Giáo án Sinh học 8 - Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp)

Câu 5: Chất nền của ti thể có màu gì?

A. Màu xanh

B. Màu đỏ

C. Không màu

 D. Màu cam.

Câu 6: Chức năng nào sau đây là của lizoxom?

A. Phân hủy các tế bào già, các bào quan già, các tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi.

B. Chuyên tổng hợp protein cho tế bào.

C. Chuyển hóa đường và các chất hữu cơ thành ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.

D. Tham gia vào quá trình tổng hợp lipit chuyển hóa đường và phân hủy các chất độc hại đối với cơ thể.

Đáp án: 1-c, 2-b, 3-a, 4-c, 5-c, 6-a.

 

docx8 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2095 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nhóm 1	Tuần:10
Ngày soạn: 22/03/2014	Tiết:10
Ngày dạy: 11/04/2014
Lớp: 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC(tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
 -Học sinh mô tả được cấu trúc và chức năng của ti thể, lạp thể, lizôxôm và không bào.
2. Kĩ năng:
- Học sinh phân biệt được cấu trúc của các bào quan phù hợp với chức năng của chúng.
-Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và khái quát hoá.
3. Thái độ: 
- Tạo niềm say mê, yêu thích môn học.
II. Phương pháp giảng dạy:
- Trực quan, vấn đáp.
III. Chuẩn bị
- Giáo viên: Hình ảnh trong sgk (hình 9.1, 9.2), máy chiếu.
- Học sinh: mang SGK, đọc bài trước ở nhà. 
IV. Trọng tâm bài giảng
- Cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp.
V. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ (7 phút).
-Kể tên các bào quan của bài trước đã học?
Nhân tế bào, lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy gôngi.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Nhân sơ
Nhân thực
+ Chưa có màng nhân.
+ Gặp ở vi khuẩn lam.
+ ADN cấu trúc vòng, kép trần.
+ Cấu trúc gen không phân mảnh .
+ Đã có màng nhân .
+ Các sinh vật còn lại ( trừ vi rut, vi khuẩn).
+ ADN xoắn kép, mạch thẳng.
+ Gen phân mảnh
- Trình bày cấu trúc của nhân và mạng lưới nội chất?
+Cấu trúc của nhân: phần lớn là hình cầu, được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa nhiễm sắc thể. Trên màng thường có nhiều lỗ nhỏ.
+Cấu trúc mạng lưới nội chất: là hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹt thông với nhau. Gồm 2 loại: lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt. Lưới nội chất hạt có đính các hạt ribôxôm còn lưới nội chất trơn không gắn các ribôxôm. Lưới nội chất hạt một đầu gắn với màng nhân, đầu kia nối với hệ thống lưới nội chất trơn.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TI THỂ. 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
V. Ti thể
1. Cấu trúc:
-Ti thể có 2 lớp màng bao bọc:
+ Màng ngoài trơn , không gấp khúc.
+ Màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào 
chất nền, trên đó có các enzim hô hấp.
+ Bên trong chất nền chứa ADN và riboxom.
2. Chức năng:
- Ti thể được ví như “ nhà máy điện” cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng ATP.
- Cho học sinh quan sát hình 9.1 trong sgk và kết hợp hình trên slide. Yêu cầu:
- Mô tả cấu trúc ti thể?
-Diện tích bề mặt của 2 màng ti thể có gì khác nhau?
- Tế bào gan của người có khoảng 2500 ti thể, tế bào cơ ngực của chim bay cao, bay xa có khoảng 2800 ti thể.Tại sao các cơ quan này lại có số lượng ti thể nhiều? 
- Ti thể có chức năng gì?
- Quan sát hình ảnh, nghiên cứu và độc lập trả lời:
-Ti thể có 2 lớp màng bao bọc: Màng ngoài trơn , không gấp khúc.Màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các enzim hô 
hấp. Bên trong chất nền chứa ADN và riboxom.
-Màng trong có diện tích lớn hơn vì có enzim hô hấp liên quan đến các phản ứng sinh hoá của tế bào.
- Vì tế bào gan hay tế bào cơ ngực của các loài chim hoạt động liên tục và cần tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Hay nói cách khác càng nhiều hoạt động chuyển hoá thì càng nhiều ti thể.
-Chức năng: cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng ATP.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA LỤC LẠP. 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
VI. Lục lạp
( Chỉ có ở tế bào thực vật)
Cấu trúc.
+ Phía ngoài có 2 lớp màng bao bọc.
+ Phía trong: chất nền không màu có chứa ADN và riboxom
+ Hệ túi dẹt còn gọi là tilacoit-> màng tilacoit có chứa chất diệp lục và enzim quang hợp. Các granum xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana nối với nhau bằng hệ thống màng.
Chức năng.
+ Có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học.
+ Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.
