiến cho bản báo cáo của từng tổ.
Tổng kết ý kiến của các bạn trong lớp.
Văn nghệ:
Ban văn nghệ giới thiệu các bài hát ca ngợi quê hương, ca ngợi các anh hùng trong thời kì cách mạng kháng chiến chống quân xâm lược.
Lớp bình chọn các tiết mục hay để trao phần thưởng.
Kết thúc hoạt động:
Mời bác đại diện cho các cựu chiến binh lên phát biểu ý kiến.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập xứng đáng với quê hương.
Hoạt động 2
 Thi kể chuyện lịch sử
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh được củng cố và mở rộng hiểu biết về lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta qua các thời đại từ khi Vua Hùng dựng nước đến giữa thế kỷ XIX.
Học sinh biết ơn tổ tiên, cha anh, các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước.
Học sinh biết noi gương tổ tiên, cha anh học tập tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh. 
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Những câu chuyện lịch sử của dân tộc ta từ thời Vua Hùng đến nước Đại Việt thời Trần và thời Lê sơ.
Ý nghĩa của các câu chuyện đó.
Hình thức hoạt động:
Thi kể chuyện giữa các tổ.
Trò chơi giải ô chữ và đi tìm ẩn số.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Những câu chuyện lịch sử về các anh hùng dân tộc, về sự phát triển kinh tế chính trị và văn hoá giáo dục của đất nước ta thời Đinh – Ngô – Tiền Lê (Thế Kỷ X) đến thời Lê sơ (đầu thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI).
Giấy, bút, chuông.
Một số tiết mục văn nghệ.
Phần thưởng.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp để phổ biến yêu cầu và nội dung hoạt động, hướng dẫn học sinh chuẩn bị nội dung câu hỏi, và câu trả lời.
Liên hệ với các giáo viên bộ môn để nhờ thầy cô giúp các cán sự bộ môn xây dựng câu hỏi và đáp án.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Mỗi tổ phân công 3 người tham gia dự thi.
Phân công người điều khiển chương trình.
Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Cử ban giám khảo.
Mời thầy cô giáo làm cố vấn.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu tham gia cuộc họp.
Bắt nhịp bài hát tập thể: “Lớp chúng mình”.
Thi kể chuyện lịch sử
Nêu yêu cầu của cuộc thi và giới thiệu các thí sinh tham dự.
Các tổ thi kể chuyện (bốc thăm số thứ tự).
Ban giám khảo nhận xét đánh giá và cho điểm.
Thư ký ghi điểm lên bảng. 
Giải ô chữ:
Giới thiệu thi sinh của mỗi tổ. 
Nêu thể lệ cuộc thi: các tổ lần lượt chọn ô chữ, ứng với mỗi ô chữ là 1 câu hỏi; mỗi đội có 30 giây suy nghĩ sau 30 giây nếu không trả lời được thì 1 đội khác nhanh tay bấm chuông sẽ được quyền trả lời thay; nếu không đội nào trả lời đúng thì khán giả có thể trả lời và nhận quà; nếu không ai trả lời được thì nhờ sự trợ giúp của ban giám khảo.
Xen kẽ giữa các phần thi là các tiết mục văn nghệ.
Mời giáo viên chủ nhiệm lên trao phần thưởng cho các bạn thắng cuộc.
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 - 2
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Hoạt động 1
Thi tìm hiểu về truyền thống văn hoá của quê hương đất nước
Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương đất nước trong không khí mừng Xuân đón Tết cổ truyền của dân tộc.
Học sinh có niềm tự hào và yêu mến quê hương, đất nước.
Học sinh biết tôn trọng và giữ gìn bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Những phong tục tập quán tốt đẹp mang nét đẹp văn hoá đón Tết, mừng Xuân của quê hương đất nước.
Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hoá của quê hương.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể về truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương đất nước.
Hình thức hoạt động:
Thi tìm hiểu giữa các đội về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng Xuân đón Tết của quê hương đất nước.
Văn nghệ.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi về những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng Xuân đón Tết của quê hương đất nước; của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của các nước trên thế giới.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể về phong tục tập quán của Việt Nam.
Đáp án và thang điểm cho các câu hỏi và câu đố; Chuông.
Phần thưởng cho đội thắng cuộc.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu ý nghĩa, nội dung, hình thức của chủ đề hoạt động và yêu cầu, hướng dẫn học sinh sưu tầm tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến chủ đề của buổi sinh hoạt.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Phân công mỗi tổ cử 3 bạn tham gia cuộc thi.
Soạn ra các câu hỏi, câu đố tham gia cuộc thi và các đáp án.
Cử ban giám khảo: lớp trưởng, bạn lớp phó phụ trách học tập.
Mời thầy cô giáo dạy môn Lịch sử, môn GDCD tham gia vào BGK làm cố vấn cuộc thi.
Nhiệm vụ của học sinh:
Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi.
Phân công người điều khiển chương trình.
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu; giới thiệu chương trình và thời gian thực hiện chương trình buổi sinh hoạt.
Bắt nhịp bài hát tập thể: “Mùa xuân về”
Cuộc thi:
Lần lượt nêu các câu hỏi.
Thành viên của 3 đội lắng nghe câu hỏi và rung chuông báo hiệu xin trả lời; đội nào rung chuông trước sẽ được trả lời; nếu đội rung chuông trả lời sai thì đội còn lại vẫn có thể rung chuông xin trả lời lại. Đội nào trả lời đúng sẽ ghi được 1 điểm. Nếu cả 3 đội cùng trả lời sai thì mời cổ động viên trả lời; nếu không ai trả lời đúng thì nhờ BGK giúp đỡ. 
Ban giám khảo cho điểm sau mỗi câu hỏi lên bảng.
