Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 47: Phong cảnh đền Hùng

.ỔN ĐỊNH LỚP:

2.KIỂM TRA BÀI CŨ:

* Cho HS đọc bài “Hộp thư mật”. Trả lời câu hỏi về bài đọc .

- Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào ?

- Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì ?

- Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long .Vì sao chú làm như vậy?

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 47: Phong cảnh đền Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết 47:	Phong cảnh đền Hùng 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
	- Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
	* GDBVMT : Liên hệ giáo dục HS giữ gìn và bảo vệ khu di tích lịch sử văn hoá cũng như ở những nơi công cộng khác. 
	* Nội dung lồng ghép:
- Biết được những danh lam thắng cảnh ở Trà Vinh ( Ao Bà Om) 
- Biết tự hào, yêu quí, trân trọng và giữ gìn danh lam thắng cảnh của quê hương Trà Vinh
Bài viết “Công trình của trái tim” của Trần Bạch Đằng
- Tổ chức hoạt động “Nói to, nghe rõ”.
 + Củng cố hiểu nghĩa của từ ở phần chú giải.
	+ Rèn kĩ năng nói ( to, rõ, đúng trọng tâm); rèn kĩ năng nghe ( chính xác, biết chọn lọc thông tin).
	+ Rèn năng lực mạnh dạn, tự tin.
* Lồng ghép giáo dục QPAN: Ca ngợi công lao to lớn của các Vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ để bảo vệ đất nước.
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài đọc trong SGK .
Thông tin về danh lam thắng cảnh Ao bà Om
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.ỔN ĐỊNH LỚP:
2.KIỂM TRA BÀI CŨ:
* Cho HS đọc bài “Hộp thư mật”. Trả lời câu hỏi về bài đọc .
- Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào ?
- Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì ?
- Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long .Vì sao chú làm như vậy?
3.BÀI MỚI:
3.1-Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu chủ điểm mới “Nhớ nguồn”, sau đó giới thiệu bài và ghi bảng “Phong cảnh đền Hùng “.
- HS hát vui.
* HS đọc bài “Hộp thư mật”. Trả lời câu hỏi về bài đọc .
- Đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất – nơi một cây số ven đường , giữa cánh đồng vắng ; hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật , báo cáo đựng trong chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng .
- Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.
- Chú dừng xe, tháo bu-gi ra xem, giả vờ như xe mình bị hỏng, mắt không xem bu-gi mà lại chú ý quan sát mặt đất phía sau cột cây số. Nhìn trước nhìn sau , một tay chú vẫn cầm bu-gi , một tay bẩy nhẹ hòn đá. Nhẹ nhàng cạy đáy hộp vỏ đựng thuốc đánh răng để lấy báo cáo , chú thay vào đó thư báo cáo của mình rồi trả hộp thuốc về chỗ cũ. Lắp bu-gi , khởi động máy , vờ như xe đã sửa xong . Chú Hai Long làm như thế để đánh lạc hướng chú ý của khác, không ai có thể nghi ngờ.
- HS lắng nghe .
3.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
- Cho 1 HS khá giỏi đọc toàn bài. 
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (Mỗi lần xuống dòng là một đoạn), kết hợp luyện đọc và hiểu từ ngữ khó .
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài, kết hợp luyện đọc và hiểu từ ngữ khó .
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe
b)Tìm hiểu bài 
* GV tổ chức HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng ?
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc . Hãy kể tên các truyền thuyết đó ?
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ?
 “Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
* HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang , đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ , cách ngày nay khoảng 4000 năm .
- Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn ; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh, 
- Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh , một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước . / Núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng – một truyền thuyết chống giặc ngoại xâm  
- Câu ca dao ngợi ca một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam : thuỷ chung, luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc ...
Hoạt động : Lồng ghép 
- HS dọc thông tin về Ao Bà Om
- GV hỏi: + Thắng cảnh Ao Ba Om nằm ở đâu?
( Năm ở xã Nguyệt Hoá – huyện Châu Thành – tỉnh TV)
- Ao Bà Om được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm nào? ( năm 1994)
- GV chốt lại ý chính: Thắng cảnh Ao Bà Om nằm ở xã Nguyệt Hoá, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh và được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1994.
- GV nêu yêu cầu: Các em hãy tìm hiểu những vẻ đẹp của khung cảnh Ao Bà Om.
- GV chốt lại: Ao bà Om có những vẽ đẹp như: Trên ao có những hàng cây cổ thụ cao to, da xù xì, rể nhô lên cách xa mặt đất, có những hình thù kỳ lạ. Dưới ao có những cụm hoa sen, hoa súng màu đỏ, màu vàng mọc lên trong ao thật đẹp mắt, hương thơm ngào ngạt.
- Giới thiệu thêm Bài viết “Công trình của trái tim” của Trần Bạch Đằng
- 1-2 HS đọc; HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời, nhận xét
- HS trả lời, nhận xét
- Vài học sinh đọc lại
- HS hoạt động nhóm
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
c)Đọc diễn cảm 
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu.
- GV tổ chức HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
4.Củng cố , dặn dò 
-Ý nghĩa bài văn ?
* Lồng ghép giáo dục QPAN: Ngoài ra, bài này còn ca ngợi ai và ca ngợi điều gì đồng thời nêu lên trách nhiệm của ai trong việc bảo vệ đất nước?
- Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ , đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên .
- HS có thể phát biểu: Ca ngợi công lao to lớn của các Vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ để bảo vệ đất nước.
- Tổ chức hoạt động “Nói to, nghe rõ”.
+ GV nêu tên trò chơi: “Nói to, nghe rõ”.
+ GV nêu luật chơi: Mỗi lượt chơi 2 bạn, một bạn đứng cuối lớp đọc từ ngữ ở phần chú giải ; bạn kia quay mặt vào bảng lớp lắng nghe và đọc phần giải thích của từ ngữ đó. Sau đó thực hiện ngược lại (như trên). Cả lớp theo dõi, nhận xét cả hai bạn tham gia chơi thế nào.
+ GV cùng 1 bạn làm mẫu.
+ Tổ chức thực hiện như vừa hướng dẫn.
+ GV gọi HS nhận xét.
+ GV nhận xét, tuyên dương HS nói to, nghe rõ.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS thực hiện theo sự tổ chức của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
* GDBVMT : Liên hệ giáo dục HS giữ gìn và bảo vệ khu di tích lịch sử văn hoá cũng như ở những nơi công cộng khác.
- Giáo dục học sinh: Chúng ta nên tự hào và yêu quý về quê hương Trà Vinh vì Trà Vinh có được những danh lam thắng cảnh đẹp. Càng yêu quê hương các em càng cố gắng học tập thật gỏi để sau này phục vụ cho quê hương đất nước.
- Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tiet_47_phong_canh_den_hung.doc