- Tại sao lá cây có màu xanh? Liên quan đến chức năng gì?
- Quan sát hình 9.2 sách giáo khoa và kết hợp hình trên slide. Trả lời câu hỏi: 
+ Mô tả cấu trúc của lục lạp?
- Lục lạp có chức năng gì?
- Làm sao để biết lục lạp có chức năng quang hợp.
-Vì có chứa chất diệp lục. Liên quan đến chức năng quang hợp.
- Gồm có 3 phần: phía trong, phía ngoài và túi dẹp.( Túi dẹt thuộc phía trong nhưng vì có chứa enzim quang hợp, nên được tách riêng)
-Lục lạp có chức năng quang hợp
-Vì lục lạp có chứa diệp lục( có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong quá trình quang hợp).
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA KHÔNG BÀO VÀ LIZOXOM. 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
VII. Một số bào quan khác
1.Không bào
- Không bào là bào quan có 1 lớp màng bao bọc. , bên trong là dịch chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo áp suất thẩm thấu cho tế bào.
-Tế bào thực vật thường có một không bào lớn hoặc nhiều không bào với các chức năng khác nhau.
- Một số tế bào động vật cũng có thể có không bào nhỏ.Ví dụ như ở một số loài sinh vật có không bào co bóp và không bào tiêu hóa.
-Chức năng của không bào ở:
-Tế bào lông hút ở rễ cây chứa các chất khoáng, chất thẩm thấu giúp tế bào hút được chất khoáng và nước.
-Tế bào cánh hoa có không bào chứa các sắc tố để thu hút côn trùng. 
-Tế bào đỉnh sinh trưởng có không bào tích nhiều nước có tác dụng làm tế bào dài ra, sinh trưởng nhanh.
-Không bào ở một số tế bào lá cây của một số loài cây tích các chất độc, chất phế thải nhằm bảo vệ cây , do đó động vật không ăn được. 
2.Lizoxom
Lizoxom là một bào quan của tế bào động vật được bao bởi một lớp màng.
Chức năng:
- Phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan già và các đại phân tử như protein, cacbohidrat, lipit.
- Trong tế bào, nếu lizôxôm bị vỡ ra thì các enzim của nó sẽ phân hủy luôn cả tế bào.
-Cho học sinh xem hình không bào trên slide. Yêu cầu: mô tả và cho biết trong không bào chứa chất gì?
-Không bào của tế bào lông hút ở cây có nhiệm vụ gì?
- Không bào của tế bào cánh hoa có chứa gì?
-Cho học sinh quan sát hình về lizoxom và yêu cầu mô tả.
-Lizoxom có ở tế bào thực vật không?
-Chức năng của lizoxom là gì?
- Cho học sinh quan sát và giáo viên phân tích hình về cơ chế phân hóa nội bào của lizoxom.
-Quan sát hình, nghiên cứu SGK và mô tả:
-Là bào quan có một lớp màng bao bọc, bên trong có dịch chứa các chất hữu cơ.
-Không bào của tế bào lông hút ở rễ cây chứa các chất khoáng, chất thẩm thấu giúp tế bào hút được chất khoáng và nước.
-Không bào ở tế bào cánh hoa có chứa nhiều sắc tố.
-Học sinh quan sát hình.
- Là bào quan có 1 lớp màng bao bọc ( bản chất là lớp lipit kép), bên trong chứa các enzyme thủy phân.
-Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời: ở tế bào thực vật không có lizoxom.
-Lizoxom có chức năng phân hủy tế bào già, các tế bào bị tổn thương, các bào quan già và các đại phân tử, protein…
-Học sinh quan sát và cùng phân tích hình.
- Hình thành các không bào chứa dị vật và bào quan bị hư tổn, sau đó lizoxom hợp lại với không bào và enzyme chứa trong lizoxom sẽ phân hủy các dị vật và bào quan hư tổn đó.
Củng cố. (4 phút)
Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Bào quan có nhiệm vụ cung cấp năng lượng chủ yếu cho tế bào là:
A. Lưới nội chất B. Bộ máy Gôngi
C. Ti thể D. Lục lạp
Câu 2: Bào quan nào sau đây có cấu trúc màng kép?
A. Ribôxôm và lục lạp B. Lục lạp và ti thể
C. Lưới nội chất và ti thể D. Lizôxôm và không bào
Câu 3: Lục lạp là bào quan chỉ có ở ……được cấu tạo bởi……màng. Là nơi diễn ra quá trình….
A. Tế bào thực vật – 2 lớp – quang hợp B. Tế bào thực vật – 1lớp – hô hấp
C. Tế bào động vật – 2 lớp – quang hợp D. Tế bào động vật – 1 lớp – hô hấp
Câu 4: Tế bào nào có không bào lớn?
A. Động vật B. Nấm C. Thực vật D. Thực vật và nấm
 Câu 5: Chất nền của ti thể có màu gì?
Màu xanh
B. Màu đỏ
C. Không màu
 D. Màu cam.
Câu 6: Chức năng nào sau đây là của lizoxom?
A. Phân hủy các tế bào già, các bào quan già, các tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi.
B. Chuyên tổng hợp protein cho tế bào.
C. Chuyển hóa đường và các chất hữu cơ thành ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
D. Tham gia vào quá trình tổng hợp lipit chuyển hóa đường và phân hủy các chất độc hại đối với cơ thể.
Đáp án: 1-c, 2-b, 3-a, 4-c, 5-c, 6-a.
4. Dặn dò:(1 phút.)
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 10: đọc nội dung bài.
Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxBai 10 te bao nhan thuc.docx
Giáo án liên quan