Sau khi hết các câu hỏi đội nào có số điểm cao nhất sẽ là đội thắng cuộc.
Mời giáo viên chủ nhiệm trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
Văn nghệ:
 Ban văn nghệ giới thiệu các bài hát ca ngợi vẻ đẹp của mùa Xuân của quê hương đất nước.
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập xứng đáng với Đảng.
Hoạt động 2
 Giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân
Yêu cầu giáo dục:
Giáo dục học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu đối với quê hương, đất nước.
Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Các bài hát, bài thơ, điệu múa ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương đất nước và mùa xuân.
Các bài thơ do học sinh tự sáng tác theo chủ đề trên.
Hình thức hoạt động:
Giao lưu văn nghệ.
Thi hát.
Đố chữ. 
Thi tiếp sức.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Lựa chọn các bài thơ, bài hát  liên quan đến chủ đề.
Các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm tự biên tự diễn.
Hệ thống các câu hỏi và đáp án.
Trang phục biểu diễn.
Tặng phẩm.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu chủ đề và yêu cầu của cuộc thi.
Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức.
Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Phân công người điều khiển chương trình.
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban tổ chức phân công người viết giấy mời và đến mời đại biểu.
Thống nhất thành phần đội dự thi.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
- Nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: Giáo viên chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo tham gia buổi sinh hoạt ngày hôm nay.
- Bắt nhịp bài hát tập thể: “Cánh én tuổi thơ” của nhạc sĩ: Phạm Tuyên.
- Bạn dẫn chương trình giới thiệu chương trình và thời gian thực hiện chương trình, giới thiệu nội dung, hình thức giao lưu, giới thiệu 3 đội chơi và thành phần ban giám khảo.
Giao lưu:
- Lần lượt giới thiệu 3 đội dự thi.
 - Đại diện của mỗi đội thi tự giới thiệu về đội mình.
- Người dẫn chương trình nêu thể lệ của cuộc thi sau đó lần lượt nêu các câu hỏi để 3 đội trả lời. 
- Ban giám khảo theo dõi đánh giá và cho điểm.
- Thư ký công bố điểm sau mỗi phần thi.
- Xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
- Trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
- Động viên học sinh cố gắng tham gia các hoạt động ngoài giờ học.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 3
TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Hoạt động 1
Tìm hiểu về truyền thống của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Yêu cầu giáo dục:
- Học sinh nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 - 3. Những mốc lịch sử lớn của tổ chức Đoàn TNCS HCM, những tấm gương Đoàn viên tiêu biểu.
- Học sinh tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn.
- Học sinh có ý thức học tập, rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
- Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26 – 3 – 1931.
- Các sự kiện lịch sử của Đoàn.
- Những tấm gương Đoàn viên tiêu biểu.
- Các bài hát, bài thơ, truyện kể về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Hình thức hoạt động:
- Thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữa các đội (Mỗi tổ cử 1 đội thi gồm 3 bạn).
- Văn nghệ.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
 - Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi về tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
 - Các câu hỏi tìm hiểu về tổ chức Đoàn và đáp án.
- Các bài hát ca ngợi Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Chuông.
- Phần thưởng.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động; hướng dẫn học sinh sưu tầm các tư liệu về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
- Soạn ra nội dung, các câu hỏi, câu đố tham gia cuộc thi.
- Mời thầy TPT tham dự cuộc thi.
Nhiệm vụ của học sinh:
- Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi.
- Phân công người điều khiển chương trình.
- Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
- Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Cử ban giám khảo: Mời thầy TPT làm cố vấn.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
- Nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu.
- Bắt nhịp bài hát tập thể: “Cùng nhau ta đi lên” nhạc sĩ: Phong Nhã.
- Mời các đội thi ra mắt khán giả và nêu thể lệ cuộc thi.
- Từng đội tự giới thiệu về đội của mình.
Cuộc thi:
- Lần lượt nêu các câu hỏi.
- Thời gian suy nghĩ là 10 giây, đội nào có câu trả lời thì lắc chuông xin trả lời; đội nào nhanh tay lắc chuông trước sẽ giành quyền trả lời câu hỏi; nếu không đội nào trả lời đúng thì cổ động viên có thể tham gia trả lời; nếu không ai biết thì ban cố vấn sẽ giúp.
- Ban giám khảo nhận xét đánh giá và cho điểm sau mỗi câu hỏi.
- Thư ký ghi điểm lên bảng.
- Công bố đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các bạn.
Văn nghệ:
- Ban văn nghệ giới thiệu các bài hát ca ngợi Đoàn.
Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
- Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập và cố gắng phấn đấu trở thành người đoàn viên.
Hoạt động 2
Trao đổi kế hoạch rèn luyện theo gương sáng Đoàn viên
Yêu cầu giáo dục:
- Học hiểu rõ những phẩm chất năng lực tốt đẹp của những gương sáng Đoàn viên tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất và trong học tập mà em cần phải noi theo.
- Học sinh cảm phục và yêu mến các anh chị đoàn viên.
- Học sinh biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo gương sáng Đoàn viên.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
- Tên tuổi các tấm gương đoàn viên trong chiến đấu, trong lao động sản xuất...
- Các phẩm chất năng lực của họ trong thực tiễn.
- Kế hoạch học tập, rèn luyện theo gương sáng Đoàn viên.
Hình thức hoạt động:
- Thảo luận.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
- Các gương sáng Đoàn viên.
- Hệ thống câu hỏi thảo luận.
- Bản kế hoạch rèn luyện của cá nhân, tổ.
Về tổ chức:

File đính kèm:

  • docGiao_an_hoat_dong_NGLL_lop_6.doc
Giáo án liên